Các link để online free ;downloads...các loại cờ[Up-Date thường xuyên][I]

Thảo luận trong 'Hộp Lưu Trữ' bắt đầu bởi So_No_Mi, 1/8/04.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. tuangod

    tuangod Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    14/8/06
    Bài viết:
    1,439
    Thuc te den gio Cyc va Intella van chua co auto 2 chieu, web Tau co dua 1 so auto khac, nhung no noi ve cai QQ gi do, ko dung duoc :D .Cac cao thu choi fast van dung Cyc, khi het time ho doi wa Neu ( Ky thuat chuyen doi rat wan trong, ko thi treo may la toi :D ). Neu PC manh thi ho lam nguoc lai, khai cuoc = Neuchess , co`ta`n lai dung Cyc voi dieu kien la book lam cho khai cuoc NC fai that good.
    Con Cyc tieng Anh toi gio van chua thay.
     
  2. lebanhat_x7

    lebanhat_x7 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    4/8/08
    Bài viết:
    60
    Oh vay la cyclone ko co auto 2 chieu ha ban ::( . Du sao cung cam on ban da tra loi minh:hug:
     
  3. tuangod

    tuangod Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    14/8/06
    Bài viết:
    1,439
    Thuc ra dung auto 1 chieu cung co cai hay cua no',neu ban la nguoi danh ofline gioi hoac theo doi cac cao thu danh nhieu, nho duoc cac Trap.Khi thay co`bi Trap(Hay muon Trap lai doi fuong (book ko good, sw it dung Trap vi khi dung Trap diem se bi - di ) hoac nuoc di ko hay thi minh co' the sua move lai theo y minh, khi sua nho' tat auto, sua xong moi bat auto, neu dung neuchess thi doi do^'i fuong di moi bat auto len ( ko co' sw no đie^n :D ).Cac cao thu o CXQ neu ko bit lam book good deu dung fuong fap nay
     
  4. tiengsaodem

    tiengsaodem Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    20/1/09
    Bài viết:
    3
    :'> co le tuangod la cao thu danh sw rui hom nao phai tranh xa ra keo chi't ko kip ngap
     
  5. BoongGoong

    BoongGoong Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    9/9/08
    Bài viết:
    744
    Với tốc độ phát triển máy tính bây giờ, chỉ khoảng 1 năm nữa các game cờ slow do sw thi đấu sẽ chiếm 80% game draw.... Số lượng game draw tăng lên sẽ làm số người chơi sw giảm đi và tính hấp dẫn của môn cờ sẽ giảm đi ....
    Hy vọng năm 2009, mọi người sẽ bội thực về sw ..... Lúc đó SW sẽ trở về đúng vị trí mà ý tưởng người làm sw dự định :D
     
  6. BoongGoong

    BoongGoong Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    9/9/08
    Bài viết:
    744
    Để hạn chế dùng sw khi chơi Gomoku ( cờ caro) các bạn hãy làm theo cách sau:
    + Giảm thời gian move
    + Chơi ở gần mép bàn cờ
    + Cố gắng gài 6
    =======================================================
    Đó là ý kiến cá nhân tôi, còn ý của bạn? :hug:
     
  7. BoongGoong

    BoongGoong Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    9/9/08
    Bài viết:
    744
    Cờ 'giang hồ'

    Chơi cờ, đặc biệt là cờ tướng, là cái thú từ ngàn xưa của người Việt nói riêng và các nước châu Á nói chung. Trong "giới cờ" Việt Nam đang tồn tại một "làng cờ giang hồ" với nhiều giai thoại kỳ thú...

    "Giang hồ Tam ác" ngày xưa...

    Nhắc đến cờ giang hồ, không thể bỏ qua nhóm “Giang hồ Tam Ác”. Trước khi lập nhóm, cả ba đã “đụng” nhau nẩy lửa bằng cách mà về sau họ đã áp dụng cho mọi đối thủ trong giang hồ.

    Lê Nhị Trí sinh năm 1949, quê ở Nha Mân (Sa Đéc). Nhờ đam mê và chịu khó học hỏi nên trình độ cậu Trí mau chóng được khẳng định khi dễ dàng hạ hết bạn bè đồng tuổi, còn so với các cao thủ trong xóm thì ngang ngửa chứ chẳng chơi. Có lần ra chợ, thấy người ta bày cờ thế ăn tiền, Trí dốc hết tiền học phí mà bố mẹ đưa để thử thách vận may.

    Ông kể: “Tuổi trẻ bồng bột, thế là bị mấy tay lão luyện dụ lấy sạch túi. Từ nỗi nhục này, tôi thề với lòng phải lấy cho bằng được những gì đã mất”. Năm đó, Trí đang học Đệ Thất (lớp 6). Có ngờ đâu, lời thề đó đã đưa ông trở thành Nhị Ác...

    Sau ngày thống nhất đất nước, ông sống bằng nghề chơi cờ độ. Năm 1976, ông gặp một người tự nhận là Bảy, có trình độ ngang ngửa với ông, thắng-thua qua lại nhiều lần, nói chung là huề vốn. Một ngày nọ, Bảy bất ngờ tăng tiền độ lên đến 1 chỉ vàng/ván. Sinh nghi, ông Trí tìm kế “hoãn binh”.

    Về nhà, ông nghiên cứu các ván đấu với đối thủ và phát hiện nhiều điều lạ. Có những ván tưởng thắng dễ, nhưng lại hòa, tưởng thua chắc nhưng rốt cuộc ăn. Rõ ràng tay Bảy trên cơ, nhưng cố tình thua để “nhử mồi”. Ông quyết định tìm hiểu thân thế của tay Bảy này. Trước ngày tỉ thí, một thông tin đắt giá chuyển đến: “Có lẽ tay Bảy là Lê Thiên Vị. Đặc điểm nhận dạng là ngón tay cái có tật. Nếu là tay quái kiệt này thì trình độ phải hơn ông đến 3 nước tiên”.

    Y hẹn, ông Trí đến nơi hội ngộ và phát hiện đây chính thật là Lê Thiên Vị. Chẳng nói chẳng rằng, ông lôi bàn cờ ra và đi liền 3 nước tiên. Đối thủ ngạc nhiên nhưng rồi chợt hiểu, phì cười mà rằng: “Biết tui là ai rồi hả?”. Hai người kết nghĩa từ đó. Nhất Ác Lê Thiên Vị nổi danh với việc đánh hay, nhưng giả dạng trí thức để lấy tiền thiên hạ. Về sau, Trần Quới (tức Lác Chảy, vô địch 11 năm liên tục) góp mặt, dĩ nhiên cũng phải qua hàng chục ván đấu cờ độ cùng với nhóm của Vị–Trí, họ kết nghĩa huynh đệ và biệt danh Giang hồ Tam ác ra đời từ đấy.

    Ông Trí cho biết: “Thật ra ngôi thứ chỉ là phân cấp theo tuổi tác chứ về đẳng cấp thì Trần Quới đứng đầu, nhì là anh Vị. Tôi thì được anh em nể ở tài mưu lược và chiến thuật... gài độ”. Ông Trí thừa nhận đó là thời điểm sống không lý tưởng, nhưng tình nghĩa anh em quả là “tình thân như thủ túc”.

    Năm 1988, Trần Quới vượt biên và mất tích. Tam Ác chỉ còn lại hai. Niềm đam mê cờ độ của họ cũng tan biến dần. “Những ngày đó, lên công đài hay ra đánh độ, chúng tôi thấy trống vắng ghê lắm, thấy thiếu mất một người hiểu mình”, ông Trí tâm sự. Rồi từ đó, Nhị Ác gác kiếm, vĩnh biệt cờ giang hồ luôn.

    Giờ ông Trí là một người sưu tầm và kinh doanh lan kiểng có tiếng trên toàn quốc. Còn ông Lê Thiên Vị chính là HLV trưởng đội cờ tướng TP HCM hiện nay.

    Chuyện nhà vô địch quốc gia ngày nay

    Tại Việt Nam, kỳ đài (KĐ) có từ những năm 1930, trong các tửu lầu do người Hoa sáng lập. Họ dùng KĐ để thu hút thêm khách và phần thưởng khi ấy là những chai rượu Martin hảo hạng. Nổi bật trong thời điểm ấy là KĐ Đại Thế Giới (Trung tâm VH quận 5 bây giờ).

