Mấy cài bàn mấy cái này đúng đề tài mà Tibet hiện 0 phải Puppet của Anh.Bhutan cơ.Coi kĩ rồi.Có thể đánh tiếp tới Ap-gha-nit-tăng luôn nhưng qua tới Persia phải coi lại.Tới Iraq thì là puppet của Anh rồi
Lúc đầu không định làm AAR nhưng thấy vắng quá nên mình đành phải giúp 1 tay. Bởi vì hình ảnh lấy từ save game nên có nhiều phần gay cấn bị bỏ qua mất, chỉ lưu lại được những giai đoạn tương đối ổn định thôi nên AAR này không được hay. Vì không có nhiều thời gian nên cũng không chăm chút cho phần viết được, anh em chủ yếu xem hình cho vui là chính. Germany 1944 AAR - Long live the sacred empire 20/06/1944 [SPOIL] Chiến tranh thế giới thứ 2 sắp đi vào giai đoạn cuối. Liên minh phe Trục đang dần bại trận. Quân Đồng Minh càng lúc càng mạnh hơn, nắm hoàn toàn thế chủ động trên chiến trường. Quân đội Anh và đồng minh đã đổ bộ lên phía Nam nước Ý và nước Ý nhanh chóng đầu hàng. Phe Trục chỉ còn dựa vào sức mạnh của 2 nước lớn là Đức và Nhật Bản để cầm cự. Mặt trận châu Âu: Mặt trận Thái Bình Dương: Trên mặt trận Đông Âu, quân đội Liên Xô vượt trội về số lượng, sau trận Kursk đã đánh bật quân Đức ra khỏi Ukraine và đang chuẩn bi chiến dịch Bagration để giải phóng Belarus. Quân đội Đức ở mặt trận phía Đông được lệnh cầm cự cho đến mùa đông, không cho kẻ thù tiến vào đất Ba Lan. Không quân Đức lúc này đã bị tiêu diệt hơn một nửa nên không thể đối đầu với không quân Liên Xô. Toàn bộ máy bay được đưa về nước Đức để bảo toàn lực lượng. Phía Tây Âu, liên quân Anh Mỹ đổ bộ lên Normandy thành công và chuẩn bị tiến vào giải phóng Paris. Quân đội Đức đóng ở Pháp được lệnh tập trung toàn bộ chống lại và tiêu diệt quân Đồng Minh trong thời gian sớm nhất có thể. Mục tiêu: Diệt toàn bộ quân Mỹ trong 20 ngày. Ở Nam Âu, quân Đức buộc phải tập trung quân phòng thủ, không cho kẻ thù tiến chiếm miền Bắc nước Ý. [/SPOIL] 15/07/1944 [SPOIL] Gần 1 tháng sau, quân Đức đã hoàn toàn tiêu diệt quân Đồng Minh ở mặt trận Tây Âu sau khi tập trung các sư đoàn tăng chủ lực đánh từ Caen qua và bao vây quân địch ở Chesbourg. Quân Đồng Minh tiếp viện đổ bộ thêm vào Brest và Calais hơn 20 sư đoàn cũng đều bị tiêu diệt. Tổng cộng quân Đồng Minh bị thiệt hại hơn 50 sư đoàn. Trên mặt trận phía Tây, quân Đức nhanh chóng bị xuyên thủng ở Smolensk và Estonia nhưng đã kịp thời tổ chức lại vài đánh vu hồi, bao vây quân địch và chiếm lại một phần đất. Ở chiến trường Rumani - Ukraine, quân Đức đưa toàn bộ viện quân hơn 20 sư đoàn từ Balkan lên để tiến hành phản công. Trên mặt trận Thái Bình Dương, hải quân đế quốc Nhật Bản gần như bị tiêu diệt hoàn toàn bởi hải quân Mỹ. Quân Nhật đang mất dần các đảo Thái Bình Dương. Ở Trung Quốc, quân Nhật vẫn đang chiến đấu quyết liệt với quân Tưởng và Mao. [/SPOIL] 27/07/1944 [SPOIL] Quân Đồng Minh tiếp tục đổ bộ lên Hà Lan với hơn 10 sư đoàn nhưng cũng bị dẹp tan nhanh chóng. Mặt trận Tây Âu được phòng thủ vững chắc và bắt đầu ổn định. Một số