các Item phần lớn là Nhamte vẽ devil chỉ đưa hình và tổng hợp thui Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Hắc Long Phá Nhật Nam Việt Long Ấn Long Tuyền Kiếm ( made by nhamte ) Thuận Thiên Kiếm : ( made by nhamte ) Chuông Quy Điền : Phổ Minh Đỉnh : Hoài Văn Kỳ - Lá Cờ Thêu Sáu Chữ Vàng Nam Quốc Sơn Hà Thái Ất Thần kinh : Binh Thư Yếu Lược : Vạn Kiếp Tông bí truyền thư Bình Ngô Sách [/SIZE] Ngự Long Bảo Mã Hắc Thiết Mã [/SIZE] Mình xin đóng góp tí ý kiến về Item như sau
bài viết trước tôi đã đưa ra một số đề nghị Item của 4 nhân vật là : Nguyễn Bỉnh Khiêm L52 W62 I95 P96 C89 Skill giựt sét hoặc Scocery j` đấy Nguyễn Trãi L89 W69 I100 P94 C 93 ( ưu tiên Int ) Skill phản Stategy của những thằng Int thấp hơn Trần Hưng Đạo L1000 W92 I85 P90 C91 ( ưu tiên Lead và vì tôi là fan của ông nên chỉ số hơi Imba ) Skill : jì cũng đc miễn là Imba vào Nùng Chí Cao L81 W95 I33 P36 C89 j` cũng đc nhưng bt thôi hôm nay xin bổ sung thêm vài vị nữa : Long Tuyền Kiếm ( made in nhamte ) Thuận Thiên Kiếm : ( made in nhamte ) Khi ấy Nhà-vua cùng người ở trại Mục-sơn là Lê Thận cùng làm bạn keo sơn. Thận thường làm nghề quăng chài. Ở xứ vực Ma-viện, đêm thấy đáy nước sáng như bó đuốc soi. Quăng chài suốt đêm, cá chẳng được gì cả. Chỉ được một mảnh sắt dài hơn một thước, đem về để vào chỗ tối. Một hôm Thận cúng giỗ (ngày chết của cha mẹ) nhà vua tới chơi nhà. Thấy chỗ tối có ánh sáng, nhận ra mảnh sắt, nhà vua bèn hỏi: - Sắt nào đây? Thận nói: - Đêm trước quăng chài bắt được. Nhà vua nhân xin lấy. Thận liền cho ngay. Nhà vua đem về đánh sạch rỉ, mài cho sáng, thấy nó có chữ "Thuận Thiên", cùng chữ "Lợi". Lại một hôm, nhà vua ra ngoài cửa, thấy một cái chuôi gươm đã mài-dũa thành hình, nhà vua lạy trời khấn rằng: - Nếu quả là gươm trời cho, thì xin chuôi và lưỡi liền nhau! Bèn lấy mảnh sắt lắp vào trong chuôi, bèn thành ra chuôi gươm. Tới hôm sau, lúc đêm, trời gió mưa, sớm ngày mai, hoàng hậu ra trông vười cải, bỗng thấy bốn vết chân của người lớn, rất rộng, rất to. Hoàng hậu cả kinh, vào gọi nhà vua ra vườn, được quả ấn báu, lại có chữ Thuận Thiên (sau lấy chữ này làm niên hiệu) cùng chữ Lợi. Nhà vua thầm biết ấy là của trời cho, lòng lấy làm mừng, giấu giếm không nói ra. Truyền thuyết kể tiếp rằng, sau Lê Lợi dùng thanh gươm báu đó làm gươm chiến đấu, xông pha chém địch nhiều trận, cuối cùng đuổi được quân Minh làm vua ko còn nghi ngờ gì nữa đây là Tuyệt Thế Hảo Kiếm của Việt Nam xứng đáng +7 Lead + 5 War chỉ số Lê Thái Tổ : L80 W58 I72 P75 C99 ( NV ưu tiên Charm ) Skill x2 lương thực đang phân vân Hoài Văn Kỳ - Lá Cờ Thêu Sáu Chữ Vàng háng 10 năm 1282, các vua Trần mở hội nghị Bình Than để bàn kế chống quân Nguyên. Đại Việt Sử ký Toàn thư (ĐVSKTT) chép: Vua thấy Hoài Văn Hầu Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Kiện đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Sau đó Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ :"Phá cường địch, báo hoàng ân" (phá giặc mạnh, báo ơn vua). Sau này, khi đối trận với giặc, tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không dám đối địch. Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước vương. cấu hình đề nghị : +5 Lead Chỉ Số Trần Quốc Toản : Lead 85 War 89 Int 69 Pol 49 Charm 85 Skill divine Spear Nam Quốc Sơn Hà Lý Thường Kiệt (chữ Hán: 李常傑; tên thật là Ngô Tuấn吳俊; 1019–1105) là một danh tướng nhà Lý có công đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075-1077. trong đây cũng phân tích rõ đánh Tống như thế nào tuy có vài chỗ chưa chính xác nhưng cũng đáng tham khảo http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_Th%C6%B0%E1%BB%9Dng_Ki%E1%BB%87t Nam quốc sơn hà là bài thơ mà nhiều tài liệu sử sách cũng như dân gian cho là của ông viết và cho đọc tại đền thờ anh em Trương Hống, Trương Hát trên bờ sông Như Nguyệt để cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân Đại Việt chống lại quân Tống. cấu hình đề nghị : +5 Charm + 5 Lead Chỉ số của LTK như sau : Lead 94 War 79 Int 91 Pol 79 Charm 89 skill thì sau 1 turn hồi Will là hợp lý nhất Team làm Patch có nghĩ ra ai lãnh đạo Force VN chưa nếu chưa thì mình vote 1 phiếu cho " Trần Nhân Tông " và mình cũng nghĩ rằng khi edit tướng VN đừng nên Imba quá nên chia cấp bậc Đại Tướng : Trần Hưng Đạo ; Lý Thường Kiệt ; Nguyễn Trãi ; ..... thì nhiều chỉ số 9x ( hoặc phang 100 cũng ko ai ý kiến j` đâu ) Trung Tướng : Trần Quốc Toản ; Nùng Chí Cao thì nhiều chỉ số 8x Ăn hại tướng : cũng nên có một vài tên chỉ số ngang ngang với Triệu Phạm là chuẩn P/s : sau khi nghiên cứu Item quả cam thần kỳ thì hiện h đang tìm hiểu và băn khoăn về Item của Nguyễn Thị Lộ là "Chùm Vải Oan Nghiệt "
Trần Khánh Dư : wa tài liệu e đọc thì có tài kinh tế với quan điểm " Sĩ Nông Công Thương " và là tướng giỏi thủ thành ; có thể làm một cuốn sách + Pol cho ông Trần Nhật Duật : Thái Úy quốc công lập công lớn trong việc đối nội ; sách vở ít nói đến Item của ông vì vậy ta nên chế cho ông 1 món Item nào đó +Pol cũng đc ( Nhật Duật tân thư chẳng hạn ) Yết Kiêu : thì có cái Dùi trủy thủ thần thánh đi đục tàu đấy +3 War Dã Tượng : nổi bật nhờ tài khiển voi ; add Item là con voi : Retreat ; mà ko nhất thiết tướng nào cũng phải có Item đâu nhỉ còn về Trần Hưng Đạo e thấy Lead 100 là xứng đáng rồi ; Bạch Khởi ; Hàn Tín cũng Lead 100 kia mà Lead Force là vua thường đối nội it khi thân chinh nên Pol cao là chính Lead tầm lân cận 90 thui đơn cử vũ khí của Trần Hưng Đạo của Lý Thường Kiệt Nùng Chí Cao Hòang Sư Mậu và Đại Phủ của Phạm Ngũ Lão
Vụ item thì còn nhiều nan giãi bởi sợ tông màu và kiếm khí 0 phù hợp với avatar và đồ họa RTK11, mọi người cứ kiếm nét vẽ nước của Tàu là chắc ăn hơn cả và đẹp
tông màu thì 1 người rành PTS sẽ làm được thui có thể Nhamte làm được vài thanh kiếm nhìn ko cầu kỳ lắm
