Mình chỉ góp ý nhỏ thôi.Đã dám tranh luận và đã dám nói trên cái forum này cho mọi người cùng thấy thì cần dek gì phải edit hết bài mà phán chữ "Nhảm nhỉ" thế kia.Cãi ko lại thì chơi trò chửi,rồi edit.
[spoil] Ôi dào, mình Edit cho rảnh mắt chứ ai thấy thì cũng thấy hết rồi. Lập Poll xem ai chưa biết chuyện gì xảy ra muốn xem thì PM mình kể cho mà nghe rảnh vãi lọ. Thích chơi trò anh hùng rơm với nhau à Còn chuyện cãi không lại à? Xin lỗi đi? Có quan sát tử đầu tới cuối thì stop cái kiểu nói ấy đi, bạn cũng bảo vệ cho cái ý tưởng mâu thuẫn với mình thôi chứ có phải trung lập đâu mà phát biểu nghe vl vậy. Riêng cậu Sunlight, thể loại ko có chính kiến + chửi từ điển thì đừng có tư tưởng tranh cãi với ai làm gì, tốn thời gian của người phải tranh cãi với cậu thôi. Nói wiki + vdict + AFI + Classicmovies.org nhảm thì mấy cậu còn muốn ộp cái gì vào đầu để khai sáng thêm nữa chứ lực bất tòng tâm. Dốt mà thích vặn vẹo, mịn + thích xoắn nhiều, ai chiều?[/spoil]
Ờ ko.Mọi chuyện thì cậu có edit tôi cũng thấy hết rồi,chả cần cậu phải kể.Tại ko có thời giờ để xoắn + google đốp qua đốp lại từng post một với cậu thôi. Cãi ko lại là đúng rồi chứ còn gì nữa ? Ngay từ đầu cái quan niệm của cậu về vấn đề đã sai toét,thì càng cãi nó càng lòi ra cái sai chứ có đúng thêm tí nào đâu. Vả lại cái cách cậu chốt mọi hết vấn đề nó ko thỏa đáng cho lắm,làm nhiều người thấy buồn cười ấy mà.
Thì mod coi đc chứ bọn này có coi đc đâu ... định vào xem cậu trình bựa cỡ nào mà đc ưu ái thế ... nói chuyện thôi cũng đã thấy cậu ở trên trời rồi, chả ăn nhập gì với nhân gian
Ờ tôi sai, cũng chỉ có AIF, wiki, Cm.org với TCM + DAN nói giống tôi thôi mà các cậu có cả tá nói giống nhau thì đúng hơn rồi nói kiểu vẹo gì chẳng xoắn được. Quá khen quote còn cả đống, muốn tìm hiểu xem tôi bựa thế nào thì cứ đọc tự nhiên. Ko lẽ bưng tận mắt mới đọc nổi. Nói trước là cậu khoái xem chửi nhau sớm thì tôi cũng chỉ cho vào Spoil thôi, căn bản cũng ko ngờ cậu có cái sở thích quái đản thế
Nhân nói đến cái định nghĩa mà mọi người bàn cãi từ trang 1-10,tôi xin chốt lại cái định nghĩa về cái gọi là "Classic Film" này. Phim kinh điển là phim : _Được thử thách qua thời gian. _Có giá trị mỹ học điện ảnh,dc nhìn nhận đánh giá của nhiều người. _Đánh dấu một bước ngoặt,cột mốc nào đấy. Ví dụ cho dễ hình dung nhé: 'The Battleship Potemkin' của Eisenstein dc coi là một phim kinh điển vì nó cho thấy một khái niệm về cái gọi là 'dựng phim trí tuệ'.Dàn cảnh theo cả chiều sâu và chiều rộng. Xếp những cảnh riêng biệt cạnh nhau đẻ bật ra một ý nghĩa mới. Thông qua việc môngtagio những hình ảnh tĩnh, Eizenstein đã làm cho những con sư tử đá nằm bất động trước lâu đài Voronxov cũng phải chồm lên khi chiếm hạn bắn vào thành phố.Cũng nhờ môngtagio, những bậc thềm Ođecxa dường như được kéo dài ra vô tận, với cảnh bọn lính Nga hoàng tàn sát đẫm máu những người dân vô tội.Và với mục đích đưa quần chúng vào trung tâm tấn kich, Eizenstein là người đầu tiên trong lịch sử điện ảnh thế giới đã miêu tả khối quần chúng đông đảo như một nhân vật thống nhất và trọn vẹn, xuyên xuốt toàn bộ tác phẩm, sử dụng diễn viên ngoại hình , diễn viên đại diện cho giai cấp, giai tầng,... 