Street Fighter IV Series - Nơi thảo luận, hỏi đáp, trợ giúp

Thảo luận trong 'Street Fighter Club' bắt đầu bởi HoàngTử_BaTư, 25/8/09.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. kenhatgan

    kenhatgan C O N T R A

    Tham gia ngày:
    3/1/08
    Bài viết:
    1,591
    Nói chung bổ sung thêm 4 char nữa... là như thế nào nhỉ? Ở ps3 anh em sẽ phải mua thêm dĩa chăng!? :-? hay là download add-on nhỉ :-S
     
  2. 神猴大将軍

    神猴大将軍 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    28/7/09
    Bài viết:
    735
    Bản này mà có thằng khổng lồ Hugo nữa thi vui;))

    T-hawk ấy àh?:|

    Chỉ hy vọng có 1 bản cho PC:-"
     
  3. -VVN-

    -VVN- Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    1/11/08
    Bài viết:
    479
    em chơi cái này khá ~:>
    ai có sách hướng dẫn skill từng nhân vật k?
    chỉ em với :-<
     
  4. DanyGuile

    DanyGuile Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    26/7/09
    Bài viết:
    215
    Em vao training tat ca ghi ro trong do,va tap thep Trial cua nhan vat yeu quy cua em.Trong trial co ghi ro cac combos tu nhe den nang co the ap dung dc khi VS
    Tin minh di lam dc trial va quen tay thi khi vs co hoi thang se cao hon nhung phai biet tan dung luc lam.chu ko phai am am ma ra thi chit
    Neu thac mac gi ve nhan vat nao hoac danh nhu nao thi PM minh giup,xin ban ghi ro lai ten va dia diem choi va tuoi va co choi online gi ko de anh em giao luu
     
  5. -VVN-

    -VVN- Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    1/11/08
    Bài viết:
    479
    hihi, thx bác,
    để e vào xem thử, trc h toàn đánh vu vơ như samurai 2 thôi :P
     
  6. Lâm-9p

    Lâm-9p Chình Tái Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/5/05
    Bài viết:
    4,915
    Nơi ở:
    Hà Nội
  7. quangphucqp

    quangphucqp Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    24/4/07
    Bài viết:
    104
    Đầu tiên bạn chơi đến khi nào thấy ai ưng ý thì chọn con đấy để luyện :)
    Rồi tập võ công, cao thủ thì tự mò ra bí kíp :D, thấp thủ thì lên mạng mò bí kíp :">
    Cố gắng có cái key online giao lưu với anh em nhé :), có nhược điểm gì anh em góp ý cho, tiến bộ nhanh lắm :D
     
  8. absoluter

    absoluter T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    2/8/06
    Bài viết:
    545
    Việt Game có bài Đối Kháng Việt. Các ông tham ja ở BF1 đc lên báo hết kìa, riêng ông 34 còn đc interview cơ đấy;;)
    A e mua về đọc chiêm ngưỡng dung nham Tuan 34:D
     
  9. kenhatgan

    kenhatgan C O N T R A

    Tham gia ngày:
    3/1/08
    Bài viết:
    1,591
    Bác Tuấn làm 1 phát trước khi ra đi đây mà :P. Anh em tập cho tốt nhé rồi cũng lên báo sớm thôi hihi
     
  10. DRAGONDIAMOND

    DRAGONDIAMOND Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    24/2/08
    Bài viết:
    701
    Nơi ở:
    V.I.P Club
    :)) lên một lần rồi chiềm thôi :))
     
  11. HoàngTử_BaTư

    HoàngTử_BaTư Persian Prince

    Tham gia ngày:
    22/10/06
    Bài viết:
    3,652
    Nơi ở:
    facebook/34Shop
    VIỆT GAME

    Bài toán cộng giữa “game thủ Việt Nam” với “game đối kháng” thực sự là một phép tính khó, kéo dài “truyền kỳ” ngay từ thuở “khai thiên lập địa”. Nó xảy ra không phải vì thiếu game, thiếu tay chơi mà trái ngược lại, game đối kháng xuất sắc có mặt ở Việt Nam rất nhiều, cũng như cao thủ luôn hiện diện. Tại sao lại như vậy?

