Chà chà, mới thi 1 khóa liên thông tại trường hồi cuối tháng 8, đến trưa nay mới có kết quả. Đỗ rồi, mà còn lo lắm, lo vì lại sợ giống như hồi học Cao đẳng, ham chơi, mê gái, yêu game, rồi kết quả lẹt đẹt, vuơn lên vật xuống. Giờ muốn học hành tử tế kiếm cái bằng đàng hoàng để ra trường đi xin việc nó đỡ muối mặt :). Mà mình thấy anh em trong box toàn người kêu học bổng này nọ, thấy mà mê, chia sẻ chút kinh nghiệm để mình vươn lên chút chút :) À, mà mình còn đi làm nữa, có cách nào phân bố thời gian hợp lý giữa học và làm thì share mình luôn :)
Đầu tiên là chúc mừng. Để từ cao đẳng lên được liên thông là một nỗ lực ko hề nhỏ. Mình xin chúc mừng bạn. Mình chỉ khuyên bạn một câu cũ rích thôi. Dù học gì thì học, cố gắng học Tiếng Anh cho thật tốt vào.
ừ, bạn cố lên, cũng ko có j nặng nề lắm đâu, vừa học vừa chơi vẫn ra trường như cô hường bán chè đường chủ yếu các thể loại khóc mếu vì gái thì nên tránh
Người ta hỏi phương pháp học mà Thế này đi, tìm vài cuốn truyện hay hay tiếng Anh về đọc vừa học ngoại ngữ, vừa hiểu biết thêm tí chút. Chịu khó dùng từ điển đi đọc sẽ giúp bản thân ngộ ra nhiều điều, khi đó tự khắc sẽ bớt mấy cái kia lại tùy theo mức độ quyết tâm thôi Còn học thế nào à thường thì tôi tự cày ko lên lớp chừng nào thấy thích bài + thích giảng viên thì mới ngồi nghe, ko thì buồn ngủ thôi rồi Có thể trc khi vào học cậu lấy lịch giảng dạy ra, xem trc sơ qua cái nào nên chú trọng nhiều :) Chúc học tốt nhé
Mềnh học tà tà cũng vẫn xếp loại giỏi, thầy cô nào cũng biết tiếng, vẫn ôm 1 lúc 3 sô cán bộ (lớp, đoàn, hội), tối vẫn chở mấy em đi ăn chè, dạo phố... Việc học cảm thấy rất thoải mái. Cuối năm nay đang tính ôm thêm vài sô dạy thêm để trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, dễ kiếm việc Thực ra mềnh ko sợ thất nghiệp, vì biết chắc ra trường có sẵn vé cho mềnh rồi, cũng ko phải lo nghĩ về tiền bạc. Nhưng nếu nghĩ như vậy tự động sẽ thấy ko còn chút phấn đấu nào. Thay vào đó, cứ đặt mục tiêu cao, học là học thực chất, học cho chính mình, học để hiểu cuộc đời này, để giỏi giang hơn bất kỳ ai... Ngay đến các môn cực kỳ buồn ngủ như chính trị... mềnh cũng thấy rất hứng thú, ko có bất kỳ môn nào mềnh học chểnh mảng, nắm phải nắm rõ từ gốc tới ngọn, ko những phải biết những gì được dạy mà còn phải học thêm từ bên ngoài + áp dụng để lý giải cuộc sống, cứ thế mà điểm cuối kỳ cứ gọi là ... Cái bằng thôi cũng khó mà kiếm được công việc tốt (trừ bằng loại GIỎI hoặc XUẤT SẮC)...
Hic, đầu óc mình thuộc loại chậm hiểu, khó tiêu :( Dạo này đêm nào cũng nhăm nhe ngồi đọc mấy cái "Chicken Soup for the Soul", đọc đi đọc lại, tái xong lại hồi, giờ đâm ra đầu óc toàn mấy cái triết lý tồ :) Sắp tới nhập học rồi, phấn đấu cái bằng khá xem chừng khó, nhưng không phấn đấu thì teo, đang ở trước vực thẳm rồi :( Mà sợ nhất là cân bằng giữa học và làm, nếu giờ cả 2 đều cần gấp, thì nên chọn đi học hay đi làm nhỉ (trong vài buổi thôi) ?
