Hậu duệ của các danh tướng tam quốc giờ ra sao!!!

Thảo luận trong 'Linh Vương' bắt đầu bởi PhóngViên BBC, 12/5/09.

  1. PhóngViên BBC

    PhóngViên BBC Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    10/5/09
    Bài viết:
    128
    Chiến trường đang mau lửa,,còn ae lên forum post bài có vẻ căng thẳng quá..Thôi thì iem mạn phép làm vài bài thư giãn nói về hậu duệ các danh tướng tam quốc vậy.

    Bài 1: Hậu duệ của Mã Siêu đẹp zai:
    Không ai ngờ rằng, sau gần 1.800 năm, hậu duệ của Mã Siêu (176 - 223), một trong "Ngũ hổ tướng" thời Tam Quốc lại được tìm thấy ở Armenia - quốc gia liên lục địa giữa châu Âu và tây nam châu Á.
    [​IMG]
    Tưởng chừng tuyệt tích
    Thời Tam Quốc, hai cha con Mã Đằng và Mã Siêu là nhân vật bi kịch của chính trường và là nạn nhân của Tào Tháo. Là một danh tướng vùng tây bắc Trung Hoa, hậu duệ của Phục Ba tướng quân Mã Viện, từ năm 211 Mã Siêu thống lĩnh 10 vạn binh chống lại quân Tào ở Đồng Quan, nhiều lần đánh cho Tào Tháo thất điên bát đảo, phải "cắt râu cởi áo" trốn chạy. Nhưng sau bị trúng kế ly gián, Mã Siêu bại binh, phải chạy về Thục theo Trương Lỗ, cuối cùng theo Lưu Bị, được phong làm Bình Tây tướng quân. Khi Vệ uý Mã Đằng bị Tào Tháo giết, gia tộc họ Mã ở Hứa Xương và Nghiệp Đô bị họa "diệt môn", tru di ba họ. Đến khi Trương Lỗ theo Tào Tháo, gia thuộc của Mã Siêu ở Hán Trung lại bị một phen thảm sát. Do đó, hậu thế cho rằng, gia tộc Mã Siêu đã bị tuyệt diệt...
    Thế nhưng, đầu thế kỷ XXI, nhà sử học nổi tiếng Trung Quốc là GS Tô Trọng Tường công bố một phát hiện chấn động: Một truyền nhân của Mã Siêu là Mã Kháng đã thoát được họa tru di, trốn đi và phục hưng gia tộc họ Mã ở tận Armenia, hình thành nên gia tộc Mamikonean lừng danh. Nghiên cứu của GS Tô căn cứ vào bộ "Lịch sử Armenia" vào thế kỷ thứ V của sử gia Pawstos Buzand - người được mệnh danh là "cha đẻ của sử học Armenia".
    Theo đó, vào đầu thế kỷ thứ III, có một nhánh người Trung Hoa di cư sang Armenia, người đứng đầu tên là Mamik (tức Mamgon hay Mã Kháng), tự xưng là thuộc hoàng tộc Trung Hoa, do đắc tội nên phải trốn sang Ba Tư (tức Iran ngày nay). Triều đình Trung Hoa truy nã đến Ba Tư, yêu cầu giao nộp, hoàng đế Ba Tư lúc này là Adrashir I chỉ cho những người lánh nạn vượt về phía tây đến Armenia. Hoàng đế Armenia đương thời là Adrashir II phân phong cho Mamik ở vùng Dalung, hình thành nên gia tộc Mamikonean. Tính thời gian trị vì của hoàng đế Adrashir I là năm 226 - 240, Adrashir II là năm 217 - 238 thì ứng vào thời điểm gia tộc họ Mã ở Trung Quốc bị họa diệt tộc.

    Gặp lại cố nhân
    Đầu năm 2005, nhóm phóng viên Tân Hoa Xã đã sang Armenia, tìm gặp những người trong gia tộc Mamikonean. Tại Thủ đô Yerevan, các phóng viên gặp được đại diện của gia tộc này là Suri Mamikonean, phó hội trưởng Hội Liên hiệp hữu nghị Gia tộc Mamikonean. Khi gặp phóng viên Mã Lương, Suri vui vẻ nói: "Thực ra tôi cũng là họ Mã, tổ tiên tôi đến từ Trung Quốc". Nhưng Suri không biết rốt cuộc ông tổ từ Trung Quốc là ai.