    Năm 1956, KĐ chính thức được lập tại Giải trí trường Thị Nghè. Đặc biệt là cùng lúc có đến 2 người công đài vì có đến 4 cao thủ thay nhau làm đài chủ là Lý Anh Mậu, Phạm Thanh Mai, Tất Kiên Dương và Lê Bỉnh Hy. Ba năm sau, do thua lỗ, KĐ này tự giải tán. Về sau thỉnh thoảng cũng có vài cuộc tỉ thí kỳ đài nhưng chẳng kéo dài được bao lâu…

    Sau này, KĐ được duy trì lâu nhất là tại Trung tâm VH quận 11 (từ 1996 đến cuối 2002). Người giữ đài chủ lâu nhất là Trương Á Minh với 55 tuần tại Trung tâm VH quận 11, và 37 ngày liên tiếp bất bại tại Vọng Các (về nữ là Ngô Lan Hương: 5 kỳ liên tục). Cũng cần nói thêm, Đặc cấp quốc tế Đại sư Trềnh A Sáng lại không có duyên với kỳ đài, giỏi như ông mà chẳng bao giờ giữ đài chủ quá 2 tuần (2 lần).

    Cách đây hơn 6 năm, công an cửa khẩu Lào Cai từng bắt giữ một người vượt biên sang Trung Quốc. Bị tình nghi là buôn lậu, người đàn ông tên Bảo có dáng cao dong dỏng và khuôn mặt khá... giang hồ một mực kêu oan: “Tôi chỉ muốn sang đánh cờ tướng… độ thôi”. Dĩ nhiên là chẳng ai tin.

    Đồn trưởng công an ra điều kiện: “Nếu chấp tui 2 xe mà thắng thì coi như anh đúng”. Dĩ nhiên là chỉ dưới 30 nước, ông phải xin hàng bởi ông đâu biết vừa tỉ thí cùng Nguyễn Thành Bảo, khi ấy là vô địch U-20 châu Á và nay là ĐKVĐ quốc gia, một cao thủ cờ giang hồ.

    Thời đó, Thành Bảo chuyên đi đánh độ từ Móng Cái đến mũi Cà Mau (không kỳ đài nào hiện hữu ở VN mà anh chưa đặt chân đến) lẫn sang Trung Quốc... để kiếm tiền khi đã nghiên cứu rất kỹ các đối thủ. Anh không sang Quảng Đông, nơi xuất thân của những cao thủ TQ mà qua cửa khẩu Lào Cai để đến Côn Minh (Vân Nam) - vùng đất có nhiều tay máu mê, nhưng trình độ có hạn. Mỗi lần sang TQ, anh lưu lại khoảng 3-5 ngày, tùy theo số lượng “giang hồ” mà anh “bắt” được. Thậm chí, Bảo còn thuê cả thông dịch viên (50 nhân dân tệ/đêm) và nhờ họ bắt mối đối thủ giùm...

    Bảo kể: “Tôi chọn loại khách sạn trung bình để nghỉ ngơi, đồng thời làm địa điểm “kiếm sống”. Nói chung, do biết định lượng đối thủ nên tôi thắng nhiều hơn thua. Mỗi chuyến đi như vậy phải ăn độ hơn 10 triệu đồng thì mới có lời, bởi chi phí sinh hoạt trong thời gian lưu lại TQ cũng đã bằng ngần ấy tiền rồi”.

    Thời điểm “đánh độ” của Bảo gắn liền với hàng loạt những vụ lùm xùm tai tiếng không hay. Sau thời gian “tu tâm dưỡng tính”, Bảo tiếp cận internet và tham gia đều hơn các giải trong nước và quốc tế để bây giờ trở thành chủ lực của đội tuyển Việt Nam.

    Bảo thừa nhận: “Nếu cho lời khuyên, tôi mong các bạn trẻ đừng đi vào con đường này. Khi có tiền bạc vào, tính ăn thua đẩy lên rất cao, lúc đó bạn rất khó “đi” bài bản được. Mặt khác, chơi cờ độ rất dễ ghiền, đánh luôn một lèo từ sáng đến khuya, rất hại sức khỏe. Đó là chưa kể đến khả năng tán gia bại sản khi bị các cao thủ lừa đảo bằng mọi cách...”.

    Những biến tấu của cờ giang hồ

    Trong làng cờ tướng có 3 dạng cờ: cờ sáng, cờ úp và cờ mù. Tuy nhiên giới cờ giang hồ thường sử dụng 2 loại cờ úp và cờ mù để “phục vụ” cho việc kiếm tiền của họ.

    Cờ úp khởi đầu bằng việc các quân cờ được úp lại và sắp xếp theo vị trí y như cờ sáng (cờ tướng thông thường). Bước đi đầu tiên của quân (bị úp) tương ứng với vị trí ban đầu trên bàn cờ của nó (quân bị úp ở vị trí con Pháo sẽ đi nước đầu như Pháo). Sau bước đi đầu tiên, quân cờ sẽ được mở ra. Lúc này, mở ra con nào thì nước đi y như con đó (chẳng hạn sau khi bạn mở con Pháo (giả) ra con Sĩ, thì từ đó về sau, con Sĩ sẽ đi đúng nước con Sĩ). Chính vì lý do này mà Sĩ, Tượng được phép qua sông, chỉ bằng một nước đi... Vì vậy, cờ úp có nhiều biến hóa hơn cờ sáng, nhưng yếu tố may rủi chiếm đến 30%.

    Cờ mù được phổ biến vào những năm 60 và trên thế giới rất chuộng. Kỳ thủ thi đấu cờ mù sẽ bị bịt mắt và khi đi sẽ báo nước với nhau (thi đấu bằng trí nhớ và… công lực như người khiếm thị). Trong lịch sử VN, Thái Sanh Bính được xem là người tiên phong thi đấu loại cờ này tại Giải trí trường Thị Nghè (nay là Thảo cầm viên) những năm 57-58, “hậu duệ” có Trần Quới…

    Trên thế giới, Đặc cấp Quốc tế đại sư Liễu Đại Hoa (TQ) từng đạt kỷ lục Guinness khi đấu cờ mù cùng 19 kỳ thủ xuất sắc (được đánh cờ sáng). Kết quả, ông thắng 14, hòa 4 và chỉ thua 1. Vì trí nhớ và công lực kinh hồn, ông còn có biệt danh Đông Phương Điện Não.

    Theo HLV Lê Thiên Vị, cờ úp hiện rất phát triển tại các nước châu Á (chủ yếu trong cộng đồng người Hoa) nhưng chỉ mang tính phong trào. Còn ở VN, do may rủi mang tính quyết định nên nhìn chung cờ úp được các cao thủ dùng để đánh… độ (có vậy dân nghiệp dư mới dám chơi).

    (Theo Sài Gòn Giải Phóng)


    http://www.clovisdesign.com/IDS/images/chinese-chess.jpg


    mình khoái chơi Cờ Úp ... hà hà rất vui ... nhiều khi con chốt ăn được cả con xe và pháo luôn ....
    Nguồn trích dẫn: http://quanvotvn.com/forum/archive/index.php/t-122.html
    .
    ___________Auto Merge________________

    .
    Các biệt danh trong làng cờ
    TTCN - Thể thao VN từ xưa đã có những biệt danh đi vào lòng người hâm mộ như “lưỡng thủ vạn năng” Phạm Văn Rạng, "trung ứng vách sắt" Trương Tấn Bửu (bóng đá), “phượng hoàng” Lê Thành Các, “hùm xám” Vũ Văn Thân (xe đạp), “bức tường đồng” Mai Văn Hòa (bóng bàn)...


