dạo này mình hay xem những phim thời chiến quốc thấy hay quá chẳng hạn như phim binh pháp tôn tử đang chiếu trên vtv3 :) rồi xích bích các loại vv.....,có rất nhiều danh tướng vị tướng tài giỏi có người thì gặp thời thế người thì không gặp thời rồi chết oan uổng mình lập topic để mọi người cùng bàn bạc tất cả những gì liên quan đến thời chiến quốc :) mình có điều thắc mắc là tại sao những vị thánh nhân họ không ra làm đế vương để cai quản đất nước nhỉ,nếu họ nắm toàn quyền cai quản đất nước thì dân giàu nước mạnh,sẽ không còn bọn nịnh thần hay tham quan ô lại nữa vv.....như gia cát lượng tiên sinh,hay quản trọng thừa tướng vv..... thời đó mà cho mấy vị này làm vương thì họ bá chủ luôn rồi :) .Quản trọng thì không nói làm gì vì gặp thời,nhưng gia cát lượng ý nếu không vướng ông vua nghe lời nịnh thần thì biết đâu đã thống nhất được rồi anh em cùng bàn luận tiếp nha
Chủ đề hay đó rất ủng hộ Theo mình thì Gia Cát Lượng chỉ có thể hợp với chức vị quân sư, vì ông không thể làm quân vương được. Cái "không được" ở đây là hoàn cảnh không cho phép ông làm quân vương, và lễ giáo thời đó đâu có thể cho phép Gia Cát truất ngôi của hôn quân mà lên làm vua?
cái thời đó zzz, nhiều người gần như là thánh nhân nhưng số không phải làm vua nên lao động đường phố trợ vua thôi, nên không làm vua không có gì lạ, cái này ở rất nhiều phim có phim nói rõ phim không, số phận đấy mà :), mà nhiều khi làm vua lại còn khó hơn là làm thánh nhân lao động đường phố trợ đấy
^ Nhất mồm nhất miệng ! Ai mà cũng như Quan Vũ, chết rồi làm ma lôi cổ cả 2 3 tướng khác theo [Tào Tháo, Lữ Mông (hay Cam Ninh nhờ?) ] thì chắc Tam Quốc cũng không dài vậy
Trước giờ đọc Hán Sở tranh hùng chỉ uất ức thay cho Hàn Tín.. Danh tướng lẫy lừng, tài năng thế mà bị tên vô lại họ Lưu kia trảm không thương tiếc.
chính xác tôn tẫn là cháu tôn vũ Thời chiến quốc ta là ta thích nhất anh Vệ Ưởng với anh Lã Bất vi mà đặc biệt là Lã Bất Vi dùng mĩ nhân kế đưa con trai lên làm vua thế mới gọi là cao và thâm
tôn tấn là thằng khác,thèng tôn vũ này là người viết quyển binh pháp tôn tử đó,sau này quyển binh pháp này lưu truyền cho hậu thế.....sau thời tôn vũ hình như quyển binh pháp này bị thất lạc thì phải mình nhớ mang máng là về sau quyển binh pháp này được giấu vào trong 1 cái cột trong cung vua thì phải,sau này lại được lưu truyền đến 1 vị thánh nhân,người này cũng sống ẩn dật.....ông này tài giỏi không kém gì quản trọng và gia cát lượng đâu vì ông này không xuống núi nên ít người biết đến....danh sĩ đó là Vương Hủ. sau này tôn tấn và bàng quyên cùng lên núi theo học ông này..... theo truyền thuyết thì vương hủ tiên sinh thuộc tầng lớp thánh nhân về sau ông được lên tiên và biến mất khỏi cõi trần.sau này tôn tấn cũng đi theo ông này không màng đến sự nghiệp nữa trở lại với bộ phim binh pháp tôn tử thì sao thằng tôn vũ với ngũ tử tư không biết mưu phản đi nhỉ,2 thằng này mà nắm hết quyền lực trong tay thì chỉ có bá chủ thôi,thằng vua thì học thức nông cạn bị thằng bá bì nịnh thần gian thần thế mà không biết.....cũng trong thời này về sau xuất hiện Tây Thi của nước đại việt....cũng chỉ tại thằng bá bì hiến dâng tây thi cho lão vua nên sau này nước ngô mới bị thua nước việt trước có chiếu bộ phim việt vương câu tiễn...nhưng mà về sau không biết thằng tôn vũ này ra sao nhỉ thời chiến quốc bấy giờ có nước tấn và nước ngô là mạnh,sở thì đang suy yếu....còn các nước khác thì không mấy nổi bật cho lắm :)
