Sao lại phải nhập cả ốc, vít?? (chắc vì mải mơ hóa rồng quá)

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi phananh1988, 19/4/10.

  1. phananh1988

    phananh1988 C O N T R A

    Tham gia ngày:
    21/4/08
    Bài viết:
    1,631
    Đến thời điểm này, giá nhân công rẻ...đã không còn là lợi thế của riêng Việt Nam trong thu hút đầu tư nữa và đó cũng không còn là những điều kiện được ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư và cũng như của cả nước khi tiếp nhận đầu tư. Giờ đây, họ đã chuyển hướng nhắm đến những thị trường có thể đáp ứng các sản phẩm cung cấp từ ngành công nghiệp phụ trợ (CNPT).

    Chưa làm được cái ốc-vít tiêu chuẩn

    Những số liệu công bố về tỷ lệ nội địa hóa khiến người ta có cảm giác Việt Nam sắp sửa tự chế tạo được nguyên dây chuyền đồng bộ. Chẳng hạn như dự án xây dựng một số nhà máy xi măng ở miền Bắc, phần thiết bị chế tạo trong nước được công bố đến 65% (7.000 tấn/11.000 tấn thiết bị).

    Tuy nhiên, số tiền chủ đầu tư phải trả để nhập 4.000 tấn thiết bị nước ngoài lại chiếm hơn ba phần tư trong tổng kinh phí đầu tư của dự án. Cách tính tỷ lệ nội địa hóa theo khối lượng này có ý nghĩa cho việc báo cáo thành tích hơn là thước đo để đánh giá sự tiến bộ của ngành cơ khí.

    Từ đó, có thể thấy những con số về tỷ lệ nội địa hóa xe gắn máy 85-90% hay 40% đối với xe buýt cũng cần xem lại, khi mà toàn bộ động cơ và những phụ tùng quan trọng vẫn phải nhập khẩu.

    "Công ty Daihatsu (Nhật) đã từng sang Việt Nam tìm kiếm nhà cung cấp ốc vít, nhưng khảo sát tới 64 DN mà không lựa chọn được nhà cung cấp nào đạt tiêu chuẩn quốc tế. Canon cũng phải mất một thời gian dài mới tìm được nhà cung cấp tại Việt Nam, song 90% trong số đó lại là DN có vốn đầu tư nước ngoài"

    (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương)
    Hiện nay, cả nước có trên 230 DN đang sản xuất linh kiện, phụ tùng cung cấp cho các công ty liên doanh lắp ráp xe máy, trong đó hơn 80 DN là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn đạt trên 260 triệu USD. Nếu so sánh chất lượng thì sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam kém hơn nhiều so với của Nhật, Thái Lan, Đài Loan. Nhận diện cụ thể một số ngành CNPT của Việt Nam để thấy thực chất

    Công nghiệp ô tô: Mặc dù đã có nhiều năm phát triển, nhưng CNPT cho ngành này hiện được đánh giá là kém phát triển nhất hiện nay với tỷ lệ nội địa hóa chỉ đạt khoảng 5 – 10%. DN mới chỉ cung cấp được vài sản phẩm đơn giản, giá trị thấp như bộ dây điện trong xe, ghế ngồi, một số chi tiết kim loại, nhựa… Công nghiệp đóng tàu cũng tương tự: các nhà máy đóng tàu mới chỉ đảm nhiệm được các khâu cắt tạo hình; hàn nối ghép…mà ngay cả đến que hàn cũng phải nhập ngoại.

    Nhựa gia dụng: Có khoảng 200 DN hoạt động trong lĩnh vực đúc nhựa nhưng chủ yếu là sản xuất hàng tiêu dùng thông thường, có rất ít DN có khả năng sản xuất các linh kiện nhựa đúc dùng trong sản phẩm công nghiệp.

    Dệt may: Hàng năm, ngành may sử dụng không dưới 500 triệu mét vuông vải để làm hàng xuất khẩu nhưng đến 80% vải cung cấp cho ngành may lại nhập khẩu từ nước ngoài.

    Điện tử: Nói về khả năng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc cung cấp nguyên liệu trực tiếp cho Intel, tổng giám đốc Intel Products VN Rick Howarth thẳng thắn: “Các công ty VN không có cửa!”. Ông Tổng giám đốc cũng cho rằng trong vòng 5-10 năm nữa khó có một công ty nào của VN đủ khả năng lao vào lĩnh vực này, chỉ có thể hi vọng những công ty nước ngoài đến mở nhà máy.

