Bác IamClone có vẻ nhầm thì phải, Einstein được giải nobel về cống hiến trong nghiên cứu lý thuyết lượng tử và hiệu ứng quang điện, mặc dù 2 cống hiến lớn nhất của ông (thuyết tương đối hẹp đăng trên tạp chí Annalen der Physik của đức năm 1905), và sau này là thuyết trường thống nhất. Thuyết tương đối hẹp đánh đổ vật lý newton trong khi đó trường thống nhất mở ra một hướng mới về giải thích vũ trụ thông qua bản chất của vật chất. nó chứng minh được ánh sáng có thể bị bẻ cong trong không gian 3 chiều, không gian và thời gian tồn tại độc lập với nhau từ đó chứng minh tiếp sự tồn tại của hệ quy chiếu không-thời gian. Tiếp đó thuyết tương đối rộng (thuyết hấp dẫn của Einstein) chứng minh được không những ánh sáng mà tất cả mọi vât đều đi thẳng trong hệ quy chiếu không-thời gian! Đồng thời cũng từ thuyết tương đối rộng Einstein thiết lập được một trong các phương trình tối quan trọng trong lý thuyết lượng tử, phương trình trường hấp dẫn, từ phương trình này, xác định ra trị số spin =2 từ đó khẩng định được sự tồn tai của hạt graviton (hạt hấp dẫn) - hạt đại diện cho tương tác hấp dẫn- trường hấp dẫn - lực hấp dẫn, không mang điện tích và không có khối lược riêng, tầm anh hưởng rát lớn. Từ việc xác định được những yếu tố này, thằng khùng Einstein tiếp tục mở rộng đại não viết tiếp ra lý thuyết trường thống nhất, lý thuyết này đưa ra 4 loại tương tác, tương tác mạnh, tương tác yếu, tương tác hấp dẫn và tương tác điện từ, đồng thời giải thích rằng 4 loại tương tác này là 4 mặt của 1 loại tương tác duy nhất. Tuy nhiên, đen đủi cho ngành vật lý là Einstein die sớm quá, chưa kịp phát triển hết những phương trình của mình. Thành ra cho đến tận ngày nay (ít nhất là cách đây 6 7 năm gì đó) người ta vẫn chưa chứng minh hết được sự hài hòa trong 4 loại tương tác (mới chỉ thống nhất được 3/4 loại mà thôi). Một trong các loại tương tác kể trên là tương tác yếu: tác nhân gây phóng xạ, tương tác này chỉ thể hiện ở lực hạt nhân yếu tác dụng lên các hạt có spin = 1/2. 3 hạt có spin 1/2 đã được thực nghiẹm quan sát là các hạt Bozon vector nặng W+, W-, Z0, mỗi hạt có khối lượng tương ứng 200Me (100 tỷ electron vôn). Ở mức năng lượng cao ứng xử của các hạt này tương tự như photon, nhưng ở điều kiện thường do tính chất tương tác yếu và spin =1/2 nên lực tác dụng chúng mang lại có tầm rất ngắn. Tưởng tượng việc vài nghìn hạt này thay đổi mức năng lượng (giải phóng năng lượng) thì mọi người sẽ thấy việc bomb hạt nhân hay Bomb H giống như quả pháp tép
topic càng ngày càng lộ nhiều nhân tài nhỉ Einstein thực ra không phải die quá sớm mà k ngiên cứu ra nốt . thực ra là những lý thuyết để lại của ông cho thấy mâu thuẫn lớn với cơ học cổ điển.một phần tài liệu giải mật của đức quốc xã thu được cho thấy ông đủ cơ sở chứng minh 4 loại tương tác trên là 4 mặt của 1 tương tác duy nhất. nhưng lý thuyết đấy lại khiến ông mâu thuẫn với chính thuyết tương đối của ông. thực sự cụ thể mình k hiểu hết. chỉ là đọc trên 1 trang của nước ngoài. . có gì sai sót mong bỏ qua nhé
Ông thầy tớ bảo vệ luận án tiến sĩ, đi thăm cái "lò" nghiên cứu hạt nhân ở Đà Lạt kể: "Nó dẫn qua ba bốn lớp cửa bảo vệ đúc bằng bê tông lõi sắt dày, tưởng cái lò to lắm hóa ra chỉ bằng 2 cái bát úp vào nhau " . ___________Auto Merge________________ . Thuyết tương đối chỉ chứng minh tổng quát là định luật Newton chỉ là 1 trường hợp đặc biệt khi khối lượng vất lớn và vận tốc nhỏ thôi chứ không phải phá sập định luật Newton nhé. Tính tới thời điểm này đã có người chứng minh dc là ko thể thống nhất 4 loại tương tác rồi.Để coi lại xem, nhớ đại khái thế ko biết có đúng ko.
