Không biết lại nói càn .... Bản chất Ngô ở Giang Nam người tài nhiều... có sông Trường Giang che chắn... quân Ngô lại giỏi thủy chiến nên việc Tôn Quyền sớm có ý xưng vương từ lâu rồi. Bản thân việc Tôn Kiên , Tôn Sách âm mưu giữ riêng ngọc tỷ là biết việc họ Tôn âm mưu xưng Vương không phải 1 sớm 1 chiều... Nên việc GCL qua Ngô chẳng qua chỉ là tát nước theo mưa... Còn trong trận Xích Bích công lớn thuộc về CHU DU... La Quán Trung muốn đề cao Lượng nên bịa chuyện gọi gió Đông vớ vẩn ... GCL có giúp Lưu Bị đoạn Xuyên - Trung đâu ??? bám theo Pháp Chính ăn hôi ... Việc GCL 6 lần dẫn quân đánh NGụy đã thấy tầm nhìn hạn hẹp của y ... Trong truyện TQDN có đoạn là Lưu Thiện gọi GCL về khi đang thắng thế ( chứ không phải như cậu nói là Lưu Bị đâu ) ... nhưng thực tế chẳng có vụ đấy... GCL phải rút là do thiếu quân lương... đói quá phải mò về ... . ___________Auto Merge________________ . Không ai nói ngu cả.. mà là nói GCL chưa đủ tài kinh bang tế thế... tầm nhìn hạn hẹp ... kiểu như GCL thường tự ví mình với QUản Trọng , Nhạc Nghị nhừng trình của lão chỉ bằng cái móng chân của 2 lão trên
Lượng giỏi quá nên dân tàu mới có câu thành ngữ thế này: "Ba ông thợ may bằng một Gia Cát Lượng (tam cá xú bì tượng, thắng quá nhất cá Gia Cát Lượng 三個臭皮匠, 勝過一個諸葛亮) nghĩa là:"ba người kém cỏi biết làm việc tập thể còn hơn một người giỏi giang" Một số tình tiết sai với lịch sử trong tam quốc chí: (nguồn wikipedia) 1. Tào Tháo ám sát Đổng Trác không thành, bỏ trốn đi hiệu triệu chư hầu đánh Trác: sử không nêu rõ lý do Tào Tháo bỏ Đổng Trác; người hiệu triệu chư hầu đánh Đổng Trác là Viên Thiệu 2. Tào Tháo được Trần Cung thả ở Trung Mâu, cùng nhau giết nhà Lã Bá Sa: việc giết Bá Sa không có mặt Trần Cung và sử không chép rõ viên huyện lệnh Trung Mâu có phải Trần Cung hay không 3. Những người hội minh với Viên Thiệu để đánh Đổng Trác: Sự thực không có tới 17 người mà chỉ có 10 người là Viên Thiệu, Viên Thuật, Hàn Phức, Khổng Do, Lưu Đại, Trương Mạo, Trương Siêu, Vương Khuông, Viên Di, Kiều Mạo. Những người khác được Tam Quốc Diễn Nghĩa đề cập tới nhưng thực ra không tham dự là: Khổng Dung, Đào Khiêm, Mã Đằng, Trương Dương, Công Tôn Toản. Còn người thứ 17 là Tôn Kiên cũng tự động khởi binh đánh Đổng Trác chứ không hội quân với Viên Thiệu 4. Tam anh chiến Lã Bố: Ba anh em Lưu Bị cũng không tham dự đánh Đổng Trác và do đó sự kiện "Tam anh chiến Lã Bố" ở Hổ Lao là không có thực 5. Quan Vũ giết Hoa Hùng: truyện Tam quốc diễn nghĩa kể Quan Vũ chém Hùng trong nháy mắt, khi chén rượu mời của Tào Tháo trước khi ra trận còn nóng. Nhưng thực tế theo sử sách thì người giết Hoa Hùng - bộ tướng của Đổng Trác - là Tôn Kiên, người khai nghiệp ở Giang Đông. 6. Quan Vũ "qua 5 ải chém 6 tướng" sau khi chia tay Tào Tháo trước trận Quan Độ, trong đó có tướng Sái Dương. Thực ra không có việc qua ải chém tướng của Quan Vũ và Sái Dương bị giết ở trận Nhữ Nam (xảy ra sau trận Quan Độ) 7. Thuyền cỏ mượn tên: Trong trận Xích Bích nổi tiếng, có tình tiết Gia Cát Lượng đi cùng Lỗ Túc và 30 thuyền cỏ trong sương mù, khiến Tào Tháo không