[SGTT]Tại sao gọi chúng tôi là “nỗi nhục quốc thể"?

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi phananh1988, 9/12/10.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. phananh1988

    phananh1988 C O N T R A

    Tham gia ngày:
    21/4/08
    Bài viết:
    1,631
    SGTT.VN - Nhân đọc loạt bài "Lấy chồng xa xứ" đăng trên SGTT, bạn đọc Trần Thị Nguyên đã có bài viết phản hồi. SGTT xin đăng ý kiến này.

    Tôi là một trong 40.000 cô dâu Việt trên xứ Hàn. Dù trong hay ngoài nước, ở đâu chúng tôi cũng bị báo chí và dư luận lên án. “Ô nhục”, “món hàng mất giá”, “khinh rẻ”… là những từ thường dùng nhất để nói về chúng tôi.

    Chúng tôi đã khiến bao người Việt trong hay ngoài nước cảm thấy xấu hổ!

    Tôi và nhiều cô dâu khác không được học hành tới nơi tới chốn, nhưng cũng còn khá hơn nhiều chàng trai làng khác. Tôi sợ hãi ngày mình sẽ ở cùng nhà với những thanh niên ít học, rượu chè, cờ bạc và thô lỗ. Tôi cũng không muốn gia đình tôi mãi mãi chỉ là một túp lều mà cả đời lao động vất vả cũng không thể làm nó khang trang hơn.

    Ai sẽ cứu vớt tôi ngoài chính tôi?

    "Lấy chồng Hàn Quốc rồi, tôi ngộ ra nhiều điều. Dù cách thức đi đến hôn nhân không tốt nhưng tự trong tâm thức người chồng hay vợ đều đã tìm kiếm và mong ước được yêu thương". Trong ảnh là một đám cưới Việt - Hàn (ảnh chỉ mang tính minh hoạ).

    Trước cuộc phiêu lưu, tôi biết trước con đường sẽ vô cùng vất vả. Trước khi được "chấm", chúng tôi bị nhìn ngắm, thậm chí bị sờ mó như những món hàng. Tôi những tưởng đây là cơ thể tôi, tôi nhịn nhục để thay đổi cuộc đời nhưng hóa ra không phải vậy. Cơ thể tôi dường như là sở hữu của mọi công dân Việt Nam! Thế nên tất cả mọi người đùng đùng nổi giận, lấy làm nhục nhã vì cơ thể tôi bị người khác nhòm ngó, chọn lựa. Trong khi trước đó, tôi bị vùi dập bởi những người đồng hương thì mọi người cho đó là chuyện bình thường.

    Những người con gái quê miền Tây như chúng tôi bị coi là "nỗi ô nhục quốc thể" từ việc chúng tôi bị người nước ngoài kén vợ. Chúng tôi còn cảm thấy mọi người ít nổi giận vì chúng tôi ngu ngốc trở thành hàng hóa mà thật ra cơn phẫn nộ chính của mọi người xuất phát từ việc chúng tôi cam tâm lấy chồng ngoại và rời bỏ quê hương xứ sở. Nhưng ai sẽ cứu vớt cuộc đời tôi?

    Lấy chồng Hàn Quốc rồi, tôi ngộ ra nhiều điều. Dù cách thức đi đến hôn nhân không tốt nhưng tự trong tâm thức người chồng hay vợ đều đã tìm kiếm và mong ước được yêu thương. Nó gắn liền và dần dần hòa hợp chúng tôi. Tôi biết tình hình các cô dâu Việt ở Hàn Quốc hay Đài Loan tuyệt đại bộ phận là tốt đẹp hoặc bình thường! Tôi nghĩ là có một tỉ lệ khoảng 10 % cô dâu gặp khó khăn và chừng 200 trường hợp “nguy hiểm” trên tổng số 160.000 phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc và Đài Loan.