    Theo "Lịch sử Armenia", Mamikonean một gia tộc hùng mạnh vào thời cổ trung đại của Armenia, đến nay vẫn còn rải rác ở vùng Tây Á. Gia tộc Mamikonean có công lớn trong việc giúp Armenia bảo vệ lãnh thổ, chống Ba Tư... Các hậu duệ của gia tộc này như Gardan Mamikonean, Garan Mamikonean đã trở thành anh hùng dân tộc của Armenia. Năm 1991, nước này đã lập ra huân chương "Gardan Mamikonean" tặng cho những người có cống hiến đặc biệt cho độc lập dân tộc. Tại Thủ đô Yerevan cũng có tượng người anh hùng này.

    Theo GS Tô Trọng Tường, Mã Siêu có hai em là Mã Hưu và Mã Thiết, có ba con là Mã Thu, Mã Thừa, Mã Vân Lộc. Rất có thể Mã Kháng thuộc dòng trực hệ của gia tộc họ Mã may mắn thoát họa mới có thể hưng khởi gia tộc hùng mạnh ở xứ người. Thời gian Mã Kháng đến Armenia tỵ nạn là đúng vào thời Tam Quốc. Đối chiếu với các sự kiện sử chép như dòng họ (Mã), bị giết cả dòng tộc, bị triều đình truy nã... thì chỉ có dòng Mã Siêu là tương ứng. Khả năng Mã Kháng là hậu duệ của Mã Siêu là rất cao. Khi nghe nói dòng họ Mamikonean là hậu duệ của danh tướng Mã Siêu và xa hơn nữa là Mã Viện, ông Suri Mamikonean cảm động nói: "Thì ra tổ tiên của chúng tôi ở Trung Quốc cũng là dũng tướng trên sa trường".


    Hậu duệ của Gia Cát Lượng râu dê


    Thời Tam Quốc trôi qua hơn 1800 năm, giờ đây hậu duệ của những nhân vật lừng lẫy một thời như Gia Cát Lượng, Lưu Bị, Tào Tháo, Quan Công, Trương Phi, Mã Siêu.... đang sống như thế nào?
    "Tôi là Gia Cát Tử Kỳ, hậu duệ đời thứ 63 của Khổng Minh Gia Cát Lượng" - lời giới thiệu của cô siêu mẫu thời trang người Canada gốc Hoa khiến hàng ngàn khán giả vỗ tay tán thưởng.
    [​IMG]

    Ký ức gia tộc

    Tên tiếng Anh của Gia Cát Tử Kỳ là Marie Zhuge, sinh năm 1983 tại Bắc Kinh. Lên 6 tuổi theo gia đình sang định cư tại Canada, năm 2004 trở về Hồng Kông làm người mẫu cho công ty người mẫu nổi tiếng Calcarries. Theo tiết lộcủa những nhà sản xuất chương trình thì Tử Kỳ có tố chất di truyền của ông tổ Gia Cát Lượng: Rất thông minh, nắm bắt rất nhanh các kỹ xảo, tư thế tạo hình cũng như lời thoại. Thỉnh thoảng cô cũng bắt chước ông tổ ngày xưa, xem chỉ tay, bói dịch, xem phong thuỷ cho người khác.

    Gia Cát Tử Kỳ kể rằng cô không nhớ rõ dung mạo của ổng tổ như thế nào. Trong bộ gia phả "Gia Cát thị tổng phổ" chép trên vải lụa, cô chính là hậu duệ đời thứ 63. Bộ gia phả này đã qua 15 lần tu chỉnh, lần đầu là vào đời Nam Tống (đầu thế kỷ XVIII), lần cuối là năm 1947. Những chuyện kể của các tiền bối trong gia tộc về ông tổ Gia Cát Lượng (181-234) giúp cho Gia Cát Tử Kỳ phân biệt được chỗ nào là thật, chỗ nào là giả trong Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Cô nói: " Về trận Không thành kế (kế mở rộng thành) đánh lừa Tư Mã Ý, ông cố tôi nói là do Thường thắng tướng quân Triệu Tử Long làm chứ không phải do ông tổ Gia Cát Lượng của tôi làm".