vãi tè. hồi cấp 3 cũng nge ông thầy nói cái lò ở Đà Lạt của mình bé lắm. nhưng k ngĩ đến nỗi cái bát úp .
nguyên liệu để thực hiện phản ứng hạt nhân không phải nguy hiểm gì, nó ở rải rách mọi nơi quanh chứng ta, cái làm cho nó nguy hiểm chính là một khối lượng lớn tâp trung lại 1 chỗ duy nhất, cho nên dù là cái lò chỉ to bằng cái bát nhưng nguyên liệu được tập trung lại một chỗ nên bảo vệ kĩ càng tránh rò rỉ là đương nhiên, Xem thử người ta dùng bao nhiêu nguyên liệu để làm trái bom ném xuống Nhật bản ở WW2, chắc chắn là nhỏ hơn 2 cái bát đó rồi đó mà sức công phá thì kinh khủng.
2 cái bát úp vào là cái "lò" còn bên trong cỡ bằng hột rỉ mũi là cùng. Mà bác bảo ở quanh ta có nguyên liệu hạt nhân à? Thế chết hết rồi.
uranium, plutonium mà bảo rải rác quanh ta thì TG này toàn là X-men còn cái lò ở Đà Lạt nó nhỏ tại vì nó ko dùng để sản xuất điện mà chỉ dùng cho nghiên cứu thôi, chứ bom nguyên tử nó thì cần nhiều nguyên liệu hơn
Lò ở Đà Lạt mà làm được Nuclear tớ đi bằng đầu Uranium ở đấy có phải loại đã làm giàu đâu mà đòi chế À có ai biết Orihancon không nhỉ Sẵn tiện các loại hợp kim. Hỏi luôn
Lò phản ứng hạt nhân ĐL công suất 5 kilowat, một năm chạy 2 lần, chủ yếu phục vụ cho nghiên cứu KH và chế tạo đồng vị hóa học dùng trong y học. :) Dế sống ở bên ngoài lò to phết đấy! Toàn bộ hoạt động của lò, nguyên liệu và chất thải đều chịu sự giám sát chặt chẽ của IAEA. Bạn nào có ý muốn công tác ở nhà máy điện hạt nhân xây tại Ninh Thuận và học lực khấm khá, yêu ngành vật lí thì contact tớ, tớ giới thiệu cho vào lò xin học bổng! Hiện tại đang thiếu nhân lực lắm! \:d/ Mỗi tội hy sinh nhiều đấy!
Mình có biết, Einstein là một trong những người đặt nền móng đầu tiên cho ngày lượng tử (bằng việc đề xuất khái niệm photon và giải thích hiện tượng quang điện). Nhưng ý của mình ở bài post trước là những quan điểm về cấu trúc của các hạt cơ bản chưa được phát triển vào thời kì của Einstein. Einstein thật sự không công nhận thuyết lượng tử vì tính chất bất định của nó. thì nó có rải rác quanh ta thật mà, chỉ tội chu kì bán rã của nó khá lớn nên độ phóng xạ không được nhiều. Để có được phản ứng hạt nhân thì nó còn phải được làm giàu tăng nồng độ và kích thích cho phản ứng nhanh hơn. Orihalcum (hay orihalcon nhỉ ?) làm gì có thật. hợp kim là một hỗn hợp các kim loại (hoặc phần lớn là kim loại), ở thể rắn trong điều kiện bình thường. Các loại đá quí (trừ kim cương) đều là hợp kim ở dạng tinh thể.
mấy ông thầy dạy thực tập hạt nhân trường tui suốt ngày làm việc gần nguồn phóng xạ mà vẫn khỏe re, con cái đầy đàn ko lẽ nào, tui học thực tập hạt nhân, đo bức xạ phông thấp lè tè, nếu có uranium thì số đếm phải lớn chứ