dám xuất quân mà chỉ bắn tên ra. Thế là hàng chục vạn mũi tên cắm vào thuyền cỏ quay ngang. Gia Cát Lượng thu tên về nộp cho Chu Du. Sự thực không có việc dùng "thuyền cỏ mượn tên" 8. Gia Cát Lượng mượn bài phú Đài Đồng Tước của Tào Thực để khích Chu Du: Tam Quốc Diễn Nghĩa kể việc Khổng Minh gợi chuyện Tào Tháo xây đài Đồng Tước vì muốn bắt 2 nàng Kiều là vợ Tôn Sách và Chu Du, còn sai Tào Thực làm bài phú. Sự thực là sau trận Xích Bích, Tào Tháo mới xây đài và khi đó Tào Thực mới làm bài phú. 9. "Sinh Du hà sinh Lượng?" Tam quốc diễn nghĩa kể chuyện Gia Cát Lượng 3 lần chọc tức Chu Du khiến Du tức phải than: "Trời sinh Du sao còn sinh Lượng?" rồi chết. Sự thực là Chu Du chết bệnh trong quân ngũ, không liên quan đến việc bị Gia Cát Lượng chọc tức. 10. Không thành kế: Tam quốc diễn nghĩa kể việc sau khi để mất Nhai Đình, Gia Cát Lượng ở Tây Thành bị Tư Mã Ý kéo đến toan vây đánh nhưng đã áp dụng "không thành kế", cho mở toang cổng thành khiến Tư Mã Ý nghi có phục binh nên rút đi. Trên thực tế giữa Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý không xảy ra vụ việc này mà chỉ là hư cấu của La Quán Trung. "Không thành kế" trong lịch sử xảy ra tại chiến tranh Lưu Tống-Bắc Ngụy thời Nam Bắc triều. Khi quân Ngụy đuổi theo quân Tống đến Lịch Thành, Thái thú Tế Nam của Lưu Tống là Tiêu Thừa Chi chỉ có vài trăm quân, liệu chừng không thể chống lại đại quân Ngụy, bèn áp dụng "không thành kế", cho mở toang cổng thành. Quân Bắc Ngụy sợ có phục binh không dám vào thành. 11. Dưới chân núi Dĩnh Xuyên lúc Lưu Bị và Lư Thực đánh giặc Khăn Vàng thì Trương Giác làm phép gọi âm binh. Thực ra chỉ là quân giặc Khăn Vàng quá đông tản từ trên núi xuống.Tác giả viết như vậy vì muốn nâng cao kỳ tích này lên thành một sự huyền thoại thời đó.
éc éc sao bác lại nói vị quân sư vạn biểu như thế, cái cụ thể thì GCL chưa sánh được với Quản, Nhạc nhưng về trí tuệ thì siêu phàm. Lưu Bị anh minh là thế mà còn 3 lần năn nỉ đến mòn gót chân... ngựa mới mời nỗi GCL ra làm quân sư. Ông ta sinh không đúng thời, lại ở cái đất Ba Thục cằn cỗi, phong thủy ảm đạm, không phát nỗi được ý nguyện nào. Xem chừng cũng uất hận lắm, không biết thời đó có bị động đất thiên tai gì không mà dân ở Ba Thục ít thế, đến nỗi tìm vài người kế thừa cũng ko có. Mà cái cũng Tứ Xuyên này nổi tiếng bị động đất, vụ mới đây chết 1 mớ người đó
Cái tay chủ topic lập cái chủ đề để mọi người cãi nhau ý mà Ông nói chính sử, ông nói dã sử. Không nên so sánh họ với nhau, nhất là GCL với QT, 2 người ở 2 thời khác nhau, thờ 2 vị quân chủ khác nhau, GCL thiên về quân sự, QT thì thiên về chính trị. Giờ mà chiêu mộ được QT về làm thái thú thì ngon
- Trong truyện có 1 câu " Trời sinh Du sao còn sinh Lượng" .... theo tớ thì thích Du hơn... bên Du có Tiểu Kiều, bên Lượng chả có 1 ai... - Còn trận Xích Bích, chẳng qua là Lượng có tài dự báo thời tiết thôi... chứ làm gì mà gọi được gió Đông... . Tào Tháo nhìn thấy các chiến thuyền ghép lại với nhau, cũng đã nghĩ tới dùng hỏa công, nhưng ông cho rằng nếu dùng hỏa công thì chẳng phải quân Ngô tự đốt mình sao?
