trong trận oánh Trương Thanh , Đổng Bình cũng ra trận , chỉ có cha này mới né được đá của Thanh..còn mấy bố khác thì ăn đá liên miên..À Lâm Xung chính là người đẩy được Thanh xuống nước cho mấy ông thủy quân hội đông, còn Lỗ Trí Thâm thì "ngu" nhất, chẳng óanh nhau tẹo nào cũng bị Trương Thanh cho 1 đá vào ót Yến Thanh bắn tên cũng khá phết , chắc không xê xích với Hoa VInh là mấy, thấy mấy trận đánh nhau đều tả là bắn trúng chân ngựa rồi bắn tên giải vây...Quan Thắng thì..chỉ đươc con xích thố với Thanh Long đao....mà kô hiểu nổi con xích thố sao sống giai thế
Hàn Tháo có đề phòng cũng ăn đá Bành Dĩ thì lao lên cũng ăn đá chả cần giao chiến làm gì Đề phòng cũng ăn đá, ko đề phòng cũng ăn đá. Bao nhiêu người ngã ngựa thì làm gì có chuyện bất ngờ, chỉ là do ko không tránh được thôi. Hồ Duyên Chước, Dương Chí là loại bình thường à Quan Thắng thấy đá thì chạy như vịt.
Đề phòng thì cũng chỉ làm giảm khả năng bị thương thôi chứ không giúp né được hoàn toàn. Bởi né được thì còn phụ thuộc vào phản xạ của mỗi người mà cái này thì cần có thời gian luyện tập. Nếu không biết Trương Thanh có tuyệt kỹ ném đá thì khi thấy anh ta chạy đa số sẽ đuổi theo và ăn đá vào mặt. Nhưng khi biêt được điều này thì nhiều người sẽ phân vân giữa việc đuổi theo hay đứng lại, tỉ lệ thương vong sẽ giảm đi. Giống như Quan Thắng vậy, không chắc mình đỡ được thì sẽ quay về. Nhưng mấy ông còn lại thì không như vậy. Đa số đều muốn thể hiện mình nên nhiều người biết không đỡ nổi nhưng vẫn cố đuổi theo để "nhận" đá Còn Hô Diên Chước, Dương Chí kể cả Từ Ninh thì đều là loại tướng khủng nhưng không phải khủng là đỡ được. Tôi nghĩ trước nay họ đều đánh nhau theo kiểu giáp lá cà, nếu bị bắn lén thì thường là cung tên, chơi đá kiểu Trương Thanh có thể nói là hiếm gặp. Lần đầu gặp skill này dính đòn cũng là bình thường thôi. Trong truyện thì không thấy nói đến nhưng trong phim thấy Ho Diên CHước cũng thuộc hàng lão tướng, tuổi cao mắt kém, đỡ cung tên còn có thể chứ ám khí kiểu Trương Thanh thì chịu chết
Xích thố là giống ngựa Mông của, mình to, lông đỏ, chân to, sức dai, đâu phải là tên riêng. Giống như chó Chihuahua ấy. Lương Sơn toàn giống đầu trộm đuôi cướp, quan lại thoái hóa biến chất, người bị LSB đẩy đến đường cùng buộc phải theo. Ngoại trừ Lâm Xung, Hô Bảo Nghĩa thì t thấy là oan thật chứ những Tống Giang BL, Tiều Cái, Võ Tòng,..vv toàn thằng cục súc, bẩn tính, khốn nạn,.vl ôi thôi đủ cả. Cập Thời Vũ Tống Giang Tống Công Manh, động đâu là rải tiền đấy, vung tiền như rác, mua căn hộ cho gái, mua chuộc quan lại.. mỗi tội bất lực, lại thêm vừa hèn vừa yếu. Làm mỗi cái chức Át ti lương một tháng mấy lạng bạc mà đòi ném tiền? Ko tham ô ăn cướp thì bán nhà đi chắc? Đến khi có quyền trong tay lại không dám quyết, đưa ae đến chỗ diệt vong. Tiều Cái vốn là địa chủ, đại phú hộ, chuyên ăn tô của nông dân nghèo, có lòng tham không đáy. Nghe tin có chuyến hàng ngon đi qua liền tập hợp một bọn du thủ du thực là ae cờ bạc họ ng~, gã pháp sư dạo, vài ba tay cướp, bày gian kế, dùng mê độc hại người, nhục không thể tả. Hại Dương Chí thân bại danh liệt, vào vòng lao lý, bức đến phải lên LS. Võ Tòng thì giết chị dâu, chém cả nhà Tây Môn Khánh. Chi tiết chém cả hầu gái nhằm giết người diệt khẩu đủ thấy thằng nào bảo Võ Tòng anh hùng thuộc hạng người nào rồi. Tội ác như Mẫu dạ xoa, bánh bao nhân thịt người, đến cầm thú cũng phải rùng mình kinh hãi.