    Theo cam kết trong khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), Việt Nam sẽ phải miễn thuế nhập khẩu hầu như toàn bộ các sản phẩm nhập từ các nước ASEAN. Riêng đối với ô tô thì lộ trình giảm thuế nhập khẩu xuống 0% là năm 2018. Khi đó, nhiều doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, sẽ tự do lựa chọn chiến lược tiếp tục sản xuất tại Việt Nam hay nhập khẩu và bán các sản phẩm đã sản xuất tại các nước ASEAN khác.

    Đã từng có quy hoạch… trên giấy

    Ngành điện tử của chúng ta gần như trở về mốc khởi điểm sau khi Sony đóng cửa nhà máy tại VN, thay vào đó là làn sóng thành lập các công ty thương mại chuyên nhập khẩu sản phẩm điện tử. Những thương hiệu của công nghiệp điện tử trong nước như HANEL; BIÊN HÒA; TÂN BÌNH không còn xuất hiện trên thương trường do phụ thuộc hoàn toàn vào phụ kiện của liên doanh mặc dù đã hoạt động nhiều năm.

    Trước đó, chúng ta đã có Bản quy hoạch phát triển công nghiệp điện tử VN đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 rất “hoành tráng” với doanh số sản xuất đạt 4-6 tỉ USD, xuất khẩu 3-5 tỉ USD... Nhưng đây chỉ là kế hoạch trên giấy bởi hơn hai năm kể từ khi quy hoạch được phê duyệt, không một kế hoạch hay chương trình hành động nào được đưa ra triển khai. Bài học này vẫn còn tính thời sự đến hôm nay…

    Nói về khả năng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc cung cấp nguyên liệu trực tiếp cho Intel, tổng giám đốc Intel Products VN Rick Howarth thẳng thắn: “Các công ty VN không có cửa!” (Ảnh minh họa nguồn: tin247.com)
    Mới đây, Tiến sỹ Nguyễn Vân Nga, Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI) khẳng định: “Đã có chương trình hành động” và cho biết thêm: “Trong Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản có một phần nêu phía Nhật Bản sẽ hỗ trợ phát triển ngành CNPT cho VN. Hai bên cũng đã ký thỏa thuận cho một chương trình hành động cụ thể.”

    Theo hiệp định này, phía Nhật Bản có chương trình hỗ trợ về tài chính để DN có thể đổi mới, nâng cấp công nghệ phù hợp với nhu cầu của các DN Nhật Bản. Nhật Bản cũng sẽ cử các chuyên gia sang giúp đào tạo ngay tại điểm sản xuất, đồng thời cử người của DN sang Nhật học tập. Sản phẩm làm ra sẽ được các DN Nhật Bản bao tiêu trong một thời gian nhất định được thể hiện qua các hợp đồng kinh tế, có sự hỗ trợ của hai chính phủ. Ngay trong năm 2010, VCCI cùng với Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tổ chức hai chương trình đào tạo thuộc chương trình hỗ trợ DN ngành CNPT.

    Hiện cả nước có khoảng 30 ngành kinh tế kỹ thuật cần đến CNPT, trong đó có một số ngành chủ yếu như dệt may, da giày, cơ khí lắp ráp, điện tử-tin học... đòi hỏi có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, nhưng trước hết cần được Nhà nước định vị những sản phẩm để doanh nghiệp có lộ trình đầu tư và tiếp thị cụ thể.

    Thiếu sự định vị từ phía Nhà nước, các quy hoạch, kế hoạch và tham vọng phát triển nền CNPT cho sản phẩm xuất khẩu sẽ lại tiếp tục nằm trên giấy. Thời gian bảo hộ cho các sản phẩm công nghiệp không còn nhiều, theo đó thời cơ đang rút ngắn, chúng ta đang ở ngưỡng cuối cùng cho nền CNPT đủ sức tham gia vào chỗi giá trị toàn cầu .

    http://tuanvietnam.net/2010-04-18-sao-lai-phai-nhap-ca-oc-vit-
     
  2. Matsu

    Matsu The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/7/02
    Bài viết:
    2,358
    nghe nói hình như nước mình còn chưa tự sản xuất được xe đạp, ai kiểm tra dùm có đúng không =((
     
  3. StJohn-TheEagle

    StJohn-TheEagle Persian Prince GameOver

    Tham gia ngày:
    4/6/07
    Bài viết:
    3,863
    Cái này, cũng có dính dáng đến ngành mình học. Thôi cũng xin phép post vài chữ.
    Chủ yếu là vì ko có tiền/ko dám bỏ tiền.

