Cậu để ý hầu hết những vị tướng giỏi đều chinh chiến trên sa trường cả. Trong TQDN thì Tào Tháo là người ra sa trường nhiều nhất vì vậy ông có kinh nghiệm nhất trong 3 vị chúa. Còn chuyện cậu là tiểu nhân hay quân tử thì không ai biết nhưng thành công mà dựa vào ý chí độc đoán nó hiếm lắm ( cho nên kẻ thành đại sự không thể thiếu những công thần). Sách là 1 vị tướng trẻ lai có dũng có tài nên ai cũng cảm phục (tớ cũng rất hâm mộ Sách) nhưng nhắc lại Sách quá độc đoán vì vậy phải trả giá bằng mạng sống của mình mà thôi.
nghe các bác bàn luận về sơ đồ 5-4-1 của anh Sách nghe cũng hay đấy.nhưng theo mình đây là một chiến thuật hợp lý với thực lực quân Giang Đông với lại đây là thời kì đánh nhau theo kiểu hai đội dàn quân quân lính đứng xem 2 thằng tướng đánh nhau tướng thắng thì quân thắng đến 90% nên anh Sách chơi thế là hợp lý ở đời số anh thắng dc anh ấy cũng chả nhìu(hình như là có 3 anh) nên anh ấy mới thắng liên tục như thế nhưng đen cho ông thần đèn cuộc đời ko như là mơ
Hình như đi lạc đề rồi thì phải Chỉ nói rõ là chuyện ra chiến trường của nguyên soái không thể nào đồng nghĩa với "có đánh nhau" như trường hợp TS chúng ta đang nói đâu. Trở lại vấn đề thì cậu cũng công nhận là TS "ai cũng cảm phục" vậy thì tớ bác cái mất lòng quân là đúng rồi. Có thể kiểu đánh đó là chơi trội, không bền (trên mặt đóng chữ tử từ lúc mới xuất hiện) nhưng chuyện mất lòng quân là do khi post bài cậu tự nghĩ ra mà thôi.
Cũng đại khái thế đấy Chân thành 1 câu là mình chả thích mấy bạn cứ lubu xiaodun thế này thế nọ.Lữ bố thì là lữ bố, hạ hầu đôn là hạ hầu đôn. Người việt hãy dùng tiếng và cũng để các bạn mới có thể hiểu chuyện. Còn về cái câu comment của bạn thì tớ thấy bạn chả hiểu cái quái gì! Hay bị ảnh hưởng của game chiến thuật nhiều quá? Hay ảnh hưởng của chiến tranh hiện đại? Lấy HPLN làm ví dụ: Có anh Sách, anh Bố, những kẻ võ lực, thân làm chủ tướng mà lăn xả xa trường. Lấy Tam Quốc Chí của Lã ca làm ví dụ: Anh Quan thân làm chủ đất Kinh Châu vẫn tự thân đem quân đánh Tào Chân, Bàng Đức. Anh Bị cũng không ít lần xung phong tuyến đầu. Anh Triệu Tử Long thân già làm chủ tướng vẫn một ngựa mà tiến lên giữa trùng vây đánh Tào đất Quan Trung. Anh Mã Siêu mang 10 vạn quân đánh Tào không phải cũng tự mình xông lênh chăng? Lấy lịch sử Việt Nam làm ví dụ: 2 bà Trưng dẫn voi ra trận, dẫn 2 vạn con em đất Việt, vùi mình anh dũng tại dòng sông Hát. Bà Triệu trên lưng voi đánh cồng gọi quân. Vua Quang Trung vào thành thăng long thân ám mùi khói súng! Vâng, Tôi rút ra là bạn chả biết cái quái gì cả!
