Các thuật ngữ chuyên dụng trong Yu-Gi-Oh! BONUS!!

Thảo luận trong 'Yu-Gi-Oh!! FanClub' bắt đầu bởi nhohiep, 17/4/10.

  1. nhohiep

    nhohiep Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    7/3/09
    Bài viết:
    1,207
    Nơi ở:
    Nhìn làm gì!
    THUẬT NGỮ ĐƯỢC IN TRÊN CARD TEXT CỦA CARD

    Battle Damage
    [spoil]
    Là thiệt hại gây ra bởi sự chiến đấu giữa 2 Monster. (tr 28 Rulebook). Phân biệt với Effect Damage.
    Ngoài Battle Damage bình thường, còn có 1 số loại sau cũng là Battle Damage:
    - Direct Damage: Damage tạo ra bởi Direct Attack, tức là khi người chơi tấn công trực tiếp vào điểm số của đối phương
    - Deflect Damage: Khi 1 monster tấn công vào 1 monster của đối phương, mà Atk của quái đang tấn công nhỏ hơn Def của quái đang phòng thủ. Người đánh bị trừ điểm, số điểm đó có tên gọi khác là Deflect Damage
    [/spoil]

    Can only be Special Summoned by
    [spoil]
    Chỉ có thể Special Summon bằng cách...
    Đây là 1 trong các loại điều kiện summon đặc biệt.
    Ví dụ: "Gigantes". Gigantes gọi ra bằng cách "remove 1 Earth Monster trong Graveyard". Nếu như nó chưa summon theo cách này, mà bị gửi vào Graveyard thì nó không được dùng Premature Burial, Call of the Haunted...để gọi lại. Còn nếu nó đã được summon bằng cách thức đúng từ trước đó rồi thì nó có thể được lấy lại bằng Call hay Burial.
    [/spoil]

    Cannot be Special Summoned except by

    [spoil]
    Không được Special Summon bằng bất kì hình thức gì, ngoại trừ...
    Điều kiện Summon cao hơn điều kiện trên.
    Kể cả khi nó được Summon bằng cách đúng từ trước đó thì vẫn không thể dùng Call/Burial để gọi lại.
    [/spoil]

    Cards on the Field

    [spoil]
    Card đang ở trên field bao gồm: Monster, Spell (kể cả Field Spell), Trap, và card đang úp trên field.
    Không tính: Graveyard, Deck, Fusion Deck
    [/spoil]

    Column/Row

    [spoil]
    Cột và Hàng. "Cột" ở đây bao gồm 2 nửa cột, mỗi nửa là 1 Monster Zone và 1 Spell/Trap Zone nằm ngay phía dưới nó. Mỗi field có 5 nửa cột, 2 nửa cột đối diện nhau tạo thành 1 cột (xem effect của Blasting Fuse)
    Front Row/Back Row: Hàng ngang, ám chỉ 5 ô Monster (hàng trên) và vùng Spell/Trap (hàng dưới).
    [/spoil]
    Counter
    [spoil]
    là 1 loại ký hiệu dùng để đếm, nhận biết và sử dụng 1 số effect đặc biệt. Nói nôm na nó như là "đạn" hoặc "điểm mạng" của card.
    Các loại counter bao gồm: Counter, Alien, Clock, Fog, Spell, Venom, Hyper Venom..."Counter Cleaner" có tác dụng với tất cả các loại Counter này.
    [/spoil]

    Control
    [spoil]
    Sự điều khiển, quyền điều khiển. Người đang điều khiển gọi là "Controller"
    Là quyền được điều khiển và sử dụng card. Luật dành cho Control: Card người nào đang điều khiển thì ở trên field của người đó.
    Take Control: Lấy card của đối phương và sử dụng nó như card của mình. Xem các quân bài Snatch Steal, Change of Heart, Brain Control...để biết chi tiết [/spoil]
    Switch Control:
    [spoil] Người chơi/Card Effect tự nguyện đưa quyền điều khiển 1 card của mình cho đối phương.
    [/spoil]
    Declare
    [spoil]Hành động thông báo cho đối thủ biết mình sắp làm gì. VD: Thông báo cho đối phương mình dùng con này để đánh, đó gọi là Declare attack.[/spoil]

    Designate a specific monster as the target.

    [spoil]
    Chọn 1 mục tiêu nhất định cho effect của 1 card gọi là Target.
    VD: Snipe Hunter, Raigeki Break, Brain Control, Magic Cylinder...là những card có target.
    [/spoil]
    Destroy
    [spoil]Phá hủy. Đặt quân bài bị phá hủy từ field vào Graveyard. Đơn giản là thế.
    Có 2 kiểu phá hủy là bởi effect và bởi battle.
    Một số card (3 loại Virus) có effect phá hủy card trên hand (không được tính là discard). Điểm đặc biệt là nếu như "Sacred Phoenix of Nephthys" bị Crush Card Virus thì nó sẽ quay lại ở SP kế tiếp bởi vì nó bị destroy bởi effect của CCV.
    [/spoil]
    Discard[spoil]
    Hành động vứt bài từ trên tay đi (thường là vào Graveyard) bởi cost, effect hoặc để cho tay mình có 6 card trong End Phase...(xem Hand size limit).
    [/spoil]
    Double/Halve[spoil]
    Gấp đôi/chia đôi. (Thường dùng cho Atk/Def/Damage)
    Những effect gấp đôi hoặc chia đôi Atk/Def của 1 card cũng được phép sử dụng trong Damage Calculation giống như các effect cộng trừ Atk/Def khác.
    Reversal Trap: Effect gấp đôi không bị ảnh hưởng bởi effect của quân này (tức là không bị biến thành chia đôi hoặc Atk không bị biến thành 0 bởi vì Double/Halve không cộng trừ 1 số cụ thể)[/spoil]

    Each time you draw a card(s)/receive damage...

    [spoil]Xem những con như Solemn Wishes, Dark Room of Nightmare.. để biết chi tiết.
    VD: Solemn Wishes tăng 500LP cho mỗi lần mình rút, không phải mỗi card mình rút. Tức là Pot of Greed (Draw 2 cards) chỉ được tính là 1 lần rút.
    [/spoil]
    Equip Card
    [spoil]
    Là loại card mà khi dùng nó được coi là "gắn tạm" vào Monster mà nó equip. Monster đó gọi là Equipped Monster. Khi Monster này bị nhấc ra khỏi field thì equip card mất mục tiêu và bị destroy.
    Bình thường Equip Card là Spell, nhưng đôi lúc có Trap và Monster cũng được tính là Equip Card (VD: Union). Cho nên khi đọc card text phải để ý kĩ xem là Equip Spell Card hay là Equip Card.
    [/spoil]


    Fusion Material/Substitute

    [spoil]
    Là 1 trong những card thành phần để dung hợp ra Fusion Monster. VD: Cyber Dragon là fusion-material của Cyber Twin Dragon và Cyber End Dragon, v.v...
    Fusion Substitute có nghĩa là 1 card có thể thay thế fusion material trong 1 Fusion Summon.
    [/spoil]

    Hand Size Limit
    [spoil]
    Là giới hạn tay của mình. trong lượt mình có thể có bao nhiều card trên tay tùy ý, nhưng ở cuối nước nếu có nhiều hơn 6 mình phải vứt bớt đi sao cho chỉ còn 6 card trên tay. Một số card effect có thể thay đổi luật này.
    [/spoil]

    Level
    [spoil]
    Là số sao ghi trên lá bài. Monster có số sao từ 5 trở lên gọi là High-Level Monster. Downgrade là giảm số sao của card đó. VD: Xem Demotion để biết chi tiết.
    [/spoil]

    Negate
    [spoil]
    Vô hiệu hóa, ngăn chặn.
    Negate là hành động phủ định tác dụng của 1 card nào đó.
    Negate có các loại sau:
    - Negate the Activation: Card bị negate coi như chưa từng được sử dụng (không có effect).
    - Negate the Effect: Những khả nằng đặc biệt của card này bị vô hiệu hóa, nhưng vẫn được tính là đã sử dụng.
    - Negate the Summon: Chỉ dùng cho Monster. Monster bị Negate Summon không được tính là đã summon thành công, chưa được tính là đặt xuống field, không có effect (kể cả Continuous).
    VD: Jinzo. Người chơi có thể dùng Solemn Judgment để ngăn chặn sự summon Jinzo. Jinzo chưa được tính là xuống field, do đó nó chưa có effect ngăn chặn Trap.
    VD2: Sangan. Nếu Summon của Sangan bị Negate thì người điều khiển không được phép Search Deck.
    [/spoil]

    Original Atk/Def
    [spoil]
    Chỉ số Atk/Def gốc.
    Là số Atk/Def được in trên quân bài. Phân biệt với Current Atk là Atk hiện có.
    VD: "Jinzo" đang gắn "Axe of Despair". Original ATK của Jinzo là 2400, Current Atk là 3400.
    Những quân bài có ghi ATK/DEF là "?" có nghĩa số đó có thể thay đổi tùy thuộc vào các tình huống khác nhau. Nếu như card đó đang ở trên tay hoặc Deck thì Original Atk/Def được tính là 0.
    Những quân bài có Original Atk ? không được search bằng Sangan, Mystic Tomato, Giant Rat, v.v...
    [/spoil]

    Pay
    [spoil]
    Hành động trả 1 cái gì đó để sử dụng effect của 1 card. VD: Pay 800LP hoặc Discard 1 card from your hand hoặc Offer a monster as a Tribute...Bạn phải pay trước khi card hoạt động. Nếu như card đó bị negate, bạn sẽ không nhận lại phần mà mình đã pay.
    [/spoil]

    Pick Up
    [spoil]
    Là hành động nhặt 1 quân bài lên để nhìn xem nó là gì. "Pick up" sau đó "add/move to your hand" phân biệt với "Draw"
    [/spoil]

    Randomly
    [spoil]
    Bất kì. VD: Chọn bất kì 1 card trên tay đối phương có nghĩa chọn card mà mình không được biết trước đó là card gì.
    [/spoil]
    Remove From Play[spoil]
    Là hành động đặt card ra khỏi cuộc chơi, có nghĩa là card đó "bay mất" khỏi trận đấu. Remove From Play phân biệt với Graveyard.
    Ngày nay RFP chỉ được coi như 1 cái Grave thứ 2 mà thôi.
    [/spoil]
    Send (from the Hand to the Graveyard)[spoil]
    Phân biệt với Discard và Destroy.
    [/spoil]
    Successfully Summoned
    [spoil]Summon hoàn tất mà không bị negate bởi các quân bài như Solemn Judgment, Horn of Heaven...
    [/spoil]
    Treated as...[spoil]
    1 hành động này coi như 1 hành động khác.
    VD: This summon is treated as a Fusion Summon.
    Có nghĩa là summon này coi như là 1 Fusion Summon bằng card bình thường như "Polymerization" hay "Fusion Gate".
    [/spoil]
    THUẬT NGỮ CHUYÊN DỤNG

    Absorption/Take on
    [spoil]
    Đây là hành động "hút"/"bắt" quân bài đối phương (thường thường là biến quái đối phương thành Equip Card), hoặc copy Atk/Def/Effect của 1 quân bài đối phương.
    VD: Relinquished, D-Hero Plasma.v.v..
    [/spoil]
    Beatstick/Beatdown[spoil]
    Thuật ngữ chỉ Monster/Deck sử dụng monster có Atk cao nhưng không có khả năng đặc biệt, chỉ dùng để tấn công điên cuồng. Nói nôm na là "đánh cho đến chết".
    [/spoil]
    Burn[spoil]
    Chỉ hành động dùng effect của card để trừ hết điểm đối phương mà không cần phải đánh.
    [/spoil]
    Combo[spoil]
    Là sự kết hợp của 2 hay nhiều card để tạo ra 1 hiệu ứng đặc biệt mang lại lợi thế cho người. Combo là một điều rất quan trọng khi chơi cũng như khi Build Deck (lập Deck).
    [/spoil]
    Dead Draw
    [spoil]
    Là việc rút bài trong Draw Phase nhưng hoàn toàn vô ích gây phí lượt rút (rút phải card vô ích trong lúc đó, rút phải card gây bất lợi cho mình, rút phải card khôg ra được...)
    [/spoil]
    Deck Fattener/Thinner/Out
    [spoil]
    Làm cho Deck nhiều card thêm (thường thường làm giảm cơ hội rút được card mình muốn) / Làm cho Deck bớt những card không cần thiết đi, sớm rút được card mình cần / Tình trạng hết card trong Deck để rút.
    [/spoil]
    Imbalance/Overpowered
    [spoil]
    Mất cân bằng, thường dùng để chỉ những card có effect quá "khủng", khi ra làm mất cân bằng trận đấu, đem lại bất lợi quá lớn cho đối phương.
    [/spoil]
    Lock[spoil]
    Khóa field/hand/effect của đối phương không cho sử dụng, gọi là lockdown.[/spoil]