Chỉ nên đi làm nếu công việc đó hỗ trợ, hoặc liên quan tới chuyên ngành mình đang học vì sẽ có được 1 cái cực kỳ quan trọng cho việc đi xin việc là KINH NGHIỆM. Trừ khi tài chính quá sức bức bách mới phải làm những việc ko liên quan để kiếm tiền sinh sống... Nếu ko thì khoản thời gian bỏ ra để kiếm 1 số tiền nhỏ xíu là ko đáng, so với dùng thời gian đó học, kiếm 1 số tiền lớp gấp ngàn lần sau này. Đi làm thời buổi bây giờ trọng thực tài, bằng cấp chỉ là cái chứng minh là mình đã học đến trình độ đó, để lấy cơ sở pháp lý, chứ vào vẫn test trình độ, phỏng vấn các kiểu, mà những cái này sẽ ảnh hưởng đến lương bổng, phụ cấp của chính mình, vì trong quá trình phỏng vấn chính mình sẽ đặt ra mức lương mình yêu cầu cho BQT, mình tự tin có tài, và show được cho họ thấy, thì lương mình sẽ cao có khi gấp 3,4 lần những tên khác. Thấy nhiều ng bây giờ, cũng học ĐH nổi tiếng, ĐH Quốc gia... ra trường mà chẳng còn tý khả năng hay kiến thức nào bám lâu trong đầu, dĩ nhiên, đi làm sẽ vụng về, chưa kể Cty phải bỏ thêm phí và thời gian đào tạo nghiệp vụ, nên nó rất ngán, nó sẽ loại ngay từ vòng đầu. Nên có những bạn bè học giỏi, cùng tranh đua thành tích, cùng bàn với nhau chuyện học tập, nó sẽ tạo 1 không khí ham học hỏi, còn mà chơi với mấy đứa đua đòi hoặc an phận thủ thường, 1 thời gian cũng mất dần ý chí học tập, rồi cũng tà tà giống chúng thì khổ.
thực ra thì mình đi làm việc đúng chuyên ngành rồi bạn ạ, cũng được 1 năm rồi. Nhưng việc mình đi học này muốn lấy kiến thức thực sự, và mình thấy có hướng đi khác, tốt cho mình hơn, nên mình cố gắng, muốn làm lại mình là cả 2 trong đó :(, bạn bè cũng nhiều người học tốt, nhưng chắc do bản thân tệ quá
^ híc, không phải muốn làm bạn thất vọng, chứ ĐH liên thông con em mình cứ học 3 năm là tự vào, kiểu sống lâu lên lão làng ấy, mà học xong cũng chả làm được việc, bằng đh giỏi cũng rứa, giờ làm việc 1 là quen 2 là có 1 rổ bằng chứng chỉ này nọ :( nghĩ mà nản Tương lai tươi sáng thuộc về bọn có ngoại ngữ, càng độc càng kiếm nhiều tiền
các bác cho em hỏi những người học ngành ngoại ngữ sau này ra trường làm được ở đâu, lương so với 1 người thuộc tài chính ngân hàng + với 1 số chứng chỉ ngoại ngữ thì thế nào (nếu không tính vụ quen biết nhé !)
Học ngoại ngữ có thể làm được cực kỳ nhiều việc, hybrid luôn. Và nếu chăm chỉ có thể cày tiền từ sáng -> tối, lương sơ sơ tầm 3-4 chục chai thôi Dĩ nhiên áp dụng với ng giỏi + chăm chỉ, chứ thường thường thì có khi 2-3 chai/tháng Anh học song ngữ Anh - Hàn đây ...
mềnh biết nhiều ngoại ngữ, mỗi ngoại ngữ 1 vài từ, hê hê upa lày, bông dua lày, lí hảo lày,... còn nhiều lắm á
Quay lại chủ đề chính đi nào Ngoại ngữ (nhất là English) là cái bắt buộc với những ng học ĐH và cao học, tại sao ? Đơn giản vì phần lớn kiến thức cao cấp đều là dạng văn bản Tiếng Anh. TA là ngôn ngữ trung gian của tất cả các ngôn ngữ trên TG. Bạn ko cần phải biết tiếng Ả rập, tiếng Nga tiếng Pháp tiếng Trung.... Chỉ cần bạn biết TA thì tất cả kiến thức hay của các nước đó bạn đều biết và học được vì tất cả ít nhiều đều có bản chuyển ngữ ra TA cả. Vì vậy, ko giỏi TA thì làm sao nắm bắt được nguồn tri thức ? Sách TV... nói thiệt cực hiếm, tỷ lệ sách hay mà được dịch ra TV chỉ tầm 1% thôi. Do đó cái người giỏi TA cũng đồng thời hiểu biết nhiều hơn ng ko biết TA là vậy (với những ng chịu học, chứ đã ko chịu học thì TA đó suốt ngày để đi hát hò với chat chit với tụi Tây chứ học hành quái gì). Vì vậy khi học ĐH bạn thường sẽ có 1 môn gọi là "Tiếng Anh chuyên ngành", trang bị cho bạn kiến thức TA cần thiết để đọc và học được những tư liệu chuyên ngành hay, cao cấp và dĩ nhiên, hoàn toàn = TA.
tiếng anh cơ bản thì cũng không lo lắm, học cũng khá tốt, giao tiếp xã giao thì xử được, còn sâu hơn thì chịu :( cái mà mình sợ là đây, tiếng anh chuyên ngành, chẳng nhá nổi, kho từ vựng chuyên ngành lớn quá
Không biết bạn có thi trường giống mình không. Mình thi đh công nghiệp. mà mình thấp hơn bạn. TC -> DH. Và điểm chuẩn 17 điểm. Điểm của mình 16.5 ngành điểm chuẩn cao nhất ... Kế toán. Mình dò thì toàn điểm lẹt đẹt 10 -> 11 là nhiều :( Hi vọng phúc khảo đạt thêm 0.5 điểm nữa Cầu trời
Tớ ko rõ cậu học ngành gì nhưng tớ có 1 vài kinh nghiệm xin chia sẻ với cậu . Xin nói trước là cách học của tớ là kiểu hơi lãng tử , và kết quả học tập của tớ cũng ko phải cao gì cho lắm ( 3,3/4 hết 3/4 kì vừa rồi , còn 1 kì được 3,28 - tớ học về KT ) ., nếu cậu muốn điểm cao hơn chắc là chờ cao nhân khác vào chỉ giáo . 1 . Về thái độ học tập và phương pháp học tập : Tớ xin nói toẹt ra là tớ chỉ học và thích học những môn tớ thấy thích và cần , còn những môn Chính trị tớ chỉ qua loa lấy lệ . cuối kỳ lên mạng kiém tài liệu về gọc gạo cấp tốc . Nhưng chính vì ko học chú trọng những môn này nên time tớ khá thoải mái dành cho các môn còn lại ( và nhất là phải để time đi chơi với GF - nghiêm túc đấy ^^ ) . Với những môn tớ xác định là trọng tâm thì thực sự cầu thị , nói nôm na là dán mắt vào thầy giáo và nuốt từng lời của thầy . CÁi gì băn khoăn , thắc mắc phải hỏi ngay , và ko ngại cãi thầy , tớ thấy cấp 3 cãi thì ăn tạ còn ĐH cãi thì các thầy rất thích , nhưng hãy nhớ là đừng cãi ngô nghê mà phải xoáy vào được cái điểm cốt tử của bài giảng . Muốn được vậy ko còn cách nào khác là phải đọc trước , tham khảo tài liệu ngồai viết về phần mình chuẩn bị học . Nhưng ko phaỉ đến lúc gặp thắc mắc mới đi search tài liệu . Tớ đã search Gôgle các Tl phục vụ việc học ngay từ lúc có lich và danh sách các môn , làm vậy đến lúc cần mình ko phải tốn time . Quan điểm cá nhân là Tl trên mạng là khá đầy đủ cho mình tham khảo khỏi tốn tiền mua sách ( trừ giáo trình bắt buộc tất nhiên ) . Học xong buổi sáng về nhà đảo qua bài tí , nếu có bài tập thì cố gắng finish trong vòng 1 tuần vi lúc ấy kt nó còn đọng lại trong đầu khơ khớ . Nghe dài dong vậy thôi nhưng tớ học rất thảnh thơi kiểu cưới ngựa xem hoa , nói chung là nhàn .n Mình chơi vẫn cứ chơi nhưng phải nhớ trước ngày thi khoảng 4-5 tuần , hoặc 10 tuần là phải bắt đầu lên kế hoạch ôn tập rồi . Tớ thường chia sáng học 1 môn , chiều học 1 môn , tối học 1 môn để khỏi nhàm . Cách ôn thì cứ theo đề cương , nhưng ôn cuốn chiếu từng chương 1 xong thì áp dụng làm bài tập - trắc nghiệm hoặc tự luân - trên mạng có rất nhiều và tớ đã lấy từ trước nên chỉ việc in ra làm . Trong lúc học thì mở nhạc Classical ra nghe ,tạo cảm hứng khá hiệu quả . 2 . Dụng cụ học tập ,: Tớ đi học chỉ mang theo độc có cái cặp plastic đựng slide in ra của các môn học ngày hôm ấy + sách . Vở rất ít dùng . Sử dụng silde học tớ thấy rất hiệu quả , mình có cái nhìn tổng thể và bám sát những kiến thức mà thầy cô sẽ truyền thụ . Tớ chọn in slide có thêm phần note để ghi ra lề ngay cạnh nhưng hints hay và thú vị . Ngoài ra thì tớ cũng chỉ in slide 1 mặt còn 1 mặt trắng để nhưng lúc cần ghi chép hoặc vẽ sơ đồ ta có thể tận dụng ngay . Trên đây là cách học của tớ , tất nhiên là đầy rẫy khiếm khuyết và cần phải sửa lại nhiều nhưng hiện tại tớ khá hài lòng với nó . Btw ,tớ học về Kt nên nhàn hơn Kĩ thuật nhiều nên nếu chủ thớt học về Kĩ thuật thì ...đừng dại nhé ^^ À mà nhớ đừng so găng thầy cô quá nhé , mình giao tiếp đùa vui với thầy cô cho giờ học bớt căng thẳng sẽ khiên mình hưng thú hơn . Chưa kể cuối kỳ các cô quí khéo lại nhẹ tay giùm cho PS : Mà bác cứ tập trung vào việc học , đừng có xao lãng về ba cái vụ xin xỏ , hay người tài ko được dùng như mấy bác ở trên . Tớ quân điểm rõ ràng là người giỏi thực sự thì đâu người ta chẳng nhận mà nếu gặp phải trường hợp người ta trọng quan hệ hơn người tài thì cũng chả nuối tiếc gì cho cam . Đó ko phải là môi trường sẽ đem lại động lực vương lên cho mình . Nếu tớ học thủy lợi , xây dựng thì kể cả bằng Tb tớ cũng chẳng lo thiếu việc nhưng tớ ko muốn bám váy ba mẹ và cũng ko mê gì ngành này . Nên tớ đã chuyển qua học về kinh tế . Học những điều mình thích để có nền tảng làm những điều mình thích và tự tin rằng mình sẽ làm giỏi thì cuộc đời mới có ý nghĩa . Mới xứng đáng để sống