'Rashomon' của Akira Kurosawa dc coi là một phim kinh điển vì nó cho thế giới thấy nền điện ảnh Nhật Bản có thể tuyệt vời thế nào.Cũng như phim đã xây dựng cách kể chuyện khác hẳn với các phim bấy giờ. 'Bố già' dc coi là một phim kinh điển bởi vì dù dc chuyển thể thì một cuốn tiểu thuyết 3 xu,nhưng đã làm nên một bộ phim sống động,đậm đặc ngôn ngữ điện ảnh,tính tương phản dc sử dụng như một thủ pháp mẫu mực.Như cảnh đầu tiên của phim,bên ngoài là đám cưới,một sự đối lập hoàn hảo với bên trong là những cuộc làm ăn của Bố già.Hay yếu tố cuôc đời Bố già rất vất vả nhưng cái chết lại nhẹ như bâng.Đó là sự tương phản trong yếu tố nội dung và cách dựng phim nhằm nổi bậc lên ý tưởng mà đạo diễn muốn đề cập đến.Diễn xuất của Marlon Brando quá tuyệt.Hiệu ứng ánh sáng,quay phim,tất cả đều rất mẫu mực,cả phim là một bài học về điện ảnh. 'Breathless' của Jean-Luc Godard dc coi là một phim kinh điển vì nó mở ra một trào lưu mới trong điện ảnh,"Làn Sóng Mới kiểu Pháp". Xây dựng những nhân vật phá phách chống lại xã hội. Thể hiện những hoang mang của con người trong một xã hội rối loạn.Không chủ tâm kể một câu chuyện, những bộ phim không có nội dung.Đó là những trăn trở về con người và vấn đề xã hội.Phong cách và đặc điểm làm phim rất độc đáo,sáng tạo.Từ bỏ cách kể chuyện thông thường, phá vỡ cấu trúc, bố cục quay phim, dựng phim,cách xây dựng nhân vật hay sử dụng thoại trong phim. 'Pulp Fiction' của Quentin Tarantino dc coi là phim kinh điển bởi vì nó đã giải phóng vấn đề về cấu trúc của một bộ phim thông thường.Mỗi trường đoạn như độc lập nhưng liên quan chặc chẽ với nhau.Rất tào lao nhưng cũng rất nghiêm trọng.Thoại tuyệt hảo,rất tầm phào với những câu tiếng lóng + chửi thề liên tục nhưng giàu hình ảnh và thể hiện đậm nét cá tính nhân vật,vừa mang tính ẩn dụ vừa giúp câu chuyện phát triển.Tính tương phản trong cách làm phim cũng dc sử dụng. 'Psycho' của Alfred Hitchcock là một phim kinh điển bởi vì sự dàn dựng tài ba,gây shock và hiệu quả của đạo diễn.Ví như đoạn đầu phim zoom in từ ngoài vào.Một cửa sổ.Một căn hộ.Hai người làm tình.Cô gái đứng bên cửa sổ.Ánh sáng như chấn xong nhà tù,báo hiệu mối nguy sau nàu trong phim.Hay cảnh đâm trong lúc tắm.Âm thanh + tiếng động đều hoàn hảo.Cô gái bị đâm,hét rồi im bặt.Sự im lặng đáng sợ và kinh dị.Đó là sự 'Im lặng là vàng' trong Psycho.Và còn nhiều trường đoạn cho ta thấy sự tài năng của Hitchcock trong việc dàn dựng hiệu ứng và hình ảnh ấn tượng cho phim. 'Amadeus' kể về Mozart là một phim kinh điển bởi vì nó dám xây dựng nên một hình tượng vĩ nhân,một thiên tài quái đản và dc kể dưới góc nhìn của kẻ thù của ông.Đó là hai điểm mới mẻ và độc đáo trong phim. Và còn nhiều phim khác. Tất cả đều trường tồn qua năm tháng,có giá trị nghệ thuật và đều đánh dấu một bước ngoặt,một giá trị,một cột mốc về nội dung và nghệ thuật nào đó. Nhiêu đó chắc đủ cho mọi người hiểu dc định nghĩa 'Phim kinh điển' là thế nào.Và dù mọi người có chê,có chửi là những phim trên dở hay chán,nó vẫn là phim Kinh điển.Chả có khái niệm phim Kinh điển là tùy cảm nhận mỗi người.Có chăng là tùy cảm nhận mà bạn có cảm dc cái hay,cái 'kinh điển' của mỗi phim ko mà thôi. Tất cả đều từ một tí kinh nghiệm + học hỏi chứ chả có google mà ném vào nhé.
