Truyền kỳ mạn lục Box50

Thảo luận trong 'Thư giãn' bắt đầu bởi Warlock, 17/9/10.

  1. Warlock

    Warlock Everything's gonna be all righ

    Tham gia ngày:
    8/5/03
    Bài viết:
    1,232
    Nơi ở:
    Once upon a time
    Nếu như ở phương Bắc có Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh thì ở trời Nam có Truyền Kỳ Mạn Lục của danh sĩ Nguyễn Dữ. Nội dung chính của tác phẩm đều do tác giả thu thập từ trong dân gian, các truyện cổ quái, ly kì...và biên soạn lại. Tuy tác giả có biên soạn lại nhưng nền tảng vẫn là những câu chuyện, truyền thuyết lưu truyền trong dân gian.

    Truyện Người con giá Nam Xương được học ở phổ thông được trích từ Truyền Kỳ Mạn Lục.

    Tìm hiểu thêm về Truyền Kỳ Mạn Lục
    [spoil]

    Truyền kỳ mạn lục (Sao chép tản mạn những truyện lạ) là sáng tác duy nhất của danh sĩ Nguyễn Dữ, sống vào khoảng thế kỷ 16 tại Việt Nam. Đây là tác phẩm được Hà Thiện Hán viết lời Tựa, Nguyễn Bỉnh Khiêm (thầy dạy tác giả) phủ chính, Nguyễn Thế Nghi[1], dịch ra chữ Nôm, và đã được Tiến sĩ Vũ Khâm Lân (1702-?), đánh giá là một "thiên cổ kỳ bút". Ngay từ khi tác phẩm mới hoàn thành đã được đón nhận. Về sau nhiều học giả tên tuổi như: Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích, Phan Huy Chú, Bùi Kỷ, Trần Văn Giáp, Trần Ích Nguyên (Đài Loan)...đều có ghi chép về Nguyễn Dữ và định giá tác phẩm này.

    [​IMG]
    Ảnh chụp sách Tân biên truyền kỳ mạn lục

    Thời điểm & nguyên nhân

    Theo lời Tựa của Hà Thiện Hán (người cùng thời) viết năm 1547, thì Nguyễn Dữ viết ra tập lục này để ngụ ý trong thời gian ông ẩn cư ở rừng núi xứ Thanh.

    Trong Từ điển Văn học (bộ mới), nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân cho biết trong thế kỷ 16, tình hình xã hội không còn ổn định như ở thế kỷ trước; mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt, quan hệ xã hội bắt đầu phức tạp, các tầng lớp xã hội phân hóa mạnh mẽ, trật tự phong kiến lung lay, chiến tranh phong kiến ác liệt và kéo dài, đất nước bị các tập đoàn phong kiến chia cắt, cuộc sống không yên ổn, nhân dân điêu đứng, cơ cực... Muốn phản ánh thực tế phong phú, đa dạng ấy, muốn lý giải những vấn đề đặt ra trong cuộc sống đầy biến động ấy thì không thể chỉ dừng lại ở chỗ ghi chép sự tích đời trước...Cho nên Nguyễn Dữ đã dựa vào những sự tích có sẵn, tổ chức lại kết cấu, xây dựng lại nhân vật, thêm bớt tình tiết, tu sức ngôn từ... tái tạo thành những thiên truyện mới. Truyền kỳ mạn lục vì vậy, tuy có vẻ là những truyện cũ nhưng lại phản ánh sâu sắc hiện thực thế kỷ 16...

    Giới thiệu sơ lược

    Tác phẩm gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán, theo thể loại tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả. Hầu hết các truyện xảy ra ở đời Lý, đời Trần, đời Hồ hoặc đời Lê sơ từ Nghệ An trở ra Bắc. Lấy tên sách là Truyền kỳ mạn lục, hình như Nguyễn Dữ muốn thể hiện thái độ khiêm tốn của một người chỉ ghi chép truyện cũ. Tuy nhiên, cũng theo Bùi Duy Tân, căn cứ vào tính chất của các truyện thì thấy Truyền kỳ mạn lục không phải là một công trình sưu tập như Lĩnh Nam chích quái, Thiên Nam vân lục... mà là một sáng tác văn học với ý nghĩa đầy đủ của từ này. Đó là một tập truyện phóng tác, đánh dấu bước phát triển quan trọng của thể loại tự sự hình tượng trong văn học chữ Hán.