    One Turn Kill/ First Turn Kill

    [spoil]
    Viết tắt OTK và FTK. Ám chỉ phương pháp đánh thắng đối phương ngay trong 1 nước duy nhất / ngay nước đầu tiên.
    [/spoil]
    Piercing Damage
    [spoil]
    "Đánh thủ trừ điểm" hoặc "đánh thủng".
    Thuật ngữ này có cùng nghĩa với câu "when this card attacks with an ATK that is higher than the DEF of a Defense Position monster, inflict the difference as Battle Damage to your opponent's Life Points." Nếu Atk mình cao hơn Def của quái phòng thủ đối phương, thì đối phương bị trừ điểm bằng hiệu giữa Atk và Def đó.(Battle Damage).
    [/spoil]
    Priority[spoil]
    Là quyền ưu tiên của người chơi để có thể sử dụng effect của các quân bài trước đối phương.
    Thường thường priority được sử dụng với các quân bài Effect Monster có Spell Speed 1 khi vừa summon ra.
    VD: A úp Bottomless Trap Hole.
    B summon Demise và sử dụng Priority của mình để activate effect của Demise.
    A bây giờ mới được chain "Bottomless Trap Hole" lên effect của Demise.
    Demise bị remove from play. Sau đó, tất cả Card trên bàn đều bị phá hủy.
    [/spoil]
    Search Deck
    [spoil]
    Là những quân bài có thể giúp ta có được 1 hoặc nhiều quân bài nhất định bằng cách lấy nó ra từ trong Deck.
    VD: Shining Angel, Mystic Tomato, Sangan, Giant Rat, Mother Grizzly, Deep Diver, Flying Kamakiri #1, UFO Turtle, Gold Sarcophagus,...v.v
    [/spoil]
    Swarm Field
    [spoil]
    Tình trạng trong 1 lúc có nhiều Monster trên field, áp đảo quái đối phương. Nói nôm na là "đánh hội đồng".
    [/spoil]
    Beatdown là gì?
    [spoil]

    Beatdown là sự kết hợp giữa OTK và control, dựa vào những monster attack cao, eff khủng để tấn công thẳng. Nói chung, Beatdown nghĩa là dọn đường rồi chém, chém và chém !!!

    Một trường phái dễ chơi, cũng giống như trong bóng đá, đơn giản mà hiệu quả, chỉ đánh và đánh, tránh bị đối phương phản công là thắng tuyệt đối.

    Ai thích hợp với Beatdown?

    Ai cũng có thể chơi beatdown, nhưng beatdown sẽ thích hợp nhất với:
    - Tính tình mạnh mẽ, phong cách trẻ trung, không thích lườn lẹo wá mức.
    - Mới đến với Yugioh, và thích những quân bài nổi tiếng trong anime/manga, phần lớn đều to xác và mạnh mẽ
    - Những ai thần tượng Quan Vũ và Mã Siêu trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, những người có cả trí lẫn dũng.

    Beatdown New Style

    Ở đây, không phải deck nào gắn 2 chữ "beatdown" vào cũng dc thảo luận và bàn bạc. Tôi chú tâm vào những deck mang hướng Turbo beatdown. Đặc điểm: dựa vào những monster công cao eff khủng, có thể special summon để khống chế thế trận và kết thúc đối thủ.
    [/spoil]

    Đôi nét về OCG và TCG
    [spoil]
    do có 1 số người chưa phân biệt đc OCG và TCG,cũng như
    chưa có khái niệm về 2 cái này,dẫn đến việc dùng 1 số card OCG giả trong deck,khi đc nhắc đến thì.....
    nên bi giờ tui xin viết vài điều căn bản về cái này để mọi ng tham khảo,sẵn tiện làm tư liệu cho box Newbie lun

    OCG là gì ?
    Khi manga YGO trở nên phổ biến và nổi tiếng nhờ game đấu bài trong truyện,thì cũng là lúc game này đc hoàn thiện luật để fát triển lên các hệ máy game và ngoài đời thực tại Nhật Bản,quê hương của manga YGO
    Ban đầu game do Bandai mua bản quyền but do ko fát triển đc 1 bộ luật hoàn chỉnh và hợp lý,nên sau đó hãng này đã drop project này và đc Konami mua lại
    Dưới thời Konami,game đc đưa ra 1 bộ luật hoàn chỉnh và khá hợp lý,đc mọi ng yêu thích và đc đặt tên là YGO OCG (trong đó OCG viết tắt của Official Card Game)
    Dần dần,OCG đc dùng như 1 danh từ riêng dùng để chỉ các card đc fát hành ở các nước châu Á nói riêng và các nước ko dùng ngôn ngữ La-tinh nói chung như Hàn Quốc,Đài Loan....

    TCG là gì ?
    Sau đó,YGO và Konami lấn sân sang Mỹ và các nước nói tiếng Anh.Tại đây,Konami đã share quyền fát hành cho UDE (Upperdeckenter tainment)-1 cty hàng đầu về card game ở US.Và từ đó,card game YGO đã có tên khác là YGO TCG (trong đó TCG là viết tắt của Trading Card Game)
    Dần dần,TCG đc dùng như 1 danh từ riêng để chỉ các card đc fát hành ở Bắc Mỹ,Canada,các nước nói tiếng Anh nói riêng và dùng ngôn ngữ La-tinh nói chung như Đức,Pháp.....