Để tôi góp ý 1 chút vào cái định nghĩa của cậu nhé. Có những bộ phim kinh điển không bắt buộc phải là 1 bước ngoặt hay đánh dấu cho bất cứ 1 sự kiện hay cái gì khác cả, đôi khi nó chỉ đơn giản là những bộ phim đỉnh cao được làm ra vào GA của điện ảnh Mĩ. Thể hiện cho điều này là việc có rất nhiều bộ phim có mô tuýp giống nhau cùng được gọi là kinh điển, ex: Frankenstein 1931 và The Bride of Frankenstein 1935, hay 1 loạt series phim về Dracula. Và cũng có những tác phẩm rất ko đặc biệt, nhưng vẫn là kinh điển, ví dụ như mTV Series Salem's lot. Và rất nhiều tác phẩm trong số đó ko hề nhận được sự tán thưởng từ phía khán giả nhiều như giới phê bình. Thêm nữa là chưa-từng-có-một-ai dám đưa ra một định nghĩa chính thức về phim kinh điển như cậu cả, xét trên phương diện lịch sử, xoáy sâu vào tên gọi "classic" của nó, phim kinh điển = những phim từ thập niên 70 đổ về, có nghĩa là cuối GA của Hollywood trở về trước, đồng nghĩa với việc phim sau 70s dù có Unique đến mấy cũng ko được coi là kinh điển??? Trên phương diện của các nhà phê bình, phim kinh điển là những tiền đề, là độc nhất: cách kể chuyện đặc biệt, cách thể hiện độc đáo, thậm chí là quái đản...vv...vậy thì chắc chắn thời gian không còn là một yếu tố ràng buộc nữa. Quá mâu thuẫn nếu đem so với phương diện thời gian. Vậy thì dựa vào luận điểm nào mà lại có 3 cái gạch đầu dòng ở trên kia?????? Trở lại Post #1, chuyện câu hỏi của chủ Topic vẫn bị bỏ ngỏ dù đã hỏi dân trong nghành chắc chắn là có lý do, chứ ko thể là biết mà lảng tránh và càng không thể lảng tránh bởi 1 người thực sự có trình độ nếu nó chỉ đơn giản như cách cậu đóng sống ở trên đâu. Nói một lần cho rõ ràng này, tôi tranh luận là dựa vào quan điểm của mình, tôi lôi cái wiki hay mấy trang blah blah ra chỉ vì phía đưa ra ý kiến đối lập muốn có cái gọi là "chứng minh" cho những gì tôi cho là đúng, ko thì tôi cũng không mất công mà tìm làm gì nhé. Nguyên văn còn ở những post đầu tiên, vì thế cậu không có quyền cũng như lý do gì phát biểu câu trên, hiểu chứ? Giờ cậu cứ tranh luân với những người mà hễ đưa ra 1 luận điểm là đòi 1 dẫn chứng cậu sẽ hiểu Nói ngắn gọn là không ai ở đây đủ khả năng + hiểu biết để có thể chốt lại cái định nghĩa này hết.