    Tình huống của game fighting ở Việt Nam, nói hoa mỹ thì giống như sự kiện loạn 12 sứ quân xuất hiện ở nước ta vào năm 944, nhưng nói theo cái ngữ dân gian với câu “lắm thầy nhiều ma” nhìn chung vẫn... đúng. Cái tội lớn nhất của dòng game đối kháng so với các thể loại khác là nó có quá nhiều... dòng game xuất sắc.

    Mà lý do dẫn đến trường hợp này lại nằm ở quy luật đào thải đặc biệt, đôi lúc nghiệt ngã của thể loại đối kháng. Nếu trò chơi chỉ ở mức bình thường? Bạn đừng mong gặp lại nó tại các trung tâm điện tử sau nửa đến một năm quay lại. Còn ở vế ngược lại, game phải rất là hay, rất thành công và tồn tại gần như vĩnh cửu trong lòng người chơi. Mà cái khổ ở đây là những tựa như thế này lại xuất hiện nhiều với con số xấp xỉ từ 10 trở lên.

    Game nhiều đồng nghĩa với việc lượng người chơi bị chia thành nhiều phân khúc, vì vậy dù số game thủ đối kháng được cho là đông nhưng lực lượng cho từng game lại quá mỏng, khó mà phát triển phong trào. Do đó dẫn đến thể loại đối kháng khó có thể chọn ra một đại diện tiêu biểu cho mình. Nếu như dòng game FPS có Counter-Strike, dàn trận chiến thuật có Warcraft III, Stacraft hay Age of Empires, còn thể thao thì có PES, FIFA. Trong khi đối kháng là một mớ bùi nhùi chẳng bao giờ gỡ ra được, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới.

    Bên cạnh khó khăn lớn là có quá nhiều tựa game, con đường đi vào Việt Nam của game đối kháng còn gặp nhiều chông gai hóc búa không kém. Một trong những hòn đá tảng ngáng đường chính là phương tiện để chơi game. Bạn nghĩ rằng sẽ dễ dàng tìm được một bộ máy thùng để chơi game? Hay đi đâu cũng gặp một cửa hàng PlayStation, PC với đầy đủ những đĩa game đặt sẵn để mình mặc sức quyết đấu?

    Bạn nhầm to! Bởi vì muốn tìm được một chỗ chơi game máy thùng ưa thích ở Việt Nam hiện nay như mò kim đáy bể. Các khu vui chơi trước kia thường là nơi tập trung của các game thủ đối kháng, thì những năm trở lại đây lại đổi hướng kinh doanh, nhập về nhiều loại game tương tác: nhảy, đánh trống, mô phỏng bắn súng,... nhằm thỏa mãn sở thích của đại đa số giới trẻ.

    “Giá như những trò chơi này xuất hiện trên PC” – là suy nghĩ của rất nhiều game thủ và sự xuất hiện của những trình giả lập máy thùng dành cho PC như một cứu cánh. Nhờ vậy, người biết đến với thế giới đối kháng ngày một nhiều. Tuy nhiên, nhiều người biết đến không có nghĩa là tất cả đều chơi game đối kháng.

    Việc này nếu có trách thì là trách cho sự tiếp cận của người chơi với game đối kháng quá trễ, khi mà lúc bấy giờ các tụ điểm game đang tràn ngập những Counter-Strike, Warcraft III, Starcraft hay PES. Các game fighting được xem như mini-game, chơi cho... đỡ chán! Như vậy thì làm sao mơ có một ngày, game đối kháng có thể tổ chức một giải thi đấu như những game eSport khác? Và vĩnh viễn, game thủ Việt Nam sẽ chẳng bao giờ thấy được sức hấp dẫn của một thể loại game đầy đặc biệt này.