    Tuy nhiên, chiếm số lượng áp đảo nhất vẫn là ở môn cờ tướng khi chỉ cần... xuất hiện trên đấu trường là đã có biệt danh.
    Mộc Thanh Cốc” của Võ Đang thất hiệp
    Trong nhóm bảy anh hào của “Võ Đang thất hiệp” tại Sài Gòn trước năm 1975, tuy là em út nhưng thất đệ “Mộc Thanh Cốc” - Lê Thiên Vị (L.T.V.) nhờ có ưu thế hoạt bát và “nội công” thâm hậu nên rất được dân làng cờ nể trọng.
    So với đàn anh đại ca Tống Viễn Kiều - nhà giáo Lê Văn Đặng hay nhị ca Nguyễn Hữu Quang, tam ca Nguyễn Minh Nhật, tứ ca Châu Diễm Diệu, lão ngũ Quách Anh Tú và lục huynh Tô Hòa Dương, L.T.V. thành công hơn cả về nghiệp cờ tướng khi hiện là ủy viên ban chấp hành Hiệp hội Cờ tướng châu Á, HLV trưởng đội tuyển cờ tướng VN.
    Tuy nhiên, cũng như nhiều “hiệp khách” cờ tướng lúc bấy giờ, thời trai trẻ của L.T.V. cũng không thể tránh khỏi chuyện cơm áo gạo tiền. Được xem là thất đệ của Võ Đang chính phái với bảng thành tích: vô địch Sài Gòn năm 1970, đạt đẳng cấp quốc tế đại sư tại giải vô địch thế giới lần 4-1995 với tấm HCB Phi Hoa Duệ; ấy vậy mà đôi khi vì hết tiền, L.T.V. đã phải “xé rào” kiếm tiền ở các bàn cờ độ.


    Với nội công thâm hậu được tôi luyện tại môi trường chính phái của Võ Đang thất hiệp, nhờ vậy mà khi “xuống núi” tìm kế sinh nhai, L.T.V. có thành tích bất khả chiến bại với trăm trận trăm thắng.
    Lúc đó, khi gặp ông người ta thường hỏi hôm nay thắng được bao nhiêu, chứ ít ai hỏi thắng thua thế nào. Vì thường xuyên triệt hạ đối thủ bằng các chiêu độc nên L.T.V. còn có biệt danh khác là “Thiên hạ đệ nhất sát”. Cùng với nhị sát Trần Quới và tam sát Lê Nhị Trí, bộ ba này được xem là “giang hồ tam ác” ở các bàn cờ độ lúc bấy giờ.
    Những ngày lui về “ẩn dật”, L.T.V. bắt đầu nghĩ đến chuyện phải làm một cái gì đó cho môn thể thao đã làm nên tên tuổi của mình và ông đã làm HLV cho đội tuyển TP.HCM. Theo ông, biệt danh là một trong những cách dễ đi vào lòng người nhất bởi nó giúp dân mê cờ dễ nhớ và chỉ cần nghe qua là nhớ liền đến sở trường, sở đoản quái chiêu, tuyệt kỹ... của từng thần tượng của mình!
    Và bằng kinh nghiệm tích lũy được của những ngày hành hiệp giang hồ cộng với cặp mắt tinh tường của mình, nên các biệt danh mà tiền bối L.T.V. đặt đều được dân làng cờ chấp nhận.
    1.001 biệt danh trong làng cờ!


    Có thể nói nếu nhà văn Kim Dung đã có công xây dựng các nhân vật trong tiểu thuyết của mình đến với đông đảo công chúng, thì ở góc độ nào đó L.T.V. đã làm cho các nhân vật của Kim Dung gần gũi hơn, đặc biệt là với người mê cờ tại VN.
    Những biệt danh mà L.T.V. đặt cho các kỳ thủ trong làng cờ tướng không chỉ là tên gọi cho vui mà đã phản ánh một phần ngoại hình, tính cách của nhân vật. Chẳng hạn như quốc tế đại sư Trềnh A Sáng được đặt cho tên gọi “Túy kỳ tiên” bởi anh uống rượu chẳng thua gì nhân vật Tiêu Phong trong Thiên long bát bộ - Lục mạch thần kiếm.
    Dân làng cờ có truyền nhau một câu chuyện vui là tại một giải đấu, vì cả nể bằng hữu mà “Túy kỳ tiên” uống say bí tỉ đến nỗi ban tổ chức không cho vào bàn thi đấu! Tuy nhiên, đây cũng là một kỳ thủ đặc biệt bởi khi tửu vào càng nhiều thì anh chơi cờ càng hay! Cùng đẳng cấp với Trềnh A Sáng còn có “Độc cô cửu kiếm” Mai Thanh Minh, bởi anh này có tuyệt kỹ là dùng chiêu độc “vô chiêu thắng hữu chiêu” giống Lệnh Hồ Xung trong Tiếu ngạo giang hồ.
    Còn nhớ vào đầu những năm 2000, làng cờ VN xuất hiện bốn anh em của gia đình họ Diệp: Khai Nguyên, Khai Dương, Khai Hằng và Khai Hồng thi đấu khá ấn tượng, liền sau đó xuất hiện biệt danh “Diệp gia tứ hổ”! Tương tự, trong giới nữ, VN cũng có lắm hảo thủ mà mỗi khi nghe đến tên cánh mày râu cũng rùng mình, và dĩ nhiên L.T.V. cũng tìm cho họ một biệt danh thật xứng đáng!
    Nổi bật trong số đó là quốc tế đại sư Lê Thị Hương với biệt danh “Diệt tuyệt Sư Thái”! Cũng như chưởng môn phái Nga Mi trong Ỷ Thiên Đồ Long ký, Lê Thị Hương rất thích đi “giang hồ”... gài độ! Và mỗi lần Lê Thị Hương xuất chiêu được ví như Diệt tuyệt Sư Thái rút Ỷ Thiên kiếm khiến không biết bao phen làm đối thủ ôm hận.
    Có thể nói trong làng cờ tướng, mỗi biệt danh là một tính cách, mỗi tên gọi là một giai thoại. Một ngày nào đó nếu tình cờ nghe được những tên gọi mang đậm màu sắc kiếm hiệp như “Đông phương bất bại” Trần Văn Minh, “Bạch mi ưng vương” Trương Á Minh, “Sát nhân vô ảnh” Trần Quốc Việt, “Khô Mộc thiền sư” Dương Thanh Danh, “Tía Sam long vương” Trần Thị Ngọc Thơ, “Thiết chưởng lão nhân” Trịnh Mỹ Linh, “Thiếu Lâm Không Kiến thần tăng” Phạm Tấn Hòa, “Phong trần quái khách” Hoàng Đình Hồng..., dù chưa phải là tín đồ của cờ tướng chắc bạn cũng vui vui.
    Nguồn trích dẫn: http://www.diemtinblog.com/forum/viewtopic.php?f=17&t=61
     
  8. tuangod

    tuangod Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    14/8/06
    Bài viết:
    1,439
    Ko fai :D , minh chi thich nghien cuu sw, trong cac sw noi tieng minh thich nhat la Cyclone, no co fan info book rat hay, cac bro vao fan (V), chon ?? dau tien, check vao hang tren cung, xuat hien bang info book,muon biet sw khai cuoc gì thi cac bro bam vao hang nao thi sw se di chuyen wan cò la biet ngay, khi khai cuoc nen chon hang có chu~ Y o cot cuoi cung, sau khi bam thi den luot black, cu tuan tu het red thi den blk.Nhung nuoc di ma info bao N thi ko nen dung, thuong tu draw den thua.Huong dan so khai 1 chut, Tu tim heu them se thay con nhieu dieu thu vi o bang info book nay :D
     
  9. tuangod

    tuangod Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    14/8/06
    Bài viết:
    1,439
    Ve fan info book cua Neuchess, chon (V) tren sw,check vao game info, ra 1 bang, binh thuong bang nay se thong bao cho bit hash,SW cho PC may U, dung bao nhieu book,... bang nay fu thuoc vao set neuengine (RC file).Bam vao hang chu~ Tau chính giữa o cuoi bang,sau do bam vao quả cầu màu vàng trên sw, se xuat hien bảng info book.Cach sap xep ky tu cua info khac voi bàn cờ online,cach sap chữ theo hàng ngang duoi cùng cua bàn cờ sw: abcdefghi , theo hàng doc tu duoi len là 0123456789 (vi du: 2 con fao Red ban dau o vi trí b2 va h2, khi danh fao đầu se là: b2-e2 hay h2-e2).
    Bang info book nay có 5 cột:
    cột 1: cho biet book cua sw co bao nhieu loại khai cuoc,
    cot 2: la gia tri cua nuoc khai cuoc,
    cot 3: co bao nhieu van co cho khai cuoc tuong ung,
    cot 4: ti le % cua khai cuoc do ( hay cua nuoc di do) trong tong so data,
    cot 5: khai cuoc nen dung ( chi chon Y).
    Muon bit Blk khai cuoc = nuoc nao good thi sau khi di Red 1 move(Vd: fao dau) thi bang info book se xuat hien khai cuoc cua Blk (nen chon khai cuoc nao co nhieu van co nhat va la Y). Cu the ma thay doi tuan tu nuoc di tu Red wa blk, tuong tu nhu Cyc, nhung o NC thi minh fai doc chinh xac nuoc di va di tay move đo' trên sw.
    info book cua NC rat dở do ko chinh sua nuoc di cua book trong sw.
    Minh gioi thieu sơ ve cach doc info book cua 2 sw Cyc va NC, Neu da hieu thi cac Bro sẽ chon duoc cach khai cuoc good nhat cho SW,dựa va bang info book ma co the bit book se co khai cuoc nao good nhat, book nao good nhat , hy vong moi nguoi ap dung thanh cong cho ca online va offline .
     