    Về tên gọi của mình, Tử Kỳ cho biết: "Theo quy định trong gia tộc, tôi phải đặt tên 2 chữ. Cái tên "Tử Kỳ" của tôi là nhờ người trong gia tộc tìm đặt, ngụ ý là "bình an, ra ngõ gặp quý nhân". Nhưng mà, gia tộc đã đem đến cô không chỉ một cái họ, một cái tên....

    Không quên cội nguồn, chú trọng hiếu đạo

    Cha của Gia Cát Tử Kỳ chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu hàng điện tử, tuy di cư sang Canada nhưng vẫn cố giữ nếp sống theo gia phong ngà trước. "Nhà của tôi ở Canada đặt kệ sách quanh các bức tường, có đến hàng ngàn cuốn sách chữ Hán. Cha tôi luôn khuyến khích tôi viết chữ Hán bằng bút lông và tập vẽ tranh thuỷ mặc, nói rằng những thứ ấy giúp con người tĩnh lặng, bình hoà, rèn luyện sức tập trung cũng như hồi dưỡng khí chất". Tử Kỳ cũng được tập luyện kỹ về piano và vũ đạo.

    Trong nhà Tử Kỳ ở Canada, bữa ăn tối bắt buộc mọi thành viênphải có mặt, ăn uống, trò chuyện đủ các thứ, từ chuyện đời thường đến quốc gia thời sự. Ở Hồng Kông, Tử Kỳ cũng thoải mái đàm luận chuyện thời sự với ký giả, từ chuyện chính trường Đài Loan đến chuyện Tổng thống Mỹ Obama nhậm chức.
    "Đáng tiếc là tôi biết nhiều thứ nhưng không tinh thông một thứ nào. Tôi biết, cha tôi dạy tôi rất nhiều để bồi dưỡng nhân cách, tư tưởng cho tôi. Cha tôi là người con chí hiếu, đối với ông tôi luôn một mực tôn kính" - Tử Kỳ nói. Chính vì chịu ảnh hưởng sâu sắc vì hiếu đạo của người cha, nên khi đến sống ở Hồng Kông, được hỏi về vấn đề lối sống của thanh thiếu niên ở đây, Tử Kỳ than rằng: "Các bạn trẻ bây giờ chẳng giữ lễ phép ngay cả với người già, thử hỏi làm sao họ hiểu về tôn trọng người khác hay tôn trọng bản thân? Vì thế, vấn đề "Lễ - Nghĩa - Liêm - Sĩ" mà người xưa đề xướng đến nay vẫn còn giá trị".


    Tại Trung Quốc hiện nay, hậu duệ các chi của Khổng Minh Gia Cát Lượng có khoảng 8000 người sống trong 11 thôn trấn thuộc 3 huyện thị là Kiến Đức, Lan Khuê, Long Du của tỉnh Triết Giang. Nổi tiếng nhất là thôn Gia Cát ở thị trấn Lan Khê, là trung tâm hoạt động của hậu duệ dòng Gia Cát với khoảng 2500 người. Nơi đây, riêng đời Minh, Thanh đã có 5 tiến sĩ, 11 cử nhân, hàng trăm tú tài. Các chuyên gia, học giả Trung Quốc đang đề nghị đổi nơi đây thành TP Võ Hầu.


    Hậu duệ của Quan Công


    Giới thương nhân gốc Hoa cỡ lớn trên thế giới không mấy người không biết đến cái tên Quan Anh Tài - người được xưng là "Thuyền vương Brunei", "Cự phú công thương Đông Nam Á"... Nhưng ít ai biết Quan Anh Tài (ảnh nhỏ) là hậu duệ đời thứ 72 của "Võ Thánh" Quan Công thời Tam Quốc.

    Chân dung hậu duệ...