bổ sung thêm 2 món Item cho Lê Lợi và Trần Nhân Tông Chuông Quy Điền : Chùa Một Cột còn có tên là chùa Diên Hựu xây ngay ở trung tâm của kinh thành Thăng Long. Ngôi chùa được dựng lên trong giai đoạn đầu tiên bắt nguồn từ một giấc mơ. Tương truyền rằng: vào năm 1049, vua Lý Thánh Tông nằm chiêm bao thấy Phật Quan Âm hiện ra, cầm tay nhà vua dẫn lên toà sen. Khi tỉnh dậy nhà vua đã đem toàn câu chuyện kể cho triều thần nghe. Có người cho là điềm không lành. Nhà sư Thiền Tuệ khuyên nên xây chùa ở trên cột đá giữa hồ làm toà sen thờ đức Quan Âm. Khi xây cất xong, nhà vua lại sai lập trai đàn chẩn tế để cầu cho nhà vua được sống lâu. Vì thế có tên là chùa Diên Hựu. Năm 1105 Lý Nhân Tông ban sắc chỉ cho sửa chữa lại toàn bộ ngôi chùa nầy, trước sân lại còn cho xây thêm một bửu tháp. Ba năm sau đó, Ỷ Lan Phu Nhân cũng cho đúc một quả chuông rất to, tương truyền là nặng đến một vạn hai nghìn cân. Chuông nầy có tên là Giác Thế Chung, ngụ ý là tiếng chuông sẽ thức tỉnh người trên cõi đời. Chuông nầy được liệt vào một trong Tứ đại khí trong thời bấy giờ. Nhưng sau khi hoàn thành thì chuông gióng lên không kêu liền cho đem bỏ ngoài ruộng, có nhiều rùa. Chuông có tên là chuông Quy Điền. Năm 1105 vua Lý Nhân Tông ngôi chùa nầy tu bổ đã cho xây 2 ngọn tháp chỏm trắng. Một số giả thuyết cho rằng chùa trước lớn hơn bây giờ, nhưng không có bằng chứng rõ ràng. Chùa xây trên trụ đá hình bát giác, mỗi cạnh có một khối gỗ chống từ cột lên xà ngang. Từ xà ngang hướng lên phía trên có 8 cột chống. Chùa cất theo bố cục hình vuông; các góc đều được trang trí khá tinh vi. Mái được lợp ngói uyên ương (âm dương) ở phần chánh điện và ngói ngang ở phần sau. Từ bờ hồ đi vào có xây một bậc thang dùng làm lối đi chính vào chùa. Cho đến thế kỷ XV, quân Minh đem quân sang xâm lăng nước ta, chiếm được thành Đông Quan (tức là Hà Nội sau nầy). Lê Lợi đem quân từ Lam Sơn ra chống lại quân thù, bao vây thành lũy của chúng rất gấp. Vì thiếu vũ khí đạn dược, cho nên tướng Minh là Vương Thông đã sai quân lính đem phá hủy chuông nầy để lấy đồng đúc khí giới. Lê Lợi thắng giặc đem lại thịnh trị cho đất nước, nhưng chuông Quy Điền thì đã không còn lại nữa. Phổ Minh Đỉnh : Đây là môt chiếc đỉnh rất lớn (nên có sách chép là chiếc vạc Phổ Minh, vì căn cứ theo truyền thuyết là hai người có thể chạy đuổi bắt nhau ở trên thành miệng của chiếc vạc nầy). Chiếc đỉnh được dựng tại chùa Phổ Minh, còn gọi là chùa Tháp. Chùa nằm ở xã Tức Mạc (nay là xã Vương Lộc) ngoại thành Nam Định, được xây dựng vào đời nhà Lý. Đỉnh Phổ Minh đúc vào đời vua Trần Nhân Tông (thế kỷ XIII): chiều sâu 4 thước, rộng 10 thước ta, nặng 6,150 cân ta (căn cứ theo bài "Phổ Minh Tự Đỉnh" được phụ chép ở phần cuối sách Ức Trai Thi tập của Nguyễn Trãi). Chiếc đỉnh quan trọng nầy cũng đã bị quân Minh phá hủy. trước tháp cao đặt ở sân chùa Phổ Minh hiện vẫn còn các trụ đá kê chân đỉnh. Chiếc đỉnh đó không những chỉ lớn mà kiến trúc lại rất đẹp, do những nghệ nhân xuất sắc tại kinh thành Thăng Long đúc nên. tài liệu xem ở http://www.vietlyso.com/forums
