UFO ở Roswell: một sự thật bị che đậy? Mọi chuyện bắt đầu từ buổi sớm ngày 25/6/1947, khi phi công Kenneth Arnold báo cáo về căn cứ trung tâm phát hiện một vật thể lạ trên vùng Mt Rainier, Washington. Kể từ lúc đó, thời đại của UFO chính thức ra đời. (Ảnh: karenlyster) Thông tin rò rỉ qua đường điện tín bị giới báo chí chộp đường, và thế là mùa hè năm đó, không chỉ riêng Roswell mà ngay cả nước Mỹ nóng hừng hực bởi những câu chuyện kể đụng độ đĩa bay. Rùm beng nhất trong số đó là “lần chạm trán” ở trại nuôi gia súc Foster ngoại ô Corona, New Mexico. Đầu tháng 7/1947, sau khi đọc các bài báo về Arnold, ông chủ trang trại Mac Brazel tức tốc tìm gặp Cảnh sát trưởng Hạt Chaves để “khoe” mảnh kim loại kỳ lạ nhặt được trong khu đất nhà mình - mà theo ông quả quyết chắc chắn là một mẩu lớn văng ra từ “đĩa bay”. Thông tin này ngay lập tức được cảnh sát trưởng George Wilcox báo cáo lên Lực lượng không quân Roswell (Roswell AAF). Không chậm trễ, thiếu tá tình báo Jessie Marcel lãnh trách nhiệm điều tra tỉ mỉ nội tình vụ việc. Mảnh vỡ được quân cảnh thu hồi tại nhà Wilcox, đưa về Căn cứ không quân số 8 ở Fort Worth, Texas rồi sau đó “bay” sang Washington D.C. 4 giờ chiều cùng ngày hôm ấy, mùng 7/7/1947, Lydia Sleppy - nhân viên đài phát thanh KSWS của Roswell - dùng máy điện báo truyền tin “đĩa bay rơi ở trang trại Foster” về tổng đài, tuy nhiên đường truyền này vô cớ bị gián đoạn, chắc hẳn có bàn tay can thiệp của FBI. Sáng ngày 8/7, Đại tá Blanchard của Roswell AAF yêu cầu Trung úy Walter Haut phát đi bản thông cáo báo chí, tuyên bố Quân đội đã bắt được những phần rơi rớt lại của đĩa bay. Liền sau đó, nhất loạt báo chí cả nước lấy lại thông tin này. Dân tình nước Mỹ được phen chấn động với thông tin “từ một nguồn không thể kém tin cậy hơn”. "Mảnh vỡ" của đĩa bay (Ảnh: magma) Ngay trong chiều hôm ấy, Tổng Tư lệnh Clemence McMullen ở Washington hội đàm khẩn cấp qua điện thoại với Ngài đại tá Thomas DuBose - chỉ huy Căn cứ Không quân Fort Worth, ra lệnh nhanh chóng dập tắt câu chuyện rùm beng về chiếc đĩa bay và gửi ngay “mảnh vỡ kỳ lạ” về Washington để xác minh sáng tỏ. Vậy là chiều muộn hôm 8/7/1947, một cuộc họp báo gấp rút diễn ra tại Sở chỉ huy Lực lượng không quân số 8 tại Fort Worth, đích thân tướng Roger Ramey tuyên bố: vụ đĩa bay rơi ở trang trại Foster chỉ là 1 sự nhầm lẫn đáng tiếc; mảnh vỡ đĩa bay chẳng qua chỉ là quả khí cầu đo thời tiết mang radar được làm bằng nhôm và gỗ balsa. Để lời che đậy thêm phần thuyết phục, ông này đã đưa ra một miếng vỡ nát vụn và khẳng định đó là vật thu thập được ở hiện trường. Thông cáo báo chí của AAF trên tờ Roswell Daily Record ngày 8/7/1947 (Ảnh: rense) Chicago Daily News, Los Angeles Herald Express, San Francisco Examiner và Roswell Daily Record là những tờ báo lớn duy nhất có cơ hội đăng tải bản thông cáo “sai lệch” kia của AAF vì là báo ra buổi tối. Những báo uy tín khác như New York Times, Washington Post hay Chicago Tribune ra lò sáng sớm hôm sau đành ngậm ngùi đưa lên câu chuyện đã được che đậy kĩ càng. Một cách khó hiểu, cho