    Quan Anh Tài sinh năm 1923 tại Kim Kê, Giang Môn, tỉnh Quảng Đông. Vốn là hệ chánh của Quan Công, tổ tịch ở Sơn Tây, sau khi triều Thục suy vong, dòng họ Quan dần dần chuyển xuống phía Nam, đến Phúc Kiến, Quảng Đông lập nghiệp.
    Năm 15 tuổi, khi mới học xong tiểu học, Quan Anh Tài một mình rời Quảng Đông sang vùng Đông Nam Á mưu sinh. Đến Brunei (người Hoa gọi là Văn Lai) với hai bàn tay trắng, Quan Anh Tài xin làm phụ xe rồi trở thành tài xế xe ô tô loại nhỏ. Cần cù, chịu khó với quan niệm "Không tận lực, khó nên giàu", mỗi ngày Quan Anh Tài làm việc hơn 14 tiếng liên tục. Đầu những năm 1950, tích luỹ được ít vốn và kinh nghiệm, Quan Anh Tài mở một hãng xe buýt nhỏ. 10 năm sau, chớp thời cơ phát triển kinh tế ở Brunei, ông quyết định mở Công ty Xây dựng Anh Tài và Công ty Kim khí điện máy Mã Lai Dịch. Sự nghiệp ngày càng phát đạt, ông lấn sang các lĩnh vực ăn uống, giải trí, mở nhà hàng hải sản Brunei. Năm 1972, ông chuyển sang kinh doanh ở lĩnh vực hàng hải và địa ốc. Năm 1978, Quan Anh Tài sang Singapore lập công ty sửa chữa tàu biển, rồi sang Malaysia mở cơ sở lớn kinh doanh ngành phục vụ tàu biển và ăn uống. Hầu như lĩnh vực kinh doanh nào ông cũng thành công, giới thương nhân người Hoa gọi sự nghiệp của ông sáng rỡ như "mặt trời chiếu giữa trưa".
    [​IMG]

    ...không quên cố quốc

    Hơn 70 năm lập nghiệp ở nước ngoài, Quan Anh Tài không quên cố quốc. Năm 1986, được biết Chính phủ Trung Hoa cho phép Hoa kiều được gửi tiền về nước, Quan Anh Tài nhiều lần gửi tiền về quê cũ ở Quảng Đông, Hà Nam, Hà Bắc tài trợ làm từ thiện, trường học, cầu cống, đường sá đến hơn 10 triệu nhân dân tệ (hơn 1 triệu USD) và được tặng danh hiệu "Công dân danh dự" của hơn 10 tỉnh thành, địa phương. Năm 2004, Quan Anh Tài được tiếp kiến thân mật với Tổng thống Mỹ Bush, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và các quan chức cấp cao Trung Quốc. Năm nay 87 tuổi, Quan Anh Tài vẫn khoẻ mạnh và hiện là chủ tịch Tổng hội Long Cương quốc tế (gồm thành viên là hậu duệ của Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi và Triệu Vân).

    Tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2007, Quan Anh Tài đưa thư mời Bill Gates sang thăm Hải Nam và hỗ trợ ông xây dựng "khu văn hoá Quan Công" tại đây. Trong thư Quan Anh Tài nhấn mạnh ông "là hậu duệ đời thứ 72 của Quan Công". Ông mong muốn Bill Gates hỗ trợ xây dựng "Khu văn hoá Quan Công" cùng bức tượng Quan Công cao nhất thế giới 118m tại Hải Nam để "thúc đẩy giao lưu văn hoá quốc tế, phát huy tinh thần "dũng, tín, nghĩa, thành" của Quan Công trong văn hoá cũng như kinh doanh trong thời kỳ hội nhập. (Còn nữa)

    Theo "Quan thị tộc phổ", Quan Công là hậu duệ đời thứ 27 của trung thần Quan Long Phùng đời Hạ Kiệt - bị giết vì can gián vua. Ông nội Quan Công là Quan Thẩm, cha là Quan Nghị đều là người tinh thông kinh sách. Quan Công (Công Nguyên 161 - 219), tên thật là Quan Vũ, tự Trường Sinh, sau đổi là Vân Trường. Người có tướng lạ, sức khoẻ địch nổi muôn người, kết nghĩa huynh đệ với Lưu Bị, Trương Phi cùng lao động đường phố nhà Hán, đứng đầu trong "Ngũ hổ tướng" nước Thục. Năm 219, Quan Công mắc mưu tướng Đông Ngô là Lục Tốn, thất thủ Kinh Châu, bị bắt và chém tại Mạch Thành lúc 58 tuổi. Sau khi nhà Nguỵ nắm quyền, con cháu họ Quan đổi thành họ Môn để tránh họa, đến đời Tây Tấn mới lấy lại họ Quan. Quan Công có con ruột là Quan Hưng, tài giỏi nhưng chết sớm, để lại hai cháu trai là Quan Thống và Quan Di. Đích tôn Quan Thống không có con, dòng Quan Di trở thành đại tông phái chính của hậu duệ Quan Công đến nay.