    [​IMG]

    Tuy nhiên, mặc cho muôn vàn khó khăn, các game thủ đam mê thực sự dòng game fighting vẫn còn đó, là những hòn đá cuối cùng “chặn” Việt Nam rơi ra khỏi bản đồ thế giới đối kháng. Nhưng cái không may là các đại diện này cũng lại bị “xé lẻ” ra, không chỉ ở vị trí địa lý mà còn ở các tựa game mà họ chơi với 6 tựa game hiện nay là: The King of Fighters, Guilty Gear, Soul Calibur, Tekken, Bloody Roar, Street Fighter.

    Ở mỗi game lại có những tình cảnh khác nhau, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem!

    The King of Fighters – ông vua “game thùng”
    Thời hoàng kim của The King of Fighters (KOF) tại Việt Nam bắt đầu rất sớm, có khi còn trước cả Street Fighter với hàng lô lốc những máy game thùng được bố trí khắp các hang cùng ngõ hẻm, các trung tâm giải trí tại siêu thị. Người ta có thể không biết đến Street Fighter II nhưng khi hỏi đến Quyền Vương hay KOF thì ai cũng biết là điều chắc chắn.

    Sự xuất hiện của các trình giả lập máy Arcade trên PC như tiếp sức cho sự bành trướng của KOF ở Việt Nam mà đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh, khu quận 5 và 10, nơi mà phong trào KOF lên đến đỉnh điểm với nhiều cao thủ cũng như có nhiều tụ điểm chơi game Arcade nhất cùng đủ quy mô từ nhỏ, vừa đến lớn như Thuận Kiều Plaza...

    Lịch sinh hoạt của những cao thủ này rất đơn giản. Cứ mỗi tuần, họ tụ tập lại 1 điểm chơi game thùng đã hẹn trước và bắt đầu nói chuyện, chơi game với phiên bản ưa thích nhất là KOF 2002, KOF 98 từ sáng cho đến chiều tối. Thời vàng son này kéo dài chỉ được 2-3 năm thì phong trào đột ngột lắng xuống, một phần vì người chơi phải lo cuộc sống gia đình, một phần nữa là do các tụ điểm game thùng lần lượt đóng cửa nhằm tìm lối kinh doanh mới. Nhưng có lẽ, lý do lớn nhất nằm ở việc SNK Playmore khai tử hệ máy thùng của mình, đồng nghĩa với việc kết thúc phát triển game cho hệ máy này vào năm 2007.

    Mà đối với dòng đối kháng, không có phiên bản mới cũng tương tự như việc trò chơi đã “chết”. Dù rằng sau đó vài năm, KOF có xuất hiện ở các hệ máy console như PS2, PS3, Xbox 360 nhưng đối với các game thủ thì việc chơi game trên những cỗ máy này gần như là không thể, cũng như họ không thích phải thay đổi thói quen chơi game thùng của mình, một kỷ niệm khó mà quên được!

    Hiện nay, phong trào KOF ở Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung tại khu quận 5 của thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra một cách tự phát dựa vào niềm đam mê của mình là chính tương tự ngày xưa. Nhưng khác một chút, đó là thay vì tụ tập bên hàng máy game thùng, người chơi tụm quanh PC và kết nối vào mạng arclive (www.arclive.com.cn) để chơi KOF với các cao thủ Trung Quốc. Xem ra, tương lai vẫn còn nhiều hy vọng!

    [​IMG]

    Bloody Roar – huyền thoại “võ thú”
    Thật khó để mô tả cho các bạn về “huyền thoại” này bởi những người từng tham gia vào chơi Bloody Roar, gầy dựng phong trào cũng như diễn đàn cho game hầu như “lui về ở ẩn”. Bản thân người viết cũng không mặn mà lắm với BR nên không thể theo sát được sự phát triển của phong trào game này, chỉ được kể rằng...