    Nhưng đừng nghĩ người Hàn hay Đài Loan phân biệt chúng tôi. Chính tôi được nhiều bạn Hàn giúp đỡ và chia sẻ. Ở nơi công cộng, người Hàn không phân biệt được tôi là người nước ngoài. Con cái tôi được no ấm, học hành và có một tương lai tươi sáng. Đặc biệt, chúng được sống trong một môi trường văn hóa – xã hội mà ở quê tôi có nằm mơ cũng không thấy.

    Tại sao lại gọi chúng tôi là “nỗi nhục quốc thể”?

    Chính người Việt mới là luồng dư luận làm chúng tôi khổ sở, ưu tư. Tôi đã gặp may khi có được cuộc sống bình thường. Nếu như chẳng may gặp tình huống xấu hơn thì tôi cũng cố xoay sở được. Tôi không thiết gì số phận của mình. Tôi quyết tâm tìm kiếm một cuộc đời khác, dù phải trải qua cực khổ bao nhiêu tôi cũng chịu được.

    Xóm tôi có hơn 100 cô dâu có chồng Hàn Quốc, Đài Loan. Nó lan tỏa dần dần và ngày càng rộng ra. Lan đến đâu, nhà ngói, vườn tược xanh tươi đến đó. Tôi đã hết sức làm một nàng dâu tốt, chẳng lẽ gia đình chồng lại không rộng mở với tôi? Tôi nghĩ điều này cũng bình thường. Đôi khi, cả họ hàng nhà chồng tôi kéo về Việt Nam đi du lịch và thăm quê tôi. Ai cũng ấn tượng với phong cảnh thiên nhiên, thức ăn và nhất là dân quê mộc mạc chúng tôi.

    Chúng tôi lấy chồng nước ngoài trong khuôn khổ luật pháp Việt Nam và quốc tế. Chúng tôi đã giữ gìn danh dự của một cô dâu, một người Việt Nam với cộng đồng người Hàn Quốc. Chúng tôi đã lan truyền tên gọi Việt Nam, thức ăn, phong tục tập quán của người Việt vào tận vô số những gia đình xa lạ kia. Chúng tôi đã, đang và sẽ góp phần xây dựng Việt Nam tốt đẹp hơn, đa dạng hơn. Với con số 160.000 và còn hơn thế nữa, chúng tôi sẽ xây dựng một thế hệ vừa khác biệt vừa rất Việt Nam.

    Vậy thì tại sao mọi người lại gọi chúng tôi là “nỗi nhục quốc thể”?

    http://sgtt.vn/Thoi-su/134189/Tai-sao-goi-chung-toi-la-“noi-nhuc-quoc-the.html
     
  2. ATiệp

    ATiệp C O N T R A

    Tham gia ngày:
    7/7/09
    Bài viết:
    1,596
    sau bài báo này mình mới biết họ từng bị gọi như vậy :-?
     
  3. Tia Sáng

    Tia Sáng Zack Snyder =thất bại của Holyweed Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/11/10
    Bài viết:
    11,178
    Nơi ở:
    Viện Tâm Thần
    Thằng ngu nào gọi như vậy ?
     
  4. Catnarok

    Catnarok Cat of high place

    Tham gia ngày:
    27/10/08
    Bài viết:
    5,701
    Nỗi nhục quốc thể thì mới nghe, nhưng mà
    thì đúng là vậy mà :|
     
  5. cuonglongzero

    cuonglongzero Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/8/04
    Bài viết:
    3,402
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh City
    2 cụm "nỗi nhục quốc thể" với "hàn quốc" đi chung với nhau làm mình liên tưởng đến bọn Em là F :-??
     
  6. quangnamha102

    quangnamha102 C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/7/06
    Bài viết:
    1,804
    bây giờ mới biết cái này :| .
     
  7. Tia Sáng

    Tia Sáng Zack Snyder =thất bại của Holyweed Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/11/10
    Bài viết:
    11,178
    Nơi ở:
    Viện Tâm Thần
    Chắc đây là sự sáng tạo của nhà báo. :-j.
     
  8. tuan_hope1991

    tuan_hope1991 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    5/9/08
    Bài viết:
    1,036
    giờ mới nghe, thế trước đó đứa nào nói giơ tay mau!
     
