[Khác] Đã nhân bản thành công khủng long thời tiền sử

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi phananh1988, 17/1/11.

  1. valkryst

    valkryst Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    29/5/06
    Bài viết:
    797
    Nơi ở:
    The Tree of Life
    Vấn đề ở đây là protein đã được bảo tồn rất tốt. Nếu phân rã hết thì lấy đâu ra để làm xét nghiệm protein sequencing. :))

    Thực ra thì mỗi loại protein lại có mỗi chu kỳ phân rã khác nhau, mà cái này lại phụ thuộc vào từng loại amino acid cấu thành nên protein đó. Trung bình tuổi thọ chỉ tính bằng giờ, chục giờ cho đến cao lắm là ngày thôi.

    Tóm lại: chuyện protein được bảo tồn là chắc chắn. Bởi nếu không được bảo tồn thì không có mẫu để xét nghiệm. ;))
     
  2. Rytubon87

    Rytubon87 Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/6/03
    Bài viết:
    4,656
    Nơi ở:
    Việt Nam
    Sao chúng không moi từ băm hay bắc cực thì phải có lý không, tệ lắm là hổ phách chứ mần kiểu hóa thạch cho em bắn pháo bông mệt người!
     
  3. tta269

    tta269 C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/11/04
    Bài viết:
    1,660
    Tôi không bàn đến chuyện mô nó được bảo quản đến mức nào. Mô được bảo quản là một chuyện, DNA bên trong nó phân rã lại là chuyện khác chứ. Đến sinh vật sống mà DNA nó còn thường xuyên hư hỏng nữa là.

    Hơn nữa, bài báo cũng không nói là mô tìm được nguyên vẹn 100% như lúc còn sống, mà "chưa bao h tim thấy mô được bảo quản tốt thế này", tức là nó có bị tổn hại mà báo không nhấn mạnh đến vấn đề này. Kiểu như trước đây chỉ toàn tìm thấy mô 1% HP, bây h tìm thấy mô 10% HP thì là sự kiện lớn, nhưng 10% thì vẫn nhỏ quá.
     
  4. valkryst

    valkryst Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    29/5/06
    Bài viết:
    797
    Nơi ở:
    The Tree of Life
    10% còn hơn là 0%. Làm khoa học thì chỉ cần nhiêu đó là quá nhiều rồi. Thử tưởng tượng cứ 10 thí nghiệm thì có 1 thành công, tỉ lệ này là quá cao. Quá tuyệt vời so với chuyện 1000 thí nghiệm mới có 1 cái thành công. Chưa nói đến chuyện kỹ thuật thay đổi và cải tiến qua thời gian, qua đó nâng cao khả năng thành công nữa. :-j

    Bạn có hiểu bạn đang nói tới cái gì không? Mô được bảo quản toàn vẹn mà DNA lại phân rã là như thế nào? Chẳng có cái gì gọi là DNA bị hư hỏng thường xuyên cả. DNA là bản đồ gene của bạn, nó mà hư hỏng thường xuyên thì lâu lâu bạn mọc ra cái tay mới, lòi ra cái sừng mới à? :-j
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/1/11
  5. Kronpas1997

    Kronpas1997 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/02
    Bài viết:
    30,832
    Về lý thuyết, không mô mềm nào tồn tại được trong mô động vật từ thời nguyên thuỷ đã hoá thạch. Nghiên cứu của nhóm Schweitzer bài bản, đã được kiểm chưng chưa có dấu hiệu giả mạo nhưng 1, không ai hiểu tại sao lại có mô mềm trong mô đã hoá thạch 2, không nhiều người tin.

    Mà như đ/c tta269 nói, tế bào sinh vật sống còn phải sửa DNA liên tục để hoạt động nữa là đám mô nát bét hàng chục triệu năm.

    Lười kiếm đọc journal thì cứ wiki mà phi.

    http://en.wikipedia.org/wiki/DNA_repair
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/1/11
  6. valkryst

    valkryst Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    29/5/06
    Bài viết:
    797
    Nơi ở:
    The Tree of Life
    1. Lý thuyết do ai tạo ra? Con người. Con người có thể sai không? Chắc chắn là có. Nếu sai thì sao? Thì phải sửa, bất kể có phải viết lại từ đầu cả một học thuyết.

    2. Đồng ý là còn cần phải chờ kết luận thêm từ giới khoa học chính thống, nhưng chuyện không ai hiểu được tại sao chẳng hề liên quan gì đến chuyện thực sự có mô mềm trong đó cả. Nó chỉ chứng minh rằng kiến thức nhân loại là có hạn và có thể sai.

    3. Không nhiều người tin? Nhiều người cụ thể là ai? Điều này là suy diễn chủ quan và quy kết cho một tập thể, dẫn đến gây hoang mang trong dư luận.

    4. Giả dụ DNA có sai sót ở một NST nào đó (nếu "sai" cả bản đồ thì chẳng còn gọi là "loài" T-Rex nữa rồi) thì người ta vẫn có thể biết được nó sai chỗ nào và chỉnh sửa được.
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/1/11
  7. Kronpas1997

    Kronpas1997 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/02
    Bài viết:
    30,832
    Có để ý date bài báo cậu trích dẫn không? 2005. 6 năm, google thử xem có bao nhiêu bài báo khác được public xoay quanh vấn đề này? Đến cái mô là của khủng long thật hay không còn cãi nhau nữa là. Bài báo duy nhất khẳng định mô được tìm thấy là của khủng long thật lại là bài của chính người đã tìm ra cái mô đấy. Không nhiều người tin bởi đơn giản nó mới chỉ là finding duy nhất, không được phát triển thành học thuyết và được nhiều người follow.

    4, cho thấy cậu chưa đọc bài wiki trên và 5, chỉ hộ làm thế nào cái :\?
     
  8. Tia Sáng

    Tia Sáng Zack Snyder =thất bại của Holyweed Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/11/10
    Bài viết:
    11,188
    Nơi ở:
    Viện Tâm Thần
  9. tta269

    tta269 C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/11/04
    Bài viết:
    1,660
    Sửa làm sao được hả cậu :)) Đến sinh vật hiện đại, có hàng triệu hàng nghìn cá thể, muốn lấy mẫu bao nhiêu thì lấy mà lập bản đồ gene vẫn còn khó như lên giời nữa là mỗi một mẫu T-Rex hư hỏng.

    Cậu tưởng tượng, cái việc mà cậu đang nói nó giống như là có người đưa cho cậu một bản tóm tắt Truyện Kiều (miêu tