Thời Tam Quốc phân tranh ở Trung Hoa đã trôi vào lịch sử ngót 2 thiên niên kỷ. Những nhân vật lừng lẫy một thời như Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Quyền, Gia Cát Lượng, Quan Công, Mã Siêu... đã thành cát bụi nhưng hậu duệ của họ vẫn còn đó, vẫn tiếp tục cuộc sinh tồn Một điều bất ngờ thú vị là hàng ngàn năm nay, hậu duệ ba hoàng đế lừng danh thời Tam Quốc: Thục đế Lưu Bị, Ngô đế Tôn Quyền và Ngụy đế Tào Tháo đều sống tập trung dọc theo bờ sông Phú Xuân, huyện Phú Dương, tỉnh Triết Giang, khiến nơi đây trở thành trọng điểm văn hóa lịch sử của Trung Quốc. Sống Kim, chết Lưu Thôn Thự Tinh, xã Ngư Sơn, huyện Phú Dương là vùng định cư của hậu duệ Thục đế Lưu Bị (161-223). Trong thôn có đền thờ Lưu Bị và hầu hết người dân đều mang họ Kim. Ông Kim Khôn Tiều, hậu duệ đời thứ 73 của Lưu Bị, cho biết ông đã mạo hiểm giữ lại bộ gia phả Phú Xuân Lưu thị tông phổ, báu vật trấn môn của gia tộc họ Lưu, trong cuộc “cách mạng văn hóa” tàn khốc. Cuốn gia phả này đã được chỉnh lý nhiều lần, mỗi lần đều có đề tự của các nhân vật nổi tiếng như: Chu Hy, Văn Thiên Tường, Phương Hiếu Nhu... Theo Phú Xuân Lưu thị tông phổ, Lưu Bị là hậu duệ của Hán Cao Tổ Lưu Bang. Sau khi soán Tào lên ngôi, lập ra nhà Tấn, kết thúc thời Tam Quốc, Tư Mã Viêm đã ra Tru Lưu chiếu (chiếu diệt Lưu) nên gia tộc họ Lưu phải rời vùng Tứ Xuyên đi tị nạn. Từ đó, trong gia tộc quy định chữ Lưu bỏ đi bộ “mão” và bộ “đao” còn lại chữ Kim và lấy đó làm họ. Gần 200 năm sau, khi triều Tấn bị diệt vong, họ Lưu mới được khôi phục. Tuy nhiên, đến đời Minh, dòng dõi Lưu Bị là hoạn quan Lưu Cẩn lộng quyền, năm 1510 bị xử lăng trì. Triều đình bấy giờ lại muốn tru diệt Lưu tộc nên con cháu họ này lại chuyển thành họ Kim và di tản đến Phú Dương - Triết Giang. Dòng họ Lưu lúc còn sống đều lấy họ Kim, chết đi mới thờ lại họ Lưu. Đây là quy định "Tử Lưu hoạt Kim" (sống Kim, chết Lưu) của hậu duệ Lưu Bị. Hơn 90 đời họ Tôn Thủy tổ của Ngô đế Tôn Quyền (182-252) vốn là họ Trần tên Thư, người thời Xuân Thu, sau có công được Tề Vương ban họ Tôn. Đến đời thứ ba, họ Tôn sinh ra Tôn Vũ, thiên tài quân sự Trung Hoa cổ đại, người để lại Binh pháp Tôn Tử 13 thiên nổi tiếng. Con thứ của Tôn Vũ là Tôn Minh được phong Phú Xuân Hầu, đây là ông tổ đời thứ nhất của họ Tôn ở Phú Dương. Đời thứ 19 là Tôn Chung sinh ra Tôn Kiên, tức cha Tôn Quyền. Tính đến nay, dòng họ Tôn đã truyền hơn 90 đời. Tôn Quyền tự là Trọng Mưu, giỏi về chính trị. Đối thủ của ông là Tào Tháo từng nói: “Sinh con thì nên như Tôn Trọng Mưu”. Cách thị trấn Phú Dương 20 km về hướng Tây Nam là thôn cổ Vương Châu, cố hương của Tôn Quyền. Bên trong thôn có miếu thờ Ngô Đại đế rất uy nghi, có di tích Tôn Chung trồng dưa... Đặc biệt, tại đây còn có bia của vua Quang Tự sắc lập, đánh dấu đất phát tích của Ngô gia. Tuy nhiên, nơi tụ cư đông nhất của hậu duệ Tôn Quyền là thị trấn cổ Long Môn, cách Hàng Châu khoảng 50 km. Long Môn có hơn 7.000 người thì đến 95% là con cháu Tôn Quyền và họ định cư ở đây đã hơn ngàn năm. Thị trấn này rộng khoảng 2 km², đến nay vẫn còn giữ hoàn chỉnh các quần thể kiến trúc cổ độc đáo đời Nguyên, Minh, Thanh. Trong đó, nổi tiếng có từ đường họ Tôn, Lạc Thiện Đường, Minh Triết Đường, Bách Sư Đường, Đồng Hưng tháp... Tổ tiên của Tôn Trung Sơn cũng khởi nguồn từ đây. Gần Long Môn có thôn Hóa Trúc cũng là một điểm tụ cư của con cháu Tôn Quyền. Họ đều là hậu duệ của hoàng tử thứ ba của Tôn Quyền là Tôn Hòa và cháu là Tôn Hạo. Nơi đây còn giữ được bộ Phú Xuân Tôn thị gia phổ 57 cuốn do hoàng đế các đời Minh, Thanh nhuận sắc, được xem là “hoàng gia ngọc điệp” vô cùng trân quý. Từ Tào đến Tháo Thôn cổ Đông Đồ Thượng có hơn 1.500 người thì trên 90% mang họ Tào. Khảo sát cho thấy đây là dòng chính của Tào Thực, con trai thứ của Ngụy Vũ đế Tào Tháo (155-220). Trong thôn có từ đường Tào thị quy mô hoành tráng, bố cục nghiêm cẩn. Theo đề tự trong Tào thị gia phổ, cuối đời Ngụy, họ Tào đã suy, quyền chính nằm trong tay dòng họ Tư Mã. Anh em Tư Mã Chiêu muốn soán đoạt ngôi vị nên thẳng tay bức hại con cháu họ Tào. Năm 266, Tư Mã Viêm phế nhà Ngụy, lập nhà Tấn, lại càng gia tăng việc tàn sát hậu duệ Tào Tháo. Trong 25 người con của Tào Tháo chỉ có 2 người trốn thoát được. Một nhánh của Tào Thực từ huyện Hấp, tỉnh An Huy (cố hương của Tào Tháo) chạy về Triết Giang. Một nhánh khác của Tào Lâm chạy về Phiên Dương, tỉnh Giang Tây và đổi thành họ Tháo. Theo Tiều Quốc Tháo thị gia phổ, do Tào và Tháo đều là người một nhà nên có môn quy rất nghiêm: Hai họ tuyệt đối không được kết hôn với nhau. Chi tộc họ Tháo ngày càng đông đúc và phân bố ở 14 huyện, tỉnh Trung Quốc, lưu lạc cả sang Đông Nam Á. Theo một thống kê vào tháng 7-2001, gia tộc họ Tháo có đến khoảng 300.000 nhân khẩu. Chuyện bên lề đời sau 3 nhà Lưu-Tôn-Tào: Chung sống thanh thản, hòa ái Hằng năm, cứ vào mùng 7 tháng giêng âm lịch, hậu duệ của ba dòng Lưu, Tôn, Tào lại tổ chức họp mặt nâng chén vui chơi rất vui vẻ. Nếu như ông tổ của họ chia ba thiên hạ, tranh chiếm giang sơn thì giờ đây họ sống thanh thản và hòa ái với nhau. Ngoài ra, mỗi dịp húy kỵ ông tổ của họ nào thì tất cả đều cùng đến chung vui. Quá khứ bi hùng của 18 thế kỷ trước lại được tái diễn qua những tuồng tích mà ai nấy đã thuộc lòng. Tại Phú Dương, con cháu Lưu Bị đa phần làm nghề nông. Con cháu của Tôn Quyền hầu hết làm nghề thủ công, nổi tiếng trong sản xuất vợt cầu lông. Trong khi đó, con cháu của Tào Tháo thì làm nghề đánh bắt cá trên sông Phú Xuân và hầu như không ai tham gia chính trị. Con cháu Quan Công, Mã Siêu Quan Công và Mã Siêu là hai vị trong “Ngũ hổ tướng” lừng danh dưới trướng Lưu Bị nước Thục thời Tam Quốc phân tranh. Con cháu của họ trôi dạt khắp nơi lập nghiệp nhưng có rất nhiều người tài giỏi Quan Trung Kim, hậu duệ đời thứ 67 của “Võ Thánh” Quan Công (161-219), hiện ở tại thị trấn Hoàng Sơn Đầu, huyện Công An, tỉnh Hồ Bắc, là người đang giữ bộ gia phả khổng lồ Quan thị gia phổ. Quan Trung Kim cho biết bộ gia phả