sư đoàn tăng sẽ được đưa qua tiếp viện cho mặt trận phía Đông đang nguy cấp Cánh quân phía Nam của Đức bắt đầu lấy lại thế chủ động, áp sát Kiev. Lúc này, chiếm được Kiev cũng có giá trị như Stalingrad vì có thể ngăn hoàn toàn bước tiến của quân Liên Xô. Quá trình tiếp viện thêm quân từ hậu phương đã hoàn thành, Đức bắt đầu sản xuất thêm bộ binh. Mục tiêu: Chiếm Kiev trước khi mùa đông đến. [/SPOIL] 11/08/1944 [SPOIL] Quân Đức có được thành công ngoài mong đợi, chiếm được Kiev sớm hơn kế hoạch vài tháng. Đây có thể xem như là bước xoay chuyển cục diện cuộc chiến. Mục tiêu: Đánh bật quân Liên Xô qua bên kia bờ sông Dnieper. Mặt trận Phần Lan tương đối ổn định nhưng tin tức tình báo cho thấy quân Liên Xô đang tăng cường quân ở đây. Có thể quân Liên Xô sẽ tấn công trước mùa đông và quân Phần Lan bị áp đảo, khó có thể cầm cự lâu. Nhưng hiện tại quân Đức không thể tiếp viện thêm. Mặt trận Thái Bình Dương, quân Anh đang giành thắng lợi ở Myanmar và sắp tiến vào Siam. Quân Mỹ cũng sắp chiếm toàn bộ đảo Guinea. Hy vọng quân Nhật có thể chiếm toàn bộ Trung Quốc trước khi quân Anh chiếm Việt Nam. [/SPOIL] 17/08/1944 [SPOIL] Lại thêm một đợt đổ bộ của quân Mỹ lên đất Pháp nhưng vẫn thất bại. Phía Đông, quân Đức bắt đầu phản công để chiếm lại khu trung tâm. [/SPOIL] 03/09/1944 [SPOIL] Quân Liên Xô tiến vào Phần Lan. Quân Phần Lan không thể chống cự lại. Nếu Phần Lan sụp đổ, quân Liên Xô ở phía Bắc có thể được đưa xuống chi viện cho phía Nam. Đó sẽ là bất lợi lớn cho quân Đức. Lúc này nước Đức cạn kiệt dầu và quân lính. Hồng quân Liên Xô lại có nguồn dầu mỏ dồi dào từ Baku và quân đội đông đảo. Mặc dù cố gắng nhưng quân Đức vẫn không tiến được nhiều. Mùa đông đang đến gần. Mục tiêu: Giữ vững những vùng đã chiếm được. [/SPOIL] 08/10/1944 [SPOIL] Một cuộc đổ bộ nhỏ lẻ của Pháp mong muốn giải phóng đất nước nhưng vô ích. Mùa đông đã đến, tuyết phủ kín nước Nga. Mặt trận phía Đông bắt đầu ổn định, cà 2 bên đều không thể tiến được nữa. Mục tiêu đẩy quân Liên Xô qua phía bên kia sông Dnieper chỉ thực hiện được một phần. Mục tiêu: Tiếp viện cho cách quân phía Bắc. Nhờ mùa đông đến sớm mà quân Phần Lan có thể cầm cự được với quân Liên Xô. Quân Nhật bị đẩy ra khỏi Myanmar. Mặc dù đang thắng thế trên chiến trường Trung Quốc nhưng quân Nhật tiến rất chậm. Hy vọng vào sự giúp đỡ của quân Nhật đang tắt dần. [/SPOIL] 22/01/1945 [SPOIL] Do tuyết rới dày đặc và mùa đông lạnh giá nên cả quân Liên Xô và quân Đức đều án binh bất động, chỉ có vài trận đánh nhỏ diễn ra. Quân Đức vẫn tiếp tục chi viện toàn bộ cho chiến trường phía Đông. Một vài sư đoàn của Đức được đưa sang hỗ trợ Phần Lan đã giúp ngăn bước tiến của quân Liên Xô. Ở mặt trận Thái Bình Dương, quân Mỹ bất ngờ đổ bộ vào đảo Nhật Bản và Triều Tiên. Nhật đã mất Tokyo và không thể chống lại nổ quân Đồng Minh. Xem ra ngày tàn của Nhật Bản đã đến. [/SPOIL] 12/04/1945 [SPOIL] Tuyết bắt đầu tan, quân Đức bắt