    BR là dòng game đối kháng 3D đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam được rộng rãi người chơi chấp nhận, say mê. Và từ đam mê đó, vào những tháng cuối năm 2003, có một nhóm game thủ đã tập trung lại với nhau để nhén lên ngọn lửa đầu tiên cho “huyền thoại”, họ tự gọi mình là BRONVN, và đặc biệt là ai muốn tham gia đều phải đi xuống... Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh).

    Sau vài lần sinh hoạt với một số giải đấu nho nhỏ khuấy động phong trào, nhóm quyết định thành lập forum, và kết quả là forum đầu tiên ở Việt Nam dành riêng cho một dòng game ra đời, với cái tên bronvn.net. Dù phát triển rất trầy trật nhưng diễn đàn cũng đạt được những thành tựu nhất định như số thành viên đông đảo – xấp xỉ 11.000 người – cũng như tự hào là nơi tập trung tất cả những tài liệu, thông tin liên quan về dòng BR.

    Nhưng bữa tiệc nào cũng có lúc phải tàn, sau BR4 (2003), Hudson không cho ra mắt thêm bất cứ phiên bản BR nào nữa nên các thành viên cũng... chẳng còn gì để bàn bạc. Ngoài ra, tình trạng server không ổn định khiến bronvn.net sống dở chết dở. Sau một thời gian, bronvn.net đổi tên thành fighting-kingdom.net với tham vọng mở rộng ra các tựa game khác nhưng nhìn chung, kết quả không khả quan cho lắm nên cũng... “mất dạng”. Đến năm 2006, bronvn.net quay lại nhưng chỉ tồn tại được 6 tháng rồi cùng “đi vào hư vô”.

    Phong trào đến đây thì dừng hẳn.

    Tekken – thiết quyền vô địch
    Ấn tượng đầu tiên của người viết về phong trào Tekken tại Việt Nam là game có giá trị giải thưởng cực lớn – 2 triệu đồng. Phong trào phát triển mạnh ở các tỉnh miền Bắc mà tiêu biểu là Hà Nội và Thái Bình, với phần lớn những cao thủ cũng như các giải đấu từ lớn đến nhỏ đều diễn ra tại hai nơi đây. Tuy nhiên, từ năm 2008 sau giải đấu The King Of Iron Fist Tournament do nhóm Tekkenvn Club (thành lập từ năm 2006) tổ chức tại Hà Nội, cũng như giải đấu Thái Bình Tournament thì phong trào có phần lắng dịu, không còn sôi nổi so với trước.

    Liệu đây chỉ là một bước nghỉ tạm thời để chờ Tekken 6 xuất hiện vào tháng 10 tới, hay là dấu chấm hết của một phong trào? Chúng ta hãy cùng chờ xem!

    Soul Calibur – linh hồn võ sỹ
    Trong 6 game đối kháng mà người viết giới thiệu ở bài này thì Soul Calibur (SC) có thể xem là trò chơi được ưu ái hơn cả khi các giải đấu cho nó luôn diễn ra, trải dài từ Bắc đến Nam.

    Ở miền Nam mà tiêu biểu là thành phố Hồ Chí Minh thì có giải đấu SC2 VENO do những quản trị viên ở diễn đàn veno.vn tổ chức, thu hút được một lượng lớn game thủ tham gia với con số ước tính vào khoảng 20-25 người. Tuy nhiên, giải chỉ diễn ra được bốn lần, tức vào năm 2005 trở đi thì ngừng do vấn đề kinh phí cũng như lượng game thủ đến với game đang có chiều hướng giảm lại (nhằm chờ SC3 xuất hiện chăng?), cũng như sự tan rã của Taki Group, một nhóm chơi game khá mạnh vào thời điểm bấy giờ.

    Ở miền Bắc thì phong trào SC phát triển ổn định hơn với giải đấu được tổ chức thường xuyên hàng năm từ 2003 đến nay với các nhóm game như Aster, IllusionNightmare, Pandora Box, Zero. Những nhóm này đặt tên cho... “kêu” nhưng đa phần là các nhóm bạn có chung niềm yêu thích tập hợp lại với nhau để chơi game. Theo người viết được biết, về sau các nhóm lần lượt tan rã và hiện nay chỉ còn mỗi nhóm Zero là đang hoạt động.

