Binh Pháp - Chiến Pháp - Kế Sách - Mưu Lược - Mưu Thuật

Thảo luận trong 'RTK và others' bắt đầu bởi trinh phuc tuan, 27/6/10.

  1. trinh phuc tuan

    trinh phuc tuan Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    19/6/10
    Bài viết:
    301
    Những ai say mê lịch sử đều không thể không say mê Binh Pháp - Chiến Pháp - Kế Sách - Mưu lược - Mưu Thuật từ ngàn xưa cho đến nay. Topic này là để đàm luận về những vấn đề này.

    Những ai có kiến thức có thể đóng góp ý kiến để bàn thảo những vấn đề trên được rõ ràng hơn.

    Post1: Trần Quốc Tuấn dùng Chiến Pháp gì để đánh bại quân Nguyên Mông lần thứ 2.

    Diễn biến chiến cuộc:

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Chiến_tranh_Nguyên_Mông-Đại_Việt_lần_2
     
  2. lubuvodich

    lubuvodich T.E.T.Я.I.S GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/5/09
    Bài viết:
    593
    Nơi ở:
    Cần THơ
    em ko bít tên các Binh Pháp - Chiến Pháp - Kế Sách - Mưu lược - Mưu Thuật thì làm sau nói
     
  3. se7en_xiang

    se7en_xiang Sensei General Number Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/3/09
    Bài viết:
    3,314
    Nơi ở:
    Sài Gòn

    Các hạ đã nhầm rồi bởi vì Binh Pháp - Chiến Pháp - Kế Sách - Mưu lược - Mưu Thuật chỉ là một đó chính là 2 chữ Binh Pháp

    Xét về Đạo
    Đạo là gì ??? Đạo là chỉ việc chính trị, đạo nghĩa, phải làm cho nguyện vọng của dân chúng và vua nhất trí với nhau, đồng tâm đồng đức. Có như vậy, trong chiến tranh mới có thể bảo nhân dân vì vua mà chết, vì vua mà sống, không sợ hiểm nguy
    * Năm 1279 hoàng đế nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt ra lệnh đóng thuyền chiến chuẩn bị đánh Đại Việt với âm mưu thôn tính Đại Việt ta đế mở rộng lãnh thổ>>> Hoàng đế nhà Nguyên "Vô Đạo" (đã chiếm được cái bánh bự trung quốc rồi còn muốn chiếm luôn quả nho Đại Việt)(1)
    * Vậy từ (1)>>>Trần Thánh Tông là "Hữu Đạo" rồi... vì ngài cố gắng không giao chiến với nhà Nguyên mà vẫn giữa được nền độc lập cho nhân dân (rất tiếc không được)

    ---------- Post added at 16:16 ---------- Previous post was at 15:52 ----------

    Xét về Thiên Địa
    Thiên là thiên thời, nói về ngày đêm, trời râm trời nắng, trời lạnh trời nóng, tức tình trạng về khí hậu thời tiết.
    Địa là địa lợi, nói về đường sá xa gần, địa thế hiểm yếu hay bằng phẳng, khu vực tác chiến rộng hẹp, địa hình phải chăng có lợi cho tiến công, phòng thủ, tiến tới, thối lui.
    *Như vậy xét về thiên thời và cả địa lợi ta đều có lợi (vì nhà ta mà ta không biết cái bàn cái ghế để chỗ nào ư :P cúp điện hay nhắm mắt ta đều có thể biết đường mà đi mà né tránh, còn trộm vào nhà gặp trời tối cúp điện mà quên mang theo đèn pin là hết phim:)):)) )