Vâng thưa người cái gì cũng biết :) Bố và Sách thì đang nói, không cần nhắc lại. Giờ chúng ta bắt đầu điểm mặt nào. - Lưu Bị dệt chiếu dẫn mấy trăm quân thì thiếu quân phải đánh, chứ Hán Trung Vương cả chục năm trời tới khi thua trận Hào Đình mới chạm lại cây kiếm. - Quan Vũ làm chủ Kinh Châu và tiên phong là Quan Bình, Chu Thương lên solo Bàng Đức là vì bị chỉ thẳng mặt gọi ra. - Anh Mã Siêu tự mình đánh quân Tào là khi Mã Đằng vừa chết nên mới lao vào Tào Tháo, trong khi đó Tào Tháo mãi về sau mới có 1 lần bị đụng chạm. - Vấn đề solo của Triệu Tử Long thì đọc ngay cái đoạn đầu HPLN bình luận, có phải diện được xét ở đây không Còn về sử Việt Nam tôi chẳng muốn báng bổ nhưng Bà Trưng Bà Triệu chẳng phải ứng với câu binh bại hay sao mà đem ra làm ví dụ. Tướng Nguyễn Huệ dưới quyền Nguyễn Nhạc thì có thể xung phong hãm trận chứ Quan Trung vào thành rồi ám mùi khói súng thì có, nếu không chả hiểu đại thần lân cận để làm quái gì. Đừng xuyên tạc rằng tôi chê bai gì Quang Trung, nhưng mà cái chuyện Nguyên soái đích thân đánh trận chỉ là chuyện cực chẳng đã mới diễn ra chứ thằng có quyền rồi thì đó bắt nó ra trận chặt chém được đấy.
Tôi ko cãi nhau với bạn nữa Có lẽ khi nào bạn hơn một vài tuổi nữa sẽ hiểu nhiều hơn! Mà đọc nhiều lịch sử Việt Nam vào nhé, người Việt nên biết sử Việt, đừng nói lung tung keỏ người ta cười cho!
"Anh hùng xuất thiếu niên" cậu làm mình bái phục. Quay trở lại về Tôn Sách thì cái nể của mọi người là nể cái tính cách nhưng đôi khi cũng vì nó mà có người chê trách " Nhân thập vô toàn". Nhiều người thì thường hay cười cười nói nói nhưng trong tâm can thì khó mà đoán được. Đừng thấy Tôn Sách mới chỉ được Trần tiên sinh pr lên mà cho rằng Tôn Sách là thánh. Là người ai chẳng bị mắc sai lầm và bị người khác đố kỵ. Nhân thập vô toàn.
Ai nói là Bàng Thống + Chu Du để cho Sách Làm vậy?? Cái này là tự Sách làm đó chứ . Sách ăn mấy trận "quen mùi" tưởng mình là vô địch thiên hạ nên nghĩ bên Tào không ai đánh lại mình ( hoặc không biết Quan Vũ qua Tào) nên mới làm vậy Tính cách của Sách là không bao giờ bàn bạc trước với tướng lĩnh thường tự 1 mình quyết định ( cả Chu Du cũng phải nói là theo không kịp Sách rồi) vì vậy nếu Sách có bị Quan Vũ hốt xác cũng đâu có liên quan gì đến Chu Du và Bàng Thống. An tâm Sách sẽ không bị Quan Vũ hốt xác đâu vì theo trong TQDN thì Sách chết do bệnh và chết tại nhà. Mình nghĩ cái chết của Sách sẽ liên quan đến Thái Bình Đạo Ai nói chư tướng nể phục. Tập đánh với Lưu Dao (hình như 21 thì phải) không phải Hoàng Cái cũng đã phải tức đến mắng Sách là :" không biết gây ra họa chưa àh" hay đến Lăng Tháo cũng phải xém giết vì làm chuyện bất nhân. Chu Du không thẹn vì Sách làm chuyện theo ý mình mà Chu Du tức giận vì Sách làm mà không bàn bạc với mình khiến mình trở tay không kịp . Nều Du không phải là