Lâu quá không đụng vào thời chiến quốc Nhật Bản nên tên họ bị nhầm lẫn, mai mốt ra Shogun 2 chơi lại chắc kiếm điển tích từng ông đọc lại cho nhớ
nói về khốc liệt mưu mô thủ đoạn thì chiến quốc của trung hơn nhật nhìu,thời chiến quốc của nhật tương đương với thời tống, nguyên, minh của trung quốc hay seo ấy
Mỗi thời có 1 cái hay riêng của nó, riêng mình không thích bọn TQ lâu lâu làm phim là thay đổi tư tưởng xoành xoạch, với tư tưởng phong kiến TQ thời Xuân Thu nặng nề quá nên mình không thích lắm. Coi chiến quốc NB tư tưởng phóng khoáng kiểu giang hồ, anh hùng lãng tử, chủ tớ đều công minh nên coi phim thấy thích hơn, coi để biết thêm sức mạnh NB đã bộc phát khá lâu chứ không phải từ sau 1945 nước bại trận thành cường quốc như SGK mình tuyên truyền.
Nhật thì bắt đầu từ thời minh trị đổi mới hoàn toàn có tàu chiến súng ống thần công nói về nền văn minh thì nhật hơn trung quốc nhìu nhưng nói về mưu kế thâm nho thì nhật ko sánh kịp với bác khựa roài
Thật ra lúc Hydeyoshi lên nắm quyền thì Nhật đã mạnh lắm rồi, đem quân đánh Triều khiến buổi đầu Vua quan chạy không kịp nghỉ, may mà có viện quân nhà Minh mới đối chọi lại được. Lúc đó mà Nhật dọn xong Triều làm bàn đạp đánh TQ thì có lẽ lịch sử đã khác đi nhiều.
thực chất đến đời minh trị thì mới có Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất Khẳng định trách nhiệm của mình với nội vụ Triều Tiên, năm 1894, Hải quân Đế quốc Nhật Bản phát động cuộc Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất chống lại Trung Quốc. Vì thiếu ngân quỹ và vì chương trình tập trung phát triển hải quân của Nhật Bản, hạm đội Bắc Dương một thời hùng mạnh trở nên lỗi thời. Trong trận sông Áp Lục (1894), Hạm đội Bắc Dương đã chịu tổn thất nặng nề vì các đòn tấn công bất ngờ và sự thua kém về trang bị của nó, và cuối cùng bị tiêu diệt tại Uy Hải Vệ. Các cố gắng nhỏ nhoi để tái xây dựng hạm đội được thực hiện sau chiến tranh, nhưng Hạm đội Bắc Dương không bao giờ giành lại được tầm quan trọng như cũ nữa.
Thời Xuân Thu Chiến Quốc này có nhiều câu nói bất hủ, điển tích, điển cố nhất trong lịch sử Trung Quốc. Sau này trở thành câu văn nói trong ngôn ngữ của Trung Quốc luôn đó. Trailer hoành tráng vãi, mà không hoành tráng thì không phải Trung QUốc, phim cổ trang nào cũng thấy đông kinh.
Theo chuyện kể của bạn này với comment của Zainor Dean, ngồi search ra được đoạn chi tiết hơn, đọc cũng hay :). http://my.opera.com/labatluong11026668/blog/pham-lai
Mấy bạn cứ ra đường hỏi những người tầm 30 tuổi trở lên xem nói tới thời Chiến Quốc thì họ nghĩ tới nước nào? Bộ sách Xuân Thu Chiến Quốc đã ảnh hưởng vùng Đông Á cả ngàn năm nay. Chỉ mới thời gian gần đây nước Nhật mới PR thời chiến quốc của họ bằng phim và game. Xin lấy VN ra làm đối tượng so sánh 1 chút để làm rõ tầm vóc của nước Nhật qua các thời kì. Nói về chiến quốc, VN không thiếu. Từ loạn 12 sứ quân, Lê - Mạc phân tranh, Trịnh - Nguyễn - Tây Sơn, nhân vật cũng không hề thiếu. Đáng tiếc là công nghiệp game và phim của chúng ta chỉ mới phát triển, người trẻ thuộc tên danh nhân Nhật nhiều hơn danh nhân Việt. Nói về sức mạnh đối với nước ngoài, Nhật cũng giống VN, thời tiền công nghiệp gần như không đụng tới TQ, đánh Triều Tiên là hết. Nhật cũng nhờ biển mà ít phải tốn công chống Khựa. VN trong thời gian đó ngoài mở rộng xuống phía Nam, đã có những thời kì xưng bá với các nước Đông Nam Á, so với Nhật đánh Triều Tiên có thể so sánh được. Thời kỳ Lê Thánh Tông (1460-1498) : nước việt nam bắc giáp Quảng Tây, Nam giáp Khmer, đông Giáp biển, Tây giáp Sông Irrawady (nằm trên lãnh thổ Myanmar ngày nay). từ bắc xuống nam dài nhất là 1200km. từ tây sang đông dài nhất là 3500km. Thời kỳ Minh Mạng (1809-1830) : nước việt nam bắc giáp Lưỡng Quảng, tây giáp sông Mekong, Đông Giáp biển, Nam đến mũi cà Mau(lúc này đang sở hữu 2/3 nước Lào ngày nay, 1/3 nước Campuchia ngày nay). chiều dài bắc nam dài nhất là 1800km. chiều rộng đông tây là 800km. xem chi tiết hơn ở đây http://lichsuvn.info/forum/showthread.php?t=13794 Nước Nhật chỉ thật sự bứt phá sau thời Minh Trị. Từ lúc đó, nhờ nền công nghiệp hiện đại, họ mới bắt đầu đánh được TQ. Lần bứt phá thứ 2 là sau năm 45. Tóm lại là đừng phán xét lịch sử hay so sánh này kia nếu chỉ mới chơi game và xem phim.