    Hậu duệ của Tào Tháo-thần tượng của gvn: cụ làm vua con cháu làm sãi quét chùa và nông dân

    Trong chu vi 100km dọc theo bờ sông Phú Xuân (tại huyện Phú Dương, tỉnh Triết Giang, trọng điểm văn hoá lịch sử của Trung Quốc) là nơi tụ cư hàng ngàn năm nay của hậu duệ ba hoàng đế lừng danh thời Tam Quốc: Thục đế Lưu Bị, Ngô đế Tôn Quyền và Nguỵ đế Tào Tháo.

    "Sống Kim, chết Lưu"

    Thôn Thự Tinh, xã Ngư Sơn, huyện Phú Dương là vùng định cư của hậu duệ Thục đế Lưu Bị (161 - 223). Trong thôn có đền thờ Lưu Bị, hầu hết thôn dân đều mang họ Kim. Ông Kim Khôn Tiều, hậu duệ đời thứ 73 của Lưu Bị cho biết, bộ gia phả "Phú Xuân Lưu thị tông phổ" là báu vật trấn môn của gia tộc họ Lưu.

    Theo gia phả ghi lại, sau khi Tư Mã Viêm soán Tào lên ngôi, lập ra nhà Tấn, kết thúc thời Tam Quốc, ra "chiếu diệt Lưu" (Tru Lưu chiếu) thì gia tộc họ Lưu phải rời vùng Tứ Xuyên đi tị nạn. Trong gia tộc quy định, họ Lưu bỏ đi bộ "mão" và bộ "đao", còn lại chữ Kim và lấy đó làm họ.

    Gần 200 năm sau, triều Tấn diệt vong mới khôi phục lại họ Lưu. Nhưng đến đời Minh, dòng dõi Lưu Bị là hoạn quan Lưu Cẩn lộng quyền, năm 1510 bị xử lăng trì, triều đình lại muốn tru diệt họ Lưu nên con cháu họ Lưu lại chuyển thành họ Kim và di tản đến Triết Giang. Dòng họ Lưu lúc còn sống đều lấy họ Kim, chết đi mới thờ lại họ Lưu, đây là quy định "Tử Lưu hoạt Kim" (sống Kim, chết Lưu) của hậu duệ Lưu Bị. Long Môn: 96% là con cháu Tôn Quyền Thị trấn cổ Long Môn ở Phú Dương có hơn 7.000 người thì 96% là con cháu Ngô đế Tôn Quyền (182 - 252) và định cư ở đây đã hơn ngàn năm. Thị trấn này rộng khoảng 2km2, kiến trúc theo lối mê cung, đến nay còn giữ hoàn chỉnh các quần thể kiến trúc cổ độc đáo đời Nguyên, Minh, Thanh. Nổi tiếng có Từ đường họ Tôn, Lạc Thiện Đường, Minh Triết Đường, Bách Sư Đường, Đồng Hưng tháp... Tổ tiên của Tôn Trung Sơn cũng khởi nguồn từ đây. Gần đó có thôn Hoá Trúc cũng là một điểm tụ cư của con cháu Tôn Quyền, đều là hậu duệ của hoàng tử thứ ba của Tôn Quyền là Tôn Hoà và cháu là Tôn Hạo. Nơi đây còn giữ được bộ "Phú Xuân tông thị gia phổ" 57 cuốn do hoàng đế các đời Minh, Thanh nhuận sắc, được xem là "hoàng gia ngọc điệp" vô cùng trân quý.

    [​IMG]

    Thuỷ tổ của Tôn Quyền vốn là họ Trần tên Thư, người thời Xuân Thu, sau có công được Tề Vương ban họ Tôn... Tính ra đến nay dòng họ này đã truyền hơn 90 đời. Tôn Quyền tự là Trọng Mưu, giỏi về chính trị, đối thủ của ông là Tào Tháo từng nói "Sinh con thì nên như Tôn Trọng Mưu".

