Từ nhạc nhái đến nhạc tù,nhạc chế !

Thảo luận trong 'Thư giãn' bắt đầu bởi MegaOpera, 8/6/09.

  1. MegaOpera

    MegaOpera Mega Man

    Tham gia ngày:
    23/12/06
    Bài viết:
    3,277
    Nơi ở:
    Art World
    Thấy cái này thư giãn tốt post cho anh em xem,ko biết đã có người post chưa :))
    --------------------------------

    Mấy năm trước, nói tới nhạc nhái thì dân yêu nhạc ở Sài gòn không khỏi nhớ đến một chuỗi những vụ một số nhạc sĩ trong nước lén mượn (không xin phép) nhạc của nhau hay nhạc của người ngoài mà xào lại thành tác phẩm của mình. Ồn ào nhất là vụ ông nhạc sĩ hạng "cây đa cây đề" đầy uy tín là Bảo Chấn. Ông này dám mượn gần hết phần nhạc của một bản do một nhạc sĩ Nhật Bản sáng tác, chỉ thay đổi phần “intro” (dạo đầu) và đặt lời Việt thành bài “Tình Thôi Xót Xa” (do Lam Trường hát) mà ôm luôn giải nhứt trong chương trình ca nhạc “Làn Sóng Xanh” trên đài ...

    Giới văn nghệ sĩ đã thường dùng từ "đạo nhạc" nghe rất gượng nhẹ, tao nhã để gọi tên cái nạn cóp nhạc người khác, mà thực chất là ăn cắp (đạo chích!) nhưng dân gian thì nói rất đơn giản là “nhạc nhái,” cứ như hàng nhái, xe nhái, thuốc nhái ... Các “nhái-sĩ” (không còn xứng đáng được gọi là nhạc sĩ) đã lén lút lấy một phần hay toàn bộ bản nhạc của người khác, đặt lời (từ nhạc) mới, rồi ký tên là mình sáng tác. Thật đáng xấu hổ khi các nhái-sĩ tung nhạc nhái ra thị trường, lừa gạt người yêu nhạc đã bỏ tiền ra mua nhạc về nghe. Càng đáng chê hơn khi bản nhạc nhái lại nổi tiếng, lại được khen hay, tức đem lại hư danh cho nhái-sĩ nhận mình là nhạc sĩ sáng tác!

    Trước 30/4, đã xuất hiện rất nhiều nhái-sĩ, không ai biết mặt biết tên. Dần hồi mở đầu trào lưu "nhái nhạc chế lời," khiến người nghe không hơi đâu phân biệt nhạc nhái với nhạc chế nữa và thường gọi chung là nhạc chế. Nhờ không hề được in, ấn, xuất bản nhạc chế của mình mà xưng danh nhạc sĩ như mấy ông Bảo Chấn, Quốc Bảo sau này, nên các “chế-sĩ” được dân nghe nhạc khoan dung bỏ qua vấn đề danh nghĩa. Cứ thế, nhạc chế phổ biến rộng rãi trong mọi giới bình dân, trí thức, học sinh, sinh viên, công tư chức, quân nhân ...
    Thời đệ nhứt cộng hòa, bài “Suy Tôn Ngô Tổng Thống” bị ai đó chế thành "Ai bao năm từng lên gối nơi ba sườn (...) Toàn dân VN nhớ ơn tô hủ tiếu, tô hủ tiếu, tô hủ tiếu muôn năm ..."
    Câu kết bài “Lục Quân VN” là "... Muôn đời Lục quân VN" bị hát tếu thành "Muôn đời xà bông VN."
    Hay bài “Gạo Trắng Trăng Thanh” (nhạc Hoàng Thi Thơ!) có câu "Ai đang đi trên đường đê ,.." đã bị thay thế bằng

    "Ai đang đi trên cầu Bông,
    rớt xuống sông ướt cái quần nilon.
    Vô đây em,
    chờ quần khô anh kêu xích-lô đưa em về."


