Rỗng là cái gì , chỉ cái đầu tôi rỗng đấy à . Sao Mai điểm hẹn , bài hát việt không chỉ nhắm vào tuổi teen điều đó hoàn toàn đúng , nó còn nhắm vào thanh niên (20-30) , và các giới trung niên ( có thể ba mẹ cậu ở tuổi này) . Vậy theo cậu ba mẹ cậu đều hợp với tất cả dòng nhạc này sao , thanh niên và người lớn tuổi nghe nhạc có giống nhau và cũng khác nhau . Vậy cớ gì mà cậu dựa vào ba mẹ cậu rùi nói luôn cả sở thích của thanh niên thế . So sánh trên là để cậu hiểu cái ý kiến mà cậu nêu đấy . Tóm lại cậu cứ lấy ba mẹ cậu làm trung tâm để so sánh , để nói lên điều cậu cho là đúng . Quá ư vô lý đấy bạn à.
ai bại não ? Từ ngữ sử dụng cũng đủ để chứng mình rùi @all: đến h còn ai phát lại mấy bài của UHP hay mấy cái bọn j` j` đó ko nhỉ hay bi h sau hàng chục năm các đài vẫn phát lại mấy bài tựa như " Tình ca ", " Việt Nam quê hương tôi ", " Câu hò bên bến Hiền Lương " ... 1 nền âm nhạc luôn có những bộ phận hướng đối tượng. Trọng Tấn hay Anh Thơ hướng đối tượng đến ai ? Đàm Vĩnh Hưng hay Mỹ Tâm hướng đối tượng ntn ? hay mấy band teen đọc nốt nhạc còn chưa sõi hướng đến đối tượng nào ? Mọi sự so sánh là khập khiễng. Vì thế Topic là cho ý kiến thì ai ý kiến ntn kệ người ta mình đọc là để tham khảo. Tranh cãi mỗi người 1 ý rùi lại ban nick cả lũ
Nhạc Việt bây giờ chỉ thích nghe nhạc của Mr.Đàm , ngoài ra thì cứ Weslife , Linkin Park , Craig David , SP , Jay Chou mà phang tới thôi
Thì tôi cũng phải đưa vào 1 số VD nhạc nước ngoài để chứng minh khả năng cảm thụ và nhu cầu âm nhạc của họ cao hơn cậu nghĩ đấy thôi . Nếu cứ bó hẹp trong cái âm nhạc Việt Nam ko so sánh với 1 cái gì đấy làm mốc thì cũng chỉ " Tôi bảo chán , anh bảo hay " hết ! Nhạc VN đc cái Rock khoảng 2% là nghe đc , nhưng chỉ giới trẻ mới nghe đc thôi , tầm 40 + chịu chết @Lmman lại chả rỗng à ....... Khi có những có những chương trình SMDH với Bài hát Việt cậu đã có bao giờ qua nhà người khác để xem họ thế nào chưa , từ trẻ đến già đều hướng về cái màn hình cậu à họ nói chuyện về bài hát về ca sỹ , nhà nào cũng vậy v...v . Và tất nhiên khi hết chương trình " cũng từ trẻ đến già " quên luôn . Tôi lấy ông bà già nhà tôi để làm 1 ví dụ " nhỏ " từ post thứ 2 trong 2pic chỉ để chứng minh mọi lứa tuổi đều ko thích nhạc Việt . Xong cậu songchet cứ xoáy vào đấy để tranh luận nên mới kéo dài như thế đấy . Chứ ai muốn nhắc đến ông bà già nhiều làm gì ? Tôi thanh niên này , bạn bè tôi thanh niên này . Nhạc Việt có thể ko dở , ko chán nhưng ko hay , chả có 1 chút vị gì .
Dường như ngôn ngữ VN quá ưu ái cho thể loại ballad :) Tui nghe Rock Việt ko vào Tui thích Ngô Thụy Miên, Trịnh, Thanh Tùng, Văn Cao ... Nhạc tiền chiến, nhạc đỏ ko lẽ mình sắp chết
ối zời... rệu thật. tùy cậu, ko thấy được cái hay thì thôi, khỏi tham gia gì nữa . cậu cũng như cha mẹ hay bạn bè cậu ko thể nào đại diện cho "mọi lứa tuổi" được, cậu phải hiểu điều đó chứ?