    Giải đấu gần đây nhất của SC là giải SCIV Z-Guild Tournament For Newcomers do nhóm Zero tổ chức, dành cho những ai chưa từng biết đến SC tham gia. Một hình thức quảng cáo cho phong trào khá hay. Ngoài ra, để duy trì lửa cho phong trào, mỗi tháng còn có một số giải đấu giao hữu nho nhỏ được những thành viên trong ban tổ chức SCIV Z-Guild thực hiện.

    Xem ra, phong trào SC tại Hà Nội vẫn còn nhiều sức sống đấy chứ nhỉ?

    [​IMG]

    Guilty Gear – chú lính chì “mới nổi sớm tàn” – Cần thêm ảnh minh họa GG
    Dòng game ra đời vào năm 1998, phát triển từ tốn tại Việt Nam với phiên bản đầu tiên trên PC là Guilty Gear (GG) X rồi đến Guilty Gear XX #Reload thì mới bắt đầu được game thủ để ý và bùng nổ mạnh mẽ với các giải đấu quảng bá giữa các nhóm game tại Hà Nội, tham gia hội chợ truyện tranh,... Những điều mà hiếm phong trào game đối kháng nào ở Việt Nam làm được. Tuy nhiên, GG cũng chung số phận với các phong trào game đối kháng khác khi hiện nay, phong trào đã qua thời kỳ hoàng kim của mình và đang phát triển một cách cầm chừng.

    Tác nhân chính dẫn đến việc này là do số phận hẩm hiu của dòng game (không còn được Arc System Works phát triển), cũng như việc phụ thuộc nhiều vào các phiên bản trên PC từ phía người chơi. Thật là một điều đáng tiếc khi đây là phong trào sản sinh ra nhiều cao thủ Việt nhất, phát triển có định hướng nhất. Và người viết chắc chắn rằng, nếu những tác nhân này được khắc phục, phong trào phát triển mạnh mẽ trở lại thì game thủ Việt không thua gì so với các cường quốc đối kháng khác như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Mỹ. Nhưng tiếc rằng, đó chỉ là ước mơ!

    Street Fighter – vị vua đích thực?
    Nói đến Street Fighter (SF) là nói đến những truyền thuyết, không chỉ ở thế giới mà ở Việt Nam, vào cái thời SFII, SF EX (hay còn gọi là SF 3D trên PS) xuất hiện. Nhưng những truyền thuyết này nói ra bây giờ cũng tốn cả... bộn chữ, vậy tại sao ta không tạm gác sang một bên để tập trung vào những thứ mà phong trào SF Việt Nam đang có hiện tại - những truyền thuyết mới đang bắt đầu xuất hiện? (chuẩn ko cần chỉnh)

    Sự ra đời của SFIV vào những năm gần đây(nói thời gian gần hơn 1 chút vì nó nó mới phát hành năm ngoái mà, nói như thế kia người đọc tưởng như xa xôi quá, dĩ nhiên đó là SFIV còn nói chung chung về series này thì nói xa xa) thực sự tạo cơn sốt lớn trên thế giới và khi đến Việt Nam, nó trở thành “quả bom tấn” với phong trào có sức phát triển vượt bậc, khá đặc biệt khi có giải đấu xuất hiện sớm nhất cũng như tạo điều kiện, khuyến khích game thủ mua CD-Key xịn giá rẻ nhằm tham gia chiến trường mạng, nâng cao đẳng cấp của mình.

    “Tâm bão” của phong trào SF hiện nay vẫn là đất Hà Nội quen thuộc với những hoạt động, định hướng khá quy củ dựa vào niềm đam mê, sự cố gắng lẫn mức độ nhiệt tình(những yếu tố cần thiết nhất để phát triển)(đã sửa luôn) mà người khởi xướng là bạn Lê Bá Tuấn – chủ một quán game trên đường Lương Thế Vinh. Và từ “tâm bão” này, những giải đấu đầu tiên của SFIV tại Việt Nam xuất hiện với tên Street Fighter Bar Fights, cho đến nay có tuổi đời đã... 3 tháng với ba giải đấu được tổ chức.