    ---------- Post added at 16:24 ---------- Previous post was at 16:16 ----------

    Xét về Tướng
    Tướng là tướng soái, tức nói về tài trí, uy tín, lòng nhân ái, lòng can đảm, sự uy nghiêm của người tướng.
    * Thì quân ta vẫn có thể xem là vượt trội hơn vì sài toàn người trong nhà, trong khi đó bọn nhà Nguyên thì có một nữa là tướng đanh thuê rồi như bọn:
    Lý Bang Hiến
    Tôn Hựu
    Tôn Đức Lâm
    Lưu Thế Anh
    Lưu Khuê
    Nghê Nhuận
    thì làm sao có uy tính, lòng nhân ái và lòng can đảm chứ, làm sao có thể gắng sức chiến đấu vì nhà vua ?/:((

    ---------- Post added at 16:32 ---------- Previous post was at 16:24 ----------

    còn về Pháp
    Pháp là pháp chế, nói về tình trạng tổ chức, biên chế, sự quy định về hiệu lệnh chỉ huy, sự phân chia chức quyền của tướng tá, sự cung ứng vật tư cho quân đội và chế độ quản lý...
    *Thì mấy chú Trần nhà ta lép vế hơn, với dàng cầu thủ được coi là non dạ ít kinh nghiệp chinh chiến như "Xi măng Hải Phòng" đối đầu với một đối thủ lớn đương kim vô địch cúp C1 "Inter Milan" nhà Nguyên thì =(( nhưng thằng huấn luyện viên trưởng đã chuyển sang RM rồi cho đứa con Thoát Hoan cùng Ô Mã Nhi ra chỉ huy thì thực là may cho ta lắm lắm khi cho thủ Môn người Nam Mỹ làm tiền đạo, còn tiền đạo làm thủ môn :)):)) MaiCon cho ra dự bị>>>=)):D
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/6/10
  4. trinh phuc tuan

    trinh phuc tuan Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    19/6/10
    Bài viết:
    301
    Đạo của Mông Cổ là xâm lấn gầy dựng đại đế quốc. Với Đại Việt là vô đạo nhưng với các tướng lĩnh Nguyên Mông và chư hầu thì đó là hữu đạo.

    Các tướng Hán theo hàng nhà Nguyên như Lưu Thế Anh giết Trần Quốc Toản, Nghê Nhuận đánh đén chết, tướng Tây Hạ Lý Quán liều chết bảo vệ Thoát Hoan thì không thể nói là không tài được, có tài mới được đi đánh thuê đấy

    Còn tướng Mông Cổ như Toa Đô - Ô Mã Nhi đã là tướng giỏi nhất của Nguyên Mông rồi.
    Pháp ở đây là Chiến Pháp chứ không phải Pháp Trị. Không thể nói Chiến Pháp hay Pháp Trị nhà Trần kém được.

    ---------- Post added at 20:55 ---------- Previous post was at 20:06 ----------

    Nói về Chiến Pháp:

    Đầu tiên Trần Hưng Đạo chủ trương nước lở đất ngăn, tập trung ngay tại biên giới để đối đầu chặn địch. Thế nhưng thế quân Nguyên quá mạnh, Đại Việt bị vỡ trận. Nhưng cái may là chủ lực của Đại Việt đóng ở tuyến hai, và Trần Quốc Tuấn là người cẩn thận. Ông điều các cánh quân tổ chức đánh chận các mũi tiến quân để kiềm chế tốc độ hành quân của quân Nguyên, chủ lực của Đại Việt rút về Vạn Kiếp còn hậu bị ở Thăng Long thì rút về Thiên Trường (Nam Định). Trong lúc này thì cánh quân bị nguy hiểm nhất là cánh quân của Trần Nhật Duật đóng ở Tây Bắc khi cả mặt bên và mặt sau đều đã rút quân. Thế mà Trần Nhật Duật vẫn rút được toàn quân an toàn về Thiên Trường với hai vua Trần thì thực là may mắn và thiên tài. Cũng thấy uy tín của Trần Nhật Duật đối với các tù trưởng mạn Tây Bắc là cực lớn, họ đx hết lòng giúp đỡ ông và phát triển đội quân dân binh để tập kích quân Nguyên.