    Cách thị trấn Phú Dương 20km về hướng tây nam là thôn cổ Vương Châu - cố hương của Tôn Quyền, bên trong thôn có miếu thờ Ngô Đại đế rất uy nghi, có bia của vua Quang Tự sắc lập đánh dấu đất phát tích của Ngô gia.

    Và hậu duệ của Nguỵ Vũ đế Tào Tháo

    Thôn Thượng ở Đông Đồ, Phú Dương, là một thôn cổ với hơn 1.500 người thì trên 90% mang họ Tào. Qua khảo xét thì đây là dòng chính của Tào Thực, con trai thứ của Nguỵ Vũ đế Tào Tháo (155 - 220). Theo đề tự trong "Tào thị gia phổ" thì cuối đời Nguỵ, họ Tào đã suy, quyền chính nằm trong tay dòng họ Tư Mã. Anh em Tư Mã Chiêu muốn soán đoạt ngôi vị nên thẳng tay bức hại con cháu họ Tào. Năm 266, Tư Mã Viêm phế nhà Nguỵ, lập nhà Tấn, lại càng tăng cường việc tàn sát hậu duệ Tào Tháo. Trong 25 người con của Tào Tháo chỉ có hai nhánh trốn thoát được. Một nhánh của Tào Thực từ huyện Hấp, tỉnh An Huy (cố hương của Tào Tháo) chạy về Triết Giang. Một nhánh khác của Tào Lâm chạy về Phiên Dương, tỉnh Giang Tây và đổi thành họ Tháo...

    Nếu ông tổ của ba họ Lưu, Ngô, Tào chia ba thiên hạ, tranh chiếm giang sơn thì con cháu của họ giờ đây sống thanh thản, hoà ái với nhau. Tại Phú Dương, con cháu của Tôn Quyền hầu hết làm nghề thủ công, nổi tiếng trong sản xuất vợt cầu lông; Con cháu của Tào Tháo thì làm nghề sông nước, đánh bắt cá trên sông Phú Xuân; Con cháu Lưu Bị đa phần làm nghề nông, hầu như không ai tham gia chính trị.

    Theo KHĐS...phóng viên BBC biên tập

    anh em thấy hay vote cho 1 phiếu .:-*

    Hậu duệ của Chu Du


    Người hiện đang giữ cuốn gia phả "Tích Sơn Châu thị đại thống châu phổ" của dòng họ Châu (hay còn gọi là Chu) là Châu Bá Tuyền, hậu duệ đời thứ 63 của Châu Du (175 - 210) - danh tướng Đông Ngô.


    Ông là một nhà nghiên cứu lịch sử có tiếng, là ủy viên thường vụ Ủy ban nghiên cứu lịch sử văn hóa Viêm Hoàng Trung Quốc, ủy viên Hiệp hội nghiên cứu văn hóa lịch sử tỉnh Hồ Nam.

    Nhiều hiểu lầm về Châu Du

    [​IMG]

    Châu Bá Tuyền cho biết ông từng sưu tầm được một bản "Lư Ấp Ô Đông Châu thị tông phổ" gồm 4 cuốn được khắc từ đời Đạo Quang triều Thanh, đối chiếu với gia phả của tiên tổ truyền lại đều viết rõ ràng: Châu Du chết là do bị trúng tên độc của quân Tào Nhân, tướng Tào Tháo chứ không phải như trong "Tam Quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung viết là do bị Khổng Minh chọc tức mà hộc máu chết.

    Châu Du là người có tài thao lược, giỏi văn lẫn võ, tinh thông âm luật lại rất đẹp trai nên được gọi là "Mỹ Châu lang".

    Châu Du lớn hơn Khổng Minh 6 tuổi, trong đại chiến Xích Bích, mưu kế dùng "thuyền cỏ mượn tên" là của Châu Du. Trong "Tam Quốc diễn nghĩa", Châu Du được tả như một người có tâm địa hẹp hòi, đố kỵ, bị Khổng Minh "chọc giận ba lần" mà tức chết.

    Kỳ thực, Châu Du là vị tướng soái rộng rãi, khoan nhượng. Châu Du trúng tên chết năm 36 tuổi, vợ là Tiểu Kiều đưa ba con gồm 2 trai, 1 gái về sống ở Nam Kinh.