đầu tiến hành tấn công ở Phần Lan. Ở nước Nga, tuyết tan tạo ra nhiều bùn lầy nên quân đội 2 bên vẫn chưa có động tĩnh gì. Trên mặt trận Thái Bình Dương, Mỹ đã chiếm gần như toàn bộ nước Nhật, Triều Tiên, các đảo Indonesia và phía Bắc Trung Quốc. Quân Mỹ cũng đã đổ bộ vào chiếm Sài Gòn. Quân đội Nhật vẫn chiến đấu gan lì trên đất Trung Quốc nhưng sau khi mất chính quốc thì tiếp tế không còn. Quân Nhật không thể cầm cự đến cuối năm. [/SPOIL] 30/05/1945 [SPOIL] Quân Đức giành được chiến thắng lớn trên chiến trường Phần Lan. Quân Liên Xô đã bị đẩy lùi ra khỏi Phần Lan và mất cả Leningrad vào tay Phần Lan. Đây có thể giúp cho cánh quân Đức ở hướng Bắc tấn công để chiếm lại Estonia dễ hơn. Ở phía Nam, quân Đức đã đẩy được quân Liên Xô qua phía bên kia bờ sông Dnieper và bắt đầu vượt sông. Mục tiêu: Chiếm Kharkov. Quân Mỹ đã chiếm toàn bộ Mãn Châu. Quân Nhật chắc chỉ chiến đấu được thêm vài ba tháng. [/SPOIL] 02/07/1945 [SPOIL] Trên chiến trường Phần Lan, quân Đức đã chiếm được Karelia và dồn quân Liên Xô vào bán đảo Kola. Nhưng do quân số ít ỏi nên khó có thể tấn công xuống phía Nam. Một vài đợt tấn công từ Leningrad xuống phía Nam đều thất bại. Trên mặt trận phía Đông, chiến dịch vượt sông Dnieper của quân Đức thất bại hoàn toàn do đánh giá sai tình hình. Quân Liên Xô vẫn đông đảo và thiện chiến đã đẩy lùi mọi cố gắng của quân Đức. Lúc này, Quốc trưởng ra lệnh chuyển hướng tấn công sang mũi phía Bắc. Quân Đức đã chiếm được thành phố Smolensk quan trọng và dự định tiến về Moscow. Mục tiêu: Chiếm Moscow trước mùa đông. Ở Trung Quốc, quân Nhật dần buông vũ khí đầu hàng. Từ lúc này, quân Đức buộc phải một mình chống lại toàn bộ phe Đồng Minh hùng mạnh. Theo các báo cáo, quân Đức có khoảng 350 sư đoàn, tập trung hơn 250 sư đoàn ở nước Nga. Quân Liên Xô có hơn 300 sư đoàn. Quân Anh và khối Thịnh vượng chung có 150 sư đoàn. Quân Mỹ có khoảng 200 sư đoàn. Nếu bây giờ liên quân Anh Mỹ đổ bộ hơn 100 sư đoàn chiếm lại nước Phát thì quân Đức buộc phải rút quân ở Nga về viện trợ, mọi cố gắng sẽ đều đổ sông đổ biển. [/SPOIL] 11/10/1945 [SPOIL] Mũi tiến công phía Bắc của quân Đức giành được một số thắng lợi, đã chiếm lại được Estonia nhưng vẫn còn cách xa Moscow. Trong khi đó quân Liên Xô rút về phía Bắc để cố thủ Moscow và muốn chiếm lại Leningrad đã tạo cơ hội cho quân Đức ở Ukraine chọc thủng phòng tuyến. Lúc này, tuyết bắt đầu rơi nhưng cánh quân phía Nam đã chiếm được Kharkov và đang cố gắng tiến về Stalingrad. Trên chiến trường Thái Bình Dương, quân Nhật đã đầu hàng gần như toàn bộ. Chính phủ Nhật đào thoát sang Berlin và yêu cầu giúp đỡ. [/SPOIL] 04/12/1945 [SPOIL] Một chính phủ lưu vong của Nhật được Berlin thành lập ở Na Uy. Nhờ đó, mọi nghiên cứu khoa học của Nhật về thiết giáp hạm và hàng không mẫu hạm được chuyển đến Berlin. Quân Liên Xô ở mặt trận phía Đông bắt đầu tan vỡ. Mặt dù đang giữa mùa Đông lạnh giá nhưng quân Đức vẫn phải tiến công để kết thúc chiến trường phía Đông càng sớm càng tốt để rút quân về thủ phía Tây. Nếu để quá muộn, liên quân Anh Mỹ sẽ trở thành mối họa lớn. Quân Đức đã tiến sát Moscow và Stalingrad nhưng do thiếu dầu nên tiến rất chậm. [/SPOIL]
