phản H đã được tạo ra thành công từ năm 95 rồi. http://en.wikipedia.org/wiki/Antihydrogen Nếu bạn muốn đọc sâu thì kiếm tựa sách khác mà đọc, mạng chả thiếu đâu. Mà sách VL 12 cũng đâu đã viết sâu đâu ? Nguồn là từ sách Mỹ, nhưng mà xào nấu, thêm bớt theo ý người biên soạn thì thành linh tinh (còn nhớ ở khúc cuối sách Vật Lý có cái phát biểu gì về bản chất của vật chất của bác Lenin mà cười suốt). Sách đại học ở nước ngoài to gấp 2 bề ngang, bề rộng và bề dày sách VL 12, giải thích, chứng minh rất cặn kẽ các hiện tượng và thí nghiệm. Các định lý, định nghĩa được phát biểu rất đầy đủ và phân tích từng chữ. Chưa kể cứ khoảng 2-3 năm bọn nó lại cải biên sách 1 lần. Sách VL12 sao sánh được.
Sao nào thư giãn mà Ai sai thì chịu thôi, nói rồi, kiến thức khác nhau quá thì phải có người sai, ai đúng nấy biết, kích động cãi vã nó mới vui À mà hỏi nhỏ, nhột hà
lấy năng lượng bằng cách nào nhỉ mà tui nếu e+ gặp e- thì sẽ giải phóng tia gamma, sao lại bảo không có phóng xạ
http://www.fotech.org/forum/index.php?showtopic=7615 cuốn này là "Fundamentals of Physics", viết bởi David Halliday. Hồi xưa nhà mình có bản dịch của cuốn này, tên là "Cơ sở Vật Lý", nên mình toàn đọc thay SGK, đến đợt thi Đại học mới lôi VL 12 ra đọc làm trắc nghiệm lý thuyết, cuối cùng Lý A 10
==> KHông sâu nhưng đủ kiến thức cơ bản. Còn sách đại học nhà tớ đầy, chẳng qua ngại cầm cái cuồn bự tổ chảng đó thôi. Ông thi lý A 10 điểm à? Cho cái SBD + năm thi tui kiểm tra thử coi có đúng không
Để sản xuất ra phản vật chất còn tốn nhiều năng lượng hơn Chưa nói đến việc bảo quản phản vật chất trong một môi trường toàn vật chất. thì cái tia gamma đó mang năng lượng để lấy điện chứ sao. "Không phóng xạ" ở đây là không có rác thải phóng xạ. Vấn đề lớn của nhà máy điện hạt nhân hiện này đâu phải nằm ở mấy cái tia gamma, mà là ở đống rác thải hạt nhân phân rã khá nhanh (nhưng ko đủ nhanh để lấy năng lượng)
Năng lượng của vài giọt Phản vật chất chắc cũng đủ cho cái máy Gia tốc hạt ở CERN chạy vài vòng chứ nhỉ :'>
quan trọng là kiếm đâu ra 1 giọt đó thôi. Chắc cái máy phải chạy vài chục vòng mới đủ để tạo thành giọt. Các bác vào đây mà đọc thêm nè http://public.web.cern.ch/public/en/Spotlight/SpotlightAandD-en.html phát biểu của CERN nhân dịp phát hành Angel and Demon . ___________Auto Merge________________ . nguồn: http://public.web.cern.ch/public/en/Spotlight/SpotlightAandD-en.html Dịch đại khái là chỉ cần nửa gram phản hidro là có thể có được sức tàn phá tương đương quả bom dội xuống Hiroshima. Tuy nhiên, với tốc độ sản xuất hiện nay thì cần khoảng 2 tỉ năm/gr phản hidro
Kinh thật, bên box thư giãn toàn cao thủ về vũ khí, chả trách sao kho vũ khí hàng nặng toàn "hàng khủng"
mịa đợi mãi cái chú phát biểu phản vật chất có khối lượng âm chả thấy đâu có chú nào nghiên cứu về lỗ đen vũ trụ chưa?, vào đàm đạo nào :P
Về vấn đề nào của lỗ đen nào ? =p~ Lỗ đen là 1 trường hợp hiếm mà tất cả các thuyết đều dc áp dụng =p~
công lực của lỗ đen thế nào nhỉ ? hình như hồi trước có nghe nói có thể tạo ra lỗ đen nhân tạo, đúng không ta
Khi đã qua Chân trời sự kiện (Event Horizon) thì ko có cách nào thoát ra được :-*. Trừ khi di chuyển với tốc độ > c, tuy nhiên theo thuyết tương đối của Einstein thì c đã là tốc độ giới hạn mà các hạt có thể đạt dc \:d/ CERN tạo dc lỗ đen siêu nhỏ rồi mà
những cái thế này tớ đọc trên wiki hết rồi, vấn đề là chả hiểu gì cả trong cái hố đen là cái gì mà nó chứa giỏi thế nhở , bị đưa đến vùng không gian khác chăng :-O
Có thể, theo thuyết Đường hầm lượng tử thì có khả năng đó Tuy nhiên nếu hố đen hút 1 ngôi sao có năng lượng lớn thì nó sẽ phóng 1 nguồn năng lượng cao ra 2 cực. Nhưng chẳng có khả năng nào để còn lành lặn khi đi qua hố đen Bởi vì càng vào trong thì từ trường giữa 2 đầu của vật có chênh lệch là cực lớn, vì thế vật sẽ bị xé nát
lỗ đen và big bang đều là gravitational singularity(chả biết dịch thế nào) hết mà. http://en.wikipedia.org/wiki/Gravitational_singularity 2 thằng đều là 1 khối vật chất vô cùng đậm đặc, lực hút trọng trường vô cùng lớn ?