[CAND]Bị mạo danh và bị nhầm là... Tây

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Jaguar™, 23/9/10.

  1. Jaguar™

    Jaguar™ Sorrowful Farewell

    Tham gia ngày:
    8/4/06
    Bài viết:
    3,605
    Nơi ở:
    Đà Nẵng
    [​IMG]



    Quả là những kẻ "điếc không sợ súng" mới dám mạo danh các nhà văn nổi tiếng để lọc lừa, làm điều xằng bậy. Bởi đã gọi là nhà văn nổi tiếng, nghĩa là được rất nhiều người biết đến. Tuy nhiên, trong thực tế, dù rằng hiếm thì chuyện đáng tiếc đó đã từng xảy ra.

    Có chăng nó rơi vào thời kỳ điều kiện sống còn lạc hậu hoặc vùng dân cư hẻo lánh, nơi người dân ít có dịp tiếp xúc với sách báo, chưa nói tới việc có thể dễ dàng gặp và đối thoại trực tiếp với các nhà văn...

    Bên cạnh đó, có một "nghịch lý" khác: ở vào cái thời mà đời sống của dân ta còn nhiều khó khăn và việc tiếp xúc với người nước ngoài chưa được thường xuyên như bây giờ, thì việc một số nhà văn, nhà thơ có vóc dáng to cao còn bị nhầm là những... ông Tây, khiến họ ít nhiều bị... phiền toái.

    Chuyện nhà văn bị mạo danh

    Chuyện xảy ra vào đầu những năm sáu mươi, là khoảng thời gian mà tác phẩm của nhà văn Tô Hoài được in ra rất nhiều và ông cũng liên tục tham gia các chuyến đi thâm nhập thực tế để lấy tài liệu sáng tác.

    Và thế là, một ngày nọ, tại Nông trường Rạng Đông (Nam Định) xuất hiện một người đàn ông cầm giấy giới thiệu là nhà văn Tô Hoài có đóng dấu Hội Nhà văn Việt Nam hẳn hoi (sau xác định là dấu... củ khoai) yêu cầu Giám đốc Nông trường bố trí cho ông ta ăn ở tại đó để nghiên cứu viết sách về loài vật.

    [​IMG]
    Từ trái qua: Nhà thơ Xuân Diệu, Nhà văn Nguyễn Công Hoan, Nhà thơ Trần Dần, Nhà văn Tô Hoài.

    Rất mến mộ nhà văn Tô Hoài, tác giả cuốn truyện "Dế mèn phiêu lưu ký" trứ danh, Giám đốc Nông trường đã hồ hởi cắt cử cán bộ ngày ngày cơm bưng nước rót phục vụ "nhà văn". Có điều đặc biệt là ông "Tô Hoài" này rất thích ăn trứng (trứng gà, trứng vịt cũng vậy). Ông giải thích ăn như vậy "là để nghiên cứu loài vật ngay từ trong trứng để viết về loài vật cho dễ thành công". Tất nhiên, chẳng khó khăn gì mà Nông trường không đáp ứng được yêu cầu, sở thích của "nhà văn".

    Sự việc kéo dài được chừng một tháng thì cũng là lúc một đoàn văn nghệ sĩ, trong đó có nhà văn Tô Hoài "thật" đi công tác Ninh Bình. Rất nhanh, qua đài báo, ông Tô Hoài "dỏm" nắm được thông tin này và vị lập tức kiếm cớ chuồn ngay. Khi đi, "vị khách quý" không quên mang theo... 100 quả trứng!

    So với nhà văn Tô Hoài, nhà thơ Trần Dần (1926-1997) thuộc lứa "đàn em". Thực tế ông cũng ít xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, thành thử không phải bạn đọc nào cũng biết mặt nhà thơ. Riêng tôi có may mắn một đôi lần được tiếp xúc với nhà thơ Trần Dần, trong đó có lần đến mua sách ở quán của ông ở phố Vũ Hữu Lợi và một lần tại buổi sinh hoạt học thuật của Hội Nhà văn Việt Nam.

    Chính bởi vậy mà tôi hết sức ngạc nhiên khi, vào quãng năm 1995, ở gần khu nhà tôi (đường Bạch Đằng, phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) xuất hiện một người đàn ông dáng đi vẹo vọ, gương mặt khắc khổ và trong lúc cao hứng bia rượu, đã vỗ ngực xưng mình là "nhà thơ Trần Dần".