Hồi nhỏ coi Thủy Hử mắc cười nhất là cha Tống Giang, mỗi lần sắp bị giang hồ "thịt" lại than thở: "không ngờ Tống Giang ta lại chết ở đây" thế là ko những được tha mà còn được bọn kia xun xoe như ông nội mình vậy. Nhìn cái tướng hèn hèn vậy mà bọn Lương Sơn Bạc nể sát đất
Theo tôi thì 108 người đấy cũng chỉ có một số thực sự là anh hùng thôi, một số khác chỉ là ăn theo Còn Võ Tòng thấy anh trai bị chị dâu mưu hại, quan phủ thì bị mua chuộc không chịu xử nên tự mình xử luôn. Giết xong thì ra đầu thú không bỏ trốn như Tống Giang, trên đường có cơ hội nhưng không trốn vẫn đến nơi quy án. Đến nơi giúp Thi Ân lấy lại quán rượu bị Tưởng Môn Thần cướp. Sau bị Trương Đô Giám hãm hại vào bước đường cùng nên mới giết cả nhà lão này rồi đi làm cướp. Cá nhân tôi nghĩ rằng anh ta tuy thô lỗ nhưng cũng là anh hùng. Một số khác thì đúng là hành động kiểu trộm cướp, khó gọi là anh hùng nhưng một phần cũng là xã hội bấy giờ đưa đẩy I-| Hey, coi bộ lão này bị nhiều người ghét Hồi nhỏ đọc Thủy Hử có kèm lời bình của Kim Thánh Thán thấy lão này chỉ trích Tống Giang thậm tệ I-|
Nhầm, Lư Tuấn Nghĩa, Ngọc Kỳ Lân ấy, bị TG hại cho tan cửa nát nhà. Phải bỏ chạy lên LS. TG lắm danh hiệu quá làm nhớ lộn :P, Hô bất nghĩa, CTV TG TCM. Trong Thủy Hử thích mỗi Trí Đa Tinh Ngô Dụng, tài điều binh có thể so với Gia Lượng :). Mỗi tội qs thì mãi là qsư, Km thì lao động đường phố thằng Lưu Thiền, Vô Dụng thì lao động đường phố Tống Rang. hình như còn bị pđ, TG chết ND với Hoa Vinh treo cổ chết theo thì phải.
Biệt danh của Tống Giang thì nhiều thôi rồi , nào là Hắc Tống Giang , Hiếu Nghĩa Hắc Tam Lang , Cập Thời Vũ và Hô Bảo Nghĩa .