    Một lúc nào đó, những kiểu nghịch ngợm, chế lời của mấy tay chế-sĩ lại tình cờ gõ đúng vào tâm trạng, nỗi niềm của người nghe. Như về bài “Chúng Mình Ba Đứa” kể chuyện ba chàng trai từ những miền quê xa xôi lại gặp nhau trong quân ngũ, đã kết bạn tâm giao trong màu áo lính, thì hồi vô quân trường Quang Trung, tôi nghe các bạn khóa sinh nghêu ngao hát lời nhái "Mình có ba thằng, ba đứa lác ba nơi, đứa thì lác trên đầu, còn đứa lác trên môi, còn riêng mình tôi ôi thôi lác tơi bời, lác ơi là lác ..."

    Lúc ấy, người thích nghe nhạc như tôi chỉ có thể bật cười, thích thú trước những lời nhái quá tếu ấy, vì rằng nó đúng với hoạt động gian khổ "thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu" của bọn tân binh chúng tôi. Và phải đã từng đi lính, có mặt những nơi như "Quang Trung nắng cháy da người" thì nhái-sĩ mới biết mùi ... bịnh lác, nếu lười tắm rửa sau giờ tập luyện.


    Có lẽ chính quái kiệt Trần Văn Trạch, tác giả đoạn nhạc "xổ số" ai cũng biết, là "Kiến thiết quốc gia, giúp đồng bào ta mua lấy cửa nhà, giàu sang mấy hồi," cũng chỉ có thể cười trừ (nhiều lắm là vừa cười vừa chửi tiếng Đan Mạch!) khi nghe tên quỉ quái nào đó dám sửa nhạc của mình, còn sửa một cách ngon lành, rất hợp vần hợp điệu nữa, thành "... mua lấy cửa nhà, rồi vô ... Chí Hòa!"

    Muốn chọc quê cái tánh háo sắc, hay lăng nhăng một thời của Phạm Duy thì đã có câu

    "Anh đi qua đời tôi,
    anh tính huề sao anh?!"


    Còn nhiều, nhiều nữa những bài hát thịnh hành một thời - hay "nhạc thời trang" như tên gọi kỳ cục, trật bậy của một chương trình ca nhạc trên ti-vi thời ấy - đã bị dân giang hồ, hè phố sửa lời chơi. Qua cái kiểu chế nhạc vô thưởng vô phạt cốt cho vui, cho cười chơi, có thể nói những chế-sĩ chỉ là những tay đùa bỡn, trào lộng (joker) trong sinh hoạt ca nhạc của quần chúng. Cũng với tinh thần hí lộng ấy, người ta tha hồ cùng nhau ca hát, đùa tếu, chọc cười bằng nhạc chế vào những dịp họp mặt, vui chơi, ăn nhậu có "phụ diễn tân nhạc" tức có dọn cây “ghi-ta” ra giữa tiệc nhậu tại gia.
    Hơn nữa, nhạc chế không chỉ phát tán qua truyền khẩu trong dân gian mà còn được ghi đĩa, như những đĩa nhạc hài hước của Xuân Phát, Văn Hường, như :

    "Buồn vào hồn không tên,
    thức giấc nửa đêm nhổm dậy đi tìm nàng,
    tìm khắp xóm nhưng không gặp nàng nào.
    Đi tìm một nàng Mary, tôi nhớ cái đêm nàng đi,

    dưới ánh đèn đêm nhị tỳ,
    mình bước tới trao cô khúc bánh mì,
    nàng không ăn, muốn ăn con gà rô ti .."

    (bản “Nửa Đêm Ngoài Phố” của Trúc Phương)


    Trên sân khấu đại nhạc hội thì đã có cặp quái kiệt Tùng Lâm - Xuân Phát, cũng chuyên môn tung ra nhạc chế. Bài “Đời Nghệ Sĩ” có câu "Đời nghệ sĩ lăn lóc gió sương ..." thì hai danh hài này sửa thành "Đời nghệ sĩ ... nằm chết dưới mương. Hai ngày sau nổi lên xình chương! Xình thì xình em vưỡn cứ thương. Thương thì thương nhưng cứ xình chuơng!" Cả nhạc ngoại quốc như bài “Crazy Love” cũng bị Tùng Lâm "dịch ra lời Việt," câu mở đầu nức nở, ngắt ngứ, theo điệu Slow-rock "Cra ...cra ... crazy love" thành "Đóng (tức đấm, đánh) ... đóng... đóng cái rầm! Nằm nguyên một đống ... Rồi dựng lên, rồi. Đóng cái rầm ... Nằm ... luôn!"