  10. BoongGoong

    BoongGoong Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    9/9/08
    Bài viết:
    744
    chơi CỜ TƯỚNG ở các hội làng miền bắc

    Theo yêu cầu của nhiều bạn đọc muốn tìm hiểu các lễ hội có cờ Tướng, chúng tôi cho đăng lịch lễ hội hàng năm ở phía Bắc để các bạn có dịp tới tham dự, tham quan và có thể ghi tên thi đấu. Ngày tháng đều tính theo Âm Lịch.

    Tháng Giêng

    Mồng 2 đến mồng 4 Tết ở Văn Miếu Quốc Tử Giám (Văn Miếu - Hà Nội)
    Mồng 5 Tết gò Đống Đa (Quận Đống Đa - Hà Nội)
    Mồng 6 đến mồng 9 Tết ở Chùa Vua (Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội)
    Hội Lịch Diệp (Hà Nam): Mồng 5 đến mồng 7 tháng Giêng
    Hội Cổ Loa: mồng 6 tháng Giêng
    Hội Mê Linh: mồng 6 tháng Giêng
    Hội Đa Hội: mồng 10 tháng Giêng (cờ bỏi)
    Hội Giang Xá (Hòa Đức - Hà Tây) 12 tháng Giêng
    Hội Lim (Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 24 cây số): 13-15 tháng Giêng
    Hội Thổ Hà: 19-21 tháng Giêng

    Tháng Hai

    8+9tháng 2 âm lịch hội cẩm thụ-từ sơn-bắc ninh
    9+10 tháng 2 âm lịch hội cẩm giang-từ sơn-bắc ninh
    Hội Ninh Hiệp (Làng Nành - Bắc Ninh) mồng 5 tháng Hai
    Đền Giàn: ngày 10 tháng Hai
    Hội Làng Hồ: ngày 10 tháng Hai
    Hội Đền Đông Cổ (Nguyên Xá - Từ Liêm - Hà Nội)
    Hội cờ làng Hòe Thị: ngày 10 tháng Hai
    Hội Ỷ Lan Nguyên Phi: ngày 19-21 tháng Hai

    Tháng Ba

    8+9 tháng 3 âm lịch hội phù lưu và hội làng sặc(từ sơn -bắc ninh)
    Hội Sủi (Bắc Ninh): ngày 2 tháng Ba
    Hội Liên Hà (Đan Phượng - Hà Tây, cách Hà Nội khoảng 18 cây số): ngày 8 tháng Ba
    Hội Đền Hùng (Phú Thọ): từ ngày 6-10 tháng Ba
    Hội Đền Đô (Bắc Ninh): từ ngày 14-16 tháng Ba
    Hội Lệ Mật (gia lâm): từ ngày 20-22 tháng Ba
    Tháng Tư

    Hội Làng Gióng (Hội Phù Đổng Thiên Vương - Bắc Ninh): từ ngày 7-9 tháng Tư
    .
    ___________Auto Merge________________

    .
    Liên tục các ngày tết, chiều nào cũng diễn ra tiết mục biểu diễn cờ người (kéo dài khoảng 1 giờ) tại Hội Hoa Xuân Tao Đàn thành phố Hồ Chí Minh. Và đây cũng là một trong những trò chơi dân gian được nhiều người yêu thích.

    Theo một vài giả thiết, trò chơi dân gian này du nhập vào nước ta từ Trung Quốc thời xa xưa. Cũng có ý kiến cho rằng cờ người xuất hiện tại nước ta vào khoảng thời nhà Lê.

    Lâu đời nhất có lẽ là hội cờ ở chùa Vua (phố Thịnh Yên, Hà Nội) - nơi vẫn đang thờ thần cờ Đế Thích hoặc Văn Miếu cũng thường biểu diễn cờ người trong những ngày đầu Xuân...
    Vậy thực chất của cờ người là gì? Đó là sự minh họa những ván cờ hay của các cao thủ thường được tổ chức tại sân đình hoặc một khu đất rộng rãi nào đó mà mọi người có thể đến thưởng lãm. Có 2 hình thức minh họa cờ người: ván cờ quy ước dựa theo các nước đi của một ván cờ hoặc một thế cờ nổi tiếng được ghi lại và ván cờ không quy ước minh họa trực tiếp từng nước đi của quân cờ do 2 kỳ thủ đang thi đấu. Dĩ nhiên, loại hình sau hấp dẫn và hào hứng hơn.

    Ở các tỉnh phía Bắc, ban tổ chức hội cờ thường tuyển chọn 16 thanh niên khỏe mạnh và 16 cô gái xinh đẹp tượng trưng cho 32 quân cờ. Cờ tướng là môn nghệ thuật tài hoa nên khi 2 kỳ thủ đấu trí ngay tại sân cờ thì các quân cờ cũng di chuyển nhịp nhàng với những điệu múa, câu hò đối ứng rộn rã. Mỗi quân cờ ngồi trên một chiếc ghế có lọng, tàn che. Khi một quân cờ nào đó bị bắt thì người thủ diễn rời ghế ra khỏi sân để quân cờ thắng thế chỗ.

    Một nét khác biệt tại miền Nam so với khu vực phía Bắc - cờ người gắn liền với võ thuật. Khởi đầu, các quân cờ diễn võ mang tính ước lệ như các tuồng hát trên sân khấu rồi từng bước cải biên thành một cuộc biểu diễn võ thuật thật sự. Xu hướng này đã được 2 võ sư Võ cổ truyền Việt Nam là Hồ Văn Tường (võ phái Tân Khánh Bà Trà) và Lê Văn Vân (võ phái Sa Long Cương) phối hợp nghiên cứu, dàn dựng vào khoảng cuối thập niên 80. Đội cờ người của 2 võ sư từng lưu diễn ở nhiều tỉnh miền Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và ra đến Huế. Trong vài năm gần đây, một số địa phương ở phía Nam như Huế, Hội An, Biên Hòa, Mỹ Tho, Sa Đéc... đã tổ chức cờ người theo cách thức vừa nêu và thu hút đông đảo người xem.

    Để đảm nhiệm tốt vai trò của mình, các quân cờ người đều trải qua quá trình luyện võ vài năm. Ngoài cờ vàng lọng tía, trang phục quân cờ cũng phải rực rỡ để khán giả dễ dàng phân biệt 2 bên. Thông thường, mỗi quân cờ mặc áo có thêu tên quân cờ trước ngực và sau lưng áo (một vài nơi ở phía Bắc, người diễn cầm bảng tên quân cờ), đầu vấn khăn; tướng cầm cờ và có thể đội mão, mang hia... Tùy theo tên quân cờ mà người thủ diễn có thể mang các loại binh khí khác nhau. Khi xướng ngôn viên đọc tên nước cờ của kỳ thủ trên kỳ đài thì quân cờ sẽ vừa di chuyển và vừa biểu diễn một phân đoạn của một bài quyền nào đó... Khi thực hiện một thế bắt quân, 2 quân cờ sẽ giao đấu (đã tập dượt trước) khoảng 1 - 2 phút tại "sông" (hà) trong những tiếng trống thúc quân dồn dập. Đây cũng chính là cơ hội để các võ sinh trình diễn những tinh hoa độc đáo của võ phái mình. Riêng ở thành phố Hồ Chí Minh còn có những lời bình cờ sắc sảo do một số danh thủ kỳ cựu đảm trách để giúp người xem thưởng thức những thế cờ hay.