17/02/1946 [SPOIL] Lúc này, quân Đức đã thắng trên chiến trường phía Nam và chiếm được Stalingrad khá dễ dàng. Cánh quân phía Nam được chia làm 3 cánh. Một cánh tiếp tục tiến xuống phía Nam, vượt dãy Kavkaz để chiếm Baku dồi dào dầu mỏ. Một cánh tiến về phía Đông, chiếm Sverdlovsk để kết thúc chiến tranh. Cánh còn lại được lệnh quay về hỗ trợ phòng thủ phía Tây. Ở phía Bắc, quân Đức cũng đã chiếm được Moscow nhưng quân Liên Xô ở hướng này vẫn còn đông đảo và chống cự quyết liệt. Ở Balkan, quân Anh mở một đợt đổ bộ lớn vào Hy Lạp và quân Pháp đổ bộ lên Nam Tư. Cũng may, lúc này cánh quân phía Nam của Đức do thống chế Erich von Manstein chỉ huy đã kịp thời đến chi viện. [/SPOIL] 24/06/1946 [SPOIL] Cuộc đổ bộ của quân Anh Pháp đã bị đập tan. Quân Đồng Minh đã bị đẩy ra đảo. Nước Đức bắt đầu chuyển hướng sang chế tạo thêm xe tăng, máy bay, tàu ngầm và các lò phản ứng hạt nhân. Quốc trưởng ra lệnh phải nhanh chóng nghiên cứu vũ khí hạt nhân để chống lại quân Đồng Minh. Ngay sau đó, các quân của Erich von Manstein được chuyển qua Ý và bắt đầu chiến dịch giải phóng nước Ý. Quân Đức bắt đầu mở các cuộc tấn công vào dãy Ural. [/SPOIL] 08/02/1947 [SPOIL] Quân Đức đã vượt qua dãy Ural và chuẩn bị tấn công vào Sverdlovsk. Một số sư đoàn được lệnh điều về phía Tây nước Nga để chống lại partisan. Ở phía Nam, sau khi chiếm được Baku, Đức có được nguồn dầu mỏ dồi dào. Để chuẩn bị tiến vào Trung Đông, nước Đức tuyên chiến với Thổ Nhĩ Kỳ. Quân Đức từ Kavkaz và Bulgaria 2 mũi hợp công chiếm được phía Bắc Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng. Quân Đức đã chiếm được bán đảo Italia và dồn quân Đồng Minh ra đảo Sicily. Trong khi đó, sau nhiều lần thương lượng với Franco để Tây Ban Nha gia nhập phe Trục đều thất bại, Đức tuyên chiến với Tây Ban Nha để chiếm quyền kiểm soát Gibralta. Quân đội Đức sau chiến dịch giải phóng Italia được đưa sang tham chiến ở Tây Ban Nha kết hợp với quân đội đóng ở Pháp vượt dãy Pyrene tiến vào chiếm Tây Ban Nha nhanh chóng và dễ dàng. [/SPOIL] 01/04/1947 [SPOIL] Quân Đức đã chiếm được một phần Ba Tư và gần như toàn bộ Thỗ Nhĩ Kỳ. Đế quốc Ý và Tây Ban Nha được thành lập lại để làm bù nhìn giúp quân Đức quản lý Địa Trung Hải. Mussolini trở lại cầm quyền. Nước Đức có quả bom nguyên tử đầu tiên. [/SPOIL] 15/08/1947 [SPOIL] Nhằm chuẩn bị cho chiến dịch Sea Lion, không quân Đức được lệnh quần đảo bầu trời eo biển Anh và tiêu diệt toàn bộ không quân Anh. Bom nguyên tử và tên lửa xuyên lục địa đã sẵn sàng nhưng nước Đức vẫn chưa có đủ công nghệ đủ chính xác để phóng bom nguyên tử. Sau khi chiếm được Thổ Nhĩ Kỳ, Đức tuyên chiến với Syria và Lebanon. Thống chế Erwin Rommel chỉ huy