Hi All, Xin lỗi mod vì tôi không biết post bài này vào chỗ nào, đành để vào phần hỏi đáp này vậy. Hồi trẻ con (tôi sinh năm 80, hồi trẻ con khoảng năm 90-95 gì đó) tôi thường chơi trò ăn ảnh (ảnh in thành bảng được cắt ra rồi mang đi chơi để ăn của nhau). Có rất nhiều ảnh, đa phần trong các truyện tranh, có một bộ ảnh rất đẹp mà hồi đó thường gọi là "ảnh Tàu". Trong ảnh có hình vẽ mấy thanh niên đánh võ rất đẹp, người dùng côn, người dùng gậy,...Ai biết cách tìm những ảnh này trên Google với từ khóa như thế nào thì chỉ giúp tôi, hoặc chỉ cho tôi chỗ nào bán cái này cũng được. Cảm ơn mọi người đã đọc mail dài. ManhVT
Cái này em chịu rồi bác , lúc bác chơi cái đó em mới 8 tuổi , thực ra em cũng chưa hiểu trò chơi đó thế nào bác nói rõ hơn được ko ? em chỉ biết bài magic ~ chính là mấy quân bài trong chuyện vua trò chơi Yu-gi-oh thôi
cái loại ảnh này thì có nhiều chủ đề lắm như :hesman,dragon ball ... cả siêu nhan gao nữa còn cái ảnh mấy thanh niên đánh võ thì em chưa thấy bao h mà mấy cái ảnh loại này chắc chả ai rỗi việc mà đưa lên mạng đâu bác ah :'>:'> muốn mua thì bác ra mấy hàng quà vặt trước cổng mấy trường cấp 1 ấy,chắc là vẫn có :'>:'>
Cảm ơn mọi người đã đọc qua, chơi thi đơn giản thôi mà. Ảnh là cái để thay bi thay chun thôi, Chơi tú ăn ảnh hoặc chơi ném dép ::). Thôi hôm nào qua mấy trường cấp 1,2 xem thử xem. Người ta lại tưởng mình mua cho con ấy chứ
mấy cái đó hồi xưa chuyên mua về 1 bảng ,mỗi đứa đặt 1 quân bài ra làm cược , cầm trên tay 1 con bài , rùi thi dít , dùng tấm bài trên tay búng sao cho tấm bài ở dưới của mình đè ngửa lên tấm bài của đối thủ còn hok thì chơi tạt dép ăn bài .hồi xưa khoái tạt dép kinh khủng
chỗ tôi gọi cái trò này là trò chập ảnh 2 thằng đứng đối diện nhau hừng hừng khí thế, mỗi thằng cầm 1 ảnh rồi lao vào nhau như hổ đói, tay chạm tay miệng thét lớn " ki ai" thế xong rồi xem thằng nào ảnh ngửa là thắng phải không bác. nếu mà đúng thì hình như dạo này các em thiếu niên thiếu nhi nhi đồng còn chơi nữa đâu. ở quê em giờ này các em ấy đang bắn CF và chửi bậy trong quán. theo em cái này không có trên nét đâu bác ạ. nói thẳng là không thừa nhiệt huyết để ắp. vì trò này là trò của con nít :( thà bác đi tìm ảnh rồi in vào bìa thành bộ cho con bác chơi có khi lại hay
Ở nhà thấy thằng em chơi trò này đấy. 2 đứa, mỗi người để 1 cái hình(siêu nhân, tôn ngộ không, natra.... Hen :'>) xuống đất. Trên tay mỗi đứa thủ sẵn 1 cái hình nữa(dùng để hất cái ảnh còn lại dưới đất thì phải. 2 người thay nhau hất cho đến khi có 1 hình nằm ngửa đè lên 1 hình nằm sấp còn lại là đứa đó thắng -> có quyền tịch thu luôn cái ảnh mà đối thủ bị thua. Thấy cũng vui vui, lâu lâu rảnh ngồi chơi với nó. :wink: Còn rất nhiều luật nữa, nếu muốn tớ sẽ hỏi tụi nhóc đó rồi update lên cho anh em tham khảo. :'>
Nhớ lại hồi chơi ảnh hồi sưa có bít bào nhiu kiểu chới : đập ảnh, lia ảnh, om 3 cây, tôm cua cá ... tư dưng nhớ lại tuổi thơ. Cách đây khá lâu thấy mấy thăng trẻ con ở khu chơi đập ảnh, lại xem thì thấy kô phải là ảnh mà là bài magic :nailbit: . Hồi trước mình chơi ảnh [hải nhịn ăn sáng để có 1k mua 1 bảng (50 cái) thua vài cái đã thấy xót, đằng nay bọn nó chơi hẳn bài magic (hôi đó em mua là 20k/bộ đc khoảng hơn 3 chục cây) . Đúng là đời sống càng ngày càng đc nâng cao
cái này hôi xưa hay dùng chơi tạt hình, mà tụi xóm em chỉ chơi hình Sôn gô ku thôi, hình khác ko chơi