Cái thằng cha mà Tôn Tẫn và Bàng QUyên theo học chính là Quỷ Cốc Tử. Cái tên này từng nổi với phim "Binh pháp Tôn Tử và 36 mưu kế", người đời có 36 kế thì Quỷ Cốc Tử 72 chiêu để trị lại
cái của quỷ cốc tiên sinh gọi là 72 phép biến, còn như bạn host trên kia có nhắc đến Gia cát lượng thì xin lỗi chắc bạn nhầm thế nào chứ GCL ở thời tam quốc chứ ko fai là thời chiến quốc
Vấn đề này nếu muốn bàn luận một cách nghiêm túc thì nên post vào box RTK hoặc trong những forum lịch sử thì hơn. Thân :)
quỷ cốc tử tiên sinh tên thật là Vương Hủ luận về tài lược mưu trí thì ông này hỏi bị thuộc dạng hàng khủng ý các bạn có biết thời xuân thu thằng nào bắn cung tên ác nhất không thằng mà đứng cách xa 100m có thể bắn xuyên thủng 7 lớp áo giáp sắt ý trong thời xuân thu cũng lắm anh tài lắm
như mấy ông quan vũ trương phi ý,trong truyện nói mấy ông này imba vãi 1 người có thể địch hàng vạn người.....ngoài đời làm gì có chuyện 1 người địch hàng vạn người được chứ cứ cầm đao giáo khua h.ết tầm thì ma nào c.hơi được với lại hàng vạn người như thế
đúng là hàng dỏm đấy đọc truyện thấy bậc đế vương nó phải có phong thái khác thường =.=' mấy ông quân sư mưu cao nhưng có những cái chưa chắc đã = mấy lão làm vua
nói thế thằng lã bố bắn kích thì cũng là dỏm vì cái kích nặg vê lù mà mấy cái này hội vườn đào bàn nát rồi mà
người ta thường hay nói "người thiên cổ" là người chết sẽ dc lên trời chuyện thiên cổ thì còn sống sao bàn luận dc
Chuyện làm vua, từ chân sử đến huyền sử, chung quy cũng nằm trong các trường hợp sau đây : - Gặp thời. Điển hình là Hán Cao Tổ Lưu Ban(g), xuất thân kém cỏi hèn mọn, tài sức không đến đâu, may mắn gặp được Lữ Trĩ, vốn đang quê độ vì bị Hạng Vũ từ chối, nhảy sang cưới Lưu Bang. Từ đó việc dấy quân diệt Tần, phao tin chém rắn trắng lấy thiên mệnh, thu phục Hàn Tín, phá dốc núi, diệt nước Sở, ... đều do 1 tay vợ làm cho. Kế đến là Lưu Bị. Trong 3 anh em Lưu Quan Trương thì Bị rõ ràng là kém tài nhất, vũ dũng không bằng Trương Phi, mà trí dũng song toàn kèm khí tiết thì kém xa Quan Vũ. Đã nhu nhược thì chớ, lại còn dùng dằng không quyết, bỏ lỡ biết bao cơ hội dựng thành lập nghiệp, kéo lê dân đi theo để chết dần mòn. Bị đây thì phải nói thẳng, nếu không nhờ cái danh Hoàng thúc và cái tài khóc, thì đã không dựng được nhà Thục. Thắng trận, khóc. Thua trận, khóc. Gặp việc khó, khóc. Đối ẩm với chư tướng, khóc. Ấy vậy mà được việc, ách vận đều thông suốt. Tính mưu bàn kế ngoài trăm bước có Khổng Minh, xung phong hãm trận có Quan, Trương, Ngũ hổ tướng, Bị ta chỉ có ngồi run đùi và tích trữ nước mắt mà thôi. Đến khi anh em Quan, Trương gặp nạn mà chết, Bị dấy binh trả thù, vừa đánh một trận đã bị Đông Ngô hỏa công gần chết sạch, cũng hay lắm thay. Và còn lắm lắm đấng minh quân, khai quốc thái tổ, chỉ dựa vào 2 chữ "thời vận" mà lập nên cơ đồ, tỉ như Tôn Quyền. 