đến nay không ai có thể tìm lại bản gốc của bản thông cáo báo chí tai tiếng năm 1947 đó nữa. Cũng may, việc AAF “hiệu đính” nhầm lẫn đã nhanh chóng “hạ sốt” cho dân tình. Đến cuối tuần, tin “đĩa bay Roswell” gần như không còn độc tôn vị trí đầu trang, và cuối năm đó thì sự việc “lặn tăm” như thể chưa bao giờ người ta nhắc đến nó. Về phần nông dân Mac Brazel, anh này sau đó bị quản thúc trong Căn cứ quân sự suốt 1 tuần, một thời gian sau đó trở về nhà với sự giám sát chặt chẽ của nhân viên an ninh. Cũng từ đó trở đi, Brazel không bao giờ kể về câu chuyện “đĩa bay xuất hiện trong trang trại”, thậm chí còn nói rằng đó là sự nhầm lẫn gây tai tiếng. Một số hình ảnh "người ngoài hành tinh Roswell" (Ảnh: people.com.cn) (Ảnh: ufocasebook) (Ảnh: iwasabducted) (Ảnh: iwasabducted)
Làm gì mà vội , ra đường phang điên loạn để ngồi tù từ giờ đến lúc tận thế à Khi nào mọi người hoảng loạn chạy khắp phố kêu oai oái thì hẵng tiến hành ...
Phim kia bị người ta comment phản đối ghê lắm , đại loại là họ không muốn xem những cảnh đó để rồi tin vào cái năm 2012 :(
"Lỗ hổng thời gian" và những vụ mất tích bí ẩn Giới học giả chuyên nghiên cứu bí ẩn siêu nhiên ở châu Âu và Mỹ gần đây xôn xao về một số vụ mất tích - tái hiện một cách thần bí. Nhiều người cho rằng hiện tượng có liên quan đến “lỗ hổng thời gian”. Ngày 14/4/1912, con tàu thủy siêu cấp Titanic trong chuyến đi đầu tiên đã gặp nạn do va phải băng, khiến 1.500 người mất tích. Vậy mà vào giữa năm 1990 và 1991, tại khu vực gần núi băng Bắc Đại Tây Dương, người ta đã phát hiện và cứu sống hai nhân vật đã biến mất cùng con tàu Titanic gần 80 năm về trước. Ngày 24/9/1990, con tàu Foshogen đang đi trên vùng biển Bắc Đại Tây Dương. Thuyền trưởng Karl đột nhiên phát hiện một bóng người từ vách núi. Qua kính viễn vọng, ông nhìn rõ một phụ nữ đang dùng tay ra hiệu cấp cứu. Người phụ nữ này mặc trang phục quý tộc Anh thời kỳ đầu thế kỷ 20, toàn thân ướt sũng và rét run cầm cập. Khi được cứu lên tàu, trả lời câu hỏi của thủy thủ, cô nói: “Tôi tên là Wenni Kate, 29 tuổi, một hành khách trên con tàu Titanic. Khi tàu đắm, một con sóng lớn đánh giạt tôi lên núi băng này, thật may mắn là các ngài đã kịp cứu giúp”. Nghe câu trả lời đó, mọi người đều cảm thấy hết sức kỳ lạ và họ nghĩ rằng có lẽ do sốt cao, cô gái này đã nói nhảm. Kate được đưa đến bệnh viện để kiểm tra. Sức khỏe của cô không có gì đáng ngại ngoài việc cô quá sợ hãi do bị lạc nhiều ngày, thần kinh cũng không có dấu hiệu rối loạn. Các xét nghiệm về máu, tóc, cho thấy cô khoảng chừng 30 tuổi. Vậy là nảy sinh một vấn đề khó tin đến kinh người: Chẳng lẽ từ năm 1912 đến nay, trải qua gần 80 năm mà Kate không hề già đi chút nào? Thẩm tra, đối chiếu với bản danh sách hành khách trên tàu Titanic, người ta nhận thấy mọi nội dung đều trùng khớp với những gì Kate nói. Trong khi mọi người đang tranh luận thì sự việc thứ hai xảy ra. Thuyền trưởng Smith của tàu Titanic. (Ảnh: titanic.wz.cz) Ngày 9/8/1991, một tổ khảo sát khoa học hải dương trong khi khảo sát tại khu vực phía Tây Nam cách núi băng