    Có một tay joker bợm nhậu, máu văn nghệ cùng mình, đã hưởng ứng Tùng Lâm mà "dịch" bản “Where Do I Begin” bất hủ (nhạc đề phim “Love Story,” do danh ca Andy Williams hát) thành lời Việt khá ... cà chớn, nhưng bảo đảm không cười không ăn tiền. Đó là: "Có bà già đứng đái, bà già đứng đái, thằng nhỏ ra dòm, bà già nín đái ... Bà già nín đái, thằng nhỏ đi vào, bà già đái tiếp ... Bà già mới đái, thằng nhỏ ra dòm, bà già nín đái. Bà già nín đái, thằng nhỏ đi vào, bà già đái tiếp. Cứ thế làm hoài ... (Rồi) có bà già đứng đái ..." =)) Bà con đã chửi om, đòi kiểm duyệt phần lời thô tục này dù chế-sĩ chỉ hát khi đã xỉn.

    Còn tôi, khi "bị" nghe thì thấy có thể tán thưởng phần kỹ thuật chế lời của tay bợm này. Bản nhạc đã có thể được hát hoài, hát dài dài, hát ... tới sáng! Đặt lời nhạc theo kiểu “non-stop music” như vậy thì phải nói là rất sáng tạo, không phải nhạc sĩ chuyên nghiệp nào cũng làm được. Tôi chỉ nhớ hồi nhỏ, khi chơi Hướng Đạo, có hát bài “Con Vỏi Con Voi” của Nguyễn Xuân Khoát đến ... mệt nghỉ! Cứ từ câu cuối "Tôi xin kể nốt, cái chuyện con voi" là có thể hát lại từ đầu "Con vỏi í à con voi, cái vòi đi trước ..."

    Sau ngày 30/4, nhắc tới nhạc chế, tôi nhớ khoảng cuối những năm 80 ở Sài gòn, đã được nghe một băng cassette tấu hài , nhạc chế của hai tay chế-sĩ nào đó. Phần tấu hài thì bắt chước kiểu Vân Sơn - Bảo Liêm, theo tình huống quen thuộc là hai người bạn lâu ngày không gặp nhau, nay tình cờ gặp nhau thì thăm hỏi đủ thứ chuyện làm ăn, sức khoẻ, vợ con v..v.. Trong băng casette này thì một anh kể chuyện đang luyện ngoại ngữ để chuẩn bị ... vượt biên: "Tiếng Anh xưa rồi diễm, thời buổi này phải biết thêm tiếng Tàu, tiếng Quảng này nọ chớ. Lỡ đi lọt qua Hồng Kông thì sao?” Rồi anh chàng biểu diễn luôn trình độ tiếng Tàu, như khi về nhà gặp bà già thì phải nói "Chè mạo!" nghĩa là "Chào mẹ!" Còn gặp ông già thì nói "Chà bao!" tức "Chào ba!" Đến phần ca nhạc (có đệm ghi-ta thùng) thì còn tào lao hơn nữa!

    Như bản Những “Đồi Hoa Sim” của Dzũng Chinh, với câu đầu là "Những đồi hoa sim, ôi những đồi hoa sim, tím chiều hoang biền biệt ..." thì biến thành "Những chàng dại gái ôi những chàng dại gái, ôi vừa ngu vừa dại ..." Hay bản "Anh Cho Em Mùa Xuân" thì bị hóa thành "Anh cho em tiền đô, tiền đô đi sắm đồ, tiền đô đi dạo phố ..."