Bình về Tống Giang, Kim Thánh Thán có viết là Lúc cầm phong thư nghe tin cha mất, tác giả miêu tả Tống Giang hối hả vội vã thế nào, thế nhưng đến lúc sắp về có tình tiết là ghé qua nhà Trương xã trưởng, nghe kể cha bắt đầu thấy nghi ngờ. Sau nghe chuyện có thêm Vương Xã Trưởng cùng ngồi uống rượu thì ở lại đầy uống rượu đến tối mới về. Trên đường giải đi Giang Châu, lúc đi qua Lương Sơn, dù Hoa Vinh nói thế nào cũng không chịu cởi gông, nhưng khi đến Mục gia trang lúc tên công sai bảo nơi đây vắng vẻ không có ai xin tháo gồn thì lại thì đồng ý cởi. Qua đó mới thấy Tống Giang gian xảo thế nào. Lúc trước thì một mực nói rằng vâng lời cha không lên Lương Sơn làm cướp nhưng lúc bị anh em họ Mục truy sát phía sau thì bất chợt thốt lên câu: biết vậy ta ở lại Lương Sơn cho rồi, há không phải là tiền hậu bất nhất sao? . ___________Auto Merge________________ . p/s:ax copy nhầm rồi, sorry vì không edit được đây là lời bình
Thực ra như Tống Giang tớ thấy là rất "người", không theo kiểu anh hùng lên gân như một số người khác. Còn tất nhiên thích hay không là chuyện khác, tớ cũng cóc thích thằng cha này
Hồi nhỏ không biết gì xem phim ghét lão này kinh khủng. Lớn lên thấy nhiều người khen Tống Giang trung nghĩa không phải không có lý nhưng không hiểu sao vẫn ghét Nhưng đúng là Thi Nại Am xây dựng Tống Giang rất hay và cũng rất "ảo". Tốt xấu, trung nghĩa, gian xảo đan xem vào từng chi tiết. Người đọc muốn khen hay muốn chê đều có lý của riêng mình. Dù sao vẫn nghĩ rằng Thi Nại Am viết Thủy Hử không phải để khen Tống Giang mà ngược lại
Trong truyện có Thần hành thái bảo Đới Tung, là thằng cai ngục chuyên ăn của đút lót , TG lắm tiền, vào cái nhét luôn vào mõm thì không sao. Lâm Xung ko có đồng nào, tí thì ăn đòn nát đít. Võ Tòng chí phèo thì đành phải chịu, sau lợi dụng để làm bảo kê, anh hùng dek j`. Hậu Thủy hử thì về sau có 2 người sang Thái, Indo j` ấy, làm vua thì phải. Ko nhớ rõ lắm.
Kể ra thì tài ném đá của Mộc Vũ Tiển Trương Thanh cũng ngang ngữa với Shoc Cong Longspear thôi. Không nói cao thủ hay không cao thủ, đều rất dễ dính đòn. Nếu biết thì có thể tránh được chứ đòi thủ thắng thì khó lắm thay! Xã hội loạn lạc, anh muốn làm người dân lương thiện phỏng có đc không! Cái đám du thủ du thực đấy theo như lời của 1 số mem ít ra còn tự bỏ sức ra làm, cướp của bất nghĩa cứu dân, tự mình làm mình chịu, hơn vạn thằng chỉ ngồi ba hoa đạo nghĩa, đến lúc nguy thì đổ vạ cho người khác. Kim Thánh Thán theo lập trường phong kiến nho gia, chê bai Tống Giang thì có gì lạ! Ông ta mà khen Tống Giang trong thời nhà Thanh thì mới gọi là đại hảo hán theo nghĩa Lương Sơn đấy! . Tại sao Tống Giang lại đựoc giang hồ quý trọng! Chữ vì mỗi chữ nghĩa mà thôi. Ông ta giàu nhưng không phải quá giàu! Cũng ko có ai nói ông ta cướng tiền của lê dân bách tính. Gia sản là của nhà để lại hoặc ông ta có đựoc chút đỉnh lúc làm thư lại. làm thư lại giúp đc dân mà vẫn lấy đựoc tiền của bọn ác bá thì càng giỏi nữa. Với lại đối với giang hồ hào kiệt, chỉ một bữa cơm cứu đói, 1 chén rượu giải khây thì còn hơn một mâm kim bảo, một tấm áo hồ cừu! Chi tiếc cảm động nhất là lúc Tống Giang gạt Hồ Đào để đi báo tin cho Tiều Cái. Trong đầu Tống Giang lúc này ko có chổ cho sự suy tính thiệt hơn về bản thân, về gia đình, về chức vụ và về thăng tiến. Chỉ có hai chữ bằng hữu và tín nghĩa. Như thế đã đủ thể thu phục nhân tâm của cái gọi là bọn "du thủ du thực" đó chưa!!?. Cái hành động trong lúc cấp bách ấy cũng nói lên ông đồng lòng với hành động của Tiều Cái rồi, chỉ có điều chưa dám bộc lộ ra thôi! "Có ai tinh ý đọc ra ý này của Thi Nại Am lúc viết không?!" Cái bi kịch của Tống Giang và Lương Sơn Bạc là cái bi kịch muôn thưở của khởi nghĩa nông dân trong thời phong kiến. Không có một hệ tư tưởng, không có một sự kiên định trong đường lối. Hoặc nó phản bội lại nông đân để lập nên vương triều mới (Nhà Minh - Chu Nguyên Chương, Tây Sơn - Nguyễn Nhạc - Nguyễn Quang Toản), hoặc nó phân rã bị tiêu diệt (Thái Bình Thiên Quốc), hoặc bị chiêu an. Một Tống Giang phản bội lại anh em để dựng nên đế nghiệp, Một Tống Giang cam chịu chết vì chữ trung dù vẫn biết đó là ảo vọng, cái nào nặng hơn cái nào!? Chu Nguyên Chương cũng xuất thân từ khởi nghĩa nông dân. Cái hình tượng Tống Giang mà Thi Nại Am dựng nên là một cái tát vào mặt vào vị hoàng đế khai quốc của nhà Minh. Theo cái lý đó thì Thi Nai Am chê hay khen Tống Giang vậy!?