Cậu ko hiểu lời tôi à.Nó đột phá,nó bước ngoặt,có thể về nội dung hay về cả thủ pháp dàn dựng,làm phim,.... Cậu lôi mấy phim môtíp giống nhau vô để chứng minh cái gì ? Dracula hay Frankenstein dc coi là kinh điển bởi vì sao,nó đánh dấu cho một loạt phim mới,nói về Ma cà rồng,quái vật,quái thú gì gì đó....là một bước ngoặt trong điện ảnh kinh dị của nước Mỹ,mang tính chất mở đường.Và nó còn tạo nên những nhân vật đáng nhớ và thành biểu tượng cho một thế hệ về sau nhắc đến,như Superman vậy.Thế thì tôi nói sai chỗ nào à ? Còn mTVSalem's Lot nó kinh điển chỗ nào nhỉ ? Chỉ có thể nói là một số tác phẩm ko nhận dc sự nhìn nhận đúng mực của người xem tức khán giả đương thời vào lúc đó,nhưng qua thời gian sẽ dc nhìn nhận lại đúng mức. Ai nói phim kinh điển phải từ năm 70 đổ về trc nào.Có lẽ cậu lại nhầm lẫn Classical và Classic nữa rồi nhỉ ? Ai nói thế ?Nói cho vuông nhé : đánh giá phim kinh điển hay ko cần có đủ cả 3 hướng : Dài,rộng,sâu.Dài:thời gian.Rộng:khuynh hướng điện ảnh thế giới trong thời điểm đó,hay là cái gọi là lịch sử điện ảnh đương thời.Sâu:chất lượng.Phải đủ cả 3,hiểu ko. Trc mắt,nó phải hay - có tác động đến xã hội vào trời điểm ra mắt,làm thay đôỉ nhận thức về việc làm phim - là phim mà đến vài chục năm sau công chúng ko quên ,người xem thời đại mới không bao giờ thấy cũ và sẵn sàng bỏ qua những hạn chế về kỹ thuật dàn dựng vào thời điểm phim ra mắt. Cái vấn đề cậu nói tôi thấy chả có mâu thuẫn gì cả.Tôi đã nói là phải đủ cả 3 yếu tố rồi.Bước ngoặt là một sự thay đổi có tính chất dài lâu,là tạo ra một thứ gì đó mới,dc người sau công nhận và nhìn lại.Mà mới thì cần phải có thời gian đủ dài để chứng minh. Còn vấn đề này : Đừng fanboy thế chứ.Tôi xin trích: Theo quan niệm bản thân,đã đọc cuốn sách,thì thấy nó chỉ là một cuốn sách,uhm thì có lôi cuốn hấp dẫn đấy,nhưng nó chỉ mang tính giải trí,ko mang lại nhiều ý nghĩa và giá trị.Về hình thức hay nghệ thuật,nó ko đặc biệt nếu ko nói là tệ.Nó chỉ dc đánh giá là bestseller khi ra đời.Nếu ko nhờ bộ phim thì liệu bây giờ có ai biết đến quyển sách này.3 xu ko đúng sao ?
Cậu cứ ngoặt với rẽ mãi mà hình như chưa thực sự hiểu nó "ngoặt" ở chỗ nào đâu. 2 phim làm cách nhau chưa đến nửa thập kỷ, cùng 1 chủ đề, cùng 1 đạo diễn, sự khác biệt là không đủ lớn để khiến phiên bản sau trở thành Unique so với phiên bản trước...ngoặt ở đâu đây? Thêm cái chuyện loạt phim về Dracula, tôi đã nhấn mạnh là 1 series, nghe cậu giải thích xong chỉ biết tự hỏi: Sao mà đánh dấu lắm thế nhỉ? http://forum.gamevn.com/showpost.php?p=13640767&postcount=123 Nói thật là cậu đừng có bắt bẻ chuyện Classical hay Classic đi, nó không ảnh hưởng đến vấn đề đang tranh luận và nó cũng chẳng sai. Dùng kiểu gì thì nó vẫn là phim kinh điển, cậu dùng theo cách hiểu riêng thì đấy là việc của cậu, tôi dùng theo cách mà từ điển Anh Việt họ giải thích và cách mà những-người-nói-tiếng-Anh họ dùng thì đó là việc của tôi, không bàn nhé? Còn định nghĩa kinh điển tôi quote lại ở trên là do cậu đưa cho tôi coi ở mấy trang trước, và GA của Hollywood từ năm bao nhiêu đến bao nhiêu thì không cần hỏi nữa đâu nhỉ? Và cũng ở quote trên, người viết chỉ dám nhắc khéo rằng: "Tôi định nghĩa phim kinh điển cho các bạn nghe, chỉ để phục vụ cho mục đích của trang web này thôi, chứ tôi không bảo: Tôi sẽ định nghĩa 1 cách chính xác cho tất cả mọi người hiểu về phim kinh điển nhé!" >>> Không ai đủ tự tin như cậu đâu, cậu mới là kinh điển đấy Cách cậu định nghĩa không chính xác, nên cậu ko nghĩ nó là phim kinh điển chính cậu còn không biết nổi thời điểm tác phẩm ra đời, nó unique thế nào đâu. Nhớ kĩ lời ở post #1 nhé, phim kinh điển chưa chắc đã là phim hay. PS: Mà nghe chừng cậu cũng đang google hơi nhiều đấy. Cũng bt thôi, nó là việc thằng nào cũng làm khi cần "chứng minh" điều gì đó = source tin cậy, tuy nhiên rút kinh nghiệm là lần sau đừng chửi mấy người dùng google nữa, mình góp ý thế thôi ạ
John W.Bloch là ai, viết quyển sách nào, trích dẫn phần đó bằng tiếng gốc cho tớ xem. Lại quay về phần "cảm nhận cá nhân" rồi Ko có lí gì một phim Godfather kinh điển như vậy lại dựa trên một cốt truyện rẻ tiền, 3 xu như cậu nói. Không có lí gì một cuốn tiểu thuyết rẻ tiền lại có thể dành được Best-seller
Ý cậu ấy là những tác phẩm chỉ trở thành Best Seller + lôi cuốn hấp dẫn = 3 xu. Nghĩ 1 cách đơn giản và logic nhất, nếu câu chuyện không mang đến nhiều ý nghĩa + giá trị, thì bộ phim có thể mang lại điều gì hơn? Khi mà cậu Kingpersnake đánh giá cao cảnh đầu tiên của bộ phim ở sự tương phản giữa 2 bối cảnh hoàn toàn đối lập, thì cậu ra cũng lại quay ra dè bỉu chính sự đối lập đó khi nó được thể hiện qua câu từ. Thật khó hiểu và hàn lâm.