  9. black_cat1

    black_cat1 Glory to Mankind Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/12/04
    Bài viết:
    21,218
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Cái này hình như ko phải trong nước mà là từ người Việt Nam ở nước ngoài.

    Dù biết có những người hôn nhân mĩ mãn hạnh phúc nhưng vẫn ko thể phủ nhận 1 sự thật là trong mắt bọn Tàu và bọn Hàn thì gái Việt Nam dễ dụ, dễ lấy như một món hàng rao ngoài chợ vậy.

    Mà lạ là vào trong Nam tớ được các anh chị ở đấy nói cho nghe là toàn gái miền Tây đi lấy chồng Hàn.
     
  10. Cú đấm thép

    Cú đấm thép Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    22/10/09
    Bài viết:
    828
    Trước nghe đâu đó nói nhắc đến VN thì bọn Hàn dễ liên tưởng đến các cô gái vợ của các ông già không lấy được vợ bản xứ.
    Có thể họ không bị kì thị, khinh rẻ ra mặt, nhưng bị xem là thấp kém hơn thì chưa chắc không có.
    Hoa hậu thì đi lấy đại gia TQ, gái nghèo miệt vường thì lấy Hàn, Đài.
    TÓm lại nhục ở đâu là cái nhục chung chung, là vì nước mình nghèo, nên có 1 tầng lớp bị xem như món hàng cho người ta lựa chọn chứ chả phải nói các cô đó trực tiếp tạo ra nỗi nhục.
     
  11. cafeda01

    cafeda01 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    1/5/05
    Bài viết:
    321
    Mới nghe lần đầu :| .Hoàn cảnh chứ chẳng ai muốn "tha hương cầu thực ,lập thân xứ người" cả .
     
  12. VAW7

    VAW7 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    20/12/09
    Bài viết:
    162
    Chính xác, hết 80-90 % người lấy chồng Hàn là gái miền tây.
     
  13. Catnarok

    Catnarok Cat of high place

    Tham gia ngày:
    27/10/08
    Bài viết:
    5,701
    Người quê miền Tây vốn rất nhẹ dạ và ít nghĩ sâu xa, sự thật là thế :-<
     
  14. tuan_hope1991

    tuan_hope1991 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    5/9/08
    Bài viết:
    1,036
    Có gió, chắc chắn nhà báo lại chém :"> :">
     
  15. QuaiVatToTBung

    QuaiVatToTBung Godslayer Κράτος Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/5/06
    Bài viết:
    14,737
    Nơi ở:
    A Deep Hole
    cái này thì đúng cho cái thành phần mà ham lấy chồng ngoại, còn 1 thành phần thì vì gia đình quá nghèo, lo cho gia đình nên mới lấy chồng ngoại được 1 phần chi phí trang trãi cho gia đình thôi. Sao tụi nhà báo cứ thích xoắn chung chung thế nhỉ:-<
     
  16. VAW7

    VAW7 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    20/12/09
    Bài viết:
    162
    dốt văn nên lấy bài báo này thay lời :)
    Mã:
    http://www.phunuonline.com.vn/2010/Pages/ky-cuoi-sa-mac-nong-thon.aspx
    đọc đã lâu nay mới có dịp để đưa lên :D
    PN - Trên chuyến xe từ TP.HCM đi Cần Thơ rồi về Cà Mau, sau đó trở lại về TP.HCM, dù đi xe Mai Linh hay Phương Trang, tôi cũng chỉ được xem độc một món ở chiếc ti vi trong xe: hài kịch.

    Dân miền Tây, nói rộng ra Nam bộ, thích vui cười, chơi cái gì rộn rã, dễ hiểu; tính cách đậm đặc của họ, đàn ông cũng như phụ nữ, là phóng khoáng, thương người, nghĩa hiệp - những bản sắc di truyền từ những lưu dân đi khẩn hoang một thuở. Nhưng, tôi vào miền Tây, ám trong mình cụm từ “nhức nhối” nhiều vấn đề xã hội mà thời gian qua báo chí, dư luận liên tục lên tiếng, và tự hỏi không biết các cây bút văn chương miền Tây nghĩ gì về chuyện đó, bởi tôi cạn nghĩ: Hình như mảng tối ít xuất hiện và hắt bóng vào trang viết của họ?