    Thạc sĩ Văn hóa dân gian Hồ Văn Tường cho biết: "Dù mỗi người chỉ được bồi dưỡng vài chục ngàn đồng/1 sô diễn hoặc trong khi biểu diễn thỉnh thoảng cũng bị chấn thương nhưng các "quân cờ" đều rất vui và hãnh diện vì giúp người hâm mộ cờ tướng và võ thuật vui Xuân lành mạnh, góp phần bảo tồn một bản sắc văn hóa dân tộc".

    Nguồn trích dẫn: http://cotuong.blogtiengviet.net/2008/07/11/p267245#more267245
    .
    ___________Auto Merge________________

    .
    Vào mỗi dịp Tết đến Xuân về, các môn thể thao đỉnh cao lại nhường chỗ cho các môn thể thao truyền thống dân gian. Cờ người là một trong những môn thể thao truyền thống đó của dân tộc.

    Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, Cờ người thường thu hút đông đảo người xem và cổ vũ bởi đây là môn thể thao giải trí rất sinh động và hấp dẫn. Thông thường, nơi diễn ra trận Cờ người là sân đình của làng.

    Trên thực tế, Cờ người là tên gọi khác của môn Cờ tướng, gồm 32 quân, mỗi bên 16 quân (trong mỗi bên có một Tướng. Tướng nam gọi là tướng Ông, tướng nữ còn gọi là tuớng Bà). Nhưng khác với Cờ tướng là chơi trên bàn cờ. Ba mươi hai quân cờ bằng gỗ, sừng, hay ngà tiện tròn, đường kính 2cm, dày 1cm. Chơi Cờ người cũng vẫn là luật lệ của Cờ tướng nhưng quân cờ là người thật, và bàn cờ là sân rộng, đủ đường đi nước bước cho 32 người.
    Quân cờ là những nam thanh nữ tú được làng kén chọn, vừa phải đẹp người, vừa phải đẹp nết. Tướng được phục trang như sau : đội mũ tướng, soái, mặc triều phục bá quan văn võ, chân đi hài thêu, lọng che. Sĩ đội mũ cánh chuồn có tua vàng. Mỗi người trong đội cờ cầm một chiếc trượng phía trên có gắn biểu tượng quân cờ được trạm trổ tinh xảo, sơn son thếp vàng lộng lẫy. Đội nam mặc áo đỏ, đội nữ mặc áo vàng với thắt lưng theo lối xưa.

    Trước khi vào vị trí của mỗi người trên sân cờ, cả đội cờ múa theo tiếng trống, đàn, phách. Sau khi quân cờ đã vào các vị trí, một hồi trống dài nổi lên, hai đấu thủ cờ mặc áo dài, khăn xếp xuất hiện, mỗi người cầm một cây cờ đuôi nheo ngũ sắc nhỏ để chỉ huy trận đánh. Quanh sân, hàng trong thì khán giả ngồi, hàng ngoài đứng, chăm chú thưởng thức ván cờ và bàn tán về từng nước đi. Khi thế cờ đến hồi gay cấn, cả sân xôn xao và khi người chơi có một nước đi xuất thần, cả sân đều ồ lên tán thưởng. Bên lề sân có một cái trống to thỉnh thoảng được gióng lên một hồi điểm cho những nước đi. Khi Tướng bị chiếu, tiếng trống dồn dập, đám đông lại càng đông hơn, đã náo nhiệt lại càng náo nhiệt thêm.

    Bên cạnh sự tinh tế, trầm tĩnh thiên về trí tuệ, Cờ người cũng có sự hấp dẫn về tính động. Cờ người, đặc biệt là ở miền Nam còn được lồng ghép các động tác võ thuật nên có những nét hấp dẫn riêng. Thời kỳ đầu, các quân cờ chỉ khi triển khai các nước hoặc "ăn" quân của đối phương thường múa một vài động tác võ thuật chiếu lệ như diễn tuồng. Nhưng với ý tưởng mong muốn các ván Cờ người phải thật sự cuốn hút nên 32 quân cờ biểu diễn phải là 32 võ sinh có đẳng cấp về võ thuật. Những đòn thế võ thuật được các cao thủ trình diễn đã chinh phục và thu hút người xem. Môn Cờ người lúc này đã sôi động hơn rất nhiều bên cạnh bản chất tĩnh lặng suy nghĩ như vốn có.

    Ngày xuân, bên cạnh sự náo động của các trò chơi mang tính thể thao dân gian khác như đánh đu mang đầy tính chất hào hứng và lãng mạn hay cuộc chọi gà, chọi trâu đầy sôi động, kịch tính hoặc những trận đấu vật thiên về sức mạnh cơ bắp và dũng khí, thì cái đẹp của sân Cờ người chính là sự tinh tế, trầm tĩnh, có tác dụng nuôi dưỡng những giá trị tinh thần dân tộc. Cờ người với bản chất vốn có của mình cũng tạo nên sự cân bằng đối với các cuộc đua tài sôi động khác, đồng thời bổ xung và nâng cao giá trị văn hoá, thể thao truyền thống của các lễ hội qua nhiều thế kỷ lưu truyền.
    .
    ___________Auto Merge________________

    .
    Đó là một môn chơi có từ ngàn năm nay. Đó là một môn chơi mà một cụ già có thể chơi với một em bé, một vị tiến sĩ có thể chơi với một anh xích lô. Đó là một môn chơi mà những ai đã lỡ vướng vào thì suốt cả đời đeo mang. Môn chơi đó có tên gọi bao gồm hai chữ: cờ tướng…

    Thêm một kỳ đài

    Thoạt nhìn quán Lú, một quán cà phê mới mở ở gần cầu Bình Quới, ít ai nghĩ đó lại là một kỳ đài. Cách trang trí của quán khá "mô đẹc", người phục vụ lại là những cô gái khá xinh xắn trong trang phục như những cô thư ký văn phòng, ấy vậy mà là nơi mỗi buổi sáng, một cao thủ nào đó trong làng cờ đang đấu trí với những người thách thức để giữ vững vị trí đài chủ của mình.

    Kỳ đài quán Lú mới mở gần hai tuần qua. Ngay những ngày đầu khai cuộc, những cuộc lật đổ ngoạn mục đã diễn ra. Kỳ thủ Trần Đăng Quang, vô địch A1 toàn thành, ngay ngày đầu đăng đài đã bị kỳ thủ Đinh Tiến Lộc giành mất ngôi đài chủ. Đinh Tiến Lộc cũng chỉ trụ vững được hai ngày, rồi lại để mất ngôi vào tay cô gái trẻ Ngô Lan Hương, mặc dù theo đánh giá của một số cao thủ trong làng cờ, Tiến Lộc hoàn toàn có khả năng chấp Lan Hương 2-3 nước tiên…

    So với kỳ đài quán Vọng Các, một kỳ đài có thâm niên gần 2 năm ở thành phố, kỳ đài quán Lú được trang bị “hiện đại” hơn với camera truyền hình trực tiếp ván cờ trên kỳ đài cho khán giả thưởng thức, bên cạnh đó không thiếu phần bình luận của các huấn luyện viên cờ nổi tiếng. Ông chủ quán Lú là Thái Huy Phong, một bác sĩ trẻ đang làm việc tại trường đại học Y dược. Huy Phong vốn là một dân mê cờ tướng, từng đoạt hạng 2, hạng 3 giải cờ sinh viên y dược. Phong nói: "Hồi sinh viên ở ký túc xá thì có cái gì khác ngoài cây đàn ghi ta và bộ cờ. Có lúc đánh liền tù tì 3- 4 ngày đến sút ký, quần áo rộng thùng thình".
    Đã ăn vào máu thì thôi
    Đối với máu mê cờ tướng, người ta thường không thể nói chuyện một vài năm mà thường là hàng chục năm hay cả một đời người. “Tổng kết” máu mê cờ của mình, huấn luyện viên Nguyễn Bá Hùng, người thường là bình luận viên cho các ván cờ tại kỳ đài, nói: "Tôi học văn hóa tổng cộng chỉ có 12 năm phổ thông và 4 năm đại học, chứ chơi và nghiên cứu cờ mất tổng cộng có… hơn 30 năm. Có lần, bà xã tôi đặt vấn đề nửa đùa nửa thật là chọn em hay cờ, tôi trả lời là chọn cờ vì đã lỡ mê từ nhỏ".

    Đánh cờ suốt ngày đêm, đói thì gặm bánh mì, khát thì uống cà phê đen không phải là chuyện hiếm đối với dân ghiền cờ. H.T (một trợ lý phòng tiếp thị của trung tâm thương mại Diamond Plaza, đề nghị được giấu tên), khi còn là sinh viên trường thủy sản Nha Trang, đêm trước một trận đấu với một nhà vô địch khối khác, đã mơ thấy cả những ván cờ mà mình sẽ đấu. Gia đình bán quán cà phê ở khu Thanh Đa, lúc 3 - 4 tuổi, H.T đã là người chuyên sắp các quân cờ cho khách đánh. Lớn lên, cậu bé H.T cũng mê cờ chẳng kém gì bố, một người theo anh là mê cờ đến “bỏ vợ bỏ con”. Đến nay, dù khá bận trí với công việc của mình, khi nghe kỳ đài quán Lú mở, H.T cũng đã đăng ký công đài, nhưng giờ chót anh lại bận việc, chưa có dịp đọ sức cùng đài chủ Lan Hương theo thứ tự đăng ký.

    Ở cả hai kỳ đài kể trên, mỗi ngày đều có khoảng 20 - 30 người hâm mộ môn cờ tướng đến học hỏi những nước cờ của các bậc cao thủ. Thứ bảy, chủ nhật, con số đó thường lên cao hơn gấp đôi. Có người đi thành nhóm, bình luận, tranh cãi rôm rả, nhưng cũng có người chỉ đi một mình, lặng lẽ nhấm nháp cà phê và thưởng thức ván cờ. Huấn luyện viên Bá Hùng nhận định: “Những kỳ đài như Vọng Các và quán Lú vừa là một sân chơi bổ ích cho người hâm mộ cờ, vừa giúp các vận động viên cờ nâng cao trình độ vì cả năm chỉ có một số giải cờ nhất định”.

    Những ván cờ đời

    Cứ mỗi sáng cuối tuần, ông Võ Văn Tựu, công tác trong ngành quân đội, đều cùng một vài người bạn đến quán Vọng Các xem kỳ đài. Bạn cờ của ông có khi là một vị tiến sĩ toán học ở thành phố, có khi là một nhà nông từ Bến Tre lên chơi (kỳ đài Vọng Các từng có những vị khách tận Hà Nội vào, thậm chí từ HongKong, Đài Loan qua cũng ghé chơi). Ông Tựu nói: "Sau này, được tiếp xúc thường xuyên với các danh cờ mới thấy cái chuyện bỏ ra ba bốn ngày trời liên tiếp để chơi cờ là hoang phí. Bỏ ít thời gian, nhưng có nghiên cứu, học hỏi một cách bài bản thì trình độ cờ còn tiến bộ hơn thời chơi tối ngày mà vẫn đánh cờ đui”. “Cờ đui”, theo ông, là việc chơi cờ mà không quản lý được quân cờ, “giống như bị đui, cứ đút cờ cho người ta ăn mà cứ tưởng là người ta chơi hay hơn mình". Các danh thủ bao giờ cũng quản rất chặt những nước đi của mình, họ thường tiên đoán trước 5 - 7 nước cờ trong mỗi tình huống.

    Ông Tựu nói: “Đánh cờ là luyện tâm như ông bà mình nói. Phải biết cách thắng đã đành, nhưng đôi lúc còn phải biết cách thua. Người quyết đoán hay người do dự, người kiên trì hay người thường mất bình tĩnh trong những lúc khó khăn, thể hiện rõ qua cách đánh cờ”. H.T cũng có những cảm nhận như ông Tựu. Anh kể: “Có lần, tôi bị buộc phải đánh cờ với ba của cô bạn gái khi tôi đến chơi ở nhà cô ấy. Ván đầu tôi thắng, ông có vẻ rất tức tối vì ông cũng là vô địch cờ tướng của một công ty mà, thế là những ván sau tôi lẳng lặng nhường cho ông ấy thắng". H.T cho rằng môn cờ tướng, sở dĩ có thể ăn vào máu mê của giới đàn ông vì nó gắn liền với tính sỉ diện. H.T nói: "Mình có thể thua người ta về bóng bàn, quần vợt vì mình thiếu luyện tập, nhưng cờ tướng là môn chơi trí tuệ, nên khi thua người ta thường có cảm giác là mình thua về trí tuệ, khó chịu lắm. Có người chỉ vì cái máu háo thắng mà bị dân cờ độ gài đánh độ thua đến bán nhà”. H.T cho rằng môn cờ tướng cũng đã giúp anh nhiều trong công việc như hiện nay. "Việc của tôi là hàng ngày tiếp xúc, thương lượng với khách hàng. Mình phải nghĩ trước những tình huống sẽ diễn ra, như việc đoán định những nước cờ sẽ đi và những nước cờ đối phương sẽ đối phó”, H.T nói…
    Cờ tường, môn chơi “cổ lỗ sĩ” tưởng chừng sẽ mai một với thời gian, lại có khuynh hướng phát triển trong thời gian gần đây. Theo huấn luyện viên Bá Hùng, giới trẻ, nhất là giới sinh viên (kể cả giới nữ), tỏ ra hâm mộ môn chơi này không kém những người đứng tuổi, và họ đã trình làng những kỳ thủ mà các bậc cao thủ trong làng cũng phải kiêng nể…
    .
    ___________Auto Merge________________

    .
    Trong các thú tiêu khiển vào dịp lễ Tết, cờ người thường thu hút đông đảo người xem bởi đây là môn thể thao giải trí rất sinh động và hấp dẫn. Xem đấu cờ người, khán giả thường bị cuốn hút với những pha võ cổ truyền điêu luyện do các võ sĩ thực hiện.


    Cờ người và võ thuật

    Trẩy hội mừng xuân, nếu có dịp dừng chân ở một đình làng nào đó ở các tỉnh phía Bắc, bạn sẽ được dịp chứng kiến những ván cờ người mang đậm nét văn hóa truyền thống. Đây là một hội vui của cả làng, nên 32 quân cờ thường được tuyển chọn từ các nam thanh nữ tú là con cháu trong làng. Tiếng chiêng, tiếng trống khua liên hồi. Cờ xí, võng lọng bay phấp phới trong nắng xuân hồng, cùng với áo mão của "ba quân tướng sĩ" đã làm sống lại hình ảnh triều đình vua quan thời phong kiến. Các quân cờ người thường mặc áo rực rỡ có thêu biểu tượng quân cờ mình thủ vai ở trước ngực và sau áo để người xem dễ theo dõi diễn tiến ván đấu. Cứ mỗi nước đi, các quân cờ thường múa các điệu múa dân gian truyền thống, kèm các bài vè đặc trưng quen thuộc.

