The Pacific 2010 720p HDTV X264

Thảo luận trong 'Phim truyền hình & Thế giới diễn viên' bắt đầu bởi lPacific, 15/3/10.

  1. MRL

    MRL Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    11/8/07
    Bài viết:
    1,005
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Bạn nào xem mà cứ kêu là tàn sát, Nhật ngu, đạo diễn bốc phét thì tìm cuốn Chiến Tranh Thái Bình Dương về mà đọc nhé. Xem từ năm 39-42 nó đánh cho quân Mỹ chạy như thế nào nhé, bắt được bao nhiêu quân Đồng Minh nhé. Trận Guadalcanal còn được gọi là Stalingrad của Châu Á đấy :D:D:D
     
  2. Saclown

    Saclown Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    19/7/04
    Bài viết:
    757
    Sự thật nó như thế thì sao giờ, cậu xem thêm phim tài liệu là rõ ngay.
     
  3. |-**Cutí**-|

    |-**Cutí**-| Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    21/2/10
    Bài viết:
    79
    Nơi ở:
    Vũng Tàu
    Hay đấy chứ bọn Nhật xưa nay vẫn thế mà, cảm tử là chính, chứ bộ các cậu ko nhớ trận bờ biển Normandy sao, phe đồng minh làm bia tập bắn cho tụi phát xít đấy thui, trong chiến tranh thì phải có rush với defen chứ, hai bên nó mà camp ở nhà thì đến tết maroc mới đánh xong. Càng xem càng hả dạ, đáng đời tụi Nhật, nhớ trận thảm sát ở Nam Kinh mà chỉ mún cầu cho tụi nó chết sạch đi cho xong.
     
  4. The Iron Eagle

    The Iron Eagle Sam Fisher, Third Echelon Agent

    Tham gia ngày:
    4/8/06
    Bài viết:
    15,245
    Nơi ở:
    Paris, Pháp
    ông ko thấy trước chiến hào có dây thép gai với bãi mìn để làm gì à?, cách nhau có chục mét thôi, nhưng để mà chạy dc vào tới chiến hào thì chết ngã rạ ra rồi, cái đó chỉ là 1 sector thôi, ko thấy giữa film tụi Mỹ ở sector khác chạy lại báo quân Nhật đã chọc thủng tuyến kia để thằng nhân vật chính phải chịu phỏng tay ôm súng máy chạy sang cứu à?
     
  5. Chiến_Long

    Chiến_Long Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    27/6/06
    Bài viết:
    254
    Mình cũng biết làm theo sự kiện lịch sử nhưng cảm thấy trận đánh với nhật 2 tập đầu kém hấp dẫn,nhà làm phim có thể thêm 1 vài tình tiết mới vào trong phim để thu hút mọi người ;;)
     
  6. ILSATS

    ILSATS Space Marine Doomguy

    Tham gia ngày:
    13/5/04
    Bài viết:
    5,681
    Nơi ở:
    F
    chả hiểu cậu này post là có ý gì ? nhìn cái đống lính Nhật chết ở đấy chưa đủ gọi là tàn sát ? còn tôi bảo trong phim Mỹ các cảnh lính Mỹ giết lính nước khác chết như ngả rạ thì chả thiếu gì , cậu bắt bẻ theo chiều hướng khác thì chịu .

    Còn bạn thì xem phim này đi nhé



    Xem lại vị trí , địa hình , sự chuẩn bị , hỏa lực của 2 bên trong trận Normandy đi , rồi sau đó tự xem lại phát biểu của mình .



    xem lại phim . Mấy chỗ dây thép bọn Nhật vượt qua rất dễ dàng , và rất nhiều lính Nhật chạy vào gần đến nỗi chỉ cách mấy anh Mỹ có vài mét , nhưng đơn giản là lính Nhật ko thèm nổ súng , hoặc bắn mà trượt sạch , còn mấy anh Mẽo bắn phát nào trúng phát đấy , 1 giết 10 =) rồi thêm nhiều đoạn bắn nhau giáp lá cà , lính Nhật mặc dù xông ra bất ngờ , và đông hơn , nhưng toàn bị các anh siêu nhân Mỹ bắn chết =) . Band of Brothers cũng có nhiều đoạn tuyên dương lính Mỹ , nhưng ko đến nỗi lộ liễu như The Pacific .
     