hàng ngàn năm này được tu bổ vào đời Càn Long nhà Thanh, chỉnh lý lần cuối vào năm 1932, gồm 12 quyển, do cha ông phó thác lại như của gia bảo. Đáng tiếc là trong thời kỳ “cách mạng văn hóa”, do nhiều nguyên nhân, Quan thị gia phổ hiện chỉ còn lại 9 quyển. Hậu duệ Quan Công: Xuống Nam lập nghiệp Theo Quan thị gia phổ, Quan Công là hậu duệ đời thứ 27 của trung thần Quan Long Phùng đời Hạ Kiệt, người bị giết vì can gián vua. Ông nội Quan Công là Quan Thẩm, cha là Quan Nghị, đều là người tinh thông kinh sách. Quan Công tên thật là Quan Vũ, tự Trường Sinh, sau đổi là Vân Trường. Ông có tướng lạ, sức khỏe địch nổi muôn người, kết nghĩa huynh đệ với Lưu Bị, Trương Phi cùng lao động đường phố nhà Hán, đứng đầu trong “Ngũ hổ tướng” nước Thục. Năm 219, Quan Công mắc mưu tướng Đông Ngô là Lục Tốn, để thất thủ Kinh Châu, bị bắt chém lúc 58 tuổi. Sau khi nhà Ngụy nắm quyền, con cháu họ Quan đổi thành họ Môn để tránh họa, đến đời Tây Tấn mới lấy lại họ Quan. Quan Công có con ruột là Quan Hưng, tài giỏi nhưng chết sớm, để lại hai cháu trai là Quan Thống và Quan Di. Đích tôn Quan Thống không có con, dòng Quan Di trở thành đại tông phái chính của hậu duệ Quan Công đến nay. Hậu duệ Quan Công có nhiều người tài giỏi nổi tiếng, như: Quan Lang - đại thần đời Bắc Ngụy, Quan Khang Chi - danh nho đời Nam triều, Quan Phiên-tể tướng đời Đường... Sau khi triều Thục suy vong, dòng họ Quan dần dần chuyển xuống phía Nam, đến Phúc Kiến, Quảng Đông lập nghiệp. Hiện nay, hậu duệ Quan Công nổi tiếng có tiến sĩ Quan Nghĩa Tân, nhà thực vật học - chuyên gia nông nghiệp hàng đầu Trung Quốc, người có hơn 30 công trình nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, lừng lẫy hơn cả có lẽ là Quan Anh Tài, truyền nhân đời thứ 72 của Quan Công, người được xưng tụng là “Thuyền vương Brunei”, “Cự phú công thương Đông Nam Á”. Cơ sở làm ăn của ông phát triển mạnh ở Brunei, Singapore, Malaysia. Quan Anh Tài từng gửi đến 10 triệu nhân dân tệ (hơn 1 triệu USD) về Quảng Đông, Hà Nam, Hà Bắc tài trợ làm từ thiện, trường học, cầu cống, đường sá và được tặng danh hiệu “Công dân danh dự” của hơn 10 tỉnh, thành, địa phương ở Trung Quốc. Năm 2004, Quan Anh Tài được tiếp kiến thân mật Tổng thống Mỹ G. Bush, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và các quan chức cấp cao Trung Quốc. Năm nay 88 tuổi, Quan Anh Tài hiện là Chủ tịch Tổng hội Long Cương quốc tế (thành viên là hậu duệ của Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi và Triệu Vân). Con cháu Mã Siêu: Gia tộc Mamikonean Đầu thế kỷ XXI, nhà sử học nổi tiếng Trung Quốc Tô Trọng Tường công bố một phát hiện chấn động: Tìm thấy hậu duệ của Mã Siêu (176-223), một trong “Ngũ hổ tướng”, ở Armenia - quốc gia liên lục địa giữa châu Âu và Tây Nam châu Á. Truyền nhân của Mã Siêu là Mã Kháng đã thoát được họa tru di, trốn đi và phục hưng họ Mã ở tận Armenia, hình thành nên gia tộc Mamikonean lừng danh. Nghiên cứu của giáo sư Tô căn cứ bộ Lịch sử Armenia vào thế kỷ thứ V của sử gia Pawstos Buzand, người được mệnh danh là “cha đẻ của sử học Armenia”. Theo đó, vào đầu thế kỷ thứ III, có một nhánh người Trung Hoa di cư sang Armenia. Người đứng đầu tên Mamik (tức Mamgon hay Mã Kháng), tự xưng thuộc hoàng tộc Trung Hoa, do đắc tội nên phải trốn sang Ba Tư (Iran ngày nay). Triều đình lúc ấy truy nã đến Ba Tư, yêu cầu giao nộp Mã Kháng và những người lánh nạn. Hoàng đế Ba Tư cho những người lánh nạn vượt về phía Tây đến Armenia. Hoàng đế Armenia phân phong cho Mã Kháng ở vùng Dalung, hình thành nên gia tộc Mamikonean. Tính thời gian trị vì của hoàng đế Ba Tư và Armenia lúc ấy ứng vào thời điểm dòng họ Mã ở Trung Quốc bị họa diệt tộc. Đầu năm 2005, nhóm phóng viên Tân Hoa Xã đã sang Armenia tìm gặp những người trong gia tộc Mamikonean. Tại thủ đô Yerevan, các phóng viên gặp được Suri Mamikonean, Phó hội trưởng Hội Liên hiệp hữu nghị gia tộc Mamikonean. Khi gặp phóng viên Mã Lương của Tân Hoa Xã, Suri tiết lộ: “ Thực ra tôi cũng là họ Mã, tổ tiên tôi đến từ Trung Quốc”. Tuy nhiên, Suri không rõ rốt cuộc ông tổ của mình từ Trung Quốc là ai. Theo Lịch sử Armenia, Mamikonean là một gia tộc hùng mạnh vào thời cổ trung đại của nước này, đến nay vẫn còn rải rác ở vùng Tây Á. Gia tộc Mamikonean có công lớn trong việc bảo vệ lãnh thổ, chống Ba Tư, giúp Armenia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới lấy Ky tô giáo là quốc giáo vào đầu thế kỷ thứ V. Các hậu duệ trong gia tộc này như Gardan Mamikonean, Garan Mamikonean... đã trở thành anh hùng dân tộc của Armenia. Năm 1991, Armenia đã lập ra huân chương “Gardan Mamikonean” tặng cho những người có cống hiến đặc biệt cho độc lập dân tộc. Tại thủ đô Yerevan còn có tượng người anh hùng Gardan Mamikonean. Sử chép rằng gia tộc Mamikonean có một đội quân thiện chiến với lối giáp công theo kiểu “cuốn chiếu” vây bọc đối phương rất lợi hại. Lối đánh ấy chưa hề phổ biến ở Tây Á trước đó mà chỉ thịnh hành ở vùng Tây Bắc Trung Quốc, nơi người Khương từng hùng cứ (Mã Siêu là người Khương lai Hán). Theo GS Tô Trọng Tường, Mã Siêu có hai em là Mã Hưu và Mã Thiết; có ba con là Mã Thu, Mã Thừa và Mã Vân Lộc. Rất nhiều khả năng Mã Kháng thuộc dòng trực hệ của gia tộc họ Mã may mắn thoát họa mới có thể hưng khởi gia tộc hùng mạnh ở xứ người. Thời gian Mã Kháng đến Armenia tị nạn cũng đúng vào thời Tam Quốc. Đối chiếu với các sự kiện sử chép lại, chỉ có hậu duệ của Mã Siêu là tương ứng với gia tộc Mamikonean. Truyền nhân Khổng Minh, Chu Du Có một điều trùng hợp là trong số những hậu duệ của hai vị quân sư kỳ phùng địch thủ thời Tam Quốc - Khổng Minh nước Thục và Chu Du ở Đông Ngô - có nhiều nghệ sĩ lừng danh Tại Trung Quốc hiện nay, hậu duệ các chi của Khổng Minh Gia Cát Lượng (181-234) có khoảng 16.000 người sống trong 11 thôn - trấn thuộc 3 huyện - thị: Kiến Đức, Lan Khê và Long Du, tỉnh Triết Giang. Trong đó, nổi tiếng nhất là thôn Gia Cát ở thị trấn Lan Khê - trung tâm hoạt động của hậu duệ dòng Gia Cát. Cháu gái Kongming: Ca sĩ - siêu mẫu nổi tiếng Theo Tam Quốc chí của Trần Thọ, Gia Cát Lượng người Dương Đô - Lang Nha, nay là Tân Nam - Sơn Đông. Ông cưới vợ 20 năm vẫn chưa có con. Đến năm Kiến Hưng thứ 5 nhà Thục Hán (227), Gia Cát Lượng 47 tuổi mới có con trai là Gia Cát Chiêm, sau có thêm Gia Cát Hoài. Chiêm sinh Gia Cát Thượng và Gia Cát Kinh. Năm Cảnh Diệu thứ 6, Ngụy tấn công Thục, Chiêm và Thượng đều tử trận, dòng chính chỉ còn Gia Cát Kinh. Đời Tây Tấn (265-274), triều đình muốn thu phục nhân tâm nên phong Gia Cát Kinh làm huyện lệnh huyện Quận (nay là huyện My, tỉnh Thiểm Tây), sau thăng thứ sử Giang Châu. Từ đó, dòng họ Gia Cát mới ngày càng phát đạt và di cư dần xuống phía Nam. Trong số các hậu duệ của Gia Cát Lượng, nổi tiếng nhất hiện nay phải kể đến Gia Cát Tử Kỳ, ca sĩ kiêm siêu mẫu ở Hồng Kông. Tử Kỳ sinh năm 1983 tại Bắc Kinh, lên 6 tuổi theo gia đình sang định cư ở Canada, năm 2004 trở về Hồng Kông làm người mẫu cho Công ty Calcarries nổi tiếng. Tử Kỳ cũng tham gia các phim ảnh quảng cáo sản phẩm dưỡng da Orbis, máy ảnh Canon, điện thoại, ngân hàng. Gia Cát Tử Kỳ, hậu duệ của Gia Cát Lượng... Đặc biệt, khi đóng phim Mỗi một lần thay đổi, Tử Kỳ được xem là “camera face” (gương mặt ăn ảnh) sáng giá. Những nhà sản xuất chương trình tiết lộ Tử Kỳ có tố chất di truyền của ông tổ Khổng Minh: Rất thông minh, nắm bắt rất nhanh các kỹ xảo, tư thế tạo hình cũng như lời thoại. Thỉnh thoảng, cô cũng bắt chước ông tổ xem chỉ tay, xem phong thủy, bói Dịch cho người khác. Theo bộ gia phả Gia Cát thị tông phổ chép trên vải lụa, căn cứ chữ đệm, Gia Cát Tử Kỳ chính là hậu duệ đời thứ 63 của Khổng Minh. Những chuyện kể của các tiền bối trong gia tộc về ông tổ Gia Cát Lượng giúp Gia Cát Tử Kỳ phân biệt được chỗ nào thật, chỗ nào giả trong Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Cô khẳng định: “Về trận Không thành kế (kế mở trống thành) đánh lừa Tư Mã Ý, ông cố tôi kể lại là của Thường thắng tướng quân Triệu Tử Long chứ không phải do ông tổ Khổng Minh của tôi làm”. Cháu trai Chu Công Cẩn: Diễn viên điện ảnh lừng danh Theo ông Chu Bá Tuyền, Ủy viên Thường vụ Ủy ban Nghiên cứu lịch sử văn hóa Viêm Hoàng Trung Quốc, hậu duệ đời thứ 63 của Chu Du (175-210), con cháu của danh tướng Đông Ngô này hiện tụ cư đông nhất ở vùng Mật Hồ, An Phúc, tỉnh Giang Tây với 35 hộ - hơn 130 người. Đây là dòng chính từ Chu Dẫn, con trai thứ của Chu Du. Con lớn của Chu Du là Chu Tuần có phong thái giống cha nhưng chẳng may chết sớm. Con thứ hai là Chu Dẫn vì có lời nói xúc phạm Tôn Quyền nên bị biếm ra quận Lư Lăng (nay là Ô Đông - Cát An, tỉnh Giang Tây). Căn cứ bộ gia phả Tích Sơn Châu thị đại thống châu phổ, Chu Du chết do bị trúng tên độc của quân Tào Tháo, không phải như Tam Quốc diễn nghĩa thuật là do bị Khổng Minh chọc tức mà hộc máu chết. Chu Du là người có tài thao lược, văn võ song toàn, tinh thông âm luật lại rất đẹp trai nên được gọi là “Mỹ Châu lang”. Chu Du lớn hơn Khổng Minh 6 tuổi. ...và Châu Nhuận Phát, truyền nhân của Chu Du Trong đại chiến Xích Bích, mưu kế dùng “thuyền cỏ mượn tên” là của Chu Du. Tam Quốc diễn nghĩa tả Chu Du như một người có tâm địa hẹp hòi, đố kỵ, bị Khổng Minh “chọc giận ba lần” mà tức chết. Kỳ thực, Chu Du là vị tướng soái rộng rãi, khoan nhượng. Lời than của Chu Du trước khi chết “Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng?” cũng do La Quán Trung hư cấu. Ông Chu Bá Tuyền cho biết diễn viên điện ảnh nổi tiếng Châu (Chu) Nhuận Phát chính là truyền nhân của Chu Du, thuộc dòng chính từ Chu Ứng Đẩu tách ra nhánh Chu gia ở Triều Dương - Quảng Đông. Chu Bá Tuyền tỏ ra thất vọng vì Châu Nhuận Phát không được đạo diễn Ngô Vũ Sâm chọn vào vai Chu Du trong bộ phim Đại chiến Xích Bích để tái hiện hình tượng ông tổ của mình. “Thật đáng tiếc! Nếu Châu Nhuận Phát đóng vai Chu Du thì hay quá vì vừa có dáng vóc phù hợp lại vừa là hậu duệ Chu gia. Lương Triều Vĩ không phù hợp với hình tượng Chu Du lắm” - Châu Bá Tuyền tiếc rẻ. Trong khi đó, Châu Nhuận Phát chỉ cho rằng anh không đóng vai Chu Du trong Đại chiến Xích Bích đơn giản vì đoàn làm phim không đáp ứng được một số yêu cầu của anh. Chuyện bên lề: Trung Quốc đệ nhất thôn Thôn Gia Cát hay thôn Bát Quái ở thị trấn Lan Khê, tỉnh Triết Giang còn được gọi là “Trung Quốc đệ nhất thôn”, tập trung gần 6.000 người đều là hậu duệ của Gia Cát Lượng. Nhà thư pháp Gia Cát Cao Phong, cháu đời thứ 62 của Gia Cát Lượng, cho biết ở thôn này “đêm không cần đóng cửa, ngoài không nhặt của rơi”. Thôn Gia Cát do Gia Cát Đại Sư, hậu duệ đời thứ 27 của Gia Cát Lượng, lập vào cuối đời Tống, đầu nhà Nguyên (khoảng năm 1300). Đại Sư đã vận dụng học thuyết Kham dư (phong thủy) vào bát quái trận đồ của ông tổ mình, thiết lập thôn trang án theo cửu cung bát quái. Trước khi qua đời, Đại Sư di huấn con cháu không được thay đổi nguyên dạng, dù có bị tai ương. Trải qua hơn 800 năm dâu bể, lượng người trong thôn tăng lên nhiều nhưng tổng thể cửu cung bát quái không hề thay đổi. Trong thôn có đền thờ thừa tướng Gia Cát Lượng, hoa viên, 3 nhà bia, 18 sảnh đường, 18 giếng, 18 ao, hơn 200 phòng ốc..., đều là kiến trúc cổ đời Minh, Thanh rất độc đáo. Con cháu Gia Cát đời đời đều theo lời giáo huấn của tổ phụ “Không làm lương tướng, tất làm lương y” nên nhiều đời theo nghề thuốc. Các chuyên gia, học giả Trung Quốc đang đề nghị đổi Lan Khê thành thành phố Võ Hầu (tước hiệu của Khổng Minh Gia Cát Lượng). Các bài viết do em sưu tầm trên báo, chủ yếu coi cho vui chứ ko phải em tác giả. Nguồn: báo người lao động http://nld.com.vn/20100202115557189P0C1006/di-tim-hau-due-nguy-thuc-ngo.htm http://nld.com.vn/20100203103348754P0C1006/con-chau-quan-cong-ma-sieu.htm http://nld.com.vn/20100205031239601P0C1006/truyen-nhan-khong-minh-chu-du.htm
Mình vừa lập topic trong kia, đi ăn cơm xong vào đã thấy bác này lập ở ngoài Phải công nhận một điều: loạt bài này có rất nhiều kiến thức hay về Tam Quốc, rất đáng đọc. Mã Vân Lộc là con của Mã Siêu sao. Shock thật!