Bắc Đại Tây Dương chừng 387 km, đã phát hiện và cứu sống một người đàn ông 60 tuổi. Ông ta mặc bộ quần áo màu trắng, khá gọn gàng, rít sâu điếu thuốc. Không ai có thể nghĩ rằng đó chính là thuyền trưởng danh tiếng Smith của con tàu Titanic. Nhà hải dương học nổi tiếng, tiến sĩ Marwen Iderlan, sau khi cứu được Smith đã phát biểu trước báo chí rằng không thể có sự việc nào đáng kinh ngạc hơn. Người đàn ông này không thể là tên lừa đảo, ông ta đích thực là thuyền trưởng của con tàu Titanic, người cuối cùng chìm xuống biển cùng với con tàu . Khó tin hơn nữa là Smith đến nay đã 140 tuổi nhưng trên thực tế mới chỉ là một ông già 60 tuổi. Khi được cứu, ông một mực khẳng định rằng hôm đó là ngày 15/9/1912. Sau khi được cứu, ông được đưa đến Viện tâm thần Oslo (Nauy) để chữa trị. Nhà tâm lý học Jale Halant đã tiến hành hàng loạt thử nghiệm và kết quả là Smith hoàn toàn bình thường. Ngày 18/9/1991, trong một đoạn tin vắn, Halant khẳng định, người được cứu đích xác là thuyền trưởng Smith vì ngay việc đối chiếu vân tay cũng đã cho thấy điều đó. Sự việc cần được giải thích rõ ràng. Một số cơ quan hải dương Âu - Mỹ cho rằng thuyền trưởng Smith và hành khách Kate đã bị rơi vào “hiện tượng mất tích - tái hiện xuyên thời gian”. 800 lính Anh mất tích trong mây Trong Đại chiến Thế giới lần thứ nhất, vào ngày 21/8/1915, hơn 800 lính thuộc Trung đoàn Norfolk 5 của quân đội Anh được lệnh cơ động lên một ngọn núi cao thuộc vùng Dardanelles, Thổ Nhĩ Kỳ. Theo lời kể của các nhân chứng, có một đám mây lớn bay sà xuống và bao phủ lên đoàn quân, lúc đó đang tiến vào thung lũng. Đội quân càng lên cao thì càng chìm dần vào trong khối mây mờ. Khi người cuối cùng khuất hẳn, cả khối mây đã bốc lên cao và biến mất, người ta không thấy bất kỳ người lính nào bước ra khỏi đám mây đã bay đi đó. Từng ngọn cây, bụi rậm trên đỉnh núi đều có thể nhìn rõ, nhưng một đội quân hơn 800 người đã mất tích hoàn toàn. Khi đó, 22 người lính của New Zealand cũng đang tập cùng trận địa với đội quân này, trên một ngọn đồi nhỏ khác cách đó khoảng 600 m. Họ đã tận mắt chứng kiến cảnh tượng bí hiểm trên. Có giả thuyết cho rằng toàn bộ đội quân đã bị lực lượng đặc nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ bắt làm tù binh. Tuy nhiên, sau chiến tranh, phía Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết khẳng định rằng họ chưa từng nhìn thấy đội quân này. 800 người lính đã bị mất tích không nằm trong danh sách những lính Anh bị tử trận, đồng thời cũng không có trong danh sách tù binh chiến tranh được Thổ Nhĩ Kỳ trao trả sau khi chiến tranh kết thúc. Ở Trung Quốc, năm 1945, một đoàn tàu chở hàng trăm khách từ Quảng Đông đi Thượng Hải đã biến mất khỏi hành trình khi gần đến ga cuối, không để lại bất kỳ một dấu tích nhỏ nào. Quan điểm của các học giả Một số người cho rằng lỗ hổng thời gian thực chất là thế giới phản vật chất đang tồn tại trong vũ trụ. Họ dựa vào công thức tổng năng lượng vật chất của Einstein, theo đó tổng năng lượng vật chất có hai giá trị là chính và phụ. Vậy khi giá trị phụ xuất hiện, chúng