    Theo anh Chu Gia Huấn, khi ấy là tổ phó tổ dân phố 100 (phường Chương Dương) thì người đàn ông này cũng họ Trần, tên Dần thật. Do mắc tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy nên ông ta từng bị tù giam mấy năm. Trước đây, ông ở trong phố, song do hoàn cảnh đưa đẩy, từ giữa những năm chín mươi, ông chuyển ra ở "phố bờ sông", làm một căn nhà sát mép nước sông Hồng để trú ngụ.

    Khá nhiều người dân nơi đây nghĩ rằng ông là nhà thơ Trần Dần. Bản thân tôi từng hai lần chứng kiến cảnh ông ta xưng danh là "nhà thơ Trần Dần" và ra giọng quát nạt cán bộ phường, quận khi việc riêng của ông ta trục trặc. Có lần, tại UBND quận Hoàn Kiếm, ông đã đập bàn đập ghế to tiếng với một nhân viên khi chị này nhẹ nhàng yêu cầu ông về nhà bổ sung thêm một số giấy tờ trước khi lấy giấy chứng nhận biển số nhà do quận cấp. Vẫn điệp khúc cũ, sau khi làm căng không được, ông ta phanh áo nói ông là "nhà thơ Trần Dần" và than phiền: "Thế hệ tôi dần dần dắt nhau đi hết rồi. Còn mỗi "thằng" Hoàng Cầm, "thằng" Lê Đạt..." (khi ấy, cả hai nhà thơ Hoàng Cầm, Lê Đạt vẫn còn sống).

    Mọi người nghe vậy chỉ biết ý nhị mỉm cười.

    Vẫn theo anh Huấn, chỉ nội việc tranh cãi "nhà thơ Trần Dần" thật và "nhà thơ Trần Dần" dỏm mà chú ruột của anh, ông Sảo, nhà ở đường Đại La đã phải mất một chỉ vàng.

    Chẳng là đợt nhà ngoài mép sông của ông Dần bị giải tỏa, ông Dần phải đến ở nhờ nhà anh Huấn. Ông Sảo ở trong phố đến chơi với cháu, gặp ông Dần, hai ông xoay sang nói chuyện thơ ca và ông Dần không kiêng dè gì giới thiệu mình là "nhà thơ Trần Dần". Ông Sảo tin là thật nên thỉnh thoảng, bắt gặp một người nào có dính dáng tới văn chương, lại nói: "Nhà thơ Trần Dần ở cạnh nhà cháu tao".

    Chuyện đến tai một cậu thanh niên ở cùng phố với ông. Vốn dĩ cũng có chút quen biết nhà thơ Trần Dần "thật", cậu này lên tiếng cải chính. Hai người không ai chịu ai nên rút cục ngoắc tay cược một chỉ vàng. Cậu thanh niên bèn dẫn ông Sảo tới nhà nhà thơ Trần Dần "thật".

    Chỉ mới tiếp xúc với Trần thi sĩ, ông Sảo chịu ngay vì tầm vóc văn hóa của ông Trần Dần này khác hẳn ông Trần Dần kia. Điều lạ là, khi nhắc tới chuyện nọ, thì Trần thi sĩ cho biết là ông cũng biết chuyện có người mạo danh ông như thế. Thậm chí ông còn biết quá rõ quá khứ của bậc hậu sinh trùng tên kia nữa.

    Kể lại tất cả những chuyện đó, ông Chu Gia Huấn còn cho tôi biết thêm: Với cương vị tổ phó tổ dân phố, ông thường phải "để mắt" tới "nhà thơ Trần Dần" dỏm này mỗi độ bầu cử hoặc có sự kiện chính trị gì đó, đề phòng ông ta có những lời nói hoặc hành động gây rối, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự.

    Không biết ở dưới suối vàng, vong linh nhà thơ Trần Dần có được yên khi biết trên dương thế có người vẫn mượn danh ông để "quậy" thế kia?