2 người đáng mặt đế vương là Tôn Kiên và Tôn Sách đều vì mệnh trời mà bỏ mạng, riêng Quyền thì hữu dũng vô mưu, lại bị bệnh ba phải, mà ngồi ghế chúa Đông Ngô, há cũng nực cười 2 chữ "thiên mệnh". - Thứ 2, là có tâm địa độc ác, làm việc quả quyết, tài thao lược trên người. Điển hình phải nói đến là Oda Nobunaga. Thời chiến quốc, hàng chục vùng miền của Nhật Bản chia cách, cai quản bởi các shogun, việc thống nhất 2 miền Đông Tây quả không đơn giản. Dòng họ Oda đến tay Nobunaga tiếp quản, thực thi chính sách quân vận, tính tình Nobunaga tàn nhẫn nổi tiếng, lưu danh "Ma vương tầng trời thứ 6" trong sử sách, vậy mà người kết thúc thời Chiến quốc lại là ông, mặc dù về sau tử trận trong trận hỏa hoạn chùa Honnoji, do chính tay thuộc hạ tâm phúc là Mitsuhide Akechi hãm hại. Tào Tháo, vốn cũng có thể kể đến như một kẻ mưu lược trí dũng đều có, suy nghĩ sâu xa, đích thân mình không cướp ngôi vì sợ mang tiếng, mà để cho con mình là Tào Phi cướp. Đến cả họ Tư Mã, có cái nhìn thấu đáo và giỏi chờ thời cơ, mới là kẻ thu dọn tàn cuộc sau cùng. - Đã thiên thời, địa lợi, thì phải xét đến nhân hòa. Thời Nguyên, Chu Nguyên Chương nắm được lòng thiên hạ, dấy binh thảo phạt quân Nguyên mà lập ra nhà Minh. Cuối thời Minh, đất nước hủ nát, dân chúng lầm than, quan bức dân phản, Lý Tự Thành là liêu dân khố vải mà dấy binh làm loạn, ép triều đình nhà Minh phải mượn binh Mãn Thanh ngoài quan ngoại tiếp viện. Sói cửa trước chưa đi, cọp cửa sau lại đến. 2 triều Đại Thuận của Lý Sấm và nhà Mãn Thanh lần lược tiếp nối, xóa sổ nhà Minh. Nếu không phải vì luật nhân quả thì làm sao nhà Minh bị diệt, làm sao nhà Thanh lại tiếm vị ? Nếu Sùng Trinh là minh quân, tin dùng Viên Sùng Hoán thì có đâu cửa thành Ninh Viễn, Sơn Hải Quan thất thủ ? Ấy mới xét, thời vận vẫn là yếu tố quan trọng, không gặp thời vận thì dù như rồng như hổ cũng khó mà lên ngôi đại bảo, cai trị muôn dân được. Do vậy, mới xét đến vấn đề chủ thớt nêu ra : tại sao người có tài đức vẹn toàn thì lại không làm vua được ? Xin lý giải như thế này : ngày xưa, người Trung Quốc rất tin chuyện chân mệnh thiên tử. Phàm có tướng đế vương thì dù thuở nhỏ hàn vi nhưng người khác vẫn phải có cái nhìn khác biệt, không dám mạo phạm. Cho nên nếu không có cách nào làm cho người ta tin mình có mệnh đế vương, thì dù giỏi mấy cũng không thu phục lòng người được, dù có dùng vũ lực dựng ngôi cũng bị hạ bệ chóng vánh thôi. cái gương Hạng Vũ còn sờ sờ ra đó. Thứ hai, đã làm vua thì phải ác. Lên ngôi đại bảo chưa tính chuyện phủ an lòng dân đã lo diệt trừ bề tôi trước, bất kể trung gian. Chuyện thất nhân thất đức như vậy, người tài đức vẹn toàn làm ko được. Ví thử, nhân đây mới nhắc đến chuyện sử : có 1 ông lão nhà quê rất hay cờ, phàm là danh cục, cờ thế khó cỡ nào nhìn sơ qua ông ta cũng có nước gỡ, có thể chỉ vài nước mà lật cờ thua thành thắng. Chỉ có 1 cái là nếu ông ta đứng ngoài mà chỉ thì mới dc, chứ nếu ông ta là người ngồi chơi thì 1 nước cũng nghĩ ko ra. Đấy là cái đạo lý "đứng ngoài thì sáng". Ví thử Gia Cát Lượng lên làm vua, thứ nhất là Lượng đã mất đi cái ung dung thoải mái của vị trí quân sư, thứ hai là mất đi 1 vị chủ để thờ, cho nên tài năng sẽ không vận dụng hết, thứ ba là tuy là người chính trực, nhưng sớm tối phải nghe bá quan sàm tấu, ngày ngày xem văn võ đấu đá nhau, thử hỏi làm sao mà còn duy trì được một Lượng như thuở áo vải hàn vi ? Cái trường công danh là ảo mộng, thế nhưng khi anh dứt áo ra đi được nó mới là ảo mộng, còn khi anh đã đắm chìm trong đó thì nó là hiện thực của anh. Nhân vì trời tối, rảnh rỗi, và cũng vì lâu lâu mới có 1 thớt hợp nhãn, nên mạo muội sàm ngôn. Mong chư vị nhiệt tình ném tạ