Lý do Chu Du bị trù dập trong tam quốc diễn nghĩa đây: "Trong tiểu thuyết của La Quán Trung, Châu Du 3 lần bị Khổng Minh chọc tức quá mà chết là có nguyên nhân" - Châu Bá Tuyền nói. Nguyên CHâu Du có hai con trai, con lớn là Châu Tuần có phong thái giống cha nhưng chẳng may chết sớm. Con thứ hai là Châu Dận, vì có lời nói xúc phạm Tôn Quyền nên bị biếm ra quận Lư Lăng (nay là Ô Đông, Cát An tỉnh Giang Tây). Tại đây cuộc sống khó khăn, Châu Dận được một viên ngoại họ La (ông tổ của La Quán Trung) gả con gái cho, hai họ thành thông gia. Đến cuối đời Nguyên đầu Minh thì Châu gia có Châu Thuật, La gia có La Quán Trung đều nổi tiếng về tài học. Nhưng La Quán Trung thì thi hoài không đỗ, còn Châu Thuật thì ngay lần đầu đã kim bảng đề danh, La Quán Trung rất không phục. Về sau La Quán Trung theo cha đến cùng Thái Nguyên, Sơn Tây kinh doanh muối, thường thích ra trà quán nghe các hý khúc dân gian về thời Tam Quốc. Đương thời các vở tuồng đều cho họ Lưu là chính thống, đem hết công lao của Châu Du quy về Gia Cát Lượng. La Quán Trung chịu ảnh hưởng tuồng tích rất sâu lại thêm đố kỵ con cháu Châu Du, nên khi viết "Tam Quốc diễn nghĩa" đã không ngần ngại biến vị tổ tiên họ Châu thành trò cười trong tay Gia Cát Lượng.
đất Thục là nơi Cao TỔ Lưu Bang dựng cờ khởi nghĩa đó bác Tây Xuyên là kho thóc của trời còn vụ kô có nhân tài là do anh Luợng kiêm hết rồi còn đâu nữa mà phát huy
Phóng viên nói có nhiều fần đúng thật mìh nhớ cách đây 3 năm có đọc liền 6 bộ tam quốc chí ko fải do La quan trung viết mà là của bố , con , anh của LQT và có nhiều điều khác nhiều ví dụ như là chu du và viên thiệu đnáh đổng trận xik bik 1 công của chu du còn chu du chết chính xác là do trúng tên độc :):):)
Ai so sánh ,... tự GCL so sánh chứ tớ có so sánh đâu .... cậu bảo không nên so sánh thì đi nói với GCL nhé ....
theo tôi nhớ không nhầm hình như 2 câu này của Thủy Kính tiên sinh (tức Từ Thứ)trước lúc đi đã tiến cử GCL với Lưu Bị đồng thời so sánh GCL với QT và NN chứ chưa hề có chuyện GCL tự ví mình như vậy.
Tớ đâu có phủ nhận GCL ko có tài Nhưng tớ nói GCL ko có tài đc như bác La đề cao lên , thế thôi. Về phân tích thì các bác ấy phân tích rồi, tớ chả nói đến nhiều nữa. Lượng có tài đánh trận điều binh khiển tướng, có tầm nhìn chiến lược (ban đầu thôi - khi vạch thế thiên hạ chia 3) nhưng ko có tài nội chính - chắc chắn là thế rồi. @Vô Ưu: Cũng từ đất Ba Thục "chó ăn đá gà ăn sỏi" đấy mà Lưu Bang lấy đc thiên hạ đấy - Mà khi đó Hạng Vũ có 2/3 rồi ấy chứ, so với Tháo thì thế lực của Hạng Vũ khi đó còn lớn hơn nhiều lần. Bác nào lại bảo ko có Lượng thì Đông Ngô ko đánh Tào thì quả nực cười. Tôn Quyền mà chịu hàng phục Tào Tháo ư Nói thêm: Nếu "Tài cao hơn Quản Nhạc" - "Mưu lược sánh Tôn - Ngô" thì đã ko thua nhiều đến thế. Bác Lí nói đúng đấy, dù luôn bơm vá cho Lượng từ A-Z nhưng bác La cũng lòi cái đuôi ra khi để cho GCL than: Nếu còn Hiếu Trực thì chắc can được bệ hạ Nếu theo bác La Quán Trung: Lượng uy tín hơn Chính nhiều, Bị coi Lượng là thánh mà sao ko can đc mà lại phải kêu than khóc Chính Bác nào show đc ví dụ đc 1 trận thắng "hoành tá tràng" của Lượng ko ?? Bác nào kêu Lượng tài hơn Du, thế hơn ở đâu ?? Du cũng 1 tay giúp anh em họ Tôn xây lên cơ đồ Giang nam, kém gì Lượng ?? Du có trận XB ghi tên vào lịch sử, Lượng có trận nào ? Nhai Đình à - hay là Vị Thủy ? Di Lăng ? Du die thì có Mông, có Tốn, có .... còn Lượng die thì có ai ? Nói trận Di Lăng, mới thấy cái "tầm nhìn chiến lược" của Lượng: Ko đi theo lao động đường phố tá thì thôi, dí cho Lưu toàn tướng cùi ra trận (Vân khi đó ở đâu ? Siêu đâu ? Diên đâu ? Có anh Hán Thăng thì U80 + 2 chú nhóc Hưng - Bào, còn ai nữa ko ?? Mưu sĩ đi theo Bị có ai ko ??), bảo sao ko thua Sao Lượng ko exchange cho Bị, lưu anh Trung ở lại mà giữ nhà @AmurozZ: Lượng dự báo đc thời tiết thì đã ko để sổng bố con nhà Ý. Riêng về lý cố thì lượng là số 1 rồi. Thử so với Ý đi, tại sao Ý ko thừa cơ Lượng die mà bem luôn vào Thục ? Cỡ Ý mà bị Lượng dọa ma sao - Lý do là Ý cảm thấy chưa yên ổn nội chính ở nhà, với lại đánh cũng chưa chắc thằng lên ko làm bừa, Về việc nắm bắt cơ hội, Lượng tuổi j so với Ý ?