    Và bị nghi là... Tây

    Theo nhà văn Tô Hoài từng kể lại thì một lần (kháng chiến chống Pháp), nhà văn Nguyễn Công Hoan cùng nhà thơ Thôi Hữu (tác giả bài thơ "Lên Cấm Sơn" nổi tiếng) rủ nhau lên Sơn Tây. Bấy giờ, Nguyễn Công Hoan đang trong Ban biên tập Báo Vệ quốc quân nên khi đi, ông ăn vận theo lối nhà binh, đầu đội mũ ca lô sĩ quan dạ tím có gắn sao vành tròn. Không chỉ vậy, kè kè bên hông là khẩu súng lục ông mượn được của Tổng biên tập Lê Tất Đắc.

    Thật rủi, hôm ấy quân Pháp từ Hà Nội kéo lên càn tới tận Phúc Thọ (nay thuộc Hà Nội). Khi Nguyễn Công Hoan và Thôi Hữu biết được điều này thì đã thấy giặc lổm ngổm trên mặt đê và đang xả súng bắn loạn vào trong làng. Dân tình hoảng sợ gồng gánh xô nhau chạy túa cả xuống bãi. Thế không đừng được, Nguyễn Công Hoan cũng theo mọi người chạy về hướng đó.

    Khi bóng giặc đã lùi xa thì cũng là lúc người dân thấy nghi nghi cái ông có vóc dáng cao to, hông giắt súng đang chạy lẫn trong đoàn người này. Ngay lập tức, Nguyễn Công Hoan bị lực lượng dân quân xã tra hỏi, rồi giữ giấy tờ, trói gô lại. Trông vóc dáng ông, thoạt đầu họ cho là lính Tây trà trộn vào đám dân làng. Sau rồi chuyển hướng sang cho ông là... Việt gian. Trong tình thế nước sôi lửa bỏng ấy, bị nghi thế này thì nguy quá - nhà văn Nguyễn Công Hoan lo lắng. Cũng may là mọi sự sau rồi cũng được làm ra nhẽ...

    Kể lại chuyện này cho anh em trong đơn vị nghe, nhà văn Nguyễn Công Hoan mủm mỉm cười: "Từ giờ thì cạch không dám... đeo súng nữa!".

    Vì sống đơn côi không vợ con chăm sóc, nên sinh thời nhà thơ Xuân Diệu rất ý thức về việc ăn uống. Với ông, dù khó khăn thế nào thì cũng phải đảm bảo đủ dinh dưỡng để có sức khỏe mà làm việc. Bởi vậy, nhìn vóc dáng cao lớn, mặt mũi nở nang và mái đầu tóc xoăn của nhà thơ, đã có không ít người nhầm ông là... người nước ngoài.

    Theo nhà thơ Chử Văn Long kể lại thì tết năm ấy, sau khi xin cho anh chuyển công tác từ Quảng Ninh về Hà Nội, Xuân Diệu đã về thăm và ăn tết tất niên với gia đình anh ở xã Vạn Phúc, Thanh Trì. Cùng đi với ông có cây bút trẻ Phạm Gia Bình.

    Bởi đang giai đoạn thời chiến, nên với tinh thần cảnh giác cao độ, tổ dân quân xã Vạn Phúc sau khi phát hiện người lạ vào nhà anh Long đã lập tức đến yêu cầu cho xem giấy tờ tùy thân.

    Bấy giờ Chử Văn Long còn đang chạy quanh hàng xóm để mua thêm ít thực phẩm. Về đến đầu ngõ, nghe anh em to tiếng, anh vội lách vào thì chứng kiến cảnh nhà thơ Xuân Diệu đang lôi cả nắm thẻ, từ thẻ Hội viên Hội Nhà văn đến các loại thẻ vào Văn phòng Quốc hội, vào Câu lạc bộ Ba Đình, Câu lạc bộ Quốc tế... cho mấy anh dân quân xã xem, song họ vẫn nhất định không nghe.

    Trước tình hình ấy, Chử Văn Long phải vội vàng xin lỗi Xuân Diệu và quay sang giới thiệu với mấy anh dân quân xã: "Đây là nhà thơ Xuân Diệu nổi tiếng, vẫn bình thơ trên Đài Tiếng nói Việt Nam về ăn tết với gia đình tôi".

    Nghe vậy, mấy anh dân quân nhận thấy ngay sự sai sót của mình, song họ vẫn cố tìm cách phân bua: "Giấy tờ của ông ấy chỗ thì đề là Xuân Diệu, chỗ thì đề là Ngô Xuân Diệu nên chúng tôi không nhận ra nhà thơ".