    Khác với miền Bắc, cờ người ở miền Nam được lồng ghép võ thuật nên rất hấp dẫn. Lúc đầu, các quân cờ chỉ múa dăm chiêu võ thuật chiếu lệ như diễn tuồng. Đến năm 1987, cờ người miền Nam mới bắt đầu thăng hoa. Từ ý tưởng mong muốn các ván đấu thật sự cuốn hút, hai vị đứng đầu làng cờ TP.HCM là Quách Anh Tú và Lê Thiên Vị đưa ra đề nghị, 32 quân cờ biểu diễn phải là 32 võ sinh có đẳng cấp, giỏi võ thuật. Ý tưởng này được 2 HLV võ cổ truyền VN Lê Văn Vân (môn phái Bình Định Sa Long Cương) và Hồ Tường (môn phái Võ lâm Tân Khánh Bà Trà) cùng bắt tay dàn dựng và thực hiện. Trong buổi khai sinh cờ người võ thuật hôm đó, 32 quân cờ đều là những cao thủ có thâm niên hơn 8 năm khổ luyện. Những đòn thế được các cao thủ tung ra biểu diễn đã chinh phục người xem. Từ thành công ở Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM vào dịp Tết năm 1987, tiếng tăm đội cờ người của Lê Văn Vân và Hồ Tường đã bay xa. Lịch diễn của các đội cờ người môn phái Bình Định Sa Long Cương và môn phái Võ lâm Tân Khánh Bà Trà thường ken đặc trong 3 ngày Tết. Không chỉ biểu diễn ở TP.HCM, mà họ còn truyền bá các đội cờ người độc đáo này từ Nam chí Bắc trong các đợt lưu diễn. Điều không thể thiếu của hội cờ người võ thuật là sự sắc sảo của các nhà bình luận. Các nhân vật được công chúng ưa chuộng và có tiếng tăm trong lĩnh vực này là: "Trương Thúy Sơn" Quách Anh Tú, "Thiên hạ đệ nhất sát" Lê Thiên Vị, "Độc hành đại đạo" Hoàng Đình Hồng... Tuy nhiên, mặt hạn chế của cờ người võ thuật là chưa thể biểu diễn các "ván cờ sống" mà thường phải diễn theo các ván cờ hay được chuẩn bị sẵn. Nguyên nhân chủ yếu là các võ sĩ thường không đủ sức để có thể đánh nhiều trận liên tiếp.

    Số phận những "quân cờ"

    Một trong những đội cờ người được yêu thích nhất phải kể đến đội cờ của võ sư Phan Văn Trung của võ đường Từ Thiện thuộc võ phái Võ lâm Tân Khánh Bà Trà. Sở dĩ đội cờ này được yêu chuộng vì có được các "quân cờ" giỏi võ và luôn trình diễn hết mình. Không phải chỉ múa quyền chiếu lệ mà các trận đấu của các "quân cờ" này thường kéo dài 3 đến 5 phút và luôn là những trận đấu rất thật. Mỗi lần xem hai quân xe Trần Cẩm Khoa và Trần Anh Kiệt đánh song đao, người hâm mộ cứ ngẩn cả người vì những đòn thế hai anh tung ra không thua gì tài tử Lý Liên Kiệt trong phim Hồng Kông. Khoa và Kiệt đánh rất bài bản vì hai anh chính là bạn tâm giao và cả hai đều đồng cấp bậc Hồng đai ngũ đẳng. Mỗi khi xung trận, Trần Cẩm Khoa như hóa thân vào quân cờ nên anh là người bị đổ máu nhiều nhất đội. Một lần ống xương cánh tay trật khớp xốc ra ngoài, và một lần trật khuỷu xương ống chân được xem là hai chấn thương nặng nhất trong đời "binh nghiệp" của Khoa. Trường hợp quân mã đen Phạm Thanh Tùng phải bỏ nghề bỏ nghiệp vì tai nạn trong trận đánh với tướng trắng Phạm Công Bảo Trường cũng là điều mà HLV Phan Văn Trung thường nhắc để cảnh báo đệ tử của mình. Hôm đó, Trường sử dụng binh khí song câu, trong khi Tùng nghênh chiến bằng roi dài. Ở cuối trận, do có phần đuối sức nên Tùng trả đón yếu ớt, không đủ sức đỡ nổi cú đánh nhắm vào huyệt tinh minh của Trường, mà chỉ dùng roi đẩy lệch xuống khiến song câu móc ngay vào mặt trúng huyệt thừa khấp. Còn trận đánh khiến khán giả phải ôm mặt bỏ chạy là trận chiến của hai quân pháo Anh Tuấn và Văn Hùng ở lễ hội khai trương đền Bến Dược, Củ Chi. Đã có sự chuẩn bị trước, Tuấn tung đòn "cọp cõng trâu" để nhấc bổng Hùng ném đầu cắm xuống đất. Nghe đánh phập một tiếng, nhiều thiếu nữ ôm mặt hét lớn. Hùng dù bị thương khá nặng, nhưng khi thấy Tuấn ào đến, nhanh nhẹn phản đòn "lôi công cước", do không đề phòng Tuấn dính nguyên đòn dẫn đến chấn thương cột sống phải từ bỏ cuộc chơi. Bi kịch nhất là trường hợp của Phúc "mỡ". Trong trận đánh Văn Hoàng ở Suối Tiên năm 1999, do bất cẩn, Phúc "mỡ" bị dính đòn "hoành phong cước" ngay giữa mặt. Máu chảy đầm đìa. Ngay khi Phúc té xuống, cô Phượng - vợ sắp cưới của Phúc ôm mặt khóc nức nở. Thế là ngày hôm sau, Phượng ra điều kiện sẽ trở thành vợ Phúc chỉ khi nào anh chịu bỏ nghề "làm quân làm tướng". Sự hấp dẫn của cờ tướng thường là lúc bước vào tàn cuộc. Lúc này các trận chiến của các "quân cờ" cũng quyết liệt và dữ dội nhất. Người nhập vai tướng thua trận là người giỏi võ nhất. Bước vào đường cùng, vị tướng thường trổ hết các tuyệt chiêu của mình để phá vòng vây. Tả xung hữu đột, có khi phải đánh liên tiếp với 2, 3 đối thủ nên các trận chiến thường diễn ra rất hấp dẫn. Dĩ nhiên, mỗi khi tướng bước vào đường cùng thì hai quan văn (người đóng vai quân sĩ) đành phải nhào người ra thế mạng. Ngự lâm quân (quân tượng hay còn gọi là bồ), cũng được giao cho những người giỏi võ nhập vai.

    Tuy cờ người võ thuật rất hấp dẫn, nhưng do môn thể thao này chỉ trình diễn ở nơi công cộng không thu lệ phí, nên các nhân vật chính - những người thủ vai quân và tướng trên bàn cờ không thể sống được với nghề. Một ván cờ biểu diễn suốt buổi sáng, nhưng đội cờ người thường chỉ được trả 1.000.000 đồng. Với số tiền này đem chia cho khoảng 55 người trong đoàn thì mỗi người chẳng được là bao. Chính vì vậy mà không ít người lo lắng về tương lai của cờ người võ thuật.


    Hoàng Đình Hồng - Thành Thắng
    Nguồn: Thanh Niên Online
     
  11. tuangod

    tuangod Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    14/8/06
    Bài viết:
    1,439
    Boonggood ui :D , may cai bai viet nay ma post o day ah, Trang nay chi de thao luan ve sw, tưng vừa thui. X( , O web Tau ma post kieu nay thi nó bắn văng mất tiêu rùi.
     
  12. BoongGoong

    BoongGoong Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    9/9/08
    Bài viết:
    744
    Thế giới cờ Đây là nơi bàn tán về cờ. Tất cả các loại cờ. Chào mừng các thành viên <==== Đây là thông báo của admin
     
  13. BoongGoong

    BoongGoong Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    9/9/08
    Bài viết:
    744
    Giải cờ tướng truyền thống Chùa Vua Đế Thích Xuân Kỷ Sửu (2009)
    Theo thông lệ hàng năm giải cờ Chùa Vua Đế Thích lại tiếp tục được mở để phục vụ các kỳ thủ!

    Giải cờ được khai mạc vào lúc 8h 30 phút sáng ngày mùng 6 tết (31/1/2009) và kết thúc trao giải thưởng lúc 15h 30 phút ngày 9 tết (3/2/2009).

    Xin mời các kỳ thủ bốn phương xa gần đến tham quan, ghi tên tham dự giải!

    - Các kỳ thủ tham gia giải sẽ thi đấu loại trực tiếp từ ngày mùng 6.