1. Cướp của cứu dân hay cướp của về cho sơn trại ? Không ít số đầu lĩnh Lương Sơn vốn xuất thân là kẻ cướp đường, mà nạn nhân không ai khác ngoài người đi đường. Vậy thì cái của cướp được ấy là chính hay phi nghĩa ? 2. Chả hiểu Kim Thánh Thán theo trường phái nào, nhưng ổng phân tích có lý hay không :) 3. Trước khi lên Lương Sơn, chưa bao giờ nghe Tống Giang làm thư lại mà lấy tiền ác bá giúp dân cả, chỉ thấy cho tiền đám cờ bạc, giang hồ mà thôi. Về đọc lại truyện dùm. 4. Cảm động thật, cảm động nhất khi so với những câu Tống Giang sau này, nào là báo ân, nào là quy thuận triều đình. Tâm thì đồng lõa với cướp mà mồm thì vẫn nói nhân nghĩa :) 5. Hê hê, quả là bi kịch. Một đám giang hồ tụ tập với nhau chỉ để thoát khỏi bị ức hiếp được nâng hẳn lên thành khởi nghĩa nông dân, quả là bi kịch lịch sử.
Nhưng nhờ lên Lương Sơn Bạc, những người ấy cướp của bọn ác bá chia cho người nghèo. Chả là phúc cho bá tánh lắm ru Tôi ko hiểu Kim tiên sinh phân tích có lý thế nào và càng không hiểu đời thực ông phân tích có lý ra sao, mà bị chết thê thảm vậy. Tôi cũng chưa nghe cái cái việc Tống Giang làm việc thư lại mà làm hại dân cả. Tôi chỉ biết việc Tống Giang giúp người ta lúc khó khăn mà thôi. Về nhà đọc lại truyện sẽ có Tống giang chỉ muốn những người anh em thân thiết của mình không biết giết hại mà thôi. Chắc là cậu thì cậu sẽ đi báo quan để lĩnh thưởng nhỉ ? Cậu về mà cười Mao Trạch Đông ấy. Ông ấy viết là khởi nghĩa nông dân đấy. Cậu cứ ở đấy mà cười đi
@SakuragiHanamichi: nếu ông rơi vào hoàn cảnh của Lâm Xung, Dương Chí, Võ Tòng thì ông làm gì!? hay ông cứ ở đó mà ngồi cười tiếp vậy!? Đành rằng trong Thủy Hử ko ít thành phần xuất thân trộm cướp, giết người như ngóe. Nhưng những người đa phần là thất học, vỏ biền và tính tình lổ mãng. Khi lên Lương Sơn rồi thì những cái tính xấu đó ít ra cũng đã bỏ đựoc đi phần nào. Nếu ông bắt Lý Quỳ có hành động và tính cách như Võ Tòng thì còn gì để nói nữa!. Những người này ít ra không bán đứng bạn bè, còn thói thường đời nay thì đâm sau lưng chiến sĩ không ít và còn vênh mặt tự hào nữa về chiến tích ấy nữa! Ít ra họ cũng không ngồi cười như ông! Ông không nói thì tôi vẫn đọc lại Thủy Hử! Nó vẫn còn giá trị hiện thực và vẫn rút ra đc cho mình nhiều điều bổ ích! Còn ông có đọc lại không và đọc lại để là gì thì đó là chuyện của ông!
Cậu cười thì cứ cười thôi tôi ko quan tâm lắm. Vì tôi biết có nhiều đứa bị bệnh đao cũng hay tự nhiên lăn lộn ra cười