    Nhà văn Phan Trung Nghĩa dẫn tôi về nhà anh ăn cơm. Anh còn có ngôi nhà từ đường dưới quê, là chỗ anh sẽ quay về lúc hưu trí. Nhà cửa cũng thường, nhưng tôi đặc biệt chú ý, là anh thích ngồi bệt xuống đất ăn cơm và trước khi ăn, anh bới thêm một chén, bỏ thức ăn lên đó. “Dành cho ông già tao”. Ông già anh mất đã lâu.

    Tôi đem cái day dứt đó tỏ bày thì gặp ở anh chút trầm tư, một chút thôi. Tôi cho rằng, đạo đức khuôn phép gia đình Nho giáo, theo lưu dân vào đây, đã “giãn” ra. Anh gật, nó “giãn” để phù hợp với vùng đất mới, nhưng không thay đổi về bản chất, bối cảnh xã hội nó tự thêm vào cho phù hợp mà thôi. Tôi hỏi: “Vì sao thời gian gần đây, bạo hành gia đình nổi lên liên tục ở ĐBSCL, rồi nạn con gái miền Tây lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan nhiều nhất nước, đi làm nghề này nghề nọ đông đảo để bị thiên hạ cười chê?”. “Nạn đó của cả nước, riêng gì miền Tây, cho nên có gì đâu mà đáng báo động”. “Nhưng phải lý giải chứ không thể xem thường. Bạo lực gia đình xảy ra liên tục mà không ai lên tiếng, ngay cả những vụ việc lớn xảy ra gây chấn động dư luận, thế nhưng đến bây giờ vẫn chưa có những trung tâm ứng cứu khẩn cấp lập ra?”. “Tất nhiên, nhưng đừng coi nặng nề. Như dòng họ tao, đã qua năm thế hệ, vẫn giữ được gia phong. Ông nội tao vào đây, vũ khí lợi hại đem theo là truyền thống đạo đức gia đình. Người xứ này nhẹ dạ lắm, có thời kỳ đạo giáo nổi lên quá trời. Mới đây, cháu tao lấy chồng Đài Loan. Nó tự nguyện hy sinh cho gia đình, bởi cha mẹ nó đều cực khổ”.

    Khi anh Nghĩa khẳng định: “Không, nông thôn không có gì thay đổi lớn đâu. Cái đáng lo là mai một bản sắc”, tôi đã hỏi: “Có hay không bản tính căn cốt trượng phu, hào hiệp của đàn ông miền Tây đã mai một dần theo thời gian? Nếu có, cứu cách nào?”. “Có đấy, nhưng chịu. Tôn vinh gia đình là cách duy nhất để cứu vãn những gì tốt đẹp nhất. Tao nhớ chuyện ông sui của ông già tao, có đứa con ăn cắp con vịt hàng xóm, mẹ nó biết được, bắt để con vịt trên đĩa, mang qua trả lại và xin lỗi. Hiện nay có những vấn đề mà pháp luật không đụng tới được, thì phải dựa vào gia đình thôi”. “Nghĩa là nông thôn miền Tây trong anh nguyên vẹn, không như Cánh đồng bất tận? “Đúng, tất nhiên nó đã thay đổi, nhưng nó diễn ra từ từ, do nhiều nguyên nhân, chứ không phải “nổ cái đùng”. Nó sẽ lên đến đỉnh điểm như Cánh đồng bất tận, của Nguyễn Ngọc Tư, nếu không cứu vãn. Cánh đồng bất tận là siêu hiện thực, có ý nghĩa cảnh báo, chứ người phụ nữ miền Tây không phải vậy. Tất nhiên, họ sướng hơn phụ nữ miền Trung, nhưng thua miền Trung đức hy sinh, chịu thương chịu khó. Họ cam chịu ư? Hãy xem lại đàn ông miền Trung. Đàn ông Nam bộ không gia trưởng như người ngoài kia. Họ giận đó rồi thương đó, gây nhau rồi nhậu với nhau, không thù vặt ghim guốc trong bụng, nên vợ họ hiểu và không thèm chấp làm gì”.