  7. ILSATS

    ILSATS Space Marine Doomguy

    Tham gia ngày:
    13/5/04
    Bài viết:
    5,681
    Nơi ở:
    F
    chả hiểu cậu này post là có ý gì ? nhìn cái đống lính Nhật chết ở đấy chưa đủ gọi là tàn sát ? còn tôi bảo trong phim Mỹ các cảnh lính Mỹ giết lính nước khác chết như ngả rạ thì chả thiếu gì , cậu bắt bẻ theo chiều hướng khác thì chịu .

    Còn bạn thì xem phim này đi nhé



    Xem lại vị trí , địa hình , sự chuẩn bị , hỏa lực của 2 bên trong trận Normandy đi , rồi sau đó tự xem lại phát biểu của mình .



    xem lại phim . Mấy chỗ dây thép bọn Nhật vượt qua rất dễ dàng , và rất nhiều lính Nhật chạy vào gần đến nỗi chỉ cách mấy anh Mỹ có vài mét , nhưng đơn giản là lính Nhật ko thèm nổ súng , hoặc bắn mà trượt sạch , còn mấy anh Mẽo bắn phát nào trúng phát đấy , 1 giết 10 =) rồi thêm nhiều đoạn bắn nhau giáp lá cà , lính Nhật mặc dù xông ra bất ngờ , và đông hơn , nhưng toàn bị các anh siêu nhân Mỹ bắn chết =) . Band of Brothers cũng có nhiều đoạn tuyên dương lính Mỹ , nhưng ko đến nỗi lộ liễu như The Pacific .
     
  8. antharas2

    antharas2 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    8/9/07
    Bài viết:
    465
    Nơi ở:
    Antharas Lair ...
    Tàn sát? ừh không tàn sát giết ít thôi chừa hơn 1 nữa để nó bắn lại cho đều cho giống chiến tranh nha ;;)
    p.s: Cảm ơn bạn nhờ bạn mà mình hiểu đươc tàn sát là gì mình mà nhập ngũ sẽ nhắc nhở cho đồng đội :>
     
  9. hongphuc_123

    hongphuc_123 Mr & Ms Pac-Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    17/2/08
    Bài viết:
    177
    Nơi ở:
    Cần Thơ City
    Mấy bác ơi cho em hỏi chừng nào mới trình chiếu trên HBO Asian vậy :D
     
  10. hai_tac_den

    hai_tac_den Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    17/1/05
    Bài viết:
    1,327
    Nơi ở:
    TP HCM
    3-4 back 2 back- 8h bên mình hay sao í , sạo này HBO có giới thiệu khá nhiều -chịu khó canh lúc hết phim thì thấy thôi :>
     
  11. The Iron Eagle

    The Iron Eagle Sam Fisher, Third Echelon Agent

    Tham gia ngày:
    4/8/06
    Bài viết:
    15,245
    Nơi ở:
    Paris, Pháp
    bó chiếu, rõ ràng có đoạn Nhật vừa chạy vừa bắn vào trúng lính Mỹ, mà ông nên hiểu là giữa làn đạn súng máy bắn rát thì việc dừng lại nhắm bắn là chuyện hiếm hoi, thà chạy nhanh vào giáp lá cà còn hơn. Quân Nhật như tui nói ở trên là ko có trang bị nặng nhiều khi đánh ở Guadacanal nên xông vào phòng tuyến hỏa lực của Mỹ thì chết nhiều là đúng. Xung phong mà ko có lựu đạn khói che chắn các điểm hỏa lực mạnh của địch thì chỉ tự sát ko hơn ko kém.
    Dây kẽm gai dày đặc, cho dù cắt thì cũng chỉ dc 1 số đoạn nhỏ, ko thể cắt hết dc, vì vậy chỉ có thể tràn vào theo 1 không gian nhỏ hẹp. Còn vụ giáp lá cà thì trong film thì tôi chẳng thấy gì là siêu nhân cả? Tụi Nhật cũng bị bất ngờ vì đụng mặt lính Mỹ nên thằng nào nhanh tay hơn thằng đó thắng, với lại anh nhân vật chính đang bê cả 1 khẩu súng máy trong khi tụi Nhật toàn súng trường lưỡi lê. Thằng cầm súng máy thì quơ đại bắn bừa cũng trúng. Cái này ko có gì vô lý cả. Film này mà ông xem cứ như xem Rambo thì hỏng rồi...
     