người quá thông minh hiểu được ý của Sách thì Sách dù có là Lữ Bố cũng không làm gì được đâu. Spam àh xuất hiện thì xuất hiện từ tập 3 rồi đó nhưng vấn đề chưa lộ mặt thôi Không phải thứ tự phải vậy nè : Ý mình (tức là ý thằng Tháo), ý của thằng nào giống mình, ý của thằng nào làm mình có lợi. Đính chính chút mục đích của Úc là nhờ thằng Tháo chấm dứt tình trạng quân phiệt cát cứ lập lại triều đình nhà Hán. Bàng Lục đâu có quan tâm đến liên quân bằng chứng là Thống biết Vu Cấm lợi hại mà có bày mưu cho liên quân đánh Cấm đâu. Mục đích của Thống chính là nhờ Lưu Sủng đánh bại Tháo ( cái đám bọn ô hợp lăng nhăng + Trương Tú chỉ là để đánh cho Tháo gần bại trước sau đó Thống sẽ cho Lưu Sủng "ngư ông đắc lợi" đánh Tháo bại lun . Vì là người của nhà họ Lưu nên công của Lưu Sủng sẽ dược công nhận và họ Lưu sau đó sẽ do Lưu Sủng cầm đầu) sau đó Thống sẽ " giết người đoạt quyền " .Lưu Sủng chết là do Thống đã không chấp nhận thu nhận Ý nhưng Lưu Sủng cố ý thu nhận nên chết đâu phải do Thống . "Nương nhờ " không phải bị nuốt àh. Nếu Lưu Biểu mạnh dạn không lui quân mà đánh Tháo coi xem Tháo có nuốt được không. Sợ là Biểu mở tiệc ở Đàm Huyện luôn đó chứ. Quan Vũ mất Kinh Châu là vì tài không bằng người chứ. Ai mà nghĩ được cái kế "trạm gác" của Quan Vũ lại có kẽ hở. Còn nữa, Quan Vũ chết là do bị My Phương và Phó Sĩ Nhân bán đứng sau đó lại bị Mạnh Đạt và Lưu Phong không cứu nên mới phải chết thảm. Nên nhớ lúc đó Kinh Châu bị thế kìm hãm của Ngụy và Ngô nên trách nhiệm của Quan rất quan trọng nếu không phải Kinh Châu do Quan Vũ trấn thì đã mất từ lâu. Nếu không có Chu Du hiểu ý Tôn Sách mà phối hợp cùng thì Tôn Sách làm gì mà có được mấy trận thắng đó. Mối giao quan Thục - Ngô chỉ là cái hình thức bên ngoài thôi. Chỉ cần nhìn thấy đối nuốt đc nhau là nuốt chứ cần gì giao quan. Ai kêu ? Quân đội thua kiểu này chỉ vì : quá dựa vào sức mạnh , uy thế của chủ tướng. Các cấp dưới bố trí không chặt chẽ, quân đội không qua tinh luyện ( điển hình là anh Thiên Tung Thần Tướng và anh Hoa Hùng ).Chứ cái tập Lữ Bố đánh Bộc Dương các tướng Tào nghe tin Tháo chết có bị rối loạn không ? đó là do các cấp dưới bố trí chặt chẽ hay nói theo cách Vu Cấm là :" Trung thành với nhiệm vụ". không phải chỉ thời đó tướng chết thì mới thua mà thời nào cũng thế tướng chết quân không người chỉ huy sẽ như rắn không đầu nên sẽ thua chắc. Nhưng ngày nay quân đội bố trí hoàn chỉnh hơn ngày thua nên cái" cấp độ" "tướng "chết cũng phải cao hơn ngày xưa ý là ngày xưa chỉ cần tướng ngoài trận mạc chết là... còn tướng thời này để làm rối lòng quân cần phải là người cỡ tổng thống hay thủ tướng hay tổng tư lệnh kìa. Chuẩn! đồng ý với bạn cái này Mình thấy có 1 số bạn đọc cái khúc Bàng Thống nói :" Thất đệ, nhãn quang thật tinh tường" ( cái khúc Thống gặp Bị trên sông) nghĩ rằng Thống nói cái tư tưởng của Lượng là đúng đắn . Xin đính chính lại cái này Thống nói Lượng chọn người để lao động đường phố trợ ( Giờ mới biết Lưu Bị là người tài có thể kinh bang tế thế ) đúng chứ không phải nói cái tư tưởng Lượng đúng. Nếu mà Thông không chết sớm thì không biết Thống với Ý sau này " soán vị cải chính " hay " giết người đoạt quyền" thắng Có gì sai sót trong bài bỏ qua nha :):)