Series Tam Quốc 2010 diễn viên vào giai Gia Cát Lượng tệ quá, xem đến trận Xích Bích chán. Tam thập lục kế của Tôn Tẩn không phải của Tôn Tử. Tôn Tử có 13 thiên binh pháp Rất thích thời Chiến Quốc và Tam Quốc phim mong đợi của mềnh trong năm 2011 đây
Đây quả là điều đáng rất đáng tiếc , mình rất mong 1 ngày xuất hiện trên TV thật nhiều bộ phim về lịch sử của Việt Nam , về anh hùng thời nước ta còn là Đại Việt , hy vọng sau khát vọng Thăng Long sẽ có nhiều hơn phim dạng này để xem :-* .
36 kế ko phải của Tôn Tẫn , mà là tổng hợp từ mưu kế của binh gia và quân sự mưu lược học từ thời cổ đại của TQ. Binh thư của Tôn Tẫn thì có Tôn Tẫn Binh Pháp , trong phim này chắc chắn sẽ có nói đến...
chiếu phim lịch sử mà cứ kiểu như tây sơn hào kiệt thì cũng chẳng ai xem vì no có quá giống cải lương
Bởi vậy mình mới lấy Khát vọng Thăng Long ra làm ví dụ , phim phải có chất điện ảnh xem hấp dẫn hơn , cũng 1 phần vì giới trẻ mình bây giờ đều đa phần không thấy hứng thú với cải lương , tuồng chèo - những loại hình nghệ thuật rất đẹp của dân tộc , nói đến đây thì lại phải tự kiểm điểm lại mình rồi :( .
khát vọng thăng long thì đỉnh cao của phim lịch sử vn làm từ trước đến giờ roài ko phải bàn nữa,còn phim để truyền hình để chiếu trên tv thì chắc còn tệ hơn cả tây sơn hào kiệt nữa đấy tốt nhất ko mong
CN game và phim của mình có phát triển thì mấy cái đó cũng ko được đụng tới đâu Vì đấy đều là "chiến tranh phi nghĩa", "huynh đệ tương tàn", nói chung là cực kỳ phản giáo dục May ra thì có thời Tây Sơn là được làm, và nội dung của nó hoàn toàn có thể đoán trước được: Tây Sơn cái gì cũng tốt, Trịnh Nguyễn cái gì cũng xấu
Lịch Sử VN cũng oai hùng chẳng kém quốc gia nào, chẳng có gì là phản giáo dục, muốn biết rõ thì tìm đọc thêm. Các bạn chỉ biết lịch sử qua phim ảnh mà lên phim ảnh thì cái gì không đẹp không hay. Bất cứ triều đại nào ở bất cứ quốc gia nào từ trước đến nay đều có 1 công thức chung là đều được xây dựng lên từ xương và máu. Topic về phim Chiến Quốc lạm bàn qua sử VN rồi
Có gì mà không dám làm hã bạn, chiến tranh phi nghĩa huynh đệ tương tàn bọn tàu khựa làm đầy ra đấy, dân mình xem vẫn tung hô rầm rầm có mấy ai phê phán cái gì mà phản giáo dục đâu. Tây Sơn làm phim thì ngon rồi , nhưng mỗi cái công nghiệp điện ảnh nước ta chưa so kịp với thế giới , các bạn xem thì cứ chê đầy ra ( mặc dù không hay thật) nhưng cũng nên ủng hộ khích lệ tí gì đấy ng ta mới dám bỏ kinh phí làm tiếp chứ ^^ Mà lịch sử nước mình thì được mấy cái gọi là chiến tranh phi nghĩa chứ, toàn è cổ ra chống tàu khựa. Được vài cái nội chiến như bạn Argon đã nói nhưng đâu có gì phản giáo dục, điển hình như anh hùng cờ lau Đinh Bộ Lĩnh đấy. Tiếc một điều là chúng ta chưa có điều kiện làm một phim lịch sử chất lượng vừa mắt khán giả nước nhà :)
Chiến tranh thời Tây Sơn, súng-pháo-chiến thuyền bắn nhau loạn cả ra. Kể ra làm bây giờ cũng khó . Mà mọi người thích kiểu phim lịch sử chiến tranh là đa số, chứ có vẻ ít thấy người thích những kiểu phim lịch sử khắc họa nội tâm nhân vật và kiểu đối đáp nhỉ. Có lẽ 1 phần là do diễn viên đa số đóng còn kịch quá. Lại nói về thời Xuân Thu, Chiến Quốc. Tuy có nhiều điển tích hay nhưng cũng có nhiều cái đạo đức giả bỏ mợ ra. Ví dụ như có 2 người là quan dưới triều Trụ vương sau khi bị đổ quyết ko ở đất nhà Chu ăn gạo nhà Chu trốn biệt vào rừng rồi chết đói, hay có người lóc thịt cho vua ăn sau đó vua trả ơn chậm thì dỗi cõng mẹ vào rừng rốt cuộc cả mẹ lẫn con bị chết cháy (vua đốt rừng để hù 2 người ra), hay có 1 người khác cho 1 người phụ nữ trong 1 đêm mưa gió vào ở nhờ nhưng bắt người ta phải bưng nến hết cây này đến cây khác.
thì phải có chê thì lần sau rút kinh nghiệm mới làm tốt hơn được chứ,còn phim nội tâm thì có võ tắc thiên mọi người vẫn xem đầy mà cái chính phim nội dung là quan trọng ở lời đối thoại của nhân vật và tính cách cử chỉ hành động cho nên làm rất khó đồi với vn ta