    Giới thiệu sơ lược nội dung, Trần Thị Băng Thanh viết:

    Thông qua các nhân vật thần tiên, ma quái, tinh loài vật, cây cỏ..., tác phẩm muốn gửi gắm ý tưởng phê phán nền chính sự rối loạn, không còn kỷ cương trật tự, vua chúa hôn ám, bề tôi thoán đoạt, bọn gian hiểm nịnh hót đầy triều đình; những kẻ quan cao chức trọng thả sức vơ vét của cải, sách nhiễu dân lành, thậm chí đến chiếm đoạt vợ người, bức hại chồng người. Trong một xã hội rối ren như thế, nhiều tệ nạn thế tất sẽ nảy sinh. Cờ bạc, trộm cắp, tật dịch, ma quỷ hoành hành, đến Hộ pháp, Long thần cũng trở thành yêu quái, sư sãi, học trò, thương nhân, nhiều kẻ đắm chìm trong sắc dục.
    Kết quả là người dân lương thiện, đặc biệt là phụ nữ phải chịu nhiều đau khổ. Nguyễn Dữ dành nhiều ưu ái cho những nhân vật này. Dưới ngòi bút của ông họ đều là những thiếu phụ xinh đẹp, chuyên nhất, tảo tần, giàu lòng vị tha nhưng luôn luôn phải chịu số phận bi thảm. Đến cả loại nhân vật "phản diện" như nàng Hàn Than (Đào thị nghiệp oan ký), nàng Nhị Khanh (Mộc miên phụ truyện), các hồn hoa (Tây viên kỳ ngộ ký) và "yêu quái ở Xương Giang" cũng đều vì số phận đưa đẩy, đều vì "nghiệp oan" mà đến nỗi trở thành ma quỷ. Họ đáng bị trách phạt nhưng cũng đáng thương. Dường như Nguyễn Dữ không tìm được lối thoát trên con đường hành đạo, ông quay về cuộc sống ẩn dật, đôi lúc thả hồn mơ màng cõi tiên, song cơ bản ông vẫn gắn bó với cõi đời. Ông trân trọng và ca ngợi những nhân cách thanh cao, cứng cỏi, những anh hùng cứu nước, giúp dân không kể họ ở địa vị cao hay thấp.
    Trong Truyền kỳ mạn lục, có truyện vạch trần chế độ chính trị đen tối, hủ bại, đả kích hôn quân bạo chúa, tham quan lại nhũng, đồi phong bại tục, có truyện nói đến quyền sống của con người như tình yêu trai gái, hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng, có truyện thể hiện đời sống và lý tưởng của sĩ phu ẩn dật...[3]

    Mở đầu tác phẩm là lời tựa của Hà Thiện Hán và Nguyễn Lập Phu[4]. Hai mươi truyện trong Truyền kỳ mạn lục bao gồm:

    * Câu chuyện ở đền Hạng vương (Hạng vương từ ký)
    * Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu (Khoái Châu nghĩa phụ truyện)
    * Chuyện cây gạo (Mộc miên thụ truyện)
    * Chuyện gã trà đồng giáng sinh (Trà đồng giáng đản lục)
    * Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây (Tây viên kỳ ngộ ký)
    * Chuyện đối tụng ở Long cung (Long đình đối tụng lục)
    * Chuyện nghiệp oan của Đào Thị (Đào Thị nghiệp oan ký)
    * Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục)
    * Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên (Từ Thức tiên hôn lục)
    * Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào (Phạm Tử Hư du thiên tào lục)
    * Chuyện yêu quái ở Xương Giang (Xương Giang yêu quái lục)
    * Chuyện đối đáp của người tiều phu ở núi Na (Na sơn tiều đối lục)
    * Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều (Đông Triều phế tự lục)
    * Chuyện nàng Thúy Tiêu (Thúy Tiêu truyện)
    * Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang (Đà Giang dạ ẩm ký)
    * Chuyện người con gái Nam Xương (Nam Xương nữ tử lục)
    * Chuyện Lý tướng quân (Lý tướng quân truyện)
    * Chuyện Lệ Nương (Lệ Nương truyện)
    * Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa (Kim Hoa thi thoại ký)
    * Chuyện tướng Dạ Xoa (Dạ Xoa bộ soái lục)