quân chiếm lấy vùng đất thánh và bán đảo Sinai, kiểm soát được kênh đào Suez. Một cánh quân khác do thống chế Gerd von Rundstedt chỉ huy tiến về phía Đông, chiếm Iraq và tiến và Ba Tư. Sau khi Liên Xô kí hiệp ước đầu hàng và nhượng đất, quân Đức rút khỏi dãy Ural và thiết lập tuyến phòng thủ. [/SPOIL] 24/11/1947 [SPOIL] Sau khi chiếm toàn bộ Ba Tư, quân Đức bắt đầu tiến vào Pakistan và Ấn Độ. Quân Mỹ đổ bộ hơn 50 sư đoàn vào Trung Đông nhưng đều bị tiêu diệt. Quân Đức tiếp tục củng cố phòng thủ Trung Đông. Chính phủ bù nhìn Syria thành lập để giảm bớt partisan. Trên Địa Trung Hải, quân đội Đức đã giải phóng Sicily và các đảo Hy Lạp. [/SPOIL] 21/07/1948 [SPOIL] Đức đã ném 2 quả bom nguyên tử vào London và Liverpool nhưng nước Anh không chịu đầu hàng. Quốc trưởng ra lệnh cho chiến dịch Sea Lion được thực hiện. Nhưng do tin tức tình báo thu được không đúng với thực tế, chiến dịch hoàn toàn thất bại, quân Đức thiệt hại nặng nề. Hơn 20 air wings Fighter và Interceptor của Đức quần đảo bầu trời nước Anh trong hơn 6 tháng những tưởng đã tiêu diệt được hoàn toàn không quân Anh quốc nhưng đến khi thực hiện chiến dịch Sea Lion lại đụng phải hơn 30 air wings Fighter và Interceptor của Mỹ. Kết quả quân Đức thiệt hại 8 air wings, hơn 30 air wings bao gồm cả Tactical Bomber và Naval Bomber bị tổn thất nặng nề, không thể tham gia chiến đấu trong vòng 2-3 tháng nữa. Trên biển, quân Đức bố trí 60 tàu Transport và 60 Submarine. Đến khi thực hiện chiến dịch Sea Lion, hạm đội Đức gặp ngay 2 hạm đội của Mỹ và 1 hạm đội của Anh bao gồm hơn 20 Air craft carrier. Kết quả quân Đức thiệt hại 6 sư đoàn bộ binh, hơn 20 tàu ngầm và Transport bị đánh chìm và số còn lại phải vào cảng sửa chữa trong vài tháng. Không một sư đoàn bộ binh nào của Đức kịp đổ bộ lên đất Anh. Toàn bộ chiến dịch bị hoãn vô thời hạn. Trong khi đó, quân đội Đức ở châu Á đã giải phóng hoàn toàn Ấn Độ và tiến vào Đông Dương. [/SPOIL] 12/12/1948 [SPOIL] Chiến dịch Sea Lion được mở lại. Đức ném thêm 1 trái bom nguyên tử vào Birmingham. Lần này, quân đội Đức được tổ chức kĩ càng hơn. Không quân Đức được tiếp viện thêm 12 air wings và tiếp tục chiếm lấy bầu trời nước Anh. Đức dùng Naval bomber để tấn công cảng và convoy của Anh, buộc Anh và Mỹ phải đưa máy bay lên chiến đấu và rơi vào bẫy. Trên biển, 60 tàu ngầm Đức tiếp tục săn lùng các tàu Anh Mỹ để tiêu diệt. Mỗi lần thiệt hại tàu, hải quân Đức được bổ sung ngay tàu chiến mới, nền công nghiệp Đức có thể sản xuất cùng lúc 60 tàu ngầm nên có thể chấp nhận bất cứ thiệt hại nào. Kết quả của giai đoạn đầu, Đức tiêu diệt hơn 50 tàu của phe Đồng Minh và làm hư hại nhiều hàng không mẫu hạm của Anh Mỹ. Các hạm đội của Anh Mỹ không còn khả năng bảo vệ bờ biển nữa. Đến giai đoạn sau, Đức đưa hơn 50 sư đoàn bộ binh và tăng đổ bộ lên nước Anh thành công. Toàn bộ đảo Anh bị chiếm và trở thành bàn đạp để Đức đưa quân qua phía bên kia Đại Tây Dương, trực