    Giải lần đầu diễn ra vào tháng 7/2009, chủ yếu là những màn chào hỏi, làm quen giữa các game thủ với nhau. Sau khi nhìn thấy được thành công cũng như sự đón nhận nhiệt tình của đông đảo người chơi (đã bỏ 1 câu ở đây), nhóm tổ chức đã mạnh dạn tổ chức Bar Fights II với cơ cấu quy củ hơn, có một số tiền thưởng nho nhỏ dành cho người vô địch. Khi mà Bar Fights II chưa hết nóng thì Bar Fights III đã ập đến phá vở niềm mong mỏi của game thủ và lập một cú “Hat-trick” ngoạn mục.


    Liệu SF sẽ giúp cho Việt Nam vươn cao trong thế giới đối kháng? Câu trả lời vẫn còn ở phía trước nhưng nếu vẫn vững bước theo đà phát triển như hiện nay thì chẳng có điều gì là không thể! Kinh nghiệm xương máu của người đi trước đã được học tập một cách nghiêm túc từ nhóm phát triển phong trào SF tại Hà Nội.

    Con đường nào cho giới đối kháng Việt Nam?
    Mô hình phát triển của SF thực sự là rất hay, nhưng nếu đem áp dụng cho các dòng game khác hay về lâu về dài thì rất khó.

    Cái khó đầu tiên làm đau đầu rất nhiều game thủ đó chính là kinh phí. Đành rằng bản thân người tổ chức có thể lo được một giải với quy mô nho nhỏ, nhưng như vậy thì phong trào chỉ dừng lại ở cấp độ phường, xã với “người trong nhà” sát phạt lẫn nhau mà thôi, cũng như khó thu hút được người chơi mới đến với game.

    Từ đây dẫn đến cái khó thứ hai, đó là vấn đề người chơi, nhân tố quyết định để xin tài trợ từ các “ông lớn”. Làm sao để thu hút được game thủ đến với trò chơi? Làm sao để giữ chân họ? Đây quả thực là một bài toán khó mà biết bao phong trào trước đã thất bại trong việc thực hiện. Điều này nằm phần lớn ở các thủ lĩnh, những người dẫn đầu phong trào với niềm đam mê và sự hy sinh gần như vô tận.

    Thực sự là không may khi giới đối kháng Việt Nam lại thua sút cả ba yếu tố kể trên, nhưng chưa hẳn là dấu chấm hết cho tất cả khi mà thời vàng son của game đối kháng đang dần trở lại với các tựa game đỉnh liên tục xuất hiện, đồng thời với sự thay đổi cơ cấu giải trí - chuyển từ PC sang chơi hệ console - của người Việt, cũng như việc phát triển mạnh mẽ của hệ thống Internet. Tương lai của giới đối kháng Việt Nam chắc chắn sẽ không dừng lại tại đây!

    [​IMG]

    CUỘC NÓI CHUYỆN NHO NHỎ
    Trong dịp Bar Fights vừa rồi, VIỆT GAME (VG) đã có dịp gặp gỡ với bạn Tuấn và được anh tâm sự một số điều về nhóm SF của mình.
    VG: Bạn có thể cho biết đôi điều về nhóm của mình hiện tại. Có bao nhiêu thành viên? Họ ra sao?
    Tuấn: Nhóm hiện nay có trên hai chục người thường lui tới nhà mình để luyện tập. Anh em có người đã gắn bó với SF từ rất lâu nhưng cũng có những người chỉ mới làm quen với dòng game này, có người dùng gamepad, cũng có người dùng keyboard, nhưng mình thấy tất cả mọi người đều có chung một đam mê chiến thắng. Thực sự thì nhóm của mình vẫn chưa là tập chợp của tất cả các game thủ SF ở Hà Nội(em đâu có viết vậy đâu, em nói là chưa có dịp gặpk gỡ hết các game thủ SF ở HN), theo mình biết thì ở HN còn rất nhiều các tụ điểm mà game thủ SF thường xuyên gặp gỡ và giao lưu như tại Lý Nam Đế, Đội Cấn.