  12. antharas2

    antharas2 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    8/9/07
    Bài viết:
    465
    Nơi ở:
    Antharas Lair ...
    Đâu mà rambo hả Eagle ^^~ "tù nhân khát máu chứ " :D
     
  13. MRL

    MRL Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    11/8/07
    Bài viết:
    1,005
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Không những xem mà còn xem đến vài lần nữa cơ=))=))=)) Còn ai mà cố tình không hiểu thì chịu=))=))

    Các bạn xem thêm cái này nhé: The Thin Red Line


    [​IMG]

    Mã:
    http://phimanh.vnexpress.net/News/Hanh-dong/2008/09/3B9AE8BD/
    Mặc dù được khen ngợi vì đã phản ánh cuộc chiến dưới góc nhìn nhân đạo, The Thin Red Line vẫn bị chỉ trích vì không phản ánh đúng lịch sử. Trên thực tế, rất ít lính Nhật bị bắt làm tù binh hay tự nguyện đầu hàng. Theo lệnh của Thiên hoàng, họ phải tử thủ để bảo vệ Guadalcanal. Trong khi đó thì số lượng tù binh mà quân Đồng minh bắt được trong phim là quá nhiều. Trong số 36.200 lính Nhật tham chiến, chỉ có gần 1.000 người bị bắt làm tù binh trước ngày kết thúc chiến dịch (9/2/1943). Khoảng 30.000 lính Nhật đã mất mạng trong chiến dịch.
     
  14. MRL

    MRL Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    11/8/07
    Bài viết:
    1,005
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Các bạn đọc ít tư liệu bên quansuvn:

    Mã:
    http://www.quansuvn.net/index.php?topic=11124.130
    Bộ tổng tham mưu lục quân ở Tokyo gửi đến Rabaul một lực lượng phản kích 6.000 quân, gồm lữ đoàn của tướng Kawaguchi 3.500 quân, lữ đoàn của đại tá Ichiki 2.000 quân và tiểu đoàn xung kích hải quân 500 người. Riêng tướng Kawaguchi không đánh giá giống như Bộ tổng tham mưu. Ông ta tin chắc rằng Mỹ đã bắt đầu phản công và đây là một cuộc hành quân có tính cách chiến lược của họ, nhằm chiếm đóng lâu dài. Và quân số đổ bộ trong suốt ngày hôm ấy ít nhất cũng hơn 10.000 người. Người Mỹ sợ máy bay Nhật tấn công tiêu diệt đoàn tàu của họ nên họ phải tranh thủ đổ bộ trong ngày cho xong. Nhưng ít ai nghe theo lời ông ta.
    Đêm 18-8, lữ đoàn Ichiki được hải quân Nhật đổ lên mỏm Tassa Taronga, đợt đầu 915 quân với đại tá Ichiki và Bộ tham mưu của ông ta. Tiêu lệnh lập đầu cầu, bảo vệ đầu cầu, đợi lên đủ 6.000 quân, có ưu thế 3 chọi 1 rồi tấn công.
    Ichiki đổ bộ lên một cách êm ái không thấy một bóng dáng quân Mỹ nào cả, không một tiếng súng. Ông ta sinh ra chủ quan định "thừa thắng xông lên", chỉ để lại 125 quân giữ đầu cầu, số còn lại theo ông băng rừng tiến về sân bay cũ, luồn sau lưng đánh Mỹ. Ông ta nghĩ rằng người Mỹ bố phòng phía mặt biển, chống đổ bộ, còn phía sau lưng là rừng già, mà chiến đấu trong rừng già thì Mỹ phải thua Nhật.
    Tư lệnh thủy quân lục chiến Mỹ biết Nhật đã đổ bộ nhưng không biết ở đâu. ông ra lệnh cho trinh sát đi khắp 4 hướng. Vào ngày 20, tiểu đội trinh sát phát hiện và điện về cho biết lực lượng Nhật đã tiếp cận và hướng tấn công của họ.
    Mỹ dàn quân bên bờ sông Ihu, đợi quân Nhật vượt sông là cho xe tăng tiêu diệt. Đây là một đòn bất ngờ. Quân Nhật chết gần hết, đại tá Ichiki cho đốt cờ lữ đoàn và chết cùng đơn vị của mình. Chỉ có 2 người sống sót băng rừng về báo tin cho đầu cầu biết.
    Quân Mỹ mất 35 người chết và 75 người khác bị thương. Sở dĩ Mỹ không truy kích là vì nhiệm vụ của họ là tập trung quân cũng như cơ giới để làm xong sân bay trong vòng 48 giờ (việc mà Nhật dự định làm suốt hai tháng).(1)
    Tin chiến bại bay đến Rabaul làm kinh ngạc mọi người. Mỹ đã đổ bộ được cả xe tăng lên đảo!
    Đô đốc Yamamoto nhận thấy rằng Mỹ sẽ ở đây bằng mọi giá, nên họ sẽ không ngần ngại gửi hạm đội chở quân thêm nữa. Và đây là một cơ hội để bắt họ phải chấp nhận chiến đấu, không lẩn tránh được. Nhân dịp này, hải quân Nhật sẽ tiêu diệt lực lượng hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Do đó quân trên đảo mất tiếp tế sẽ đầu hàng.