    Linh kiện dùng trong sản xuất công nghiệp thì khách hàng luôn đòi hỏi tiêu chuẩn cao. Riêng độ chính xác, sai số của con ốc, vít thì VN đã theo ko nổi rồi. 1 con ốc, 1 cái bulông, người ta đòi sai số từ vài micromet đến <1 micromet; còn máy móc của VN để sản xuất con ốc, cái bulông hiện h thì đạt sai số gấp 10 lần như thế.
    Muốn đạt yêu cầu khách hàng thì phải mua cái máy xịn hơn, đắt tiền hơn mới có khả năng cho ra con ốc, cái bulông vừa ý người ta. & hình như ko ai dám đầu tư.

    Trong nước ko có thì phải nhập thôi.
     
  4. black_cat1

    black_cat1 Glory to Mankind Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/12/04
    Bài viết:
    21,191
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Xe đạp Thống Nhất vứt đi đâu

    Việc công nghiệp phụ trợ kém vì ko có đầu tư, các ngành này đòi hỏi vốn lớn, kĩ thuật, quay vòng chậm mà dân nhà mình thích thấy lãi ngay cơ.
     
  5. [Rock0eM]

    [Rock0eM] Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    9/11/06
    Bài viết:
    1,332
    Nơi ở:
    Nhà
    Cái dao lam còn chưa làm dc nữa kìa! :|
     
  6. [4xu]

    [4xu] Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    18/5/09
    Bài viết:
    286
    Nơi ở:
    Nhà
    Ốc vít các nước kinh tế phát triển mạnh còn phải nhập, VN nhập có gì đâu mà xấu hổ :|
     
  7. sephirothmda

    sephirothmda 天皇陛下 GameOver

    Tham gia ngày:
    1/11/06
    Bài viết:
    1,176
    Các nước khác cũng thế, vậy mới cần cái gọi là Nhà nước;))
     
  8. tuankl

    tuankl Mr & Ms Pac-Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/10/05
    Bài viết:
    203
    Thì các nước phát triển họ giàu rồi, họ nhiều tiền rồi chứ Việt Nam nghèo cái gì cũng nhập thì lấy tiền đâu:(
     
  9. R.O.S.S II

    R.O.S.S II Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    14/11/05
    Bài viết:
    1,354
    Nơi ở:
    GameVN
    Tiền anh có mà đầy [-x Còn độ chơi à, chú thấy anh chơi quả 1000 năm Thăng Long thế nào mà dám bảo anh không dám bỏ tiên [-x
     
  10. Chimcò_vn

    Chimcò_vn Chim Non Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/7/05
    Bài viết:
    6,448
    Nơi ở:
    SI:7
    tiền ODA ^^" .........................
     
  11. hanhito

    hanhito The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    3/5/07
    Bài viết:
    2,443
    Nơi ở:
    marbule
    ODA chủ yếu cam kết bỏ vào cơ sở hạ tầng
     
  12. Be_♥

    Be_♥ T.E.T.Я.I.S Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/6/09
    Bài viết:
    581
    Nơi ở:
    HCM city
    Cơ sở hạ tầng vào mồm các quan :(
     
  13. .Chim Mỏng Manh.

    .Chim Mỏng Manh. T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    31/12/09
    Bài viết:
    503
    nước mình xác định là ko đi theo con đường phát triển công nghiệp nặng mà

    chủ yếu là dịch vụ, nông nghiệp, và công nghiệp nhẹ. Công nghiệp nặng chỉ là 1 phần nhỏ thôi.