    Khác nhau giữa OCG và TCG
    - về số lượng card,OCG nhìu hơn TCG.Tuy nhiên trong 1 năm gần đây,TCG đã có những bước tách dần khỏi OCG = việc fát hành riêng 1 số card của mình,tuy nhiên vẫn chịu sự chi phối của Konami
    - về card text và về rule,tuy nhiên cái này ko wan trọng lắm


    Tại sao lại chọn TCG thay vì OCG ?
    - ngôn ngữ EN dễ đọc,dễ hiểu ===> dễ tra cứu rule và các vấn đề khác
    - có OCG player làm "vật thí nghiệm" cho chúng ta trước các ý tưởng nhìu khi điên rồ của Konami



    Banned List là gì ?

    - là 1 danh sách các card bị cấm dùng or giới hạn số lượng dùng trong 1 deck do nhà sx đưa ra,vì 1 lý do nào đó để bảo đảm tính cân = tương đối cho game
    - banned list 6 tháng thay 1 lần
    - và dĩ nhiên chúng ta theo banned list của TCG

    Làm sao fân biệt đc OCG và TCG
    - với bài thật,ngoài việc fân biệt = ngôn ngữ của card,còn có thể xem mặt sau của card.Nếu OCG sẽ ghi là OCG,còn nếu TCG nó sẽ ghi là YGO Trading Card Game
    [/spoil]


    Một số đièu cần biết về summon

    [spoil]
    Khi 1 monster được Normal Summon, Flip Summon hoặc Special Summon theo kiểu inherent summon- không tạo thành chain (Cyber Dragon, Hera …) , sẽ có 2 chain có thể xảy ra. Chain đầu tiên là chain để negate sự summon của mons đó (Solemn….) hoặc các eff có thể negate các eff negate summon (Dark Bribe, 7 Tools…). Nếu 1 mons được coi là summon thành công (không bị negate), các eff continious sẽ được áp dụng (applied). Các eff continious sẽ không tạo tành chain, bạn chỉ applied vàúng vào đặt chúng vào chain thứ 2, chain để đáp lại (response) sự summon thành công.
    Tất cả các eff trong TH này sẽ được gom lại thành 1 chain. Sử dụng priority để active 1 ignition effect, ef để response sự summon, trigger eff được active khi mons được summon, thậm chí cả những eff không hề liên quan đến mons được summon đều có thể active vào lúc này. Người chơi đang trong lượt của mình (turn player) có thể dùng priority chỉ để active ignition eff của mons mà mình điêu khiển hay 1 card có spell speed từ 2 trở lên, đương nhiên là phù hợp với hoàn cảnh.
    Các mandatory (bắt buộc) và optional (ko bắt buộc) trigger eff active khi 1 mons được summon sẽ bắt đầu chain, và sự tồn tại của chúng có liên quan trực tiếp đến priority của turn player. Bạn không thể act 1 ignition eff của mons khi mà có 1 trigger eff bắt đầu 1 chain (TH của Ice Dragon và sẽ được đề cập trong bài). Lí do đơn giản là vì spell speed ruling.
    [/spoil]

    Ví dụ 1
    :
    [spoil]
    Player A, turn player, có Exiled Force trên tay.Player B có King Tiger Wanghu ở trên field face up. Khi A summon Exiled Force => A mất Exiled vì thiếu hiểu biết. :)):))
    [/spoil]

    Ví dụ 2:
    [spoil]
    A có Hand of Nepthys face up. B có Giant Orc face up atk position và 1 Compulsory Evacuation Device úp.Khi A summon Ryu-Kishin Clown, trigger ef của nó sẽ được active. A không thể dùng priority để active eff của Hand of Nepthys. B có thể chain bằng Compulsory để return Hand of Nepthys lên tay, để A không dùng được eff.
    Khi có 1 optional trigger eff trên field, việc xảy ra tiếp theo sẽ phụ thuộc vào việc eff đó có được active hay không. A không thể sử dụg priority để active 1 ignition eff của mons khi mà trigger eff được active và ngược lại.
    [/spoil]

    Ví dụ 3:
    [spoil]
    A Synchro 1 Dark Synchro bằng Sinister Sprocket, và có 1 Juttle Fighter ở Atk position. A có sự lựa chọn: active trigger eff của Sinister Sprocket, hoặc act ignition eff của Juttle Fighter, hoặc bỏ qua cả 2. Nếu A chọn Sinister để act eff thì A không thể dùng priority để active ignition eff của Juttle Fighter.

    [/spoil]
    Ví dụ 4
    : TH của Dragon Ice
    [spoil]
    A có Yaichi trên field và Grandmaster trên tay. B có Dragon Ice trên tay cà 1 face down spell hoặc trap card. A Special Summon Grandmaster, và muốn dùng priority để active eff của Yaichi, nhưng B quyết định sử dụng optional trigger eff của Dragon Ice. Vậy là Dragon Ice sẽ bắt đầu chain, eff của Yachi sẽ không được active trong TH này. 1 số người nghĩ, ai quan tâm đến Dragon Ice, Dragon Ice sẽ không thể giữ cho face down spell hoặc trap mãi mãi. Nhưng sẽ thế nào nếu đó là Bottomless Traphole? A sẽ gặp phải khó khăn khi B chain lại eff của Dragon Ice bằng Bottomless Traphole và khiến Grandmaster bị remove và Yaichi sẽ không còn an toàn.
    Đôi khi, 2 eff hay thậm chí là nhiều hơn có eff kiểu nhưn cùng loại với nhau sẽ cùng được active. Khi A summon 1 mons, B response bằng Bottomless, A hoàn toàn có thể chain tiếp bằng Torrential Tribute.
    Eff bắt đầu chain có khi không hề liên quan đén mons đang được summon. Điều này hoàn toàn hợp lệ, mặc dù không diễn ra thường xuyên lắm. Dragon Ice là 1 VD điển hình.
    Ở trên chúng ta đã đB cề cập đến 1 TH dùng Dragon Ice để anti-priority.
    [/spoil]