    (1) Nhật phải san bằng đường băng rồi rải nhựa gia cố bằng phương tiện thô sơ. Còn Mỹ cho xe cơ giới san bằng chỗ nào Nhật chưa làm xong. Đoạn lắp ráp vỉ sắt PSP (Peforated Steel Flate) không cần trải nhựa

    Yamamoto quyết định gửi đến vùng quần đảo Salomons những lực lượng lớn thuộc Hạm đội liên hợp của mình. Dẫn đầu là lực lượng chi viện cho Guadalcanal gồm 6 tuần dương hạm, 1 tàu chở thủy phi cơ và 6 tàu ngầm do phó đô đốc Nobutake Kondo chỉ huy, yểm trợ cho 4 hải vận hạm chở bộ phận còn lại của lữ đoàn Ichiki và tiểu đoàn xung kích của hải quân sẽ đổ bộ lên Guadalcanal. Tiếp theo đó là Lực lượng đột kích, vẫn do phó đô đốc Nagumo chỉ huy, gồm 2 tàu sân bay Zuikaku và Shokaku, 2 thiết giáp hạm và 3 tuần dương hạm nặng cùng với một đội tàu làm nhiệm vụ nghi binh gồm tàu sân bay nhẹ Ryujo, một tuần dương hạm nặng và 2 khu trục hạm.
    Ngay trước khi nhận được tin hạm đội Nhật tiến về phía quần đảo Salomons, lực lượng đặc biệt 61 của hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, gồm 3 tàu sân bay (Enterprise, Saratoga và Wasp), 7 tuần dương hạm và 18 khu trục hạm dưới quyền chuẩn đô đốc Fletcher, đã được lệnh trở lại đây để đề phòng nguy cơ đó.
    Chiều 24-8, đội tàu nghi binh của Nhật đến gần Guadalcanal và tàu sân bay nhẹ Ryujo đã cho máy bay bay đến đánh phá sân bay Mỹ trên đảo. Được tin, Fletcher lập túc cho 30 oanh tạc cơ xuất phát từ tàu sân bay của mình đi tiêu diệt tàu sân bay địch. Chiếc Ryujo bị đánh chìm, nhung nó đã làm xong nhiệm vụ chim mồi. Nhờ đó, Nagumo đã phát hiện được vị trí các tàu sân bay Mỹ. Gần 100 máy bay ném bom và phóng ngư lôi Nhật từ các tàu sân bay Zuikaku và Shokaku đã ập đến tấn công hai chiến Saratoga và Enterprise trước khi trời tối. Nhờ có rađa và rút được kinh nghiệm từ nhũng trận đánh trước, người Mỹ đã bảo vệ chiến hạm của mình một cách khôn khéo chống lại tinh thần cảm tử của các phi công nhật. Khi màn đêm buông xuống thì trận hải chiến trên vùng biển phía Đông quần đảo Salomons kết thúc. Nagumo mất một tàu sân bay nhẹ và 70 máy bay. Fletcher mất 17 máy bay và chiếc tàu sân bay Enterprise bị thương nặng, phải sửa chữa khoảng 2 tháng.
    Bị máy bay Mỹ săn đuổi và chặn đánh ráo riết, các lực lượng đổ bộ Nhật phải lánh vào một hòn đảo nhỏ ở phía Nam đảo Bougainville. Mãi đến đêm 31-8 lữ đoàn của tướng Kawaguchi, bị tổn thất một phần và sát nhập thêm bộ phận còn lại của lữ đoàn Ichiki, mới đổ bộ được lên Guadalcanal tại 2 địa điểm ở phía Đông và phía Tây sân bay Handerson (đó là tên người Mỹ đặt cho sân bay mà họ mới xây dụng xong trên đảo). Tập hợp lại lực lượng, Kawaguchi đã có trong tay 4.200 quân và một số phóng viên cùng đi chờ báo tin chiến thắng.
    Đêm 13-9, được sơn pháo của mình và hải pháo từ ngoài khơi bắn vào yểm trợ, lữ đoàn Kawaguchi tấn công sân bay Handerson giờ đã trở thành một căn cứ không quân vững mạnh. Sau một đêm huyết chiến với lực lượng quân Mỹ của tướng Vandegrift đông gấp 3 lần lại có chiến xa yểm trợ và phương tiện bố phòng dày đặc, Kawaguchi chỉ còn lại 800 quân có khả năng tiếp tục chiến đấu.