Rock Việt bây h phải công nhận là cũng rất hay ( mặc dù mình nghe nhạc Dance nhiều quá , nghe rock nó cứ trơ trơ ) . Nhưng trong suy nghĩ của tôi Rock nó nằm ở khái niệm âm nhạc ko biên giới , nên tôi chỉ nghĩ " Người Việt chơi Rock " thôi chứ ko nghĩ " Rock Việt " . @songchet : tôi là người sống ở ngoài nhiều hơn ở nhà , với cả bản thân tôi cũng có chút ít nhạy bén nên biết đc cảm giác sở thích của rất nhiều người khi tiếp xúc .Ý kiến về 1 thứ mang tính XH tôi thường đặt vào vị trí của nhiều người trong XH tôi mới dám nói . Chứ tôi ko bao h đưa suy nghĩ kiểu chủ quan cục bộ .
Cậu đã nói đầu tôi rỗng thì tôi sẽ nói chuyện nghiêm túc với cậu . Như bài post trên của tôi đã nói , cậu chỉ dùng cảm giác cá nhân của cậu , của ba mẹ cậu , của bè bạn cậu , của những người cậu tiếp xúc (xin lỗi chứ cậu nhạy bén hay không thì tôi không biết nhưng có chắc là cậu nắm hết mọi sở thích của người cậu đối diện không) và cậu nói đó là thị hiếu của tất cả mọi người VN . Tôi xin nói đấy mới là cái ngốc của cậu . Tôi dám chắc số người tao tiếp xúc làm việc , bạn bè , gia đình tôi nhiều hơn của cậu đấy , đa số họ hiện nay trong nhà vẫn có rất nhiều disk nhạc xưa và nay . Họ vẫn than phiền hiện tại khó kiếm nhạc phù hợp với mình (chữ khó ở đây tôi đã từng đi với họ để kiếm nhạc) những vẫn còn đó những bài làm họ sai mê . Cậu nói Sao Mai Điểm Hẹn người người nhà nhà bàn tán ca sĩ ca khúc , tôi không có trong số đó , có thể cậu nói tôi không biết nghe nhạc . Vậy Vầng Trăng Cổ Nhạc , Chuông Vàng Vọng Cổ , tôi và ba mẹ tôi xem , bàn luận về các nghệ sĩ (nghệ sĩ không phải ca sĩ) thì chắc cậu nói đó là nhạc xưa . Xin thưa cải lương vẫn là 1 loại hình nhạc hiện nay , thế thì biết bao nhiêu người hiện nay vẫn say mê cải lương , tuồng cổ , đó không phải là nhạc Việt Nam hiện nay hay sao .
Nếu cái kiểu nhạc Việt solo nhạc Việt thì dẫn đến tôi bảo dở anh bảo hay ! Ko thống nhất đc quan điểm . Thế thôi ! Cậu nói thế là tôi hiểu rồi . Tôi ko tranh luận với người đầu óc trống rỗng . Thế nhé :) . Tôi đã cố viết tách ra Nhạc Việt Ngày nay , nhạc Việt trc' đây và Nhạc nước ngoài rồi . Cậu nên đọc lại đi nhé :) , tôi ko trả lời cậu nữa đâu .
tôi luôn đánh giá cao những người có cái nhìn khách quan về vấn đề, nhưng riêng cậu thì tôi hơi nghi ngờ. chắc cũng có thể trong số những người cậu quen biết chưa có ai thực sự yêu thích các tác phẩm âm nhạc VN chất lượng thôi, chứ nếu cậu tiếp xúc rộng rãi hơn, cậu sẽ tìm thấy như tôi đây chẳng hạn
Cải lương là nhạc ngày trước , bây giờ không còn nghệ thuật cải lương . Chỉ cần câu nói này là đủ tôi không cần gì thêm cậu đầu đầy ạ .
Làm j` có ngạc Việt ngày nay và Nhạc Việt ngày trước Chỉ có dòng nhạc thôi Dòng nhạc trẻ thì tồn tại từ những năm 8x từ thế kỷ trước đến h nhưng bị biến dần bản chất theo thời gian để trở thành dòng nhạc thị trường Còn các dòng nhạc khác như nhạc tiền chiến nhạc đỏ thì hiện h ko tiếp tục phát triển vì nó ko còn phù hợp với bối cảnh đất nước nữa thế thôi nhưng nếu bi h VN lại có chiến tranh thì dòng nhạc đó lại trở lại Vì thế ko thể nói là nhạc Việt trước đây và nhạc Việt ngày nay được Cải lương tồn tại từ thế kỷ 19 đến h hơn 100 năm còn Chèo cũng có lịch sử hàng nghìn năm và vẫn liên tục được cải biên thì lại càng ko thể nói là Nhạc Việt trước đây và nhạc Việt ngày nay
nhạc việt hiện nay chỉ toàn đạo nhạc, Vpop từ năm 2,3 năm trở lại đây có thể gói gọn trong 2 từ: Rác rưởi