    Vừa rồi, chợt thấy loạt đĩa VCD tên chung là “Bikini” với hình mấy cô rất "mát mẻ," hấp dẫn trên bao giấy đã xuất hiện hơi nhiều, tôi bèn đi tìm thử. Dễ thôi, xe ba bánh bán đĩa lưu động bến xe Miền Đông lấy tôi 5000 đồng cho cái đĩa “Bikini 3 - Ngẫu Hứng Trẻ.” Nghe nói trước khu công nghiệp Sóng Thần (Bình Dương,) dân bưng rổ nhựa bán rong đĩa nhạc cho các cô cậu công nhân chỉ lấy 9000 đồng ba đĩa, tôi mò lên khu vực này thì chỉ tìm được đĩa “Bikini - Sẩm Chế” với giá cũng 5000 đồng. Đĩa “Ngẫu Hứng Trẻ” thì không có gì đáng nói, chỉ có giọng hát của ca sĩ Ngọc Hùng vô danh tiểu tốt nào đó và các bài anh chàng này hát cũng chỉ là của những nhạc sĩ không ai nghe tên nghe tuổi. Đến cái đĩa “Sẩm Chế” thì phần hình ảnh chỉ là cóp từ một đĩa “karaoke” của Thái Lan, có các cô nàng mặc “bikini” ra uốn éo, khêu gợi bên các dòng chữ "con giun" là lời nhạc Thái. Nhưng phần âm thanh, gồm tiếng đàn ghi ta thùng và một giọng nam, thì mới đúng là nhạc chế.

    Mới đầu là bản “Chuyến Tàu Hoàng Hôn” xưa cũ, được hát khá nghiêm chỉnh nghĩa là gần đúng lời nhạc gốc, nhưng khi bài hát vừa dứt thì bỗng chuyển qua "Em ơi hiểu dùm anh, dù anh là tên tội phạm, dù anh là tên quái xế hay tên giựt đồ thì anh cũng là chồng em." Từ đoạn này trở đi, cũng theo điệu “Boléro” nhưng phần nhạc thì lạ hoắc, còn phần chế là những lời kể lể về cuộc đời của một tay giang hồ "bị thua nên chấp nhận thương đau." Tên tội phạm đã lần lượt qua các trại cải tạo Tống Lê Chân, Đồng Hòa, Bố Lá, trung tâm cai nghiện Fatima, đã nếm đủ mùi các phòng kỹ luật, biệt giam ... Chợt nhạc điệu bản “Sao Không Thấy Hồi Âm” xuất hiện từ câu "Ngày anh vào Bố Lá, thì em đã bố láo, hỏi ai có đau không?" Rồi ca sĩ rú lên “... em là con chấu chó, đáng đâm con đàn bà!"

    Cần nói thêm là theo nguồn tin từ giới làm thuê làm mướn, phần nhạc kể lể nói trên còn được người dân gọi là "nhạc tù" và đã xuất hiện từ lâu lắm rồi. Có người nói từ mấy tay tù ngồi buồn mà chế nhạc, nhạc tù được thầm lén đưa ra ngoài, được "pô-luya" lại rồi truyền miệng sâu rộng trong giới lao động nghèo khổ chứ không riêng gì trong giới xã hội đen, giang hồ tứ xứ. Tình cờ ở Nha Trang, một nơi rất xa các trại cải tạo của miền Đông Nam bộ, cũng có lần tôi nghe mấy thanh niên hát nghêu ngao "Ngày anh vào Bố Lá, kêu án ở Đồng Hòa ..."

    Nhưng đĩa “Bikini - Sẩm Chế” còn tiếp nối, kéo dài bằng những lời chế thô tục, "bố láo" hơn nữa trên nền nhạc “Boléro” loạn xị (xen kẽ “slow-rock” và “disco” khá lạc điệu,) chắc là do chính "ca sĩ" hứng đến đâu, chế đến đâu thì tự đệm đến đó, theo kiểu hát dung tục, ẩu tả cho đồng bạn nghe chứ không phải hát trình diễn đàng hoàng trước đám đông. Thỉnh thoảng mới nghe có đoạn giống giống một vài bài nhạc cũ, nhưng phần lời vẫn là chế. Cũng như bài “Chúng Mình Ba Đứa,” thì bên cạnh những câu đúng chính bản như "Ba đứa mang cùng tâm sự nhưng khác nhau sở thích" bỗng chen vô câu chế "Đứa thích cà phê, đứa ghiền thuốc lá, còn đứa chơi bồ đà!" Rồi ngang phè là câu "Đàn bà là má đàn ông / Còn đàn ông là ông nội đàn bà." Còn bài "Kiếp Cầm Ca" đang được hát bình thường bỗng chuyển qua

    "Em ơi có bao nhiêu,
    sáu mươi đô một dù.
    Hai mươi đô đầu,
    thì cởi áo em ra ..."