    Tuy nhiên, khi chỉ còn lại người làng với nhau, họ nói nhỏ vào tai Chử Văn Long: "Vì bác ấy trông giống ông... Tây quá nên chúng em nghi".

    Cũng tương tự trường hợp Xuân Diệu, với vóc dáng cao lớn, dáng đi lù lù, sinh thời nhà thơ Quang Dũng - tác giả của tráng ca "Tây tiến" nổi tiếng - cũng từng có lúc bị nhầm là... ông Tây. May thì là Tây... Liên Xô, mà rủi ra thì là Tây... Mỹ.

    Một lần (trong thời chống Mỹ), Quang Dũng lang thang đi tìm cảnh đẹp để vẽ tranh ở một xã thuộc tỉnh Hòa Bình. Chợt ở xã bên xảy việc bộ đội bắn rơi máy bay Mỹ. Tên phi công nhảy dù, cả huyện đang khua chiêng gõ trống đốc nhau đi lùng mà vẫn chưa tìm được.

    Thế là ngay lập tức ông nhà thơ có vóc dáng cao lớn, lại để râu ấy bị xem là... tên giặc lái Mỹ. Mọi người hò nhau quây lại bắt.

    Quang Dũng cố tìm cách phân bua rằng mình là nhà thơ và cho biết lý do ông có mặt ở đây. Nghe ông nói rành rọt bằng tiếng Việt, thoạt đầu anh chỉ huy đội vây bắt cũng hơi ngần ngừ, song trong đội có người lên tiếng:

    - Thằng này đích thị là giặc lái Mỹ chứ người Việt Nam ta có ai to cao như thế.

    Cũng theo ý kiến anh này thì hiện không ít giặc lái Mỹ biết tiếng Việt, bởi vậy, để "chắc ăn" cứ trói lại giải lên huyện là hơn. Vậy là Quang Dũng được dong lên huyện. May là hôm ấy thế nào lại có đoàn nhà báo ở Trung ương về huyện làm việc. Nghe nói bắt được tên giặc lái Mỹ, lãnh đạo huyện bèn cho mời một người thạo tiếng Anh trong số các nhà báo để lấy cung tên tù binh mới.

    Người này vừa bắt tay vào việc thì phát hiện ra, tên "giặc lái" không phải ai khác mà chính là nhà thơ nổi tiếng Quang Dũng. Anh ngạc nhiên lên tiếng hỏi: "Vì đâu lại nên nông nỗi này?". Bấy giờ Quang Dũng mới tủm tỉm cải chính: "Họ ngỡ mình là... phi công Mỹ". Đến đây Quang Dũng hài hước kết luận: "To béo quá có khi cũng... bất lợi".

    Tường Duy​
     
  2. M.O

    M.O C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/1/10
    Bài viết:
    1,826
    Nơi ở:
    yeuamnhac.com
    tây gì mũi tẹt @@
     
  3. chika91

    chika91 Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    31/1/07
    Bài viết:
    3,629
    Nơi ở:
    Ha Noi, Vietnam,
    nhầm, em thấy tướng mạo Quang Dũng mũi cao vượt mặt, tẹt mà ngon cơ 8-}
     
  4. australian

    australian T.E.T.Я.I.S Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    9/11/05
    Bài viết:
    539
    mũi tẹt, tóc đen, mắt híp >_?, sao lại nhầm được nhỉ
     
  5. F4tb01_vn

    F4tb01_vn C O N T R A

    Tham gia ngày:
    26/7/09
    Bài viết:
    1,994
    Thời ngày xưa ,bà con làm gì có tv ,sách báo mà biết mặt "Tây" nó như nào ,nghe tuyên truyền là Tây thì to lắm nên hiểu nhầm ! :))
     
  6. rekkhan

    rekkhan Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    22/7/05
    Bài viết:
    1,302
    nguyễn công hoan nhìn giống pháp thật đấy nhỉ :))
     
  7. DW_man

    DW_man Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    3/9/08
    Bài viết:
    344
    Tin này hình như mình có đọc cách đây rất lâu trên báo ANTD rồi ,nhớ có đoạn ông nào giả danh tô hoài rồi lấy trứng ga,vịt gì đó ;))
     
  8. Coldstream

    Coldstream C O N T R A

    Tham gia ngày:
    8/8/08
    Bài viết:
    1,857
    Nguyễn Công Hoan ở quê tớ nè, cách nhà tớ có 100m :))
     

Chia sẻ trang này