    Ngày hôm sau, quân Nhật phải băng rừng quay lại điểm đầu cầu, gởi thương binh và phóng viên trở về Rabaul. Khi họ đến Rabaul, tướng Nasu trong bộ chỉ huy sư đoàn 2 sắp đi tăng viện cho chiến trường, chặn phóng viên tờ Mainichi lại để hỏi.
    Phóng viên trả lời:
    "Chỉ có 3 vấn đề thôi:
    - Nếu muốn thắng phải đưa quân ào ạt đánh xả láng. Mỹ có hơn 10.000 quân, chứ không phải 2.000 quân như các ông nói.
    - Tinh thần thì cần thiết nhưng phải gởi lương thực, thực phẩm. Quân Nhật phải ăn - trái sakê và củ rừng để sống, làm sao đủ súc tiến công?
    Gởi đến nhiều quinine để phòng ngừa sốt rét".
    Rút kinh nghiệm từ trận đánh trên, đô đốc Yamamoto và Bộ tư lệnh Tokyo quyết định gởi nguyên quân đoàn 17 của trung tướng Harukichi Hyakutake sang chiến trường. Hải đoàn vận tải số 2 đổ quân lên mỏm Tassafaronga thành công. Quân đoàn 17 đợi nhận thêm đại bác sẽ hành quân.
    Trong lúc đó, phía Mỹ cũng tăng cường lực lượng, bằng cách cho đổ thêm sư đoàn bộ binh American xuống Guadalcanal, nâng tổng số quân Mỹ ở đây lên đến 25.000 người. Sân bay Handerson giờ đây là nơi trú đóng của hai phi đoàn chiến đấu cơ của thủy quân lục chiến và một phi đoàn oanh tạc cơ P.400 của lục quân.
    Người Mỹ đủ lương thực, đạn dược cho 6 tháng. Với lực lượng như thế, người Mỹ trên đảo có thể tự mình đẩy lui quân địch, không cần chiến hạm tiếp cứu. Yamamoto chỉ còn biết trông cậy vào cuộc tấn công của quân đoàn 17.
    Theo kế hoạch, quân đoàn 17 chia làm hai cánh tấn công sân bay Handerson vào đêm 21 tháng 10. Toàn bộ sư đoàn 2 dưới quyền tướng Masao Maruyama xuyên rừng, để từ trong núi đánh bọc ra. Đây là lực lượng chính. Còn sư đoàn Sumiyoshi thì đánh từ biển lên, làm lực lượng phối hợp và nghi binh. Nhưng, đoàn quân xuyên rừng gặp nhiều khó khăn trên đường hành quân nên không đến điểm xuất phát kịp. Tư lệnh quân đoàn cho dời thời điểm tấn công sang đêm 22, rồi lại đêm 23. Vì một sự trục trặc nào đó, Sumiyoshi không nhận được lệnh hoãn sau cùng. Do đó, lúc 8 giờ 30 đêm 22-10, ông hạ lệnh nổ súng. Sư đoàn Sumiyoshi một mình lãnh đủ sự phản công của Mỹ ở một vùng bãi biển mà họ dễ dàng sử dụng xe tăng.
    Đến khi sư đoàn 2 tiến công, họ rơi vào một bãi mìn và bị chặn đánh tơi bời bằng súng lớn của sư đoàn American. Cả trung đoàn 29 thiện chiến nhất của sư đoàn 2 Nhật bị xóa sổ. Cờ trung đoàn và đại tá trung đoàn trưởng đều bị mất tích. Tướng Maruyama ngã bệnh đột ngột phải trao lại quyền chỉ huy cho tướng Nasu, tư lệnh phó sư đoàn. Tướng Nasu (1) quyết tâm đánh tới cùng. Sau 2 ngày 2 đêm liên tiếp tiến công, Nhật thiệt hại 3.000 quân. Riêng tướng Nasu trúng đạn ở ngực về đến Bộ tư lệnh là chết.
    Thế là 3 lần tấn công, 3 lần thất bại.