Mỗi người có 1 cách chỉ huy thuộc hạ của mình. Mỗi thuộc hạ lại tùy chủ mà hành động. Như tướng Tào trải nhiều lần "luyện binh", hành động vô cùng cẩn thận và kỷ luật. Còn như bên Sách, Sách lại "không để tâm thuộc hạ làm gì" và "tùy cho mỗi người phát huy sở trường riêng". Không thể nói chắc bên nào hơn bên nào cả. Nhưng có 1 điều chắc chắn là nếu tướng Tào tin tưởng tuyệt đối ở Tào Tháo và các quân sư, thì tướng Ngô cũng hoàn toàn kính phục Tôn Sách. Vì cách của Sách thể hiện 1 niềm tin tưởng tuyệt đối của chủ soái vào năng lực của thuộc hạ. Như Sách hoàn toàn tin tưởng ở Du, tin rằng với tài năng của Du có thể hiểu được ý sách ở trận Sa Tiễn, tin tưởng vào sự giỏi giang của Thái Sử Từ nên mới để chỉ mình và Từ xông thẳng vào trận... Mình tin là cách làm như thế sẽ khiến tướng sĩ hết sức kính phục, càng dốc sức hơn nữa để không phụ lòng tin của chủ soái. Thế nên mình nghĩ ý kiến bạn nào đó nói là Sách hành động gây mất lòng bộ hạ có lẽ không đúng. Trộm nghĩ, có lẽ chỉ có cách đánh của Sách mới khả dĩ gây khó dễ cho các Kỳ nhân. Đối đầu trực tiếp, tính toán đường nước với các vị quân sư thiên tài ấy thực khó nắm phần thắng. Như Trần Cung là 1 ví dụ điển hình nhất, tính trăm nước rồi cũng không thể đọ lại Tam Kỳ + 1. Vậy nên muốn thắng Bát Kỳ thì đi những nước mà không ai ngờ tới [thậm chí cả chính mình cũng không nắm chắc], làm những việc khiến họ phải thốt lên "trừ khi là Thần" thì may ra mới vượt qua được tầm tính toán của Bát kỳ vậy.
bàn về Tôn sách mình cũng thích tính cách của TS và cả kiểu đánh bất cần đời nữa , nhưng nếu đứng vào vị trí cúa Chu du hay các tướng bên Ngô thì lại khác cho dù có thắng cũng chưa đạt được cái đích cuối cùng nhưng nếu thất bại 1 trận thôi thì sẽ mất hết vì thua đồng nghĩa với việc TS sẽ chết ( với kiểu đánh đặt mình vào chỗ chết để sống ) nói chung là cái được ko ăn thua gì so với cái mất hồi trước có dự đoán TS chết thế nào rồi giờ mượn lời của Lão đại nhắc lại : trước đây đã đưa Lăng tháo đi chết , giờ ko muốn ( cũng phải đưa ) Lăng tháo thứ 2 đi chết nữa TS sẽ chết bởi chính kiểu đánh đặt mình vào chỗ chết để sống
Chẳng biết đang nói về cái gì. Nếu là Lịch sử: http://vi.wikipedia.org/wiki/Tôn_Sách Còn nếu là HP thì sẽ không có ai vượt được Sách kể cả trước và sau. 1 Tay định Giang Đông, tha Trương Liêu, đánh ngã Từ Hoảng, phá Hổ Báo Kỵ, tróc Tào Tháo. Nếu chap sau mà Bác Mưu dám để Quan Nhị Gia lấy mạng Tôn Bá Phù thì HP coi như vứt đi. Người như thế chỉ có trời trị được thôi. "1 Lữ Bố mang trí tuệ Tôn tử"