Vớ vẩn.The Godfather trở thành kinh điển do cách dàn dựng và thủ pháp điện ảnh một cách đối lập và hoàn hảo,chứ ko phải là do nội dung câu chuyện gây nên.Hiểu ko. Như tôi đã nói : Cậu ko hiểu thật hay cố tình ko hiểu thế. Tôi đang nói đến Dracula phiên bản 1931 và Frankenstein năm 1931 - 2 phim tạm dc gọi là kinh điển.Còn nguyên series nguyên cái seri dc coi là kinh điển à. Nói bước ngoặt đến đó rồi mà còn hỏi ngoặt ở đâu đây ? Vớ vẩn.Classical dc định nghĩa là cổ điển,nó đặc trưng cho một thời kỳ nào đó.Chắc cậu hiểu rằng những phim dc xây dựng vào thời vàng son của Hollywood là thuộc dạng kinh điển nhỉ ? Ko phải ngẫu nhiên mà người ta gọi là phim kinh điển chứ ko là phim Cổ điển. Thử đi tìm coi có ai gọi là Classical Film ko nhé. Nếu cậu giỏi đến thế thì xin nói cho mình biết tại sao nó dc coi là phim kinh điển đi. Xin thưa thích thì cứ đi google xem bài mình nó có nằm trên mớ hỗn độn nào đó trên google nữa ko nhé.Mình cũng chả chửi gì cậu.Có tật giật mình à. Vậy ko biết có đủ chưa.Cuốn này hình như cũng dc giảng dạy trong các trường ĐH chuyên ngành Điện ảnh đấy.
Cậu nói cứ gọi là đối nhau chat chát cậu công nhận cái nội dung nó kinh điển, rồi quay ra nhận xét nguyên tác là 3 xu. Thế này nhé, cậu đã nói rằng: "không hiểu nổi phim kinh điển thì nên nói là không hiểu, chứ đừng nói: Mình thấy nó chẳng kinh điển gì cả. "Giờ thì cậu cũng nên đọc lại những gì chính bản thân cậu đã nói 1 chút đi. Miệng luôn phán vớ vẩn mà toàn nói nhảm. Khiếp quá, thánh phán. Cậu căn cứ vào điều gì mà có thể gán mác "tạm kinh điển" với cả "kinh điển forever" cho các tác phẩm khác nhau vậy? Cậu có biết những bộ phim về Dracula được gán mác kinh điển nhiều đến thế nào không? Tôi nói rõ là Series nhé, không phải Trilogy hay Tetralogy đâu thêm nữa là Frankenstein 1931 và 1935 cùng được coi là kinh điển đấy, cậu nghĩ sao về bước ngoặt này ? Hài, cái định nghĩa do chính cậu đưa ra nó phát biểu chẳng khác tôi lấy một chi tiết nào hết, tôi hiểu giống cách cả thế giới này hiểu thôi. Các website chuyên về phim kinh điển cũng nhắc đến GA của hollywood như một trong nhiều cách định nghĩa về phim kinh điển đấy ợ. Nếu cậu cho rằng cậu am hiểu về phim kinh điển đến nỗi dễ dàng định nghĩa cả 1 thế hệ phim ảnh = 3 gạch đầu dòng cụt lủn (Trong khi tất cả mọi người đều chỉ dám định nghĩa nó trong 1 hoàn cảnh nhất định) + mọi điều cậu nói đều chính xác và tất cả những ý kiến khác là sai, trong khi hiểu biết cơ bản nhất về GA của Hollywood còn lệch lạc thế kia - thì tôi e là cậu mất căn bản nặng rồi. Tôi chưa giỏi đến mức dám định nghĩa chắc như đinh đóng cột phim kđ như cậu đâu. Trình độ cậu vượt tầm nhân loại thế rồi thì chắc hiểu vấn đề nhanh thôi
