Sr mod vì đang cần gấp nên phải lập topic này, em có post vào topic hỏi đáp mà ko ai trả lời hết nên MOD thông cảm Tình hình là thầy ra 1 số câu hỏi về nhà mà chưa tìm ra tài liệu trả lời Nhờ anh em box thư giãn giúp mình với ::( 1. Ưu và khuyết của bản đồ tư duy là gì? 2. Bao nhiêu công cụ có thể vẽ đc trên máy tính của chúng ta? 3. Soft skill bao gồm những nội dung gì ? Thanks mọi người trước Mod cho phép topic này sống vài ngày nhá
Sơ đồ tư duy là cái này phải ko nhỉ ? Bắt đầu từ phần này, tôi sẽ giới thiệu với các bạn về một công cụ ghi chú vừa lạ, vừa quen: BẢN ĐỒ TƯ DUY (MINDMAP). Quen là vì trước giờ, tôi chắc chắn ai cũng đã từng một lần thử nguệch ngoạc vẽ những đường thẳng đơn giản nối kết các ý. Lạ là vì chưa ai nhận thức được mức độ hiệu quả và thử làm việc này một cách nghiêm túc. Từ trước đên nay, chúng ta được dạy, và đã quen với việc ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số hay khoa học hơn là cách gạch đầu dòng, tóm ý. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não – não trái, mà chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian và sự mơ mộng. Hay nói cách khác, chúng ta vẫn thường đang chỉ sử dụng 50% khả năng bộ não của chúng ta khi ghi nhận thông tin. Với mục tiêu giúp chúng ta sử dụng tối đa khả năng của bộ não, Tony Buzan đã đưa ra Bản đồ tư duy để giúp mọi người thực hiện được mục tiêu này. Đó là lý do tại sao Bản Đồ Tư Duy được gọi là công cụ ghi chú tối ưu. Có thể hình dung qua công thức sau: Ghi nhớ tốt + Từ khoá + Não trái phải = BẢN ĐỒ TƯ SUY Bản đồ tư duy là gì? Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu truyện) thì não bộ còn có khả năng tạo sự liên kết giữa các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não. Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng bản đồ tư duy, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình vẽ, trong đó các đối tượng liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách biểu diễn như vậy, các dữ liệu được ghi nhớ và hấp thụ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều, Bản đồ tư duy biểu thị toàn bộ cấu trúc chi tiết của một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra dạng thức của đối tượng, sự quan hệ hỗ tương giữa các khái niệm có liên quan và cách liên hệ giữa chúng với nhau bên trong của một vấn đề lớn.
Mình google rồi Nhưng toàn tìm đc tài liệu VN Nghe thầy nói có tài liệu của ông gì nước ngoài có nói về cái ưu và khuyết của sơ đồ tư duy này ::) Thế nên mới nhờ các pro thư giãn tìm hộ
1. Ưu: giúp bạn sáng tạo hơn, tiết kiệm thời gian, giải quyết các vấn đề, tổ chức phân loại suy nghĩ, ghi nhớ tốt, tổng hợp dễ dàng. Nhược: để vẽ được sdtd cần am hiểu, khá tốn thời gian, phải thể hiện bằng hình vẽ 2.