    Đánh giá

    Trích ý kiến của Bùi Duy Tân:

    Nguyễn Dữ đã phản ánh hiện thực mục nát của chế độ phong kiến một cách có ý thức. Toàn bộ tác phẩm thấm sâu tinh thần và mầu sắc của cuộc sống, phạm vi phản ánh của tác phẩm tương đối rộng rãi, khá nhiều vấn đề của xã hội, con người được đề cập tới…
    Tư tưởng chủ đạo của Nguyễn Dữ là tư tưởng Nho gia. Ông phơi bày những cái xấu xa của xã hội là để cổ vũ thuần phong mỹ tục xuất phát từ ý thức bảo vệ chế độ phong kiến, phủ định triều đại mục nát đương thời để khẳng định một vương triều lý tưởng trong tương lai, lên án bọn "bá giả" để đề cao đạo "thuần vương", phê phán bọn vua quan tàn bạo để ca ngợi thánh quân hiền thần, trừng phạt bọn người gian ác, xiểm nịnh, dâm tà, để biểu dương những gương tiết nghĩa, nhân hậu, thủy chung. Tuy nhiên Truyền kỳ mạn lục không phải chỉ thể hiện tư tưởng nhà nho, mà còn thể hiện sự dao động của tư tưởng ấy trước sự rạn nứt của ý thức hệ phong kiến…

    Truyền kỳ mạn lục còn là tập truyện có nhiều thành tựu nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật. Nó vượt xa những truyện ký lịch sử vốn ít chú trọng đến tính cách và cuộc sống riêng của nhân vật, và cũng vượt xa truyện cổ dân gian thường ít đi sâu vào nội tâm nhân vật. Tác phẩm kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tài tình những phương thức tự sự, trữ tình và cả kịch, giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả, giữa văn xuôi, văn biền ngẫu và thơ ca. Lời văn cô đọng, súc tích, chặt chẽ, hài hòa và sinh động. Truyền kỳ mạn lục là mẫu mực của thể truyền kỳ, là "thiên cổ kỳ bút", là "áng văn hay của bậc đại gia", tiêu biểu cho những thành tựu của văn học hình tượng viết bằng chữ Hán dưới ảnh hưởng của sáng tác dân gian.

    Đúc kết lại, theo Tạ Ngọc Liễn, thì trong 20 truyện, truyện nào cũng thể hiện một quan điểm chính trị, một thái độ nhân sinh, một ý tưởng đạo đức của Nguyễn Dữ. Đó là những mong muốn của ông về một xã hội mọi người được sống yên bình trong nền đức trị, trong sự công bằng, trong tình cảm yêu thương nhân ái giữa con người với con người... Giá trị lớn của Truyền kỳ mạn lục chính là ở những nội dung nhân văn đó.
    Wikipedia
    [/spoil]

    Wiki thầy Tả Ao
    [spoil]
    Tả Ao hay Tả Ao tiên sinh, là nhân vật làm nghề địa lý phong thuỷ nổi tiếng ở Việt Nam. Ông được cho là tác giả của một số cuốn sách Hán Nôm cổ truyền bá thuật phong thủy của Việt Nam. Trong dân gian tương truyền nhiều giai thoại cổ về hành trạng thuật phong thủy của ông ở các làng xã Việt Nam thời xưa [1]. Tả Ao có quê ở làng Tả Ao, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay thuộc xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).
    [​IMG]
    Ban thờ Tả Ao tại đền Nam Trì.