Mệt thật.Nói chuyện với cậu ngang vãi.Vả lại cậu cũng giỏi đá chuyuện này qua chuyện kia quá.Phát mệt. Tôi chả công nhận cái nội dung của nó là kinh điển.Và cái chuyện nó có 3 xu hay ko cũng chả liên quan gì đến vấn đề,đừng bẻ sang nhanh thế.Cái mà tôi muốn nói là cái nội dung đó dc thể hiện lên Phim ảnh một cách kinh điển bằng biện pháp đối lập và nhiều thủ pháp khác.Vậy thôi. Nếu muốn thì cứ xét về nd của cái truyện đó,có cả tỉ cuốn sách như thế nói về xã hội đen,chỉ mang tính chất giải trí và 3 xu rõ rệt,nhưng cái nội dung đó dc đưa lên phim thế nào mới là vấn đề.Mỗi loại hình nghệ thuật có một cách thể hiện và dc đánh giá khác nhau.Một cuốn sách hay chưa hẳn tạo nên một bộ phim hay và ngược lại.Cái ngôn ngữ trong tiểu thuyết thì ko kinh điển,nhưng cái cách mà Coppola tạo nên bộ phim thì nó kinh điển.Vậy thôi. Miệng phán vớ vẩn chỗ nào và nói nhảm chỗ nào ? Xin cậu cứ chỉ dạy.Chả có cái luận điểm nào ra hồn cho cái vấn đề của cậu mà toàn xoắn + bắt bẻ nhảm + vớ vẩn và chả liên quan gì đến vấn đề cả. Lại vớ vẩn.Đừng có bắt bẻ câu chữ từng chút rồi suy bụng ta ra bụng người nhé.Seri Dracula có xấp xỉ vài chục phim thì phải,và hầu hết đều nhái đi nhái lại.Chắc chỉ có 5-6 phim nổi tiếng và dc biết đến.Còn nói đến Kinh điển thì chắc chỉ có cái duy nhất là cái năm 1931.Và lời giải thích lý do nó kinh điển thì tôi đã nói rồi. Nếu ko phải thì xin cậu cứ nên ra lý do tại sao cái series đó kinh điển,kinh điển chỗ nào và dc ai nhìn nhận.Toàn nói lý thuyết suông ra thế thì ai chả nói dc. Có một cái sai lầm là khi nhắc đến điện ảnh và phim kinh điển thì người ta thường nghĩ đến Hollywood.Nhưng thật ra nó chỉ là một phần của Điện ảnh.Nếu cậu cho rằng phim kinh điển chỉ nằm trong thời kỳ Golden Age của Hollywood là hoàn toàn sai lầm và nông cạn. Đấy,tôi đã ví dụ ra đầy rồi,từ Nhật Bản đến Pháp hay Ý đều đầy phim dc dán mác Kinh điển. Cái định nghĩa 'Phim kinh điển' của tôi là dc nhìn nhận khách quan theo yếu tố lịch sử điện ảnh TG,chứ ko phải lúc nào cũng tin răm rắp mấy cái web điện ảnh Mỹ của nhà cậu.Nếu thích thì đi kiếm mấy cái ĐH SKĐA vào rồi hỏi xem người ta trả lời thế nào. Nếu có thời gian nên tìm đọc các sách lịch sử về Điện ảnh có uy tín chút,điện ảnh Hollywood chỉ dc nhắc đến một phần và ko phải là lúc nào cũng dc đề cao trên hết. Và cái định nghĩa Classical và Classic nó đã tầm bậy rồi thì khỏi nói nửa.Nếu chỉ quanh quẩn quanh cái rốn Hollywood và coi nó là trung tâm vũ trụ thì sẽ chẳn còn thấy gì khác nữa cả.