- Phần mềm Buzan's iMindmap™: một phần mềm thương mại, tuy nhiên có thể tải bản dùng thử 30 ngày. Phần mềm do công ty Buzan Online Ltd. thực hiện. Trang chủ tại www.imindmap.com - Phần mềm Inspiration: sản phẩm thương mại của công ty Inspiration Software, Inc. Sản phẩm có phiên bản dành cho trẻ em (các em từ mẫu giáo đến lớp 5) rất dễ dùng và nhiều màu sắc. Có thể dùng thử 30 ngày. Trang chủ tại www.inspiration.com - Phần mềm Visual Mind: sản phẩm thương mại của công ty Mind Technologies. Phần mềm dễ sử dụng và linh hoạt trong sắp xếp các nút chứa từ khóa. Có thể dùng thử 30 ngày. Trang chủ tại www.visual-mind.com - Phần mềm FreeMind: sản phẩm hoàn toàn miễn phí, được lập trình trên Java. Các icon chưa được phong phú, tuy nhiên chương trình có đầy đủ chức năng để thực hiện mind mapping. Trang chủ tại: http://freemind.sourceforge.net/wiki/index.php/Main_Page - Ngoài ra, chúng ta còn có thể tham khảo một danh sách các phần mềm loại mind mapping tại địa chỉ sau: http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_mind_mapping_software 3.soft skill (kỹ năng mềm) gồm những cái cơ bản sau: 1. Kỹ năng giao tiếp (Oral/soken communication skills) 2. Kỹ năng viết (Written communication skills) 3. Sự trung thực (Honesty) 4. Làm việc theo nhóm (Teamwork/collaboration skills) 5. Sự chủ động (Self-motivation/initiative) 6. Lòng tin cậy (Work ethic/dependability) 7. Khả năng tập trung (Critical thinking) 8. Giải quyết khủng hoảng (Rik-taking skills) 9. Tính linh hoạt, thích ứng (Flexibility/adaptability) 10. Kỹ năng lãnh đạo (Leadership skills) 11. Khả năng kết nối (Interpersonal skills) 12. Chịu được áp lực công việc (Working under pressure) 13. Kỹ năng đặt câu hỏi (Questioning skills) 14. Tư duy sáng tạo (Creativity) 15. Kỹ năng gây ảnh hưởng (Influencing skills) 16. Kỹ năng nghiên cứu (Research skills) 17. Tổ chức (Organization skills) 18. Giải quyết vấn đề (Problem-solving skills) 19. Nắm chắc về đa dạng văn hoá (Multicultural skills) 20. Kỹ năng sử dụng máy tính (Computer skills) 21. Tinh thần học hỏi (Academic/learning skills) 22. Định hướng chi tiết công việc (Detail orientation) 23. Kỹ năng định lượng (Quantiative skills) 24. Kỹ năng đào tạo, truyền thụ (Teaching/training skills) 25. Kỹ năng quản lý thời gian (Time managenmen skills)
Hôm trước về phải vẽ 1 cái trong bài Communication management exam. Đặu rồi Bạn vào đây nghiên cứu và nêu thắc mắc, có rất nhiều tài liệu về phương pháp suy luận. http://www.vuontoithanhcong.com/board.php
Môn Communication Magement, quản lý các luồng thông tin trong ngành IBMS Mà thực ra mọi người đều nên biết, để tự sắp xếp thông tin, ý tưởng của mình 1 cách logic và khoa học hơn khi làm việc.
Sơ đồ tư duy theo tôi hiểu lúc nó giống như 1 cuốn từ điển móc nối các sự kiện lại với nhau bằng các từ khóa cực kỳ thông dụng.Bản thân sơ đồ tư duy chỉ có tác dụng ghi nhớ lại các điểm chính của sự kiện nên nó sẽ bỏ qua các yếu tố như làm cách nào để thực hiện sự kiện đó?Sự kiện đó diễn ra bằng cách nào? Người lập sơ đồ tư duy phải thường xuyên xem xét các vấn đề có liên quan đến sự kiện đã lập ra trong sơ đồ để hiệu chỉnh và ghi nhớ :P
Thấy toàn vớ vẩn. Cái gọi là sơ đồ tư duy, đơn giản chỉ là phương pháp thể hiện và phân tích các dữ liệu liên quan với nhau bằng tín hiệu thị giác trực quan (hình vẽ) nhằm đễ tìm kiếm sự liên kết giữa các đối tượng có thể xảy ra một cách đơn giản. Cách tốt nhất để lập sơ đồ tư duy là dùng tay và vật liệu vẽ như giấy, bút, không nên dùng máy tính bởi vì quá trình thể hiện phực tạp từ não bộ lên máy tính có thể khiến ta giảm khả năng tìm ra các dữ liệu liên quan. Ưu điểm là giúp dễ năm bắt, hiệu, phân tích thông tin. Nhược: tốn thời gian