Bộ ảnh Tàu tôi nhắc đến phía trên, thời 90-95 được toàn bộ giới học sinh rate là bộ ảnh đẹp nhất thời đó. Hồi đấy lùng cả HN mới tìm được một hàng bán bộ ảnh này. Hình vẽ kiểu võ thuật rất đẹp và sinh động, hồi đó tôi còn ngồi vẽ lại khoảng 7 hình trong cả bộ 40 ảnh ra khổ A0. Sẽ cố tìm lại và up lên cho anh em chiêm ngưỡng. Cái vụ đi tìm lại quá khứ này giống hệt hồi đi tìm lại một số game NES và SNES ngày xưa. Tìm mãi không được xong vào GameVN lại tìm được. Vì thế lần này mới mạo muội vào đây hỏi các huynh đệ, không ngờ cũng nhiều anh em post reply. Tuy chưa tìm được nhưng cũng thấy rất vui
Mấy cái hình đó là từ bộ truyện comic HK Long Hổ Môn của Hoàng Ngọc Lang Về sau lão này còn vẽ thêm bộ Long Hổ Môn tân truyện với nét vẽ khác hẳn, và phần đầu chuyển thể thành phim do Chung Tử Đơn, Tạ Đình Phong, Dư Văn Lạc đóng
Huynh đệ này có vẻ biết rõ về việc này đấy. Tuy nhiên đoạn giới thiệu hoạt hình phần đầu phim Long Hổ Môn có nét vẽ trau chuốt hơn ảnh tôi muốn tìm, chắc là phần sau vẽ đẹp hơn. Tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm . ___________Auto Merge________________ . Cuối cùng sau gợi ý của huynh đệ buonnguqua, tôi cũng search được trên google truyện đó là "Siu Lau Man" trên một trang Web của Pháp, Hong Kong Comic. "Lung Fu Moon" là cuốn truyện tiếp theo sau "Siu Lau Man" Ai biết tiếng Trung dịch hộ "Siu Lau Man" là gì với
Trích từ http://fpa.vnexpress.net/showthread.php?t=5460&page=3 Truyện tranh Hồng Kông Vs Manga Vào thời kỳ mà manga (truyện tranh Nhật Bản) đang ở trong giai đoạn thống trị thị trường truyện tranh các nước Châu Á thì vẫn có những nhân tố mới đang gia tăng sự ảnh hưởng khắp thế giới, đó là truyện tranh võ thuật Hồng Kông. Lee Chi Ching (bên phải) nhận giải thưởng Manga quốc tế Ngày 29 tháng 6, giải thưởng đầu tiên Giải thưởng Manga quốc tếđã được trao cho một tác giả 43 tuổi người Hồng Kông – ông Lee Chi Ching. Một người khác là Kai, cũng đến từ Hồng Kông đứng thứ ở vị trí thứ 3. Năm 2008, bộ phim hoạt hình dựa trên tác phẩm truyện tranh nổi tiếng của Hồng Kông Phong vân do tác giả Mã Vinh Thành sẽ được đưa ra bán. Bộ phim, Storm Rider - Clash of the Evils, được xem như thể loại hoạt hình đầu tiên được viết theo thể loại truyện tranh Kungfu của Hồng Kông. Một số tác phẩm của Lee Chi Ching Trong khi thị trường truyện của Hồng Kông được xem tốt hơn trước đó thì sự thật là nó đã hoàn toàn tụt dốc trong quá khứ, ít nhất là 10 năm hoặc hơn thế. Và một vài người thì đang đặt những câu hỏi xung quanh sự dẫn đầu đặc biệt này. Truyện tranh Kungfu Hồng kông được biết tới nhiều hơn dưới cái tên Kungfu Manhua (Truyện tranh Trung Quốc) và được xem là thể lĩnh vực rộng lớn trong đó bao gồm cả thể loại Kungfu, viễn tưởng và cả sê ri những câu chuyện lịch sử như truyền thuyết đôi rồng thánh của triều Thanh và sê ri hành động Người hùng mới của phương Đông. Những anh hùng Phương Đông của Wong Yuk Long Ngay khi chúng được giới thiệu, truyện tranh đến từ Hồng Kông đã mang lại một cái nhìn mới về phong cách, nội dung và hơi thở mới mẻ so với manga đang làm mưa làm gió lúc đó. Độc giả Trung Quốc thì có sẵn một số vốn hiểu biết đặc biệt về truyện tranh Kungfu bởi đó hoàn toàn dựa trên những điều xuất phát từ văn hoá của họ. Một khi đã nhắc đến truyện tranh Hồng Kông thì không thể nào lại không kể đến 2 cái tên. Một là Wong Yuk Long (được biết nhiều với nghệ danh Huang Yulang hay Tony Wong) và Mã Vinh Thành. Wong Yuk Long được coi là nghệ sĩ đứng đầu về truyện tranh tại Hồng Kông giông như vị trí của Osamu Tezuka trong làng truyện tranh Nhật Bản vậy. Sinh năm 1950, Wong Yuk Long đã bắt đầu vẽ khi ông mới 13 tuổi. Mặc