    Mục đích của Trần Quốc Tuấn khi rút về Vạn Kiếp là gì? Đó là tạo thế ỷ dốc khiến cho Nguyên Mông phải phân binh lực. Một mặt Thoát Hoan tiến quân nhanh đê chiếm Thăng Long, một mặt khiến Nghê Nhuận, Ô Mã Nhi đánh Vạn Kiếp. Chỉ sau khi đánh hạ được Vạn Kiếp thì Thoát Hoan mới dám tiến mạnh về Thăng Long.

    Điểm mạnh của Đại Việt là bộ binh và thủy binh, của Nguyên Mông là Kỵ binh. Khi Trần Kiện đầu hàng thì thế phòng ngự phía Nam bị phá vở, Đại Việt bị ép từ hai phía. Trần Hưng Đại lại chủ trương phân tán binh lực địch bằng cách đem thủy quân chiếm lại Vạn Kiếp, Quảng Ninh, Hải Phòng. Khi Toa Đô bắc tiến thì Trần Hưng Đạo lại đem thủy quân từ Vạn Kiếp về đón hết toàn bộ quân nhà Trần đang bị kẹt ở Thiên Trường - Trường Yên về Quảng Ninh. Sau khi Toa Đô tiến lên bắc chiếm Trường Yên thì Đại Việt lại đem thủy quân lấy lại Thanh Hóa. Thề là về cơ bản Đại Việt đã thoát khỏi thế gọng kìm của Nguyên Mông mà vẫn nắm thế chủ động chiến lược từ hai phía bắc (Vạn Kiếp), nam (Thanh Hóa). Đó là chiến thuật bỏ chổ mạnh đánh chổ yếu, đánh vào nơi địch không phòng bị.

    Binh pháp có câu: Hành quân lâu tất binh sĩ mỏi mệt, lương thảo thiếu thốn. Về cơ bản Đại Việt từ quân đến dân không có ý niệm đầu hàng. Tây Bắc là chiến trường du kích, Đông Bắc có đại bản doanh Vạn Kiếp và lực lượng thủy quân lớn của Trần Hưng Đạo. Mặt Nam có ại bản doanh của hai vua Trần ở Thanh Hóa chủ lực là bộ binh và một ít thủy quân.

    Để đảm bảo phòng vệ và chủ động chiến lược, Thoát Hoan đã tổ chức 2 lớp bảo vệ Thăng Long. Một là các tiến đồn ở gần Vạn Kiếp để phòng chống chủ lực của Trần Hưng Đạo. Đại quân của Thoát Hoan đặt bản doanh ở bờ bắc sông Hồng. từ đó tỏa quân đi kiềm chế ba hướng Tây Bắc - Bắc - Đông Bắc
    Mặt Nam sông Hồng, Thoát Hoan cho dựng 2 đồn trại là thủy trại ở Chương Dương và bộ trại ở Hàm Tử. Xa hơn về phía Nam là lực lượng thủy bộ do Toa Đô - Ô Mã Nhi - Lưu Khuê kéo đi công kích quân Đại Việt.

    Về các bố trí điều động quân đội của Thoát Hoan cho thấy Thoát Hoan hay các tướng dưới quyền là cực kỳ rành về chiến thuật. Toa Đô và Ô Mã Nhi khi đánh phía nam bất lợi cũng mưu tính quay về Thăng Long để hợp binh. Họ chọn đường thủy vì nghĩ đường thủy sẽ đi mau hơn do không bị tập kích quấy rối như trên đường bộ.

    Ở đây có một vấn đề nghi vấn là Thoát Hoan đã đặt đồn quân ở Hàm Tử mà Trần Nhật Duật cũng phá Toa Đô ở Hàm Tử?!

    Khi các tướng Trần Quang Khải - Trần NHật Duật và hai vua Trần phản công từ mặt Nam thì Trần Quốc Tuấn cũng từ Vạn Kiếp đánh về mạn Bắc Thăng Long, kết quả là Thoát Hoan không dám chủ động đón đợi Toa Đô hợp binh mà phải lui quân trước để lấy đường về bắc.
     