    Cuộc đời

    Cái tên Tả Ao không phải là tên thật của nhân vật này, mà là tên làng quê của ông, được ông lấy làm tên hiệu và gắn với tác phẩm của mình. Cũng tương truyền, tên ông được người xưa lấy tên làng, nơi ông sinh ra để gọi, mà không gọi tên thật. Tên thật của ông thì không rõ ràng. Bách khoa toàn thư Việt Nam viết rằng: Tả Ao, trong sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, có tên là Hoàng Chiêm hay Hoàng Chỉ. Còn trong dân gian, xuất phát từ quê hương ông, lưu truyền tên gọi thật là Vũ Đức Huyền. Cũng có nguồn nói rằng ông có tên là Nguyễn Đức Huyền [2]. Tả Ao sinh vào khoảng năm Nhâm Tuất (1442), sống thời Lê sơ (Lê Thánh Tông , Lê Hiến Tông và Lê Uy Mục, tức là khoảng những năm 1442-1509) [cần dẫn nguồn]. Có tài liệu cho rằng Tả Ao sinh sống trong khoảng đời vua Lê Hy Tông (1676-1704) [3]. Ngoài ra, có các sách Địa lý phong thủy Tả Ao và Địa lý Tả Ao chính tông của tác giả Vương Thị Nhị Mười; Nghiên cứu Phong thủy và Phong thủy Việt Nam của Ngô Nguyên Phi... đều nói sơ lược về lai lịch Tả Ao.

    Các sử gia thời Lê Nguyễn đều không chép về ông nên cuộc đời ông chỉ được chép tản mát trong một số truyện, sách đại lý phong thủy thời nhà Nguyễn và sau này. Sách Hán Nôm được cho là do Tả Ao truyền lại gồm: Tả Ao chân truyền di thư (左 幼 真 傳 遺 書), Tả Ao chân truyền tập (左 幼 真 傳 集), Tả Ao chân truyền địa lý (5 tập-左 幼 真 傳 地 理), Tả Ao tiên sinh bí truyền gia bảo trân tàng (左 幼 先 生 祕 傳 家 寶 珍 藏), Tả Ao tiên sinh địa lý (左 幼 先 生 地 理), Tả Ao xã tiên sư thư truyền bí mật các lục (左 幼 社 先 師 書 傳 祕 宓各 局). Các tác phẩm này hiện lưu trữ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Tuy nhiên Viện Hán Nôm cũng chú thích rằng: Tả Ao là tên hiệu của Hoàng Chiêm.

    Tả Ao còn để lại hai bộ sách, đó là: Địa đạo Diễn ca (120 câu văn vần), Dã đàm hay Tầm Long gia truyền Bảo đàm (văn xuôi) và một số dị bản khác: "Phong thủy Địa lý Tả Ao Địa lý vi sư pháp", "Phong thủy Địa lý Tả Ao Bảo ngọc thư" (của Vương Thị Nhị Mười-Nhà xuất bản Mũi Cà Mau-2005) và "Dã đàm Tả Ao" (của Cao Trung xuất bản tại Sài Gòn năm 1974)"...

    Các sách vở cũng như truyền thuyết đều coi ông là Thánh Địa lý Tả Ao, trạng Tả Ao, là thuỷ tổ khai môn, đệ nhất về địa lý phong thuỷ Việt Nam, giỏi địa lý phong thủy như Cao Biền của Trung Quốc. Người đời xưa còn truyền lại bài thơ ca ngợi ông :

    Tả Ao phong thuỷ nhất trên đời
    Hoạ phúc cầm cân định chẳng sai
    Mắt Thánh trông xuyên ba thước đất
    Tay Thần xoay chuyển bốn phương Trời
    Chân đi Long Hổ luồn qua gót
    Miệng gọi trâu dê ứng trả lời
    Ai muốn cầu sao cho được vậy
    Mấy ai địa lý được như Tả Ao.

