"Rừng hoang" như bạn đã chỉ ra, có thể có ít nhất 2 định nghĩa với đa số người, trừ phi người tranh luận và người nghe cùng đồng ý sử dụng 1 định nghĩa thống nhất, rất khó có khả năng tìm được câu trả lời chung. Để mình diễn giải định nghĩa "âm thanh" bằng toán học cho đỡ nhập nhằng: Theo 3 định nghĩa bạn đưa ra ở trước, chúng ta có công thức như sau: (A) sóng không khí (air vibration) + (B) được nghe (tương tác giữa sóng không khí và màng nhĩ) --> (C) âm thanh (A) sóng không khí: là điều kiện cần. (lý do: đối với người điếc hoặc bị mất màng nhĩ, mặc dù họ có thể cảm nhận - qua da - được sự tác động của sóng không khí (như nhịp đập lớn của loa bass), họ không thể nghe được âm thanh) (B) được nghe: là điều kiện đủ (lý do: tai người/động vật, cho đến thời điểm hiện tại, chỉ có thể thu nhận và giải mã dao động của không khí qua sự trợ giúp của màn nhĩ) (C) âm thanh: kết luận dựa trên định nghĩa ---------------- Câu hỏi về ly cà phê đó như sau: Giả sử bạn có 1 tách cà phê không (empty), bạn đục 1 lỗ nhỏ trên chiếc tách đó. Hiển nhiên đó vẫn là 1 tách cà phê và thêm 1 đặc điểm là bị lủng. Nếu chiếc lỗ nhỏ đó lớn lên dần, cuối cùng tách cà phê sẽ chỉ còn là 1 miểng sứ. Câu hỏi đặt ra: tại thời điểm nào tách cà phê chuyển trang thái từ 1 tách cà phê thành 1 miểng sứ? Còn line-drawing fallacy thì lý luận như sau: Nếu như chúng ta không thể tìm được ranh giới chuyển giao giữa 2 khái niệm (được cho là) tách biệt, thì sự tách biệt giữa 2 khái niệm không tồn tại. Ví dụ thì bạn cứ tìm trên mạng, nếu cần dịch thuật mình có thể giúp. Có (ít nhất) 1 điểm khác biệt giữa định nghĩa wifi và định nghĩa âm thanh mà bạn đã không tính tới: Định nghĩa sự tồn tại của wifi: không cần tương tác giữa sóng wifi và máy tính (nói cách khác: thiết bị phát sóng/nguồn (gọi chung là source) wifi là điều kiện đủ) Định nghĩa sự tồn tại của âm thanh: xem lại 3 định nghĩa Play Ground đưa ra hoặc định nghĩa giản lược của mình ở trên. Câu trả lời cho câu hỏi cuối: tùy vào định nghĩa sự tồn tại của mỗi loại tín hiệu. Không riêng gì âm thanh, ngay cả màu sắc cũng có định nghĩa chủ quan.
Triết học là khoa học, lý thuyết + lập luận có cơ sở, các quy ước được nhiều người chấp nhận. Triết lý là những câu nói như "Tiền bạc chỉ là phù du", hay các câu nói đúc rút từ kinh nghiệm, nói về quan điểm sống hay đại loại thế. theo tớ thì triết học khách quan còn triết lý thì chủ quan <- cái này là triết lý của tớ.
Thấy đồng chí dadaohochanh post 1 bài trên 1 bài dưới tớ chắc đang reply tớ hả, tớ không thấy đâu vì bạn ở trong Ignore list của tớ
tại sao cứ đâm đầu vào nghiên cứu cái câu cây đổ rừng hoang đấy thế nó do 1 người nghĩ ra cách đây đã 3000 4000 năm rồi, đã quá lỗi thời rồi cũng như cái lí tưởng toàn bộ thiên hạ thuộc về thiên tử của ông ta chẳng khác cứ đâm đầu vào ngõ cụt rừng hoang -> đã là rừng thì xung quanh bắt buộc phải có cây cối, làm gì có chuyện chỉ có duy nhất 1 cái cây tui cho ông 1 giọt nước ông tách nó ra thành 2 giọt nước có cần phải đặt ra vài câu hỏi lí luận như cái cốc cà phê ko
1. A riddle remains a riddle until solved. 2. Không hiểu ý về minh họa "giọt nước" lắm, có thể giải thích rõ hơn chăng?
1. A riddle remains a riddle until solved. -> wasting time solve some stupid riddle = wasting your life 2. Không hiểu ý về minh họa "giọt nước" lắm, có thể giải thích rõ hơn chăng? -> từ câu hỏi 1 + 1 = ?
1. Prove it stupid then. 2. Câu hỏi chiếc tách cà phê mang 1 tư tưởng khá chủ đạo trong Phật học, nó không đơn giản như tiên đề (axiom) 1+1=2 đâu.
Gọi thể tích 1 giọt nước là v. Theo bảng tính cộng của bạn: 1*v + 1*v = 1*v (!?) Đừng có đùa như vậy chứ bạn.