    Một số bài hát sau 30/4 , như bản “Cầu Dừa,” bản “Ngẫu Hứng Lý Qua Cầu,” đang là một đoạn đàng hoàng cũng bị đâm ngang "...Thấy em nhỏ xíu, nhỏ xíu như cái chày đâm tiêu!" Riêng cái bản đã bị nhiều "phiên bản" chế nhất bấy lâu nay, là bản “Tiếng Chày Trên Sóc Bombo,” thì trong đĩa “Sẩm Chế” này, câu hay ho của ông tác giả X.H. quá cố "Bao nhiêu gạo là bao nhiêu tình, là tình của người hậu phương" bị chế hơi ngớ ngẩn, ngây ngô, thành "Một lon gạo thì hai trăm đồng, một ngàn đồng, thì được năm lon." Tất nhiên, nghe đĩa này thì ai nấy đều cười, cười từng chập, vì rõ là nó cũng hài hước thật.

    Nếu chỉ là những lời nhạc chế ngây ngô, thô thiển thôi thì cũng có thể bỏ qua, đằng này, càng về phần cuối thì đĩa “Sẩm Chế” càng bậy bạ, nhất là trong một đoạn “disco” rất dài, xập xình theo điệu liên khúc “Năm Mười Mười Lăm Hai Mươi.” Cần nói thêm rằng vào thời kỳ "ăn độn" tức khoảng 1976-1979, từ trong giới lao động, bình dân đã xuất hiện thể loại "đàn thoải mái, hát dễ dàng" vui nhộn này vì người đàn chỉ cần biết đệm “boléro,” “beguine-rock,” “disco” hơi nhanh một chút, còn người hát cứ dùng (hay chế) trở đi trở lại các câu ca dao, thơ lục bát, song thất lục bát, hò vè ... rất dân gian là tha hồ hát hay bắt chước hát theo cũng rất nhanh. Ví dụ "Năm mười mười lăm hai mươi / Con gái 18 cũng chơi năm mười" hay chế là "Bà già sáu chục cũng chơi năm mười."
    Đằng này, "ca sĩ" sẩm chế cũng mở đầu bằng những câu vui nhẹ, như

    "Ví dầu cầu ván khó đi
    Con đi mua rượu (thì) cha đi mua mồi."


    Hay

    "Ai ơi đừng lấy vợ ù
    Nửa đem thức giấc tưởng mình ôm lu."


    Nhưng tiếp theo thì rất khó nghe, như

    "Nếu mà không lấy được nàng
    Anh đem thẻo bỏ, đưa nàng phơi khô!"


    Tiếp theo thì đủ thứ câu nhảm nhí, như "Công cha như chiếc xì-po / Nghĩa mẹ như chiếc en-chù tám mươi / Một lòng thờ mẹ kính cha / Cho tròn chữ hiếu mới là xì-po." Rõ ràng chế-sĩ là một tên bất bình thường, luôn thèm khát và bị ám ảnh bởi những thứ hàng hóa, vật chất thời thượng, nên hắn mới so sánh công cha như chiếc xe gắn máy “Suzuki Sport,” thứ phương tiện làm ăn sở trường của bọn giựt dọc, và nghĩa mẹ thì sánh với chiếc “Angle” 80 phân khối rẻ tiền. Sau cùng thì rải rác những câu tục tĩu, khiến người nghe chẳng những khó mà cười nổi mà chỉ thấy rất khó chịu, như "Em ơi đừng lấy thầy tu / Nó ăn đậu hủ, con c. nó thù lù." =)) Ở phần đầu đĩa VCD này, trong đoạn nhạc tù còn có câu trây trúa hơn nữa, là "...khi anh làm quen, em cười nói mặt anh giống cái mặt l..n"
    =))