    VG: Các bạn yêu thích SF, vậy tại sao không bắt đầu phong trào ngay từ thời SFIII hay SF Alpha 3 mà lại bắt đầu kế hoạch của mình khi SFIV ra đời?
    Tuấn: Được biết các phiên bản trước SFIV như SFIII và SF Alpha 3 không có được sự phổ biến cần thiết ở VN. Chỉ đến khi SFIV được phát hành trên cả 3 hệ máy là PC, PS3 và Xbox360 thì phong trào SF mới thực sự trỗi dậy. Hơn nữa, phiên bản này có hình ảnh đẹp, khai thác thế mạnh của công nghệ mới và đặc biệt là lối chơi dễ nắm bắt. Hiển nhiên, SFIV có nền tảng vững chắc hơn để phát động phong trào.

    VG: Hiện nay, game fighting ở Việt Nam đang thiếu một “thủ lĩnh”, giống như ở FPS có Counter-Strike, ở RTS có Warcraft III, Starcraft để thúc đẩy phong trào phát triển. Bạn nghĩ SFIV có thể trở thành “vị thủ lĩnh” đó?
    Tuấn: Thủ lĩnh à?(sau câu này phải mở ngoặc cho em cười nó mới giống như mình phỏng vấn trực tiếp, vậy nó mới có độ hot) Mình nghĩ rằng, nếu với đà phát triển như hiện nay thì mình hi vọng SFIV có thể làm được điều đó.

    VG: Một số dự định tương lai của nhóm hiện nay? Theo bạn sẽ như thế nào?
    Tuấn: Sẽ có rất nhiều các buổi giao lưu gặp gỡ cho các game thủ SFIV như Street Fighter Bar Fights, cũng như các giải đấu nhằm khích lệ mọi người luyện tập để nâng cao trình độ. Và sắp tới mình có dự định sẽ tổ chức giải trên toàn quốc thông qua đánh mạng Games for Windows LIVE, để tất cả các game thủ trong nước có dịp gặp gỡ lẫn nhau, học hỏi nhiều hơn, và mục mục đích chính là để gắn kết tất cả lại thành 1 cộng đồng lớn mạnh(thêm cái này vào đấy nhé)

    VG: Theo các bạn thì khó khăn nào lớn nhất cho game thủ khi tìm đến dòng game SF?
    Tuấn: Điều này giống như việc có rất nhiều người ko nghe nhạc rock bao giờ. Nhưng một khi người ta bị rock thu hút thì lại rất khó dứt ra khỏi nó và chính bản thân mình cũng bị như vậy khi đến với SFIV vào tháng 2 đầu năm nay(em cũng bị thế, thêm vào thì thêm). Tương tự nếu bạn đã bắt đầu thấy thích SF thì sẽ không có khó khăn gì có thể ngăn cản bạn, trừ chính sự kiên nhẫn của mình.

    VG: Câu hỏi cuối cùng nhé! Hiện nay số người chơi game fighting ở Việt Nam còn quá ít. Bạn nghĩ gì về điều này?
    Tuấn: Theo mình, lực lượng game thủ đối kháng nước ta còn mỏng nguyên nhân chủ yếu là do có ít người nhận ra được những giá trị của thể loại game này, đây cũng có thể xem là một eSport chứ! Đặc biệt hơn, thể loại này có tính cạnh tranh cao, cạnh tranh trực tiếp, công bằng nhất. Tình tiết trận chiến diễn ra rất nhanh nên bản lĩnh cá nhân được đặt lên cực cao, bạn không chỉ phải thể hiện trình độ qua các đòn liên hoàn mà còn phải thể hiện sự tinh quái, xử lý tình huống thông minh gây bất ngờ cho đối thủ. Mình tin rằng nếu có sự quảng bá đúng mực thì game thủ sẽ tiếp cận với game fighting nhiều hơn nữa, cảm nhận được cái hay của nó.