Hihi, đồng ý với pác là loạt bài khá bổ ích, rất đáng xem Còn vụ Mã Vân Lộc em cũng bán tín bán nghi, theo em bít thì đây là nhân vật đc hư cấu dưới danh phận vợ Triệu Vân, em Mã Siêu nhưng nói là con Mã Siêu thì chỉ mới thấy ông giáo sư này nói:) Ah, pác Pawn có thể chỉ em cách đổi model trong bản San10 bằng Hex editor đc ko, em mò hoài vẫn ko ra, cái bản 10 khó chỉnh hơn 11 vì hok có tool với hướng dẫn hichic
Xem ra dân khựa rất thần tượng Gia Cát Lượng nhỉ. Mà hậu duệ Thục Ngụy Ngô xem ra cũng khá "ngang cơ" nhỉ? Nhưng mà ngược ngạo hết rồi. Đáng lẽ con cháu LB làm nghề thủ công, con cháu TT làm nghề nông còn con cháu TQ làm nghề đánh bắt cá mới đúng
Đồng ý với các bác, giữ 1 bản của bác, giữ bản của bác Pawn là đủ xài rồi, em đọc báo hôm wa, tính post mà nó đứt mạng giữa chừng nên trưa vô post lại, ko bít là đã có pác post rùi
Thứ nhất, model trong bản 10 gói gọn vài model đặc biệt, chơi nguyên bộ, chứ không tách đầu, tay, chân...như trong bản 11. Do đó bác muốn cho tên tướng tạo của mình model của Khổng Minh, Lữ Bố... thì chẳng có gì khó. San10 Editor by Van hoàn toàn làm được điều này. Còn muốn dạng model đầu của anh Lượng, mình anh Bố, chân anh Phi...là không thể được. Cho dù bác có can thiệp vào đồ họa của game thì cái model gốc cũng thay đổi theo. Thứ hai, cặp số HEX đại diện cho model trong bản 10 nó cũng đại diện luôn cho những thuộc tính ẩn và cả tiểu sử. Thuộc tính ẩn là gì? Ví dụ như Khổng Minh, Tả Từ, Nễ Hành được cộng % critical trong debate, đó là thuộc tính ẩn. Vì thế nếu bác dùng HEX Editor, đổi model của tướng tự tạo thành model của Khổng Minh, thì tên tướng tạo ấy cũng được hưởng luôn cái thuộc tính ẩn kia. May mắn là khi thay đổi model cho tướng tạo thì không bị thay đổi tiểu sử, chỉ thay đổi model của tướng lịch sử mới bị (Ví dụ thay đổi model của Quách Gia thành model Khổng Minh thì tiểu sử Quách gia cũng bị thay bằng tiểu sử KM luôn): Lấy hình sau để minh họa cho rõ về thuộc tính ẩn, tớ đổi model của tên tướng tạo thành model của Nễ Hành, lúc vào debate thì chỉ số INT và CHR sẽ không hiện ra mà thay thế bằng "---" ==> một thuộc tính ẩn của nhân vật Nễ Hành: Thứ ba, cặp số HEX đại diện cho model không có trong file TPERSON.S10. Trong TPERSON.S10 chỉ có 1 cặp số HEX đại diện cho chân dung. Cặp Số HEX đại diện cho chân dung này, khi vào game sẽ nhân ra một phiên bản để làm cặp số HEX đại diện cho model. Cho nên bác sẽ dễ dàng đổi được model của tướng bằng cách thay đổi cặp số này : Ok, bây giờ thử đổi model của tên tướng này thành model của Khổng Minh. Cặp số HEX đại diện cho model của Khổng Minh là "2D 00", vậy ta thay cặp đầu "07 03" trong hình trên thành "2D 00": Save lại rồi Load lại sẽ có kết quả: Cuối cùng, như đã nói, có thể làm nhanh hơn bằng san10 editor by VAN. Nhưng tôi thấy bác thích nghịch HEX (giống tui :P) nên nhiều lúc làm nhanh hơn là xài editor nữa
Truyền nhân 3 đời là nhiễm sắc thể khác nhau xa lơ xa lắc rồi, huống hồ mấy chục đời truyền nhân. Bài báo này lăng xê mấy ông trong tam quốc quá đáng đó thôi, dù vua dù chúa dù là ai đi nữa thì sau cùng cũng là con người, quan trọng là nhớ đến tổ tiên là được.