    Ví dụ 5:
    [spoil]
    A summon Raida, B chain lại bằng Jar of Greed, eff của Raida sẽ chain lại, B chain tiếp bằng Torrential.
    Chain resolves như sau: Raida sẽ bị destroy, và B được draw thêm card do eff của Raida disappear. Sau đó eff thứ 3 (hồi sinh mons) sẽ bắt đầu chain mới.
    [/spoil]

    Ví dụ 6:
    [spoil]
    A summon Gene-Warped Warwolf, B response bằng Traphole, A chain bằng Royal Decree, B chain tiếp Bottomless. Chain resolves, Gene-Warped Warwolf bị remove, Traphole sẽ chẳng làm được gì vì cả 2 lí do, bị negate va bị mất target.
    Chú ý rằng sẽ chỉ có 1 chain để response lại sự summon. Sau chain này các eff như Torent, Traphole… sẽ không thể active.
    [/spoil]

    Ví dụ 7 :
    [spoil]
    A có Torrent úp. B có Bottomless và Giant Orc atk position. A summon Cyber, và có thể active Torret nhưng A không làm gì, B cũng không làm gì. Lúc này A không thể active Torrent vì timing đã không còn.
    [/spoil]

    Ví dụ 8:
    [spoil]
    A có Solemn úp. B có Bottomless và Torrent úp.A summon The Tricky sau khi discard, B response bằng Bottomless, A chin Solemn. B không thể chain tiếp hay tạp ra 1 chain mới bằng Torrent vì 2 lí do: không đủ speed và vì timing đã qua.
    Cuối cùng chúng ta sẽ bàn luận vê 1 VD sau:

    A có Junk Synchro trên tay, Hand of Nepthys face up, và Speed Warrior trong Grave. A summon Junk Synchro. A có 2 lựa chọn: Active eff của Junk kéo Speed Warrior lên – B có thể active 1 card nào đó như Torrent trong TH này, hoặc dùng priority của mình để active eff của Hand of Nepthys – B không thể active Torrent do không còn mons trên field, tuy nhiên A cũng không thể sử dụng eff của Junk.

    A không thể sử dụng priority để Synchro Summon do không được phép (đọc lại bên trên). A chỉ có thể Synchro khi mà xả 2 bên đều bỏ qua timing response sự summon.

    Summon-Negate Summon-và những điều liên wan đến nó
    The Successfull Summon - sự summon thành công

    Khi 1 mons đc normal summon thì eff của nó sẽ ko thể active/applied cho đến tận khi mà sự summon đó thành công.Vì thế,sự normal summon đc chia làm 2 giai đoạn sau (special summon cũng tương tự như thế 1 phần nào) :
    - giai đoạn negate summon : giai đoạn này form thành 1 và chỉ 1 chain only,nó bao gồm các eff của s/t/eff monster có tác dụng negate sự summon
    - giai đoạn respone summon : nói chính xác ra là,giai đoạn này là respone (phản ứng) lại sự eff của 1 monster khi mons đó đã đc summon thành công ;giai đoạn này cũng chỉ form thành 1 và chỉ 1 chain only,nó cũng bao gồm các eff của s/t/eff monster có tác dụng respone/chain lại eff của monster vừa summon thành công đó
    [/spoil]


    Vd 1 :
    [spoil]
    nếu như bạn normal Summon Dark Magician (DM) và opp của bạn negate sự summon đó = [Force Back] và bạn chain lại = [Solemn Judgement] thì opp của bạn chỉ có thể chain tiếp = các counter trap khác có tác dụng negate eff của Solemn chứ ko thể chain tiếp = các card or các counter trap khác có tác dụng negate summon như [Horn of Heaven]....
    Nói 1 cách dễ hiểu,lúc này sẽ là :
    ** bạn mún summon DM ---> Force Back ---> Solemn ---> seven tool : hợp lệ
    **bạn mún summon DM ---> Force Back ---> Solemn ---> Horn of heaven : ko hợp lệ

    Vd 2 : A đang set 1 [7 tool of bandit],B đang set 1 [Solemn] và 1 [Force Back]
    A normal summon DM,lúc này có 2 trường hợp xảy ra,tùy thuộc vào quyết định của B
    ** summon ===> negate summon = Solemn ===> 7 tool of bandit
    Kết quả : A summon thành công
    ** summon ===> negate summon = force back ===> 7 tool of bandit ===> Solemn
    Kết quả : A summon ko thành công và ko thể normal summon nữa vì đã xem như là đã sử dụng quyền normal summon của mình trong turn này rùi


    Đó là nói về sự normal summon và negate normal summon
    Còn về phần special summon (ss) thì cũng tương tự như vậy,cũng phân ra thành 2 phần là negate ss và respone lại eff của mons sau khi mons đó ss thành công
    Có khác biệt 1 vài điểm giữa ns và ss,tuy nhiên ko nhìu lắm và cũng khó diễn giải hết,nên có lẽ duel nhìu sẽ gặp thôi
    Còn đây là sự khác biệt rõ nhất giữa ns và ss

    Khác với ns-bản thân 1 mons đc summon là do "ý muốn" của người chơi (trừ 1 vài trường hợp ngoại lệ như ultimate offering) còn với ss,1 mons đc ss có thể là do
    ** chính bản thân mons đó ss khi hoàn cảnh or đã đủ đk : vd cyber dragon,gigantes,6s,contact fusion...
    ** mons đó đc ss bởi eff của spell card : như 1 số mons ritual or fusion
    ** mons đó đc ss bởi eff của trap card : như soul rope,Hero signal,Venominaga....
    ** mons đó đc ss bởi eff của 1 mons khác : như giant rat,mystic tomato,horus....

    và tùy vào từng trường hợp mà sẽ có những card có eff negate ss khác nhau,cái này,duel nhìu sẽ bít thôi.Ví dụ [Divine Wrath] thường đc dùng để negate 1 mons đc ss = eff của 1 mons khác (nói chính xác là Divine Wrath negate eff ss 1 mons của 1 mons),[Solemn Judgement] thường dùng để negate sự ss của chính bản thân mons đó,or ss by s/t.....