  5. se7en_xiang

    se7en_xiang Sensei General Number Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/3/09
    Bài viết:
    3,314
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    bàn về Trận Sơn Động còn gọi là trận ải Khả Ly
    một chút.;;)
    Tướng Nguyên đi mở đường là Tôn Hựu chính là một lính đánh thuê hàng sang của Mông Nguyên, với việc tiến đánh bằng Kỵ Quân, Tôn Hựu đã đánh tan được quân Trần và bắt được các tướng Đỗ Vĩ và Đỗ Hựu tại Khả Ly
    Hỏi:"Tại sao trận mở màng mà quân nhà Trần lại thất bại thảm hại như vậy ???"
    Trả lời: "Dù biết trước chiến địa và thời gian giao tranh nhưng nhà Trần lại không thể tận dụng được triệt để Thiên và Địa(*) do quân Trần thực hiện chính sách "phòng ngự và rút lui" nên cho quân phòng ngự ở Khả Ly nếu như Quân Đại Việt tiến đánh lúc quân Nguyên đang sang sông nữa chừng thì ít ra cũng có thể phá được quân tiên phong của nhà Nguyên làm nhụt nhệu khí của họ=((.:)) Nhưng nhà Trần không làm thế cho nên hai anh em nhà họ Đỗ mới bị bắt
    [​IMG]
     
  6. bang_gia

    bang_gia Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/1/05
    Bài viết:
    4,764
    Nơi ở:
    Xứ thiên đường
    hơ hơ,các bác cứ bàn đi,binh pháp tôn tử áp dụng vào chiến tranh thế kỷ 21 ko có tác dụng mấy.
     
  7. phamtuanduy212

    phamtuanduy212 Persian Prince Knight Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/10/08
    Bài viết:
    3,560
    Trận Sơn Động kể cả có thắng đc thì nó cũng chỉ là một trận đánh. Quân Nguyên Mông ko phải loại mới thua trận đầu đã nhụt chí. Người Nguyên Mông hiếu chiến và tự phụ, nếu thua trận đầu càng chỉ làm chúng thêm hăng máu muốn trả thù và hung hãn hơn. Trong tình thế quân ta ít hơn, thì việc chúng nổi giận chỉ gây bất lợi sau này. Ngược lại chịu thua một trận Sơn Động, nhưng vừa giảm thiểu thương vong, lại khiến quân địch chủ quan, nghĩ quân Đại Việt cùng lắm chỉ biết chống cự yếu ớt rồi rút chạy mà thôi. Người làm tướng ko thể ham cái lợi trước mắt mà để vân nước lâm vào cảnh hiểm nguy, lùi một bước để tiến 2 bước mới là khôn ngoan vậy.
    @bang_gia: binh pháp ko chỉ có binh pháp Tôn Tử, nhắc đến từ binh pháp mà đã nghĩ ngay đến Tôn Tử, chứng tỏ trong đầu bác chỉ biết có ông Tôn Tử mà thôi, đâu có hiểu gì về binh pháp mà nói ko có tác dụng ở thế kỉ 21?
     
  8. xtophertran

    xtophertran 100% Oranje Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/9/04
    Bài viết:
    2,395
    Nơi ở:
    RTK & others
    Pó tay với phát biểu này, 0 vô bàn thì thôi vô post mấy chữ thể hiện sự thiển cận của mình làm gì
     
  9. hocinternet

    hocinternet Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    17/9/08
    Bài viết:
    200
    Thế bác bang_gia biết chiến tranh vùng vịnh các tướng Mỹ nghiên cứu sách gì không :).
     