    Giai thoại và truyền thuyết

    Tả Ao Tiên sinh - Thầy địa lý Tả Ao là ông Mỗ (không xác định được danh tính). Thuở nhỏ, mồ côi cha, nhà nghèo, mẹ mắt lòa, ông theo một khách buôn ở phố Phù Thạch (gần rú Thành ở Nghệ An) về Tàu để lấy thuốc chữa bệnh cho thân mẫu. Thầy thuốc khen Tả Ao có hiếu nên hết lòng dạy cho. Khi có thày địa lý bị mù loà mời ông thày đến chữa, do già yếu nên ông thày sai Tả Ao đi chữa thay. Khi Tả Ao chữa khỏi mù loà, ông thày địa lý nhìn thấy Tả Ao nghĩ bụng: Người này có thể truyền nghề cho được đây. Tả Ao cũng có ý muốn học, vả lại thấy Tả Ao thông minh, hiếu học, để trả ơn chữa bệnh nên thày địa lý nọ đã truyền hết nghề, hơn một năm đã giỏi. Để thử tay nghề của học trò, ông thày bèn đổ cát thành hình núi sông và vùi một trăm đồng tiền ở các huyệt đạo, rồi bảo Tả Ao tìm thấy huyệt thì xuyên kim xuống. Tả Ao đã cắm được chín chín kim đúng lỗ đồng tiền (chính huyệt), chỉ sai có một. Xong ông thày nói: Nghề của ta đã sang nước Nam mất rồi. Rồi cho Tả Ao cái tróc long và thần chú. Tả Ao về nước Nam chữa khỏi bệnh cho thân mẫu.

    Trước khi từ biệt, ông thày địa lý bên Tàu dặn: Khi về Nam, nếu qua núi Hồng Lĩnh thì đừng lên. Nhưng một lần đi qua Hồng Lĩnh, không hiểu duyên cớ gì Tả Ao lại lên núi và thấy kiểu đất Cửu long tranh châu (chín rồng tranh ngọc), mừng mà nói rằng: Huyệt đế vương đây rồi, thày dặn không lên là vì thế. Bèn đưa mộ cha về táng ở đấy. Ít lâu, vợ Tả Ao sinh hạ được một con trai.

    Khi ấy, nhà Minh bên Trung Quốc, các thày thiên văn phát hiện các vì tinh tú đều chầu về nước Nam nên tâu với nhà Vua, ý là nước Nam được đất sẽ sinh ra người tài, sẽ hại cho nhà Minh. Nhà Vua bèn truyền các thày địa lý là nếu ai đặt đất hoặc dạy cho người Nam thì phải sang tìm mà phá đi, nếu không sẽ bị tru di tam tộc. Ông thày của Tả Ao biết là chỉ có học trò của mình mới làm được việc này nên cho con trai tìm đường xuống nước Nam mà hỏi: Từ khi đại huynh về đã cất được mộ phần gia tiên nào chưa. Tả Ao cũng thực tâm thuật lại việc đặt mộ cha mình. Con thày Tàu dùng mẹo cất lấy ngôi mộ, bắt con trai của Tả Ao đem về Tàu. Rồi thân mẫu của Tả Ao mất, Tả Ao tìm được đất Hàm rồng ở ngoài nơi hải đảo để táng. Đến ngày giờ định táng thì trời gió to sóng lớn, không mang ra được. Lát sau trời yên, biển lặng ở đó nổi lên một bãi bồi, Tả Ao bèn than rằng: Đây là hàm rồng, năm trăm năm rồng mới há miệng một lần trong một khắc. Trời đã không cho thì đúng là số rồi. Rồi Tả Ao chán nản gia cảnh, bỏ quê hương chu du khắp bốn phương để chữa bệnh, tìm đất giúp người.

    Khi già yếu, Tả Ao cũng đã chọn cho mình chỗ an táng kiểu đất Nhất khuyển trục quần dương (chó đuổi đàn dê) ở xứ Đồng Khoai. Nếu táng được ở đây thì chỉ ba ngày sau là thành Địa Tiên. Tả Ao có hai người con trai nhưng do Tả Ao chu du thiên hạ, không màng dang vọng, bổng lộc nên gia cảnh, con cái thì bần hàn. Lúc sáu lăm tuổi, biết mình sắp về chầu tiên tổ nên bảo hai con khiêng đến chỗ ấy, để nằm dưới mộ và sẽ tự phân kim (chôn lúc chưa chết hẳn), dặn con cứ thế mà làm. Mới được nửa đường, biết là sẽ chết trước khi đến nơi nên Tả Ao bèn chỉ đại một gò bên đường mà dặn con rằng: Chỗ kia là ngôi Huyết thực, bất đắc dĩ thì cứ táng ở đó, sẽ được người ta cúng tế. Hai con bèn táng luôn ở đó (Sách Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án - NXB Văn học 2001, sách Nam Hải dị nhân của Phan Kế Bính - NXB Thanh niên 1999).