ta cần phải làm thế nào? Nhận thức nó ra sao? Một số học giả liền đưa nó vào mối liên hệ với thế giới phản vật chất. Hiện nay, chúng ta mới hiểu biết chưa đầy một nửa vũ trụ chúng ta đang sống, là phạm vi thế giới vật chất, còn nửa kia là một hệ thống tạo thành từ phản vật chất. Hai bộ phận này tiếp cận với nhau dưới tác động qua lại của lực hấp dẫn. Khi tiếp cận đến một mức độ nhất định, tác dụng “đổ vỡ” do thế giới vật chất và phản vật chất sinh ra sẽ tạo ra một nguồn năng lượng vô cùng lớn, tạo thành một áp lực tách đôi hai hệ thống. Theo đó, có thể thấy rằng mất tích chính là hiện tượng phát sinh khi hai hệ thống vật chất và phản vật chất tiếp cận ở mức độ cao nhất, sinh ra năng lượng tạo nên áp lực phân tách. Khi hiện tượng “đổ vỡ” kết thúc, trường lực hấp dẫn trở lại trạng thái ban đầu, hiện tượng tái hiện xảy ra. Trong cuộc tranh cãi giữa các nhà khoa học, nhiều giả thuyết khác cũng được đưa ra. Một trong số đó là thuyết “thời gian đứng lại”. Thế giới vật chất sau khi tiến vào lỗ hổng thời gian đồng nghĩa với việc mất tích, và từ đó đi ra cũng có nghĩa là được tái hiện. Như vậy, lỗ hổng thời gian và trái đất không cùng một hệ thống, và thời gian trong “lỗ hổng” là tương đối tĩnh. Do đó dù có mất tích 3-5 năm hay vài chục năm đi nữa, người ta sẽ không có gì thay đổi so với lúc ban đầu. Giả thuyết thứ hai được đưa ra là thuyết “thời gian ngược”, cho rằng thời gian trong lỗ hổng thời gian là quay ngược so với bình thường. Người mất tích sau khi rơi vào đó có khả năng sẽ quay ngược về quá khứ. Tuy nhiên, khi thời gian quay ngược một lần nữa, người này lại được đưa trở về thời điểm họ bị mất tích, kết quả là xảy ra hiện tượng tái hiện thần bí. Trong thuyết thứ ba “đóng cửa thời gian”, lỗ hổng thời gian là hiện tượng tồn tại khách quan trong thế giới vật chất, không nhìn thấy và cũng không thể sờ thấy. Đối với thế giới vật chất mà con người đang tồn tại, nó vừa đóng lại vừa mở. Thỉnh thoảng khi nó mở ra một lần, sẽ có hiện tượng mất tích; mở thêm một lần nữa, người mất tích tái hiện. Trước mắt, quanh vấn đề “lỗ hổng thời gian” vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Chưa một học thuyết nào đủ sức thuyết phục vì chưa đưa ra được những chứng cứ xác thực. Hiện tượng “mất tích - tái hiện” vẫn còn là bí ẩn đang chờ con người khám phá...
phải thưởng thức hết vẻ đẹp của kiệt tác nghệ thuật đó rùi chết sao thì chết đoạn trailer HD coi sướng cả mắt
Lần đầu tiên sau 95 năm xảy ra vụ đắm tàu định mệnh Titanic, danh sách gồm tên tuổi và nghề nghiệp của những người xấu số đã được post lên mạng tại địa chỉ www.findmypast.com. http://vietbao.vn/Vi-tinh-Vien-thong/Danh-sach-hanh-khach-di-tau-Titanic-len-web/20685154/217/
theo mình , doomday là TĐ đang 39 độ , một trái bom lửa " rụng nhẹ " xuống bắc cực , bơi cả đám .vui phết
Ko quan tâm lắm ,tận thế thì thằng nào cũng chết . Tính ra bản thân còn chứng kiến đc sự kiện vài k năm có 1 thì cũng là ko thẹn với đời rồi .
Khớp nhỉ, mấy tháng trước đọc được 1 bài về chiến tranh thế giới lần 3 vào 2010, giờ là tận thế 2012.