    Đôi khi những trận đấu trong Yugioh !Trading card Game nảy sinh ra những tính huồng vô cùng phức tạp rắc rối, nhất là khi hai Duelist lão luyện gặp nhau .
    Những tình huống như thế không thường xuyên xảy ra, nhưng khi chúng xảy ra thì cần hiểu biết sâu về luật + khéo leo, linh hoạt trong sử lý tình huống mới sử lý chính xác được, những kiến thức đưa ra trong luật chơi cơ bản ( Basic Gameplay) thường không đủ giải thích thấu đáo những trường hợp như thế. Vì vậy phần Advaced Gameplay này sẽ đưa ra trường hợp quan trọng hay gặp nhất, mọi người nên nghiên cứu kĩ để đỡ bỡ ngỡ khi gặp những tình huống này trong trò chơi !!!
    [/spoil]

    Missing the Timing
    [spoil]
    Thỉnh thoảng ta bắt gặp trong một card có Trigger Effect có ghi khi một điều kiện nào đó xảy ra, bạn có thể phát động Effect của card đó ... " when... you can active its effect." Trong trường hợp này, ta chỉ có thể phát động effect đó khi điều kiện gặp phải là điều cuối cùng xảy ra trong game ( khi phát động một effect mà effect đó chưa được resolve thì chưa được tình )
    Nếu điều kiện đó xảy ra cho một optional Trigger Effect , nhưng lại có một điều khác xảy ra sau đó thì effect đó bị "missed the timing" và bạn không thể phát động effect đó nữa .
    [/spoil]
    Ví dụ :
    [spoil]
    Điều này có thể xảy ra optional Trigger Effect monster bị dùng để tribute cho tribute summon hoặc để phát đông một effect của một card nào đó, hoặc điều kiện tự xảy ra trong một quá trình Chain link mà nó lại không nằm ở Chain link 1, hoặc có một effect của một card xảy ra sau đó. Thì điều kiện đó phải là điều cuối cùng xảy ra trong trật tự " when ... you can " thì ta mới có thể phát động được optional Trigger Effect đó !!!
    Đã có ai chóng mặt chưa
    Nếu có thì thật bình tĩnh ngồi xuống hít thở thật sâu nhé
    Cũng may các trường hợp xảy ra Missing the Timing không nhiều lắm, nên nếu không hiểu thì nhớ cũng không khó khăn gì
    Xem kĩ rulings cho “Pinch Hopper”, “Butterfly Dagger – Elma”, “Heart of the Underdog”, “Peten the Dark Clown”, or “Dark Magician of Chaos”, và đối chiếu với những điều trên để dễ hiểu hơn
    [/spoil]

    Toon moster
    [spoil]
    Toon Monster chỉ được dưới dạng Special summon, Toon Monster không thể normal summon hay Set. Để có thể Special summon được một Toon Monster ta cần có Toon World ở trên field của chính mình. Ta vẫn cần phải tribute để để có thể gọi ra những Toon Monster có cấp độ cao ( ví dụ Tribute cho "Toon Summoned Skull", 2 Tributes 2 cho "Blue-Eyes Toon Dragon"...) Bởi vì đây là Special summon nên ta có thể summon nhiêu monster trong cùng một turn.
    Nếu Toon World trên field bị destroy thì toàn bộ Toon Monster cũng bị destroy. Nếu Toon World bị đưa về tay ( bởi giant trunade chẳng hạn) hay bị send vào graveyard (nhưng bị " destroy"), thì Toon monster không bị destroy
    Nếu một Toon Monster bị úp xuống, sau đó trên field Toon World bị destroy, nhưng monster đó không thể Flip summon được cho đên khi Toon World được sử dụng . Toon monster đó có thể lật ngửa lên bởi effect của " Book of Taiyou", bị tấn cống, hay bởi eff của "ngay cả khi không có toon world trên field
    Danh sách các Toon Moster
    Blue-Eyes Toon Dragon
    Toon Cannon Soldier
    Toon Dark Magician
    Toon Gemini Elf
    Toon Mermaid
    Toon Summoned Skull
    Toon Goblin Attack Force

    Costs: Fusion Material & Ritual Spell Tributes

    Fusion Material Monsters được dùng trong Fusion Summon KHÔNG phải là cost.

    Monster được dùng để tribute cho Ritual Spell Card để Ritual Summon KHÔNG phải là cost.

    Cả hai điều trên có nghĩa là những card đó chỉ bị send to Graveyard trong giai đoạn Resolve Effect. Vì thế trường hợp send/ tribute card đã kể trên không phải là điều kiện để active effect
    Như vậy khi effect Ritual Spell Card, hoặc "Polymerization", bị negate chúng ta không phải send /tribute monster nữa .
    Vì thế có thể dùng "Mask of Restrict" chain lại sự active của Ritual Spell Card, ngăn việc tribute monster cho Ritual Summon, do effect của "Mask of Restrict" theo thứ tự của chain link.
    Đây cũng là một khái niệm đơn giản, cần nắm rõ
    [/spoil]