    Xin phép được hạn chế tóm tắt cái đĩa nhạc chế, vừa rất kém về chất lượng thu thanh vừa có nội dung quá thô bỉ, hồ đồ, buồn thảm này. Nếu không thì trang báo này lại vô tình "nối giáo cho giặc," phổ biến không công cho một thứ âm nhạc ôn dịch. Và nếu những nhạc sĩ có bài bản bị chế trong đĩa này, có lúc nào đó âm thầm thích thú vì ý nghĩ "nhạc của mình có hay, có thịnh hành mới bị chế" thì hẳn các ông cũng đang than trời vì nhạc của mình bị ghép chung với những thứ nhạc trời đánh!

    Vậy mà, sau khi xâm nhập vào thị trường băng đĩa lậu, những bài nhạc chế thô tục kiểu đĩa “Sẩm Chế” này còn đang tràn ngập mạng “Internet” và ngày càng có nhiều bạn trẻ truy cập. Còn nhiều bạn trẻ khác, những công nhân nghèo khổ trong khu xóm chen chúc toàn dân nhập cư, đang vất vả lao động kiếm sống mà không hề biết máy điện toán là gì, thì cũng đang có cái "mốt" là phải có nghe qua, có chép lại, biết hát nghêu ngao nhạc chế (rẻ rề thôi!) mới là dân sành điệu!

    Lệnh Hồ Saigon
     
  2. JEmEL

    JEmEL The Chosen Undead Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/10/04
    Bài viết:
    19,141
    ngày xưa ai lá ngọc cành vàng, ngày xưa ai quyền quý cao sang! tui chính tui ngày xưa đó! bởi đèo bồng nên giờ nghiện xì ke :D

    nói đi nói lại chẳng qua cũng từ các tấu hài thôi!
     
  3. dau_bo

    dau_bo Play It Like You Stole It

    Tham gia ngày:
    22/7/06
    Bài viết:
    1,320
    hahahahh =)) có mấy bài hồi nhỏ trong xóm mấy thằng nhóc hay hát =))
    anh cho em tiền đô , tiền đô để sắm đồ =))
     
  4. MegaOpera

    MegaOpera Mega Man

    Tham gia ngày:
    23/12/06
    Bài viết:
    3,277
    Nơi ở:
    Art World
    thật ra từ lâu đã có chuyện kết hợp giữa ca nhạc và tấu hài,riết rồi nó thành 1 trào lưu gì đó nửa mùa ko lệch hẳn về bên nào => dễ lách :))
     
  5. JEmEL

    JEmEL The Chosen Undead Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/10/04
    Bài viết:
    19,141
    Hát dc hát tiếp :D

    "“Đoàn FPT một lần ra đi/ Dù có gian nguy nhưng lòng không nề/ Ra đi ra đi áo quần không có/ Ra đi ra đi sạch bách mới thôi…”
    " =))
     
  6. khachma2004

    khachma2004 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    23/10/05
    Bài viết:
    1,022
    Nơi ở:
    TP Hồ Chí Minh
    Đã gọi là "nhạc tù" rồi mà còn đòi hỏi thanh cao thoát tục =))
     
  7. KuKoTaYa

    KuKoTaYa The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    11/3/09
    Bài viết:
    2,109
    Hay hay hay \:D/
     
  8. DOANUYCHINH

    DOANUYCHINH T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    2/5/06
    Bài viết:
    591
  9. milivista

    milivista Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    19/11/06
    Bài viết:
    1,348
    Nơi ở:
    Hà Nội
    phong ba bão táp ko bằng ngữ pháp VN mà =)) cứ yên tâm là từ 1 đoạn nhạc có sẵn sẽ phát triển thành 5-7 bài khác nhau =))
     
  10. Black_C@t

    Black_C@t 4 Leaf Clover Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/9/05
    Bài viết:
    4,450
    Nơi ở:
    Racoon City
    Giọt Lệ Đài Trang \m/
     