Cái đỉnh Phổ Minh và Chuông Quy Điền được đấy. Nhưng chưa biết có add Item vào được không đây. Mọi người cứ hoàn thiện phần Item đi, nhưng vừa vừa thôi, không thì bọn Tàu nó lấy hết . Con voi mamuts của các Bà không được đâu. Item gì mà quá khủng long thế.:P Cám ơn Nham te về quả cam. Sao lại không phải triện ngọc đỏ mà là triện ngọc xanh. Hoàng Ân phải dùng màu đỏ chứ. Chủ yếu tập trung binh khí thôi, ngựa và cung, binh khí
@photon : cái dao lam ..... dùng làm phi tiêu àh ; 2 con ngựa trông đẹp thật @trinhphuctuan : mấy cái thần khí thì add vào thôi ko cần bonus cũng được ; chủ yếu cho người chơi nhớ tới nó @to all : đang suy nghĩ nên add cho ai full set Dark Iron của Thánh Gióng tô màu thần bí kích thích trí tò mò của người chơi có lý đấy
Trống Đồng Đông Sơn ; Trống đồng Đông Sơn là tên một loại trống tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn của người Việt cổ. Nhiều chiếc trống loại này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà người ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù của truyền thuyết Việt Nam. + 5 Lead :P
Bình Ngô sách của Nguyễn Trãi, Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt, devil tìm thêm Hịch Tướng Sĩ của Trân Hưng Đạo cho đủ bộ:)
Hịch tướng sĩ Tháng 12 năm Giáp Thân 1284, hiệu Thiệu Bảo năm thứ 6, đời Trần Nhân Tông, đại binh Thoát Hoan tiến đánh Chi Lăng, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thất thế đưa quân chạy về Vạn Kiếp. Vua Nhân Tông thấy thế giặc mạnh, cho mời Hưng Đạo Vương về Hải Dương mà phán rằng: "Thế giặc to như vậy, mà chống với chúng thì dân chúng bị tàn sát, nhà cửa bị phá hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để cứu muôn dân ?" Vương tâu: "Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng Tôn miếu Xã tắc thì sao? Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu thần đi đã, rồi sau hãy hàng !!" Vua nghe thế yên lòng. Hưng Đạo Vương trở về Vạn Kiếp hiệu triệu 20 vạn quân Nam, và thảo bài Dụ chư tỳ tướng hịch văn (Hán văn: 諭諸裨將檄文, thường gọi là Hịch tướng sĩ) để khuyên răn tướng sĩ, đại ý khuyên binh sĩ học tập và rèn luyện võ nghệ, khuyên các tướng học tập trận pháp theo sách Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2. cấu hình đề nghị : +5 Charm http://vi.wikipedia.org/wiki/Hịch_tướng_sĩ bản dịch gần với bản gốc nhất tại đây đọc bao lần nhưng lần nào đọc cũng ghiền :P http://vietsciences.free.fr/vietnam/danhnhan/vua/tranhungdao_hichtuongsi.htm
Kéo chỉ số Lead của cụ Nguyễn Trãi xuống 1 ít vì chưa thấy cụ đích thân cầm quân đi đánh trận nào, chỉ số int và pol cao là hợp lý...Lý Thường Kiệt thì war bèo thui vì ông ấy là thái giám mà, Tôn Tẫn bị chặt 2 chân Koei cho war có 1 >.<...Trần Hưng Đạo cho war 9x hình như hơi quá tay, tui không nghĩ ông ấy duel thắng Trần Quốc Toản được ...
ọc ọc cái cái hình đề mấy chử đó ko giống 諭諸裨將檄文..để em edit lai cho gi6ong1 tí ..khâu edit lại để em cho
ờ đang áy náy cái vụ chữ đó mãi may mắn có nhamte ; nếu có t/g thì fix mấy cái trên bài 1 lun nhé bạn