    Union Monster
    [spoil]
    -Union Monster là loại monster đặc biệt có khả năng tự gắn mình vào một monster khác và trở thành Equip Spell Card, đương nhiên nếu monster được equip đó phải cho cho phép Union Monster sử dụng effect của mình.
    -Để có thể gắn một Union Monster cho một monster khác, trước tiên ta phải có Union Monster trên field của mình. Như thế ta có thể gắn Union monster một cách bình thường. Không thể sử dụng Union monster như một Equip Spell Card trực tiếp từ trên tay
    -Ta không thể gắn một Union monster và gỡ bỏ nó ngay trong cùng một turn, trừ khi có một card effect cho phép điều đó (Giống như "Combination Attack")
    -Union Monster chỉ chuyển effect của nó cho monster nó equip khi monster đó được equip bở effect của Union Monster. Vì vậy nếu "Relinquished" tự equips cho mình bằng một Union Monster, Nó không thể có effect của Union Monster đó. Tương tự với "Union Rider".
    -Union moster được gắn cho monster khác và trở thành Equip Spell Card có thể bị destroy bởi effect của những quân bài như " Heavy Storm" Có thể sử dụng effect của "Magic Reflector" để đặt một counter lên Union monster đã dùng để equip, vì thế nếu sau battle mà monster được equip có thể bị destroy có thế remove counter để thay cho Union monster.
    -Một monster chỉ được phép equip với một Union monster nhưng vẫn có thể được equip bởi một equip spell khác như " Axe of Despair"
    -Nếu một monster đã được equip bởi một union monster nhưng bị chuyển quyền điều khiến sang cho đôi phương bơi những quân bài như " Snatch steal" thì Union không bị destroy và monster đó vẫn có effect của Union monster nếu nó được equip đúng cách, nhưng người điều khiển Union monster vẫn có thể gỡ bỏ Union monster ra khỏi monster đó và special summon lên field của chính mình.
    -Nếu một Union monster tự gắn mình trở thành một Equip Spell card hoặc trở lại là một monster, effect sẽ được reset. Ví dụ : nếu ta dùng "Call of the Haunted" để special summon một Union monster, sau đó gắn nó cho một monster khác thì Union monster đó không còn phụ thuộc vào effect của "Call of the Haunted" nữa ( "Call of the Haunted" vẫn tồn tại trên field một cách vô nghĩa, khi "Call of the Haunted" bị destroy không ảnh hưởng đến Union monster ). Nếu sử dụng "Limiter Removal" trên một Union monster, và Union monster đó được gắn cho một monster khác nó sẽ không bị destroy tại cuối turn, và khi tự gỡ bỏ trở thành một monster thì Union monster đó không còn được gấp đôi điểm tấn công.
    [/spoil]

    Costs
    [spoil]
    Có hai chìa khoá là khái niệm trong Yu-Gi-Oh! TRADING CARD GAME liên quan đến Cost
    1. Cost là điều cúng ta phải đáp ứng trứoc khi có thể active một card, không phải là sau đó.
    2. Ta không nhận được bất cứ hoàn lại( monster dùng để tribute, card bị send vào graveyard etc..) nào từ cost.
    Cost là điều cúng ta phải đáp ứng trứoc khi có thể active một card, vì vậy để có thể active “Seven Tools of the Bandit”, hoặc effect của “Cannon Soldier”, hoặc sử dụng “Premature Burial”, ta phải pay Life Point hoặc Tribute monster trước khi active hay sử dụng effect của một card. Điều này có hiệu quả đối với cả những card được flip như Trap card hay những card sử dụng từ trên tay như Spell card
    Nếu một card bị negate effect ( hoặc, với một Continuous card, bị destroy sau giai đoạn chain ) thì mọi chuyện cũng không có gì khác biệt về cost, bởi vì cost đã được đáp ứng còn chainlink chỉ sảy ra sau khi bắt đầu có một effect được active. Tức là không thẻ nhận lại những gì ta đã phải pay .
    [/spoil]


    Một số ví dụ
    [spoil]
    Ví dụ thứ 1: “Seven Tools of the Bandit”
    Bước 1 : A sử dụng “Mirror Force”.
    Bước 2 : B pay 1000 Life Points, và active effect của “Seven Tools of the Bandit”.
    Bước 3 : A pays một nửa Life Point của mình và active effect của “Solemn Judgment”, negate effect của “Seven Tools of the Bandit”.
    Bước 3 resolve: “Solemn Judgment” negate effect và destroy “Seven Tools of the Bandit”.
    Bước 2 không resolve đươc bởi effect của Trap Card đã bị negated. Và không nhận lại được Life Points đã pay
    Bước 1 resolve: effect của “Mirror Force” phát huy tác dụng.
    Ví dụ thứ 2: “Premature Burial”
    Bước 1: A pay 800 Life Points và active effect của “Premature Burial”. A chọn “Jinzo” trong Graveyard của mình là target effect của “Premature Burial”.
    Bước 2: B discard 1 card từ tay và his chain lại bằng “Magic Jammer” để negate effect của “Premature Burial”.
    Bước 2 resolve trước: “Magic Jammer” negate effect của “Premature Burial”.
    Bước 1 không được resolve vì effect của “Premature Burial” đã bị negate. Vì thế không có monster được Special Summoned. Cũng không nhận lại được điểm gốc đã pay===> mất trắng
    Đây là khái niệm cũng khá đơn giản để nắm bắt nên có lẽ không cần thêm ví dụ làm gì.
    [/spoil]

    Rules for Quick-Play Spell Cards
    [spoil]
    Ta có thể chain Quick-play Spell card từ trên tay trong turn của chính mình bất cứ lúc nào có thể được
    Ví dụ
    A : active "Dark Hole."
    B : chain lại bằng "Imperial Order."
    A : chain "Mystical Space Typhoon" từ trên tay
    Như vậy ta có thể chain hay dùng Quick-play Spell Card từ trên tay trong bất cứ Phase nào thuộc turn của chình mình, thậm chí đó là Battle Phase. Việc dùng hay chain lại bằng Quick-play Spell cũng không giới hạn trong Main Phase 1 hay 2 hay thậm chí là cả Draw, Standby và End Phase. Tất nhiên ta không thể dùng Quick-Play Spell từ trên tay trong turn của đối thủ
    Ta có thể Set một Quick-Play Spell Card trong Main Phase 1 hoặc 2 của chính mình, và trong cùng turn đó ta không thể active Quick-Play Spell card mới set đó ( giồng như Trap Card), nhưng có thể active tại bất cứ turn nào sau đó ( luật này không áp dụng với Normal Spell Card, ta có thể set " Raigeki" rồi sau đó lại dùng nó ngay trong turn vừa set)
    [/spoil]

