Cho 1 giọt nước vào 1 bình đã có một giọt nước (thành bình có ma sát bằng 0). Sau đó nghiêng bình để nước chảy ra, xem nó ra thành mấy giọt
Vô nghĩa? Mặc dù những câu hỏi mang tính triết lý ít khi trả lời các câu hỏi thực tế (practical), chúng hoàn toàn không vô nghĩa. Vẻ đẹp trong học thuật không nằm ở kết quả mà trong quá trình tìm hiểu câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời.
Điều quan trọng là chính xác của lý luận chứ không phải vẻ đẹp. Cái quan trọng nhất của khoa học là chính xác.
Erhto, đang bàn về mục đích khi giải đáp các câu hỏi triết học chứ đâu phải về những điều nên lưu tâm khi tranh luận.
chỉ vì 1 câu nói bình thường của 1 vài vĩ nhân rồi từ đó đâm đầu vào nghiên cứu -> có khác gì khi phân tích 1 bài thơ có thể chém gió cả đống thứ mà chính tác giả của bài thơ đó đọc cũng phải thấy choáng
Ặc Ặc , Box Thư Giãn hả , vào topic này chỉ tổ nhức đầu thêm . Còn về câu hỏi : mình thấy mặt trăng là đơn nhiên tồn tại rồi . . p/s : em ko chém gió
mịe, theo dõi cái topic từ đầu đến cuối éo dám ho he câu nào nói ra sợ mấy anh chém em chứ em chả biết cái đếch gì thấy topic hay vào đọc ai ngờ bị lôi cuốn nói chung "đau đầu quá" :(
Chấp nhận 1 sự thật tất nhiên là dễ hơn khi suy nghĩ về 1 sự thật rồi. Tiếc thay là thế giới chỉ tiến lên được khi có người biết suy nghĩ về sự thật. Tưởng niệm Galie Galieo! Trường Giang sóng sau đội sóng trước...
ngày xưa mọi người vẫn nghĩ và khẳng định 1 cách "quy luật tự nhiên" rằng mặt đất phẳng hình mâm, còn bầu trời như cái lồng bàn úp lên. rồi có 1 nhà nghiên cứu đã tuyên bố trái đất hình cầu như ngày nay ta vẫn khẳng định, nhưng vào thời đó thì điều đó đc coi là luyên thuyên và phản khoa học, điều đó là ko có thật, sự tồn tại của cái mô hình kia là ko có thật. bây giờ thì mọi ng lại khẳng định tương tự về cái điều ngược lại, tức là ko phải là từ bây giờ mà ngay từ chính thời đó, nó cũng đã đúng và tồn tại như thế. thế thì ta có thể khẳng định tương tự về mặt trăng, dù con ng có nhận thức về nó hay ko, dù nó có tác động tương tác nào thể hiện sự tồn tại của nó hay ko, thì trên thực tế nó vẫn tồn tại. chỉ có điều là chúng ta có cố phủ nhận điều đó hay ko mà thôi
Đang tìm hiểu thêm. Cảm ơn nhiều nhé. Bình thường cũng chỉ là một khái niệm và nó có thể thay đổi tùy theo quan điểm cá nhân. Tri thức đến từ sự phân tích và suy luận.
@HoaHồngĐộc: câu hỏi mặt trăng thực chất chỉ là 1 bài khởi động của các bài toán lớn hơn thôi. Một ví dụ nhỏ: hiện tại quarks được xem là hạt cơ bản (fundamental particles), và hiện tại chưa có người nào nhìn sâu hơn vào được hạt quarks. Vậy trong hạt quarks còn có "cấu trúc" nào nhỏ hơn không khi chưa có ai nhìn thấy?
nếu thích mấy trò suy luận vớ vẩn từ mấy câu nói bình thường thì cũng được thôi đề bài mới đây : cho 1 giọt nước, chia 2 nó ra thì được ? giọt nước:)
Theo tớ thì chả cần phải quan tâm nó sẽ đem lại tri thức gì cả, ta cứ coi quá trình suy nghĩ tìm hiểu về vấn đề này như một bài tập thể dục cho não lên lvl thôi.
Tớ nói cái này nghe hơi sốc, nhưng lao động chân tay lại có thể cày lvl não nhanh hơn tranh luận nhảm cơ . P/s: Cái này là nghiên cứu của Tony Buzan, không phải tớ
1 người sống chỉ được 100 năm là giỏi, chìm đắm trong mấy cái tri thức nhảm nhí đó chỉ làm thui chột con người ta thôi như cái vụ cây đổ rừng hoang đó, tranh luận mãi thì còn thua xa cả người xưa 3000 năm