    "Trong tiểu thuyết của La Quán Trung, Châu Du 3 lần bị Khổng Minh chọc tức quá mà chết là có nguyên nhân" - Châu Bá Tuyền nói. Nguyên CHâu Du có hai con trai, con lớn là Châu Tuần có phong thái giống cha nhưng chẳng may chết sớm. Con thứ hai là Châu Dận, vì có lời nói xúc phạm Tôn Quyền nên bị biếm ra quận Lư Lăng (nay là Ô Đông, Cát An tỉnh Giang Tây).

    Tại đây cuộc sống khó khăn, Châu Dận được một viên ngoại họ La (ông tổ của La Quán Trung) gả con gái cho, hai họ thành thông gia. Đến cuối đời Nguyên đầu Minh thì Châu gia có Châu Thuật, La gia có La Quán Trung đều nổi tiếng về tài học. Nhưng La Quán Trung thì thi hoài không đỗ, còn Châu Thuật thì ngay lần đầu đã kim bảng đề danh, La Quán Trung rất không phục.

    Về sau La Quán Trung theo cha đến cùng Thái Nguyên, Sơn Tây kinh doanh muối, thường thích ra trà quán nghe các hý khúc dân gian về thời Tam Quốc. Đương thời các vở tuồng đều cho họ Lưu là chính thống, đem hết công lao của Châu Du quy về Gia Cát Lượng. La Quán Trung chịu ảnh hưởng tuồng tích rất sâu lại thêm đố kỵ con cháu Châu Du, nên khi viết "Tam Quốc diễn nghĩa" đã không ngần ngại biến vị tổ tiên họ Châu thành trò cười trong tay Gia Cát Lượng.

    Châu Nhuận Phát là hậu duệ của Châu Du

    [​IMG]
    (đẹp trai gần bằng iem các bác ạ :> )

    Diễn viên điện ảnh nổi tiếng Châu Nhuận Phát cũng là hậu duệ của Châu Du, thuộc dòng chính từ Châu Ứng Đẩu tách ra nhánh Châu Gia ở triều Dương, tỉnh Quảng Đông.

    Trước đây, khi có thông tin về việc chuẩn bị đóng bộ phim "Đại chiến Xích Bích", Châu Bá Tuyền rất quan tâm vì ông cho rằng đây là dịp mà đạo diễn Ngô Vũ Sâm trả lại hình tượng chân thực của ông tổ Châu Du. Nhưng ông thất vọng vì "đứa cháu Châu Nhuận Phát không diễn vai Châu Du lần này thật là đáng tiếc" - Châu Bá Tuyền than thở.

    Riêng Châu Nhuận Phát chỉ cho biết là anh không đóng vai Châu Du trong "Xích Bích" đơn giản vì đoàn làm phim đã không đáp ứng một số yêu cầu của anh.

    Nguồn ngoisao.net Biên tập Phóng viên BBC
     
  2. shuri711

    shuri711 Vác Cứng ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    31/8/08
    Bài viết:
    6,890
    cũng đc , nhưng ko hiểu cóa chính xác hem :|

    tốt nhất bi h là đào mả các cụ đấy lên đi so ADN với ng bi h ;;)
     
  3. empireatwar

    empireatwar Sora, Wielder of Keyblades

    Tham gia ngày:
    20/7/08
    Bài viết:
    12,163
    kô biết mả của các cụ ấy ở đâu mà đào ;))
     
  4. helloyou

    helloyou Persian Prince

    Tham gia ngày:
    31/12/06
    Bài viết:
    3,839
    Nơi ở:
    ác nhân cốc
    có biết thì chắc cũng trể rồi thế nào cũng có người đào trước rồi=))=))=))
     
  5. onelow4you

    onelow4you Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    12/3/07
    Bài viết:
    754
    Tui cũng họ Mã tên Thanh Phong chẳng lẽ tui là con cháu của Mã Siêu thật sao ,vô lí thật ổng ở bên chai na mà sao con cháu ở dịt nem dc ,he he dù sao cũng ăn ké dc cái họ Mã ,Mã Lang Nhất Tộc vô đối !