    Với quyết tâm tiêu diệt sân bay Henderson, Nhật gửi thêm sư đoàn 38 bộ binh của tướng Tadayoshi Sano tăng cường cho quân đoàn 17. Giờ đây, người Nhật mới thấy rằng "Muốn thắng, phải đánh xả láng" như phóng viên tờ Mainichi đã nói cách đó vài tháng.
    Nhung từ Rabaul đến Guadalcanal đêm rạng ngày 13 – 11, hải đoàn chuyển vận của phó đô đốc Hiroaki Abe bị lực lượng đặc nhiệm 67 của chuẩn đô đốc Daniel Gallaghan phục kích tiến công. Đoàn tàu Mỹ bị tổn thất nặng với 2 chuẩn đô đốc là Gauaghan và Scott cùng tử trận, nhưng quân viện Nhật không đến chiến trường được. Chỉ có 4.000 quân trong số 12.000 quân tăng viện và 5 tấn đạn dược, lương thực, lên đảo, trong lúc đó 10 000 tấn đạn dược, lương thực, thuốc men bị chìm. Nhật thiệt mất một số tàu trọng tải là 77.000 tấn, gồm 2 thiết giáp hạm Hiei và Kirishima, 1 tuần dương hạm nặng, 3 khu trục hạm và 11 tàu chở quân.
    Uớc mơ tấn công tiêu diệt của tướng Hyakutake tan theo mây khói.
    Sự triệt thoái là một kiệt tác của nghệ thuật hành quân Nhật. Đêm 23-1-1943, những toán quân tiếp cận với hàng rào phòng thủ Mỹ rút lui, chỉ để lại nhũng thương bệnh binh đi không nổi, sắp chết. Họ được giao nhiệm vụ hy sinh cao độ, là bắn quấy phá, duy trì sự hiện diện của Nhật.
    Đêm sau, tuyến thứ hai cũng rút y như thế.
    Trong vòng một tuần lễ, những phần còn lại của sư đoàn 2, sư đoàn 38 đều rút về bãi biển.
    Ba đêm liên tiếp, các khu trục hạm đến chở họ đi. Đêm cuối cùng là Bộ tư lệnh hành quân cuốn cờ.
    Người Mỹ vẫn tưởng là Nhật đổ thêm quân chứ không phải là triệt thoái.
    Thế là hải quân cứu được 13.000 người. Trong lúc đó 20.000 quân Nhật chết từ đầu chiến dịch cho đến lúc lui quân. Phía Mỹ 1.592 người chết và 3.000 bị thương.
    Như ta đã thấy, tại Guadalcanal, bên cạnh cuộc chiến đấu của lục quân, còn có cuộc chiến đấu của hải quân nữa.
    Đó là nhũng trận hải chiến liên tục xảy ra, đúng như ước muốn của Yamamoto. Vị tư lệnh hạm đội liên hợp muốn biến Guadalcanal trở thành cái mồi nhử hải quân Mỹ đến đây để ông tiêu diệt.
    Ở đây Mỹ chấp nhận giao chiến. Mỹ mất hai đô đốc tài ba, 3 tàu sân bay bị hư nặng và nhiều chiến hạm các loại khác nhau.
    Hạm đội Nhật thì thiệt hại ít hơn Mỹ nhưng số máy bay bị hạ lên đến 893 chiếc. Đó là cuộc chảy máu của con tim, vì kỹ nghệ và nền sản xuất của Nhật khó mà thay thế được những mất mát ấy.
    Mỹ mất ít phi công hơn, và số mất mát đó sẽ được sẵn sàng thay thế bằng hàng loạt phi công từ các trường sắp ra. Còn Nhật thì mất 2.362 phi công tài ba, được tôi rèn trong các chiến thắng từ Trân Châu Cảng, Ấn Độ Dương. Và còn lâu Nhật mới tạo ra được những con người như vậy.
    Như thế, về mọi mặt, với thảm bại Guadalcanal, gió đã xoay chiều. Sự thuận lợi không còn ở phía Nhật nữa. Mỹ đã bắt đầu phản công và thắng lợi. Bên kia trời Âu, Liên Xô đang phản công như vũ bão tại Stalingrad.
     