  11. Mèo_Bµn

    Mèo_Bµn Liu Kang, Champion of Earthrealm Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/12/08
    Bài viết:
    5,350
    Nơi ở:
    ( ͡° ͜ʖ ͡°)
    ==' h mình lớn òi hông nói
    thế mà cả lũ em họ mới chừng lớp 3 4 mà lúc nào cũng rêu ra :" Người cho em 500$ để mua quần....áo....." ~.~
     
  12. PháoDàn

    PháoDàn Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    29/1/09
    Bài viết:
    303
    hôm trước ở cổng trường có con bé khoảng 5 6 tuổi ngồi ôm em ngêu ngao hát cái bài chiến khăn gió ấm của t Khành Phường là : Gửi cho em 500 đô và 5 cái xe SH =)) nghe xong mà thấy buồn cười quá
     
  13. dangkhoa12

    dangkhoa12 Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/12/04
    Bài viết:
    4,260
    "Em ơi có bao nhiêu
    6 chai bia sài gòn
    dzô 2 chai đầu
    Anh thấy anh chưa phê
    thêm 2 chai sau tình yêu dâng vời vời
    dzô 2 chai cuối là bao ...."
    Tới giờ đi đám cưới khi xỉn xỉn dzô tui cũng ca bài này. :))
    Nhạc chế dễ nhớ dễ ca.
    Còn mấy bài nhạc tù gì gì đó lời lẽ thô tục quá. Nhưng ai thích cứ nghe ko cấm được, CHỉ chống chỉ định cho "Trẻ em có thai và phụ nữ dưới 2 tuổi" :P
     
  14. StJohn-TheEagle

    StJohn-TheEagle Persian Prince GameOver

    Tham gia ngày:
    4/6/07
    Bài viết:
    3,863
    Anh đưa em vô buồng
    Đè em ra anh soát
    Anh đưa em vô phòng
    Đè em ra anh lục
    Vừa tìm đc đúng 2 ghim
    Thoát ra anh binh xập xám
    Chiều về khi đã thua xong
    Lái xe anh đi vòng vòng

    ...

    Xe anh thôi ko còn
    Tiền trong bank láng coóng
    Ôi thân anh hao mòn
    Vợ hăm cho ăn đòn
    Tự dưng đang có xe ngon
    Bỗng dưng đi chân mười ngón
    1 đồng ko có ăn kem
    Thấy chi cũng phải nhịn thèm
     
  15. DeathKnight1987

    DeathKnight1987 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    23/6/06
    Bài viết:
    452
    Nơi ở:
    Địa ngục m
    "Cuộc đời anh sinh viên, thất tình chỉ vì nghèo, mà em cứ đòi hỏi nhiều, ko có cho em nên anh đành phải hứa, là rằng 5 năm nữa ngày đó anh có tiền ..."

    Nói chung những thể loại nhạc chế góp vui (hiển nhiên ko kể mấy bài có lỷic quá dung tục) nếu dùng đúng lúc đúng chỗ cũng phát huy đc lắm, quan trọng là biết khi nào nên dùng thôi :D
     
  16. huythanhv2

    huythanhv2 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    13/1/06
    Bài viết:
    401
    Nơi ở:
    Adelaide
    e có nhạc tù này, anh em ai thích em share
     
  17. Eric_nguyen

    Eric_nguyen Legend of Zelda GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/1/04
    Bài viết:
    1,063
    Nơi ở:
    Somewhere I belong
    Phong cách nhạc chế phải kể đến các đồng chí FPT

    FPT ca gì gì đó :((
     
  18. babylove_vb

    babylove_vb T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    11/10/04
    Bài viết:
    623
    Nơi ở:
    Tp.Hcm
    ngồi quán uống ly cafe, nghe tiếng xe đua về ... ĐÙNG ... hết hồn
    trích đoạn nhạc tù =))
     
  19. dark_slayer_83

    dark_slayer_83 Long Phụng Hòa Minh Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/4/02
    Bài viết:
    16,746
    Đường tương chao tà hủ dưa leo ai chưa ăn chưa phải là nghèo...........

    Sống trên đời này thằng học ngu cũng như thằng học dốt.........
     
  20. Haotakua

    Haotakua You Must Construct Additional Pylons Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/10/08
    Bài viết:
    8,675
    Nơi ở:
    陳妍希's Home

Chia sẻ trang này