tiếp đe dọa Mỹ và Canada. Bom nguyên tử được ném vào New York và Boston. Trên chiến trường Châu Phi, quân Đức bắt đầu vượt qua kênh đào Suez và chiếm Alexandria. Ở Đông Nam Á, quân Đức tiến vào Việt Nam. [/SPOIL] 17/01/1949 [SPOIL] Quân Mỹ đổ bộ tăng viện vào Myanmar cộng thêm địa hình Việt Nam nhiều rừng rậm làm chậm bước tiến của quân Đức. [/SPOIL] 16/07/1949 [SPOIL] Mất một thời gian dài để giải quyết xong quân Mỹ ở Đông Dương, lúc này quân Đức đã sẵn sàng để tiến vào Trung Quốc. Ở Châu Âu, quân Đức bắt đầu tập trung vượt Đại Tây Dương để đổ bộ lên đất Mỹ. [/SPOIL] 01/04/1950 [SPOIL] Sau nhiều cố gắng thất bại vì chạm trán với các hạm đội mẫu hạm của Mỹ, cuối cùng quân Đức cũng đổ bộ lên được Mỹ và Canada. Mặc dù không gặp nhiều sự chống cự nhưng cuộc đổ bộ diễn ra vào mùa đông nên tiến công khá chậm. Trên chiến trường Châu Á, quân đội Đức phải chiến đấu ở địa hình núi cao Trung Quốc nên cũng không tiến được nhiều. [/SPOIL] 20/11/1950 [SPOIL] Đến cuối năm 50, quân Đức ở Mỹ đã đến được bờ biển Thái Bình Dương và chia là 2 cánh quân. Một cánh quân tiến về phía Bắc chiếm vùng Tây Bắc Mỹ và cánh quân còn lại tiến về phía Nam Mexico. Ở Trung Quốc, quân đội Đức đã vượt qua được các dãy núi cao và tiến nhanh về phía Bắc. Không quân và hải quân Đức được điều đến Thái Bình Dương chuẩn bị giải phóng nước Nhật. [/SPOIL] 03/05/1951 [SPOIL] Canada và Mexico đã bị tiêu diệt. Lúc này, quân đội Đức chỉ còn phải chiến đấu với tàn quân của Mỹ. Trên mặt trận Thái Bình Dương, quân Đức đổ bộ lên Úc và Nhật thành công. Nhật hoàng Hirohito và chính phủ Nhật đã trở về Tokyo. Phe Đồng Minh chính thức đầu hàng vô điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc. Heil Hitler! [/SPOIL]
Post bài lên đây xin các bạn pro hoi2 chỉ giáo. Hiện tại war đang tới gần nhưng ko sx quân mà tập trung vào spam fac. Kế hoạch 4 năm công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Đầu tư vào hải quân: Quân lực hiện tại: Quân lực Ba Lan: Bây giờ tính thế nào đây. Mong các bạn góp ý.
rep ông cá mòi 1 phát Ở trên: ông tính xây nhà máy tới 41 thì định chỉ chiếm Ba Lan rồi ngồi đợi cho nó xây xong hay thế nào Mà sao IC cao thế, mềnh cũng toàn spam fac nhưng đến thời điểm này thì vẫn thấp hơn nhiều =.=
Rep cho bác Cá Mòi luôn Bác naq29 sao không chuyển sang chế độ nhìn thấy thấy lính đi.Để mấy cái dầu đó khó nhìn lém Đang định làm thêm cái AAR của Ý trong cái scenario LX vs Allied nhưng mà LX mạnh quá chịu 0 nổi:(
Oạch, cá mòi đúng là cá mòi, oánh kiểu này thì bội phục. Từng thử chơi Đức 1944 nhưng chưa bao giờ đi xa quá khỏi châu Âu như thế, chỉ có thể thủ và thủ mà thôi. Btw, Cá mòi dùng mod TRP????
Lỡ spam rồi. Định sau khi đánh Ba Lan xong sẽ dừng xây hết để chuyển sang xây quân nhưng tình hình là quân ta hơi yếu so với Ba Lan. Giờ không biết tính thế nào đây. Khó nhìn chỗ nào nhỉ? Ặc. Chơi Gottdamerung mà bác Cá mòi tiến tới tận Việt Nam sao? Khâm phục quá.