    Tôi nói: “Anh đã 50 tuổi, là thế hệ cuối cùng giữ nếp gia phong có từ thời khẩn hoang, là người “muôn năm cũ”. Con cái anh sẽ khác”. Anh ậm ừ. Với anh, ngày xưa, tổ tiên là máu thịt, không yêu ngày xưa thì làm sao hiểu bây giờ.

    Tôi đem chuyện này kể lại với nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, cô gật. “Anh Nghĩa yêu làng quê lắm”. Ngọc Tư trả lời tôi như viết tạp văn, từ từ, thong thả, như đang kể chuyện, dừng lại để nhớ. Tôi nhớ trong Cá tính miền Nam, ông Sơn Nam từng cảnh báo rằng, đừng nghĩ ĐBSCL được ưu đãi như nhiều người nghĩ. “Cơ cực có từ xưa chứ không phải bây giờ đâu. Ngay cả bạo hành gia đình, lúc còn nhỏ, đã thấy rồi. Càng ngày càng nhiều, là do đạo đức xuống cấp, rồi thông tin bây giờ dễ dàng khiến người khác biết đến”.

    Hôm qua, tôi hỏi anh Nghĩa, mảng tối ít được biết đến trong văn học ĐBSCL, anh Nghĩa lý giải là do nhiều nhà văn xem đó là việc của báo chí, rồi cả việc sách in ra phát hành khó khăn. “Em nghĩ nhà văn chưa tha thiết, bức xúc với nông thôn. Với em, nếu có đề tài, em viết ngay, không ngại gì cả. Văn học khác báo chí là hướng đến số phận chứ không phải sự kiện. Bây giờ đề tài nông thôn, viết mới là hơi khó”. Ngọc Tư cho rằng, gái miền Tây bây giờ khác xa thế hệ mẹ mình, từ quan niệm về hôn nhân đến nữ công gia chánh, mẹ em giỏi nhẫn nhục, thêu thùa, chứ đến em là hết rồi. Tôi quay lại với chuyện những mảnh đời con gái miền Tây, đi qua vùng miền nào cũng có, người ta kết luận là do đói nghèo, ít học, nhưng nơi khác khá hơn, có chữ hơn, vẫn làm bậy, thì sao?

    Tôi kể cho Nguyễn Ngọc Tư, ngoài miền Trung, nhiều năm qua, tộc họ thi nhau làm hương ước, quy ước. Trong tộc, ai làm điều bậy bạ, thì nếu gia đình khuyên răn không được, sẽ bị ông tộc trưởng la rầy, bí quá mới mời đến chính quyền. Cô cười ngặt nghẽo: “Trong này không có đâu. Nghe nói ông trưởng họ là đã buồn cười”. “Một cô gái miền Trung, khi vào Sài Gòn làm ăn sẽ dành dụm, tìm cách đưa em vào, lo cho nó ăn học, còn miền Tây thì chuyện đó không nhiều…”. “Gái miền Tây đi đâu cũng gặp, không phải nghèo đâu, miền Trung nghèo hơn chứ, tất cả là do họ có máu phiêu lưu, không coi điều gì là quan trọng cả. Tất nhiên đây là giả thuyết”. “Có phải do họ không siêng năng? Họ không chịu làm công nhân, tháng hai triệu, mà làm chuyện khác nhanh lấy tiền hơn, vậy hiểu thế nào?”. “Có lẽ do ràng buộc đạo đức thoáng hơn. Ví dụ trong xóm có người lấy chồng Tàu, Hàn, cũng chẳng ai nói chi. Nó lên thành phố, về nói làm công nhân, xóm thì biết thừa nó làm nghề kia, nhưng họ cũng chẳng chê bai”.