    Bài học quan trọng rút ra từ Liên Xô và Trung Quốc thời khủng hoảng \:D/

    Chứ như bọn thế giới, giàu thế còn ko tự sản xuất được gạo đủ nhu cầu, hay bọn Sing phải đi nhập nước ngọt thì sao :>

    Mỗi quốc gia một lợi thế chứ lị :">
     
  14. narugay

    narugay T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    27/8/09
    Bài viết:
    607
    ok,bây giờ thử đếm mấy thằng mạnh nhất nhé:
    -bắt đầu là Mỹ,nước có các ngành dịch vụ rất phát triển,về công nghiệp nặng nó yếu nhể ;))
    -Trung Quốc: công nghiệp nặng nó yếu thật các bác ạ =))
    -Nga :anh ấy như sên về công nghiệp nặng ;;)
    -Nhật: công nghiệp nặng lờ đờ,chỉ đủ đóng mấy chiếc tàu chiến vài chục ngàn tấn chở trực thăng chạy lòng vòng:P
    -Đức: công nghiệp nặng và điện tử rất chuối,mấy chiếc tiger,leopard là cùi pắp :((
    -Anh:dịch vụ dành hết chỗ của công nghiệp nặng,đến nỗi bmw chẳng ai thèm đi :>
    -Thụy Điển: anh ây sống toàn bằng dịch vụ bán tạp hóa,mấy chiếc tàu ngầm chỉ là để đánh bắt xa bờ kiếm thêm :-*

    -->Điểm chung: các anh ấy có vẻ không ai làm ra nổi con ốc cả =((
     
  15. angel4321

    angel4321 The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/3/08
    Bài viết:
    2,139
    chính xác
    ông cũng học bên cơ khí à.
    gia công cơ khí thấy nhiều chi tiết nhìn qua thấy đơn giản chứ thực ra làm rất khó vì độ chính xác của nó.
    hồi trước cũng thực tập trong xưởng gia công chi tiết xe máy, có nhiều chi tiết to hơn sợi tóc chút xíu, phải dùng tới máy CNC của thằng Pháp để có dung sai nhỏ, chứ mấy chi tiết đó dùng máy tiện cam làm dễ dàng nhưng mà sai số lớn hơn ít nhất là 20 lần so với máy CNC kia.
     
  16. HD5890

    HD5890 Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    20/11/09
    Bài viết:
    1,314
    đem các nước top 10 thế giới vào làm quái gì.Mà cậu đưa dẫn chứng rằng tất cả các nước đấy đều Sản xuất ra ốc cái nào;));));));))
     
  17. phananh1988

    phananh1988 C O N T R A

    Tham gia ngày:
    21/4/08
    Bài viết:
    1,631
    :| Ô tô từ thời 60 mình đã từng làm được hoàn toàn 100 % làm từ VN tuy nhiên bi giờ hết chiến tranh mọi thứ thuận lợi thì lại.............
     
  18. Chimcò_vn

    Chimcò_vn Chim Non Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/7/05
    Bài viết:
    6,448
    Nơi ở:
    SI:7
    tự làm làm chi ... thuê tàu cho nó rẻ ... nhân công nó quá rẻ mạt .... mình với ông bạn giám đốc làm cơ khí có mấy lần đi họp với ông bên tàu, nói chuyện với chúng nó, nó hỏi mình nhân công bên mình làm tháng trả 150$ là quá cao, làm sao có lời ? ... chúng nó trả cho bọn tiện, phay, bào chỉ từ 75$-100$ 1 tháng là chúng nó mừng hết lớn .... cho nên cần chi phải tự làm, đi thuê tàu cho nó rẻ vừa đỡ phải cơ sở hạ tầng ^^
     
  19. angel4321

    angel4321 The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/3/08
    Bài viết:
    2,139
    coi chừng âm mưu của tàu lấy giá nhân công rẻ mạt đặng qua đây lấy vợ Việt đồng hóa dân Việt đấy [-X
     
  20. Stavic07

    Stavic07 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    9/4/10
    Bài viết:
    138
    Nhà mình buôn bán máy đã qua sử dụng như Nissan, Yanmar, Mazda, Isuzu, Kia...thì mình thấy dù những máy này đã sản xuất từ rất lâu nhưng những chi tiết nhỏ như óc vít, bù lon, con tán, bạc đạn, pít tông, sơ mi...thì hiện nay VN mình vẫn chưa làm được hoặc có làm cũng ko bằng.:|

    Nói chung kinh doanh thì cái nào có lợi thì làm, chả thằng nào ngu đến nỗi đầu tư 1 thứ chỉ có giá trị về tinh thần cao hơn giá trị hiệu quả cả.:D
     

Chia sẻ trang này