    Đọc thì cũng có phần sock nhưng mà sock nhất là con cháu của 3 họ Tào ,Lưu,Tôn ,toàn là đầu xỏ mà đi làm nông dân :)) dù sao cũng tốt nhưng mà có cái họ Tôn nổi tiếng làm mưa làm gió ở chai na cận đại là Tôn Trung Sơn :))
     
  6. helloyou

    helloyou Persian Prince

    Tham gia ngày:
    31/12/06
    Bài viết:
    3,839
    Nơi ở:
    ác nhân cốc
    có 1 người họ Tôn còn nổi tiếng hơn Tôn Trung Sơn nè bác Tôn Ngộ Không=))=))=))
     
  7. empireatwar

    empireatwar Sora, Wielder of Keyblades

    Tham gia ngày:
    20/7/08
    Bài viết:
    12,163
    đã nói là không ai giàu 3 họ mà lại:)) đuợc cái Hd của Gia cát xinh quá người mẫu cơ:-*
     
  8. onelow4you

    onelow4you Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    12/3/07
    Bài viết:
    754
    hì ta đang nói tới người thật và lịch sử có ghi công lại chứ ai lại nói Tôn Ngộ Không ,coi riết nhiễm độc từ rồi
     
  9. onelow4you

    onelow4you Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    12/3/07
    Bài viết:
    754
    Uhm ,da trắng như tuyết ,mấy cái họ kể trên thật sự mà nói ở chai na nhiều như sao trên trời đếm mà ko hết ,nhưng ai là chính tông hàng hiệu thì ko cần phải giám định vì có gia phả quyết định hết cả rồi niếu có sự tranh chấp thì chỉ còn đào bới mộ các cụ lên thôi.
     
  10. bbby0903

    bbby0903 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    15/2/09
    Bài viết:
    286
    Nơi ở:
    Thành Phố Búp Bê
    1 đống bức hình như zậy
    mà coi được có 2 bức của GCL và QV
    up lại đi:-*
     
  11. trumdegaiso1vn

    trumdegaiso1vn Persian Prince

    Tham gia ngày:
    22/5/07
    Bài viết:
    3,609
    Nơi ở:
    Dê ở Hcm ,Chuan ở NJ
    Hậu duệ của GCL sao mà xinh thế ko biết ;;) ;;) .
     
  12. Vô Ưu

    Vô Ưu Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    2/7/06
    Bài viết:
    1,399
    vậy ông cũng là hậu duệ của nhà họ Mã rồi, tổ tiên ông chắc là Mã Thượng Phong hay Thượng Mã Phong gì đó. Có đứa cháu Mã Thanh Phong cũng hay thật ;))
     
  13. A.G

    A.G C O N T R A

    Tham gia ngày:
    16/4/07
    Bài viết:
    1,937
    =)) !
     
  14. GVN Trường Bản

    GVN Trường Bản Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    14/3/09
    Bài viết:
    217
    bỏ linh vương nửa tuần, giờ lại thấy nhớ muốn chơi lại, nhưng ngại cày từ đầu quá. Mà anh Np họ mã thật ah:-o
     
  15. GVRDee8Tee

    GVRDee8Tee Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    30/3/09
    Bài viết:
    2,937
    Nơi ở:
    125 phùng hưng
    thượng mã fong =)) .
     
  16. leduy87vnhn

    leduy87vnhn Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    8/8/08
    Bài viết:
    359
    DẸP !!!!!! Sử ta không học, toàn học sử Tàu, sao không tìm hiểu con cháu Lê Lợi là ai đi???
     
  17. bbby0903

    bbby0903 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    15/2/09
    Bài viết:
    286
    Nơi ở:
    Thành Phố Búp Bê
  18. PhóngViên BBC

    PhóngViên BBC Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    10/5/09
    Bài viết:
    128
    Tôi cũng muốn post lắm,để ae thấm nhuần câu nói của bác Hồ : " Dân ta phải thuộc sử ta"..
    Nhưng đợi nhà phát hành game việt nam ra game :" Hoàng Lê nhất thống chí " đã :))
     
  19. GVRDee8Tee

    GVRDee8Tee Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    30/3/09
    Bài viết:
    2,937
    Nơi ở:
    125 phùng hưng
    sắp có thuận thiên kiếm web game mà :)
     
  20. 7juve7

    7juve7 Mega Man

    Tham gia ngày:
    10/7/08
    Bài viết:
    3,465
    Có game đó thật ko vậy nhỉ::P:P
     

Chia sẻ trang này