    “Vậy hiểu danh dự, nhân phẩm là thế nào?”, tôi hỏi Nguyễn Ngọc Tư. “Em có mấy đứa bạn gái, mục tiêu đặt ra là tiền thì phải làm mọi cách, bất luận phương tiện gì. Danh dự, vấn đề là không phải ở cô đó mà là ở cộng đồng. Người ta không nói gì, mình không bị khinh rẻ ở cái nơi mình ở thì việc gì mình áy náy. Còn cam chịu à? Thời mẹ em chưa có cơ hội vùng lên, cởi mở với thế giới thôi, biết đâu nếu có, họ còn mạnh mẽ hơn mình”.

    Tôi đã đọc truyện ngắn lẫn tạp văn Thư gởi ông Sơn Nam của Tư, trong đó có thể nói cô đã dũng cảm chỉ ra mảng tối ở quê mình. Tôi phục. “Em quan niệm về làng quê khác anh Nghĩa. Ở đó, cái tốt và cái xấu đang vật lộn nhau. Nó như đất, như cây, cái gì cũng thoái hóa”. “Có nhà văn nói nông thôn là tường lũy cuối cùng để bảo vệ đạo đức truyền thống”. “Vậy thì theo em, tường lũy đó đang vật vã, chuẩn bị sập. Cái gì cũng thoái trào, mà biết đâu nó sập để lại mọc lên cái tốt hơn”. Trong cuộc tranh luận với anh Nghĩa, anh cho rằng, nông thôn loạn là do nuôi tôm, quẫn với tiền, được mùa cũng hư, mất mùa càng nản, đâm ra rượu chè nặng, rồi ồn ào gia đình hàng xóm. Tôi nói, do con người chứ không phải con tôm. Người miền Tây không chuẩn bị tư thế “vỡ trận”, lâu nay sống khỏe do thiên nhiên ban tặng quá nhiều, nay mọi thứ đã cạn kiệt, co cụm, họ bí thế, trong khi do không chịu đựng được sự tằn tiện, nghiến răng vượt khó, nên họ chọn cách hành xử, hoặc thả cho chim trời cá nước, hoặc đi ngang đi tắt cho nhanh. “Em ghét làm tôm, bởi cảm giác người nông dân với đất không còn nữa. Đất mênh mông, sổ đỏ thì nằm ngân hàng. Con người sống dưới tán cây khác người sống ở sa mạc về tâm thế. Nông dân bây giờ đang sống ở sa mạc, không có cảm giác đất, như cầu thủ không có cảm giác bóng. Đất đâu có được cày mà có dinh dưỡng. Đất cũng cần ăn. Bây giờ nó đâu có cái để ăn nữa. Làm tôm dễ kiếm tiền, nhưng không bền”…

    Hai con người cùng viết văn, có thể xem là hai thế hệ, hai giới khác nhau, nhưng xem ra, dẫu có cùng một con đường, mà suy nghĩ của họ về quê mình khác nhau. Tôi là thằng viết báo xứ xa, nghe vài điều như vậy, chợt nghĩ, cuộc sống luôn đi tới, cái gì hợp lý sẽ tồn tại, nhưng có cái không giữ rồi sẽ mất. Sự điều chỉnh, bảo vệ những gì tốt đẹp, không lẽ bây giờ chỉ trông vào “nếp nhà”, khi ai cũng thừa nhận rằng đạo đức gia phong đang có vấn đề?
     
  17. parkangzu

    parkangzu Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    2/8/07
    Bài viết:
    221
    Nơi ở:
    Manchester United
    sao k có chuyện nước mình sang đấy chọn vợ hàn nhỉ :-s

    SNSD,T-ara.Kara.4'.2ne1... chọn e nào đây \:d/
     
  18. zenky80

    zenky80 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    20/9/07
    Bài viết:
    237
    vâng cái gọi là "nỗi nhục quốc thể" này một năm gửi usd về VN còn nhiều hơn GDP của một vài tỉnh đấy :))
     
  19. zero 7090

    zero 7090 Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    20/5/05
    Bài viết:
    4,281
    vì không có đủ tiền
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này