    Tả Ao tìm được chỗ táng cho thân mẫu ngoài bãi biển nhưng khi chuẩn bị táng thì mưa gió, sóng biển ầm ầm nên người anh trai sợ mất mộ nên không cho táng. Khi Tả Ao ngã bệnh phương xa mới sai học trò đưa về để táng tại nơi đã chọn. Được nửa đường người họa trò lại mất trước. Về đến quê thì Tả Ao ốm nặng bèn sai người nhà mang đến chỗ ấy. Đường thì xa, liệu chừng không đưa được đến nơi nên bèn chỉ cái gò bên đường... (Sách Nam Hải dị nhân của Phan Kế Bính - NXB Thanh niên 1999).


    Ngày nay ở Việt Nam vẫn còn nhiều truyền thuyết, giai thoại được sách vở ghi lại, truyền miệng trong dân gian như việc Tả Ao, Tả Ao và Cao Biền thi thố tài năng (như Tả Ao phá trấn yểm của Cao Biền trên núi Tản Viên ở Hà Nội, núi Hàm Rồng ở Thanh Hóa,… ) [5], các truyền thuyết, giai thoại Tả Ao tìm nơi đất tốt để đặt đình chùa, đền miếu, mồ mả, nhà cửa; giúp dân nghèo, trị kẻ gian ác [6]. Tương truyền làng này có tục nọ, nghề kia là do Tả Ao chọn đất, hướng đình; họ này phát danh khoa bảng, họ kia phát công hầu khanh tướng là do Tả Ao tìm long mạch, huyệt đạo đặt mồ mả. Có một truyền thuyết còn lưu truyền đến ngày nay tại thôn Nam Trì xã Đặng Lễ huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên (nơi có đền thờ Tả Ao): Truyền tích gắn liền với ngôi đền thờ Tả Ao làng Nam Trì [7] còn lưu truyền đến ngày nay là thời kỳ Tả Ao ở khu vực Hưng Yên một thời gian. Tả Ao về huyện Thiên Thi (tên cũ của Ân Thi) đã đã cắm đất, chọn ngày xây đình chùa, đặt mồ mả để cho hai làng Thổ Hoàng (nay thuộc thị trấn Ân Thi) và Hới (tức làng Hải Triều, trước thuộc huyện Tiên Lữ, nay thuộc Hưng Yên) phát về đường khoa cử, giàu có nên lưu truyền trong dân gian câu ngạn ngữ nhất Thi nhì Hới. Tại Nam Trì, Tả Ao đã giúp dân làng lập lại làng, chuyển đền, chùa và tìm đất đặt mộ phần cho họ Đinh tại gò Tam Thai vượng về võ tướng. Đến năm Giáp Thìn niên hiệu Quảng Hòa thứ 4 (1544) đời Mạc Phúc Hải, người họ Đinh làng Nam Trì là Đinh Tú đỗ Đệ tam giáp Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân và được bổ nhiệm làm quan Hiến Sát xứ Hải Dương, được phong tước Phù Nham bá [8]. Hậu duệ của Đinh Tú (lăng mộ tại Nam Trì), chuyển sang sống ở làng Hàm Giang (Hàn Giang) huyện Cẩm Giàng là Đinh Văn Tả là một danh tướng thời Lê-Trịnh.

    Đền thờ

    Có rất nhiều truyền thuyết, giai thoại được sách vở ghi lại, nhất là giai thoại khi Tả Ao mất, táng ở “ngôi Huyết thực” để được một làng cúng tế. Thực tế, cũng chưa thấy ở đâu (kể cả ở quê hương) có đền thờ Tả Ao và cũng không thấy Tả Ao được phong thần. Hiện nay, có lẽ là duy nhất ở thôn Nam Trì xã Đặng Lễ huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên có thờ Tả Ao. Đền Nam Trì nguyên thờ tam vị Thượng đẳng phúc Thần: Tể tướng Lữ Gia (Bảo Công), tướng Nguyễn Danh Lang (Lang Công), Cao Biền (Cao Vương) và Tả Ao gắn với Lễ hội Nam Trì (hay Lễ hội: Bảo, Lang, Biền). Trong danh sách 7 vị thần thờ ở đền Nam Trì (3 vị trên và 1 vị phu nhân Lữ Gia và 2 vị phu nhân Cao Biền) thì vị thứ 7 là Nguyễn Lang nhưng thực tế ở Nam Trì thì chỉ biết vị thứ 7 là Tả Ao chứ không biết Nguyễn Lang là ai.