Các h ơi! đệ vừa phát hiện ra một "nghi vấn" động trời nè Kim Dung rất có thể là hậu duệ của Lưu Bị ah Dẫn chứng nè :
Thanks pác Pawn đã chỉ dẫn, em chỉ xin đính chính lại 1 tí xíu là ko phải nó nhân đôi mà nó lấy mặc định model của các tướng tự tạo là 307 giá trị hex tức là 775, chứ ko lấy theo hình, giá trị thứ 2 kèm theo thì đúng như bác nói là hình , cái này do em ko chọn tấm avatar đầu tiên nên phát hiện đc sau 1 hồi bí lù vì ko tìm đc giá trị nhân đôi của cái chân dung :) Rất cám ơn bác đã bỏ thời gian và công sức viết bài hướng dẫn em, nếu bác trong tp.HCM thì em xin hậu tạ 1 chầu cafe hoặc bia bọt coi như đáp tạ ^^
Nguyên đám hậu duệ, thích nhất vẫn là hậu duệ của Mã Siêu. Thật oai hùng Ai biết bác rành HEX thế này đâu, lấy cái đầu nhân đôi cho dễ hiểu 2 Offset chứa giá trị 307 đầu ấy thực ra nó lấy "ID" của tướng, chứ không phải model, dựa vào ID này mà game lôi ra model, thuộc tính...v.v...Thay model ở đây thực chất là thay ID, nên mới có vụ ăn luôn thuộc tính kia và điều đáng ghét là nó không có trong file tạo tướng
Rành thì hok rành cho lắm, em mò cù lần lắm, phá cái tperson tùm lum, hên là có backup lại chứ ko là phiên phức to Hậu vệ của Mã Siêu đúng là ngon thật, ko hổ hậu duệ danh tướng, đánh thắng cả Ba Tư thời đó, cứ như các chiến sĩ Spartan ấy
Mã Vân Liễu chứ làm gì có Mã Vân Lộc hả bạn, ghe giang hồ đồn thổi em này là ghj của Triệu Vân hổng bít thự hư sao ta
Trong game là Mã Vân Liễu, trong truyện cũng vậy, đây là em gái Mã Siêu, vợ Triệu Vân (Tử Long già mà đc gặm cỏ non ), còn trong lịch sử thì có vẻ đây là nhân vật hư cấu, thực hư ko ai bít đc , báo nó viết là Mã Vân Lộc chắc do phát âm bên tiếng Anh dịch từ tiếng Hoa nên chắc hok chính xác, em ví dụ trong game có đến 2 chú XuChu nhưng đọc ra thì là Hứa Chử với Từ Thứ
Đúng là xem cho vui thôi. Tôn Vũ sống trước Tôn Quyền mấy trăm năm. Nên tác giả nào viết Tôn Vũ là con cháu Tôn Quyền đáng đánh đòn
Tớ đọc thấy nói GCL họ Chư Cát chớ ko phải họ Gia Cát mà sao con cháu nó lại họ Gia Cát thế nhỉ? Còn cái nữa là GCChiêm và Thượng đầu hàng Ngụy cơ mà. (nguồn: từ chính cái gamevn này chứ đâu.