TL chưa đến độ chín , Từ hoảng cũng chỉ cỡ Hứa chử thôi còn thua xa mấy quái vật như Lữ bố , Trương phi nói thế chứ mình cũng ko nghĩ TS sẽ bị QV giết , chắc lại " dạy cho 1 bài học " rồi bỏ đi thôi
Tôn Sách đấu với Quan Vũ chắc bất phân thắng bại, vì binh biến mà phải rút quân về. Còn thái độ của anh Vũ thì trước giờ đã vậy rồi, có coi ai ra gì đâu
" Tôn Sách hành sự rất khó đoán, giống như Lữ Bố vậy, dám làm dám chịu, ko bị ràng buộc bởi quy tắc thế gian. " - Phượng Sồ " Hy sinh một số bộ hạ đổi lấy 1 tòa thành trì và sự bình yên cho muôn người, về hình thức là bất nghĩa, nhưng so với lũ ngốc ném đầu lâu tưới máu tươi kia, Tôn Sách còn thông minh hơn gấp trăm lần, sống chết có giá, đó mới là đại nghĩa của minh quân " - Tư Mã Ý Trận này Sạch chết hay ko thì ko dám chắc, Viên Thiệu trong lâm nguy ở Lạc Dương vẫn được cứu ra, Tào Tháo phải tự kề kiếm lên cổ mà cuối cùng vẫn thoát chết ở Bộc Dương, Đổng Trác hùng cứ 1 phương thì chết bởi hành thích nên nếu Tôn Sách thoát được cũng ko có gì lạ. Thông thường khi các chư hầu đánh trận, nếu chủ tướng chết hoặc lâm nguy ( Viện binh của Đào Khiêm, 1 vạn quân tiên phong của Viên Đàm.v.v.) >> ăt loạn, nhưng với binh của Tháo và Sách, thì chuyện chủ tướng chết hoặc bị thương gần như ko ảnh hưởng gì. Binh tốt được rèn luyện điều tối quan trọng là lâm nguy mà ko loạn. Như lúc Tuân Úc bị bắn trọng thương nhưng binh của Viên Phương vẫn ko dám tiến lên, vì đội hình của Tuân úc vẫn ko hề rối loạn, nếu quân Viên Phương xông lên thì sẽ thua ngược . Quân của Sách cũng vậy.
Tôn Sách xài cái chiêu này hoài vì chưa ai cản được đường đi của Sách. Cái vụ gặp Quan Vũ lần này của Trần Mưu tiên sinh sẽ là minh chứng rõ ràng nhất cho việc "đi quá nhanh " của Sách huynh sẽ mang đến kết quả đau thương . Còn về kì nhân thì chưa biết được vì đến lúc này Sách chưa gặp kì nhân nào Nếu có thì chỉ sợ Sách không có cơ hội để thực hiện cách đánh thôi , nên nhớ Gia Cát và Bàng Lục cũng từng đoán con người này hành sự khó dò ( tập 21 khi quân Sách huynh trên núi) vậy có nghĩa là họ cũng đoán được Tôn Sách có thể sẽ làm viêc khác người mà đề phòng . ___________Auto Merge________________ . Nhận xét của bạn quá đúng Gặp Sách mà anh Vũ ( idol của mình lun) chả thèm nói câu nào :( mà lại khen con Xích Thố thật không coi người ta ra gì (Chả coi Tôn Sách Bằng con ngựa nữa)
Ơ mà cho hỏi tập Trương Phi bày 16 mưu so tài với Lữ Bố . Bàng Thống có hỏi Lượng :"Sao người đệ ghét cứ cùng 1 loại" Vậy "loại" đó là loại gì vậy nhỉ ?
Bác Mưu bảo Công Cẩn với Ý cùng 1 loại. Nhưng tớ thấy chẳng thuyết phục gì cả. Để xem bác giải thích ra sao.
có đấy lúc giả làm tôn sách ấy ,anh ấy có câu tổng kết về cuộc đời mình " rực rở nhưng ko huy hoành,lên xuống là vô thường "