  10. saxsaxsa

    saxsaxsa Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    21/12/09
    Bài viết:
    195
    Nơi ở:
    Home Sweet Home
    sách của phong kiến châu âu thời xưa=>giáp chiến =))
     
  11. fro65

    fro65 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    2/8/08
    Bài viết:
    473
    mặc dù tui ko rành lắm về sử VN ( xấu hổ thật ) nhưng có đọc qua các sách binh pháp : Tôn tử BP , Ngô Tử BP , Lục thao , Tam lược , Tư mã pháp , Đường thái tông lý vệ công vấn đối , Uất liễu tử , Tân thư (của Gia cát lượng ) , Binh thư yếu lược ( trần hưng đạo ) , và có biết sơ qua về Quỷ cốc tử , âu thì chỉ bik Niccolo Machiavelli . 36 kế và cách hóa giải .
    Óc có ít nơron nên chỉ hiểu được chứ ko nhớ nhiều . Nếu ai có hứng thú về chủ đề binh pháp hoặc mưu kế thì cứ pm Black_heart1241176 hen ^__^ . Mong sẽ đc học hỏi thêm

    Bàn thêm về binh pháp : Thực ra mà nói binh pháp ko có nghĩa là khi đánh nhau hay chiến tranh mới dùng đến binh pháp .
    từ ngày xưa , lúc con người chỉ bik lao vào đánh nhau ko có tổ chức , gây thương vong nhiều , Vì thế mới có người dày công suy nghĩ để có thể chiến đấu 1 cách khôn ngoan hơn , ít tổn thương và thiệt hại hơn và đạt được thành quả hơn . cho nên dần dần mới chiến đấu có tổ chức hơn , và như thế là binh pháp ra đời .
    Binh pháp thực ra gồm nhiều lĩnh vực như trên đã nói , và ko chỉ dùng trong chiến trường mà trong thương trường , tình trường , quan trường cũng như cuộc sống hằng ngày chúng ta đều dùng đến nó , có chăng là có dùng mà không biết thôi .
    Giống như thợ săn đi săn con mồi , cũng phài dùng bẫy , ngụy trang nó để bẫy con vật , mà cách ngụy trang đó chẳng phải là dùng mưu kế đó sao ?
    Hay anh chàng cua gái , cũng cố gắng phô trương thanh thế hoặc ly gián để cô ta bỏ ng yêu cũ , chẳng phải dùng mưu kế đó sao ?
    Nếu nói sang tiếng anh thì tui nghĩ nên dùng từ Strategy để diễn tả cho lĩnh vực này , và strategy là gì và strategist là ai thì tui nghĩ các bạn hiểu rõ ^__^.
    Cho nên bảo binh pháp chỉ dùng trong chiến tranh , hay binh pháp xưa ko dùng vào thời nay được , giống như bảo rằng cơm ko dùng để ăn vậy . ^__^
    Các bạn cứ nghĩ , khi chúng ta hành động 1 cách có tổ chức hơn ,khôn ngoan hơn , mưu mẹo hơn , thì có nghĩa là các bạn đang vận dụng binh pháp hoặc chiến lược nào đó rồi vậy .
    Tuy nhiên , tui cũng đồng ý với Tôn tử rằng đỉnh cao của binh pháp là ko đánh mà vẫn thắng , tức là vận dụng mưu mẹo để ko phải xảy ra bạo lực mà vẫn đạt được thành công . Và những chiến thắng lẫy lừng nhiều khi ko phải là chiến thắng lớn , vì 1 chiến thắng đáng trân trọng thực sự là chiến thắng ko tổn thất , ko vang danh , và ko có gì phải ngạc nhiên hay ca ngợi , vì chiến thắng đó là chắc chắn .

    Cho nên tui vẫn thích nhất lĩnh vực mưu kế hơn là chiến pháp , sau đó là lĩnh vực thuyết khách . Cũng như tui thích Trần bình , trương lương , Phạm lãi hơn Hàn tín , Ngô khởi , Nhạc Phi . ^__^

    1 chút lời thiển cận vậy ^__^
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/7/10

Chia sẻ trang này