    Theo lịch sử và thần tích thờ tự đền Nam Trì thì khi Tả Ao giúp dân làng lập lại làng, chuyển chùa, đền thờ về phía Tây Nam; nhớ công ơn Tả Ao dân làng Nam Trì đã tôn Tả Ao là vị Bản cảnh Thành hoàng và thờ cùng tam vị Thượng đẳng phúc Thần từ đó đến nay. Hiện trong đền Nam Trì có câu đối của Tả Ao tả về địa lý, phong thuỷ làng Nam Trì: Tây lộ khê lưu kim tại hậu - Đông giang thuỷ tụ mộc cư tiền nghĩa là phía tây của đường làng có dòng nước chảy, phía sau của làng là hướng Tây Bắc (hướng tây bắc hành kim) - phía đông làng có sông nước tụ làng nhìn về hướng đông nam (hướng đông nam hành mộc).
    [/spoil]

    Ở bất kỳ tỉnh thành, địa phương nào từ những thành phố lớn cho đến các thôn quê, từ đồng bằng cho đến cao nguyên, vùng sâu vùng xa hay vùng nông vùng gần, từ đồng trống cho đến bụi rậm...luôn có lưu truyền những chuyện kể, truyền miệng bí ẩn, ly kì...

    Qua topic Rắn bự và topic Nhà cũ nhận thấy nhu cầu về những chuyện như vậy của ae Box50 nên mình mạn phép trước xin phép bề trên, sau xin phép các thánh tiếp đó xin phép anh hùng hào kiệt của GVN mở toipc này cho mọi người cùng chia sẻ và thảo luận.

    Topic tập hợp những chuyện truyền miệng ở Việt Nam và chỉ ở Việt Nam, không lấy truyện từ mấy tiểu thuyết, sách ma rẻ tiền mà chỉ là những chuyện được kể, đồn đại phương nếu chuyện đó ae gặp phải thì càng tốt.

    Engima 2012-Bí ẩn 2012 (có phụ đề)
    [video]NGClbJq7mYU[/video]

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/9/10
  2. Eric_nguyen

    Eric_nguyen Legend of Zelda GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/1/04
    Bài viết:
    1,063
    Nơi ở:
    Somewhere I belong
    sao cụt vậy...tưởng có truyện luôn
     
  3. Warlock

    Warlock Everything's gonna be all righ

    Tham gia ngày:
    8/5/03
    Bài viết:
    1,232
    Nơi ở:
    Once upon a time
  4. hminhbao

    hminhbao Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    28/10/07
    Bài viết:
    1,079
    Nơi ở:
    BMT City
    nghe cái tên truyện quen lắm nha :-? mà ko nhớ gặp ở đâu :-? sách giáo khoa thì phải
     
  5. longnach

    longnach T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    28/3/07
    Bài viết:
    535
    Truyền Kì Mạn Lục là fanfic của Võ Lâm Truyền Kì chứ gì [-( đếch thèm đọc [-(
     
  6. Evil Spirits

    Evil Spirits Nam Vương Thư Giãn Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/10/05
    Bài viết:
    19,061
    Nơi ở:
    Hải Phòng
    Ủa tưởng truyền kỳ mạn lục Box 50 là gì , vào hóa ra ...
    Thôi REP cho ông !
     
  7. TheBlackTuxedo

    TheBlackTuxedo Samus Aran the Bounty Hunter ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/10/05
    Bài viết:
    6,292
    sặc, các bố có truyện ma quỷ gì thì vào chém đi, anh em đọc cho vui, toàn vào phát biểu làm loảng thớt của người ta không, đã + rep chủ thớt :(
     
  8. namer114

    namer114 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    18/8/09
    Bài viết:
    204
    Nơi ở:
    Đâu :-?
    cái này thì phải lão chimcò vào kể chuyện từng gặp ma cho AE nghe:'>
     
  9. Warlock

    Warlock Everything's gonna be all righ

    Tham gia ngày:
    8/5/03
    Bài viết:
    1,232
    Nơi ở:
    Once upon a time
    Để Pm gọi hồn lão Chymco_VN vào kể mới được
     
  10. Evil Spirits

    Evil Spirits Nam Vương Thư Giãn Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/10/05
    Bài viết:
    19,061
    Nơi ở:
    Hải Phòng
    Gọi nó vào đây , tôi với nó War tiếp vụ WOW lần trước .
     
  11. Chimcò_vn

    Chimcò_vn Chim Non Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/7/05
    Bài viết:
    6,448
    Nơi ở:
    SI:7
    tớ đang có hội thảo, chiều rảnh về rồi kể
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/9/10
    Warlock thích bài này.
  12. Top fool

    Top fool T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    25/5/09
    Bài viết:
    640
    Nơi ở:
    San Jose
    Thôi hai ông để cái topic yên ổn đi -___-. Ông Spirit trẻ con quá, chuyện qua hơn 2 tháng rồi mà -_____-
     
  13. chika91

    chika91 Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    31/1/07
    Bài viết:
    3,629
    Nơi ở:
    Ha Noi, Vietnam,
    Nhất đại ca :))

    Đợi thầy chym hội thảo xong anh em bắc ghế ra ngồi nghe thầy kể chuyện =p~
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/9/10
  14. 010203

    010203 Mage lực điền ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    20/3/07
    Bài viết:
    10,185
    kệ nó đi anh , Ignore cho lành [-(
    anh có chuyện phong thủy - hay ma quỷ gì kể đi 8->
     
  15. never_die312

    never_die312 Liu Kang, Champion of Earthrealm

    Tham gia ngày:
    10/12/06
    Bài viết:
    5,433
    Nơi ở:
    Nơi ra đi
    Mình vẫn nhớ hồi đi thi vào cấp 3 rơi vào đề giải thích ý nghĩ "truyền kì mạn lục"
    thằng bạn mình chốt luôn cho câu: 6 câu truyện kì bí thời kì nhà Mạn =))
     
  16. Chimcò_vn

    Chimcò_vn Chim Non Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/7/05
    Bài viết:
    6,448
    Nơi ở:
    SI:7
    nói chơi chứ truyện người còn đáng sợ hơn chuyện ma cơ ;))

    mấy hôm trước có nghe đọc truyện "Ai hát giữa rừng khuya" của Tchya ... cũng hay ;))

    ai rảnh kiếm cuốn "Kỳ án ánh trăng" cũng hay ;)) tớ có full bộ audio ;)) nghe tê tê ;))

    đang nghe bộ "Đau thương đến chết" cũng hay nhưng dài dòng quá ....
     
  17. _Gaara_

    _Gaara_ Special One

    Tham gia ngày:
    14/1/08
    Bài viết:
    1,823
    Nơi ở:
    砂漠の最後
    ^
    ^: chú có thằng bạn quý hóa thế thảo nào mới thế này =))
    @: nhà mình gần cái nghĩa trang Thịnh Liệt nên thành ra nghe chuyện ma với chuyện quỷ chả có cảm giác sất j`=))
     
  18. là lá la la

    là lá la la Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    25/6/09
    Bài viết:
    420
    Tại chuyện ma ko kiểm chứng dc! chứ chuyện người ra đường kiểm chứng dễ :D không có chuyện gì là khó tưởng tượng :D
     
  19. namer114

    namer114 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    18/8/09
    Bài viết:
    204
    Nơi ở:
    Đâu :-?
    Có ai đã đi qua bãi tha ma vào 12h đêm chưa :'> cảm giác thích lắm:'>
     
  20. là lá la la

    là lá la la Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    25/6/09
    Bài viết:
    420
    ^ thích con khỉ, lần trước quên mua bao, cuối cùng về trong bứt rứt ;))
     

Chia sẻ trang này