Bác lại nhầm. Làm gì có quả 3 lần tới lều tranh... Cái này là lão La tâng bốc cả Lượng và Bị đó. Thực sự thì Lượng là người thất bại... Mà người thất bại ko thể gọi là tài được... Lượng ko có một trận đánh nào để đời cả. Trận xích bích ko hề có công lượng... Các bác đọc chính sử của Trần Thọ ấy. Các bác sẽ biết rõ hơn. Ngũ hổ tướng của Bị chỉ có Vân là đáng nể còn mấy ông Quan, Trương thì vớ vẩn Nhất là Vũ... Tài thì chả được bao nhiêu mà coi trời bằng vung. Lão La kết vũ tới mức bày trò hiện thánh này hiện thánh nọ...
Trương Phi đầy mưu mẹo , bắt và dụ hàng Nghiêm Nhan,đánh Trương Cáp, chiếm Ngõa Khẩu Ải có cần mưu sĩ theo quân đâu . Vấn đề là nóng giận , người ta thường nới giận quá mất khôn . Thực sự thì mình thấy Phi tài hơn Vũ nhiều. Vũ thương lính nhưng kiêu căng, khinh người tài. Phi thì kính người tài nhưng lại đánh đập lính Nghiêm Nhan, bàng Thống mà gặp Vũ chắc ko qua khỏi
Tớ phục cha tư mã ý. Lão ấy nhẫn nhục và biết nhìn thời thế. Nhìn lão mà nghĩ tới Hàn Tín, Câu Tiễn... Dám chịu nhục để làm việc lớn. Các bác nghĩ gì khi so sánh từ thứ và ngô khởi? Từ thứ vì mẹ mà bỏ tất cả... còn ngô khởi thì lại vì nghiệp mà quên chữ hiếu...(Có đúng ko nhỉ? lâu lâu ko xem lại đông chu liệt quốc ko biết có đúng ko nữa :()
Vấn đề Lượng và Bị chắc cũng khá rõ rồi . Giờ chuyển qua Ngô Ngô có các đặc điểm: -Địa lợi (như sách phán rồi): Chiếm lĩnh toàn vùng đất thơm ngon, màu mỡ, sông suối nhiều. - Nhân hòa: Giang Dương là nơi sản sinh rất nhiều nhân tài, ko thể nói Ngô ko có người tài đc. - Thiên thời: Ngụy Thục chiến nhau liên miên, Ngô tham chiến rất ít (từ sau trận Di Lăng) nên hầu như ko bị ảnh hưởng nhiều bởi chiến tranh, cứ thẩm du ở nhà The SIM thoải mái Vậy tại sao lại ko phải NGÔ thống nhất TQ ??? Các bác bàn luận xem sao nhé.
Nhân tài phe Ngô gọi là có nhưng ko nhiều bằng Ngụy, điểm ra danh tướng của Ngô được mấy tên nổi bật đâu , hơn nữa Ngô ko có tham vọng thống nhất thiên hạ, an phận Giang Đông qua nhiều đời nên ko chiếm được thiên hạ cũng là điều dễ hiểu Mình cũng đang an phận thẩm du The sims ở Hoài An - Giang châu đây, no1 UD, no3 DV Giang Châu rồi
cái chính là ko có tham vọng khi 1 người đạt đc mục tiêu mình đề ra thì ko còn gì lưu luyến mà ở lại và chiến đấu iem là ví dụ , sau khi đạt tâm nguyện ở Quan độ thì 10 ngày ko log nik của mìh hay của ai ở quan độ nữa :):):):)