    - Các kỳ thủ có thể đăng ký thi đấu trong bổi sáng ngày mùng 6 tại Chùa Vua hoặc đăng ký trước qua điện thoại: 0912228381 (Lương Vĩnh Huy) hoặc 01668734597 (Nguyễn Tiến Cường)
    Nguồn trích dẫn: http://raovat.vn/reportad/403079868/1
     
  14. BoongGoong

    BoongGoong Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    9/9/08
    Bài viết:
    744
    Xin viết về tác dụng của SW khi chơi cờ ( kể cả cờ vua, cờ tướng, Gomoku, cờ vây ...) để cho những bạn đang chơi sw, đã từng chơi sw và chưa sw hiểu tác dụng của sw
    Phần 1: Những ích lợi khi chơi SW1/ Học các khai cuộc nhanh hơn đọc sách ( nhưng có yếu điểm là không được xem những lời bình luận ...
    2/ Có thể thẩm lại những ván cờ nếu có vướng mắc...
    3/ Có thể xem cách phá một biến nào đó
    4/ Giải trí khi không có người chơi cùng
    5/ Tạo cho đối phương tưởng mình là cao thủ
    6/ Khi chơi trên mạng, giảm bớt sự cao thấp của các kỳ thủ
    7/ Tạo cho người chơi một thú vui nào đó
    8/ Hình thành cho người chơi có tính kiên trì và chặt chẽ
    9/ Tạo cho những người cô đơn một khoảng trời riêng
    Phần 2: Những tác hại khi chơi sw một cách lạm dụng:1/ Tưởng trình độ cờ sẽ nâng lên, nhưng thực ra sẽ thấp đi
    2/ Có thể gây ra hiệu ứng " nghiện " dẫn tới mất nhiều thời gian và gây ra những tác dụng lên dây thần kinh, có thể gây ra sự hoang tưởng
    3/ Có thể làm tăng tính gian dối trong công việc trong cuộc đời thực
    4/ Khi chơi SW người chơi sẽ không có cảm hứng khi đảo ngược thế cờ do những nước đi ngồ ngộ
    5/ Người nghiện SW thường bị thụ động, thường mất tính sáng tạo, hay rơi vào lối tư duy đường mòn... và dẫn tới thích cuộc sống bình ổn
    =====> Nếu Bro nào thấy SW có ưu, nhược điểm gì nữa, xin đăng bài để mọi người cùng biết
     
  15. BoongGoong

    BoongGoong Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    9/9/08
    Bài viết:
    744
    Làm thế nào để xem 1 file game cờ đuôi PGN?
    Cách đơn giản nhất: Các bạn phải dùng 1 phần mềm chơi cờ mà khi save file có đuôi PGN rồi các bạn chơi 1 game nào đó ( chỉ cần vài move )... rồi save lại và bạn mở game đó ra bằng Wordpad ( start/ All programs/ Accessories/ Wordpad ) bạn copy phần đầu của file cờ vừa save và Paste ( dán ) đè lên phần đầu của file cờ PGN cần xem... rồi bạn dùng sw mở ra xem
    Nếu ai có cách đơn giản hơn xin đăng bài
    ===================================================================
    Tất cả mọi thứ đều trở nên đơn giản, nếu có sự chung sức của tập thể...
     
  16. BoongGoong

    BoongGoong Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    9/9/08
    Bài viết:
    744
    Tại sao intella win NC?
    Nhóm lập trình Intella đã nghiên cứu rất kỹ các SW khác mà không để đối phương biết gì về mình ( có thể coi Intella ở chỗ tối, các SW khác ở chỗ sáng .. ) Nhưng các bạn chơi các sw khác ( không phải intella ) yên tâm rằng intella chỉ win các sw khác khi các sw khác đang dùng những yếu tố cũ ( như book,data.....) nếu bạn thay đổi được một số yếu tố đó thì intella vẫn chỉ là 1 sw mạnh trong thế giới các sw mạnh mà thôi....
     
  17. tuangod

    tuangod Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    14/8/06
    Bài viết:
    1,439
    Ve coi cac van co co' duoi PGN, don gian nhat la dung sw Xqmaster, sw nay doc kha tot tat ca cac file PGN dang chu Tau va tieng Anh, vo open File. link toi folder chua cac file dạng PGN, mo bat cu file nao de coi van co, nho an vao fan mui tên tra ve tu đầu , sau do an vao mui ten di toi tung nuoc de coi dien bien.
    Con noi intella win cac sw khac nho yeu to bat ngo thi cung ko dung :D , Intella duoc viet dua vao nhung uu diem nhat cua 2 sw Cyclone va Ethinker.Tren mang moi chi co 2 ban demo cho 1U va 2U , deepth len toi da 15, dung nbook chi 2Mb ma luc moi ra da~ danh cho NC xieng lieng. Vua rui web Tau post 1 engine Int = 169K , chay voi Interface 2,728 Kb, test voi FEN : r3ka3/2RPa4/9/p5p1p/9/9/9/9/9/4K4 w , Tui dung PC Pen 4 ma Deepth len toi 29 ( set per move 120s), Co sw nao khac len toi deepth do chua? :D
     
  18. BoongGoong

    BoongGoong Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    9/9/08
    Bài viết:
    744
    Bro tuấn trình bày đó là cách đọc file PGN dành riêng cho cờ tướng... không thể đọc file cờ vua
    Sự xuất hiện của intella không khác gì cách xuất hiện của NC những năm trước... Nếu intella thực sự mạnh... các bạn chơi sw xin đón chờ kết quả cuộc thi SW năm tới. Về phương diện cá nhân, tôi đoán lần tới intella chỉ xếp thứ 2 là cùng. Còn số 1 là sw gì thi không thể đoán trước được
     
  19. lebanhat_x7

    lebanhat_x7 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    4/8/08
    Bài viết:
    60
    Bro Tuangod oi cai engine Int = 169K ma ban noi down o web nao vay. Ban co the post cai do len day de cho moi nguoi cung thu voi duoc khong. Cam on bro truoc nha :hug:
     
  20. BoongGoong

    BoongGoong Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    9/9/08
    Bài viết:
    744
    Một quốc gia muốn phát triển một môn thể thao hoặc một môn nào đó cũng cần phải nghiên cứu sự liên quan giữa sự phát triển môn đó và lứa tuổi. Đối với môn cờ cũng vậy
    1/ Từ 4 đến 5 tuổi:
    Ở lứa tuổi này có thể học chơi cờ, các bé cập nhập thông tin rất nhanh.... ở lứa tuổi này học khai cuộc một cách cứng nhắc và không bao giờ đặt ra câu hỏi tại sao phải đi như vậy.... Các con nhà nòi thường được học cờ ở lứa tuổi này.
    2/ Từ 12 đến 15 tuổi:
    Đây là thời kỳ thể hiện năng khiếu của người chơi, nếu người chơi có năng khiếu cờ thì cần phải có sự đầu tư để phát triển... ở lứa tuổi này thường do định hướng của gia đình và người thân..
    3/ Từ 21 đến 25 tuổi:
    Đây là lứa tuổi bắt đầu thành danh trong nghề cờ, giai đoạn này thường bị chi phối bởi xã hội. Có nhiều kỳ thủ ở thời kỳ này đã nổi tiếng trong làng cờ... nhưng do có sự dao động về cuộc sống mà họ bỏ cờ để tiến thân bằng nghề khác.... Tất cả cũng vì cuộc sống trong tương lai.....
    4/ Từ 32 đến 45 tuổi:
    Đây là thời kỳ đỉnh cao của các kỳ thủ, ở độ tuổi này nếu các kỳ thủ thi đấu không toại tâm nguyện thì coi như hết giấc mộng huy chương..
    5/ Trên 52 tuổi:
    Độ tuổi này bắt đầu xuống dốc... Các kỳ thủ ở độ tuổi này chỉ nên thi đấu cờ ở giải quốc gia, chơi cờ cá độ :D hoặc lui về làm huấn luyện viên thôi... không thể thi đấu quốc tế được
    ==========================================================
    Tiếc rằng ở Việt Nam chưa có nghiên cứu sự liên quan giữa trình độ cờ với chiều cao, cân nặng ( Tôi tìm các dữ liệu đều không thấy... chỉ thấy game cờ... nên không thống kê được )
    Nếu các bạn nào có chi tiết các game cờ của Việt Nam trong giải quốccùng độ tuổi, chiều cao, cân nặng... xin upload để tôi thông kê, lập biểu đồ phân tích ===> tạo phổ game cờ
    Hy vọng sự liên kết giữa Liên đoàn cờ VN và FPT sẽ áp dụng công nghệ thông tin vào việc phân tích phát triển cờ từng năm
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này