dù sớm có thất bại, nhưng nghệ sĩ trẻ tài ba này đã làm nên "hit" vào năm 1969 với Little Rascals, phiên bản đầu tiên có lượng phát hành lên đến con số 7000. Đến khi 18 tuổi Wong Yuk Long đã là làn sóng thành công mới trong thị trường đang xuống dốc của Hồng Kông lúc bấy giờ. Sau đó, tựa đề truyện Little Rascals bi cho là phản với văn hóa nên đã được chuyển thành Những anh hùng Phương Đông (Cổng Long Hổ ). Bộ truyện này vẫn đang được tiếp tục viết và xuất bản cho đến ngày nay (dưới tên của một tác giả khác). Năm 1987, truyện của Wong Yuk Long đã chiếm 80% thị trường truyện tranh của Hồng Kông. Mã Vinh Thành là học sinh của Wong Yuk Long, cũng là một bậc thầy về thể loại truyện tranh võ thuật. Tác phẩm được biết tới nhiều nhất của ông là Anh hùng Trung hoa cũng giống như Anh hùng Phương Đông song bộ truyện này còn có một mức xuất bản với con số cao hơn hẳn 200,000. Wong và Ma đã đồng sáng lập ra Jade Dynasty và Jonesky (Tianxia), 2 công ty sản xuất truyện tranh lớn nhất Hồng Kông. Những năm 80 đó được coi là thời kỳ hoàng kim của truyện tranh Hồng Kông. Truyện tranh Hồng Kông ngay từ khi xuất phát đã được định hướng cho phù hợp với thị trường tranh truyện Hồng Kông nhưng rốt cuộc thì nó vẫn không nằm ngoài văn hoá truyện tranh Trung Quốc. Hầu hết cốt truyện đều về một anh hùng Trung Quốc đấu tranh chống lại một kẻ xấu đến từ Nhật bản. Trong khi nhiều người tin tưởng rằng tranh truyện Hồng Kông đã tìm thấy vùng đất của riêng mình trong nền công nghiệp bạc tỉ này thì rất nhiều ý kiến cho rằng tranh truyện Hồng Kông chịu ảnh hưởng nặng nề từ manga của Nhật Bản. Trong khi độc giả hoan hỉ với các sáng tác kungfu mới thì cũng có người hoài nghi "Liệu có phải thực sự đáng mu ừng hay không." Tâm trạng rối bời của độc giả cũng là tâm lý của các nhà xuất bản truyện tranh và hoạt hình: "Truyện tranh Hồng Kông có gì khác ngoài kungfu hay không?" Mặc dù không thể phủ nhận đề tài kungfu là một đề tài "muôn thưở" vẫn hấp dẫn của văn học nghệ thuật Trung Hoa tuy nhiên phải thừa nhận rằng cùng với năm tháng thể loại này đã trở nên cũ kỹ và thiếu đi hơi thở đời sống. Trong khi tạo hình và nhân vật được sáng tạo rất cầu kỳ và công phu, tình tiết truyện cũng "dài hơi" và rắc rối. Bạn nào là fan của Phong Vân thì cũng đã phải trải qua tâm trạng chờ đợi bộ truyện này cứ kéo dài dài mãi mà không biết hồi kết ra sao. Trong khi đó thì manga Nhật Bản lại vô cùng phong phú về thể loại và chủ đề. Truyện tranh về học đường, công sở... dành cho người già, trẻ em... dành cho nam giới và nữ giới... Gần như tất cả những gì bạn nghĩ ra được thì đều có thể thấy xuất hiện trong manga. Không những có khác biệt và thú vị của nhân vật mà ngay cả những tác giả cũng có một phong cách rất riêng. Một hệ quả của cuộc cạnh tranh không cân sức này là vào giữa những năm 90 truyện tranh của Hồng Kông bắt đầu có sự tụt dốc. Và điều mà không chỉ các họa sĩ mà bản thân độc giả chúng ta cũng có thể nhận ra hạn chế của truyện tranh Hồng Kông như trên. Tất yếu là các họa sĩ sẽ phải thử nghiệm với những thể loại và kỹ thuật mới. Trong khi không còn mấy ai yêu thích thể loại Kungfu nữa, các thị trường Manhhua muốn phát triền thì có lẽ các tác giả của Hồng Kông cần bắt đầu đi tìm những vùng đất thú vị khác.
Bác nên lập 1 topic trong box Anime Manga , trong đó có nhiều tay thành thạo tiếng Trung , có thể tìm luôn link full truyện cho bác luôn
Thời này vẫn còn chơi mà. Chẳng qua là chỗ bạn ít chơi và những hình ảnh trong bộ bài cũng được thay đổi theo thời đại.