    Rất cám ơn bạn với cuộc trò chuyện thú vị này.

    [​IMG]

    Xin trân thành cám ơn đến anh Việt Bảo tức anh chipp đã phối hợp cùng anh em hoàn thánh xuất sắc bài báo này.
     
  12. HellBlade

    HellBlade Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    15/10/06
    Bài viết:
    42
    cho mình hỏi mấy cái titles vs icon phải mua key đánh onl mới có hay ntn ?
    mình đánh cũng đã hoàn thành 1 số chỉ tieu nhất định trong Sủvival vs Time attack nhưng ko hề thấy gì cả...
    mình chơi PC nhé
     
  13. Hacker1618

    Hacker1618 The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    6/11/08
    Bài viết:
    2,469
    Nơi ở:
    Underworld
    Ở menu game nó có chỉ dẫn ở dưới đấy
     
  14. HoàngTử_BaTư

    HoàngTử_BaTư Persian Prince

    Tham gia ngày:
    22/10/06
    Bài viết:
    3,652
    Nơi ở:
    facebook/34Shop
    Survival + Time attack + Trail đánh full 3 cái đó là cũng có 1 số rồi còn lại là đánh online.
     
  15. kenhatgan

    kenhatgan C O N T R A

    Tham gia ngày:
    3/1/08
    Bài viết:
    1,591
    Bài viết hay lắm... mém tí nữa ra ngoài đường mua cái tờ việt game rùi :))
     
  16. HoàngTử_BaTư

    HoàngTử_BaTư Persian Prince

    Tham gia ngày:
    22/10/06
    Bài viết:
    3,652
    Nơi ở:
    facebook/34Shop
    Tiếp tục số báo TGG tháng sau sẽ có bài "Những Truyền Thuyết Mới" mang tên "Hà Nội vs Sài Gòn". Liệu đây là sự thật hay chỉ là tin fake??? Chúng ta hãy cùng chờ xem.
     
  17. kenhatgan

    kenhatgan C O N T R A

    Tham gia ngày:
    3/1/08
    Bài viết:
    1,591
    Chắc fake thôi :))... mới liên lạc với tờ viẹtgame, kêu nó đổi chuyên mục mới thành "Truyền thuyết về kenhatgan" rồi bác ạ! :">

    Bởi sắp tới đây, mọi người sẽ chứng kiến 1 hành vi lịch sử nhất được lặp lại bởi kenhatgan khi anh giết thầy mình (danny guile) và "hấp diêm" đàn anh mình (noobx)... :">
     
  18. phuong0304p

    phuong0304p Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    22/7/07
    Bài viết:
    1,130
    ối :-o, dã thú :-ss..........................
     
  19. hihihaha86

    hihihaha86 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    29/11/06
    Bài viết:
    137
    Các ae cho hỏi là mình đã backup cái savegame trên máy mình lại, giờ cài lại win, cài lại SFIV, chép savegame vào My Document, vẫn tạo profile offline với tên cũ luôn thì những gì từ save game cũ có lưu lại được không vậy?
    Thanks mọi người.
    ------------------------------------------------
    Tình hình là đã làm rồi, mất toàn bộ luôn :|
    Nhờ mọi người chỉ giúp.
     
  20. HoàngTử_BaTư

    HoàngTử_BaTư Persian Prince

    Tham gia ngày:
    22/10/06
    Bài viết:
    3,652
    Nơi ở:
    facebook/34Shop
    Mình cũng thử cách đó nhưng không được.

    Làm một hai lần để unlock lấy kinh nghiệm còn các lần sau chắc cứ soft unlock là chơi thôi.
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này