  15. R.O.S.S II

    R.O.S.S II Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    14/11/05
    Bài viết:
    1,354
    Nơi ở:
    GameVN
    Đang kéo torrent bộ Band Of Brothers về xem thế nào cho biết ;;)
     
  16. kyori kusagami

    kyori kusagami Trollzilla Moderator

    Tham gia ngày:
    27/7/06
    Bài viết:
    10,471
    chả hiểu sao chơi COD cũng thích mấy phần đầu hơn là phần 5 , và xem cái BoB cũng thích hơn cái này :-<
     
  17. The Iron Eagle

    The Iron Eagle Sam Fisher, Third Echelon Agent

    Tham gia ngày:
    4/8/06
    Bài viết:
    15,245
    Nơi ở:
    Paris, Pháp
    cái này trích trong cuốn Chiến tranh Thái Bình Dương đó
     
  18. TieuBangTu

    TieuBangTu Guest

    Tham gia ngày:
    28/7/07
    Bài viết:
    517
    Nơi ở:
    Quảng Ninh
    Các bác chứ tranh cãi làm gì nhỉ :-?. Em thấy cứ phim về WW2 là hay rồi ko cần biết là có đúng sự thật ko :P
     
  19. antharas2

    antharas2 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    8/9/07
    Bài viết:
    465
    Nơi ở:
    Antharas Lair ...
    Èo bạn bị nhiễm sách lịch sử VN ờ trung cấp và phổ thông à? Sao như lúc bạn hấp diêm 1 đứa con gái mà không biết mình làm đúng hay sai a? Hay vì lí dó là "vì loài người" =))
     
  20. Tyvole1002

    Tyvole1002 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    2/3/10
    Bài viết:
    14
    Ai có sub việt cả 2 tập up lên cho mình với, link trên kia down ko đc
     

Chia sẻ trang này