    Equip Cards
    [spoil]
    “Equip Card” là tất cả những quân bài trang bị cho một face-up monster trên field. Spell card có biểu tượng là loại Equip card thông dụng nhất, và được gọi dưới một cái tên chính thức là Spell Cards. Chúng vừa là Spell card ( có thể bị destroy bởi " Heavy Storm" ) vừa là một Equip card ( với trường hợp nếu định dùng cho “Gearfried the Swordmaster”.) Một số quân bài khác có thể trở thành Equip card dưới tác dụng của một card effect ,. giống như “Sword Hunter” hoặc Union Monsters. Tuy nhiên nếu một Monster card trở thành một Equip card, thì được coi như một Equip Spell Card, tức là không còn được coi như là một monster nữa. Vì thế khi “Dark Magician” được dùng để trang bị cho “Sword Hunter” như một Equip Card có thể bị destroy bởi “Heavy Storm” nhưng không bị destroy bởi “Tribute to the Doomed”.
    Một số Trap card, giống như “Blast with Chain " có thể trở thành Equip Card. Những card này được coi như Equip card, nhưng Không phải là Equip Spell Card. Điều này có nghĩa là chúng là Trap card (và có thể bị destroy bởi “Remove Trap”) và Equip Card ( trong trường hệp nếu định dùng cho “Gearfried the Swordmaster”.) .Chúng không được tính là Spell card và không bị destroy bởi “De-Spell”.
    [/spoil]
    Nguồn: Tổng hợp từ nhiều tác giả.
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/4/10
  2. Ova

    Ova Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/10/09
    Bài viết:
    3,635
    Cho 1 điểm vì tự thân vận động thúc đẩy phong trào trong topic bên kia
     
  3. ductamy2k

    ductamy2k Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    10/5/07
    Bài viết:
    986
    Nơi ở:
    Biên Hòa
    Bài viết hay, nhưng...

    Sưu tầm nhớ ghi rõ nguồn gốc nhé!

    Theo như tui biết thì những bài viết này phần nhiều của 1 người tên là lanhdiadiemla post :)
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/4/10
  4. nhohiep

    nhohiep Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    7/3/09
    Bài viết:
    1,207
    Nơi ở:
    Nhìn làm gì!
    Nói thật với bác là em tìm từ 1 đống trong internet đó. Đúng ra là từ google thần chưởng. Có cần phải in đậm thế không?
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/4/10
  5. Koshirachi

    Koshirachi Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    16/3/06
    Bài viết:
    1,432
    có 1 đống thì cũng nên tôn trọng mà ghi hết những tác giả ấy ra,tất nhiên nếu là bạn tự viết thì ko cần :))
     
  6. nguyenhoang1411

    nguyenhoang1411 T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    23/3/07
    Bài viết:
    673
    lấy từ kết quả nào của goole thì cũng nên cho vào:-*
     
  7. Ova

    Ova Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/10/09
    Bài viết:
    3,635
    Nên ghi
    Nguồn:Tổng hợp từ nhiều tác giả
     
  8. nhohiep

    nhohiep Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    7/3/09
    Bài viết:
    1,207
    Nơi ở:
    Nhìn làm gì!
    Đã ghi nguồn. Cảm ơn các bác đã đóng góp.
    bác Fan thấy hay thì đem lên nha.
     
  9. ún é0

    ún é0 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    12/4/10
    Bài viết:
    173
    thanks nha....cũng có mấy cái mình ko biết...:) he he
     
  10. ductamy2k

    ductamy2k Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    10/5/07
    Bài viết:
    986
    Nơi ở:
    Biên Hòa
    Lần đầu tiên thấy tên nhỏ hiệp được treo lên ^^!

    ;))
     
  11. ``handoisatgai``

    ``handoisatgai`` Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    8/11/09
    Bài viết:
    229
    Bài tổng hợp dài quá rối rắm nếu như tách ra thành các bài khác nhau thì tốt hơn =((
     
  12. ductamy2k

    ductamy2k Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    10/5/07
    Bài viết:
    986
    Nơi ở:
    Biên Hòa
    Công nhận treo lên kiểu này cũng chả ai rảnh hơi ngồi đọc hết!

    Nên tách nó vào các thẻ spoi cho nó hệ thống và khoa học hơn.
     
  13. nhohiep

    nhohiep Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    7/3/09
    Bài viết:
    1,207
    Nơi ở:
    Nhìn làm gì!
    Cách làm??????.............................................
     
  14. SilentEmperor

    SilentEmperor T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    26/7/07
    Bài viết:
    623
    Nơi ở:
    TPHCM
    Tốt lắm, có lời khen ngợi nhohiep :)

    Góp ý chút: Để tiện theo dõi thì nhohiep nên sắp xếp lại theo thứ tự ABC

    Còn các bạn nào muốn tìm kiếm thì nhấn Alt+F, rồi gõ vào từ khóa muốn tìm.
    Ví dụ:
    Summon, Counter, TCG,v.v....
     
  15. warriosbest

    warriosbest SPARTAN John-117

    Tham gia ngày:
    29/5/06
    Bài viết:
    11,418
    Nơi ở:
    www.gamebanquyen.vn
    hehe giờ trang yugioh-online.net mới vào đc - đợi mãi từ năm 2006 .. mà mấy cái này thêm hình ảnh minh họa vào nữa thì hay - còn về mấy cái phần thông tin ở card trình độ TA B++ là hiểu đc thui:>

    Dù sao cũng thank chủ topic:-*
     
  16. nhohiep

    nhohiep Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    7/3/09
    Bài viết:
    1,207
    Nơi ở:
    Nhìn làm gì!
    Tui hỏi cách làm vào thẻ gì gì đó của ducak mà không ai trả lời...........
     
  17. Hardyz

    Hardyz C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/2/08
    Bài viết:
    1,540
    Nơi ở:
    TP.HCM
    cho vào [spoil]...[/spoil] như vậy đấy .
    type [spoil] [spoil]ở cái thứ để cái / trong ngoặc vuông
     
  18. nhohiep

    nhohiep Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    7/3/09
    Bài viết:
    1,207
    Nơi ở:
    Nhìn làm gì!
    Cảm ơn các bác. Đã làm.................................................
     
  19. Nô lệ tình dục

    Nô lệ tình dục Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    2/7/10
    Bài viết:
    45
    ^ Còn 1 đống kiến thức riêng của RD nữa
    Up đi bác Hiệp :(
     
  20. [J]ustice

    [J]ustice Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    28/4/09
    Bài viết:
    238
    Nơi ở:
    Chamartín
    Hầu hết bài ở trên là của lanhdiendiemla - anh Quý hội trưởng hội Real Duel ở Hà Nội, ng đi tiên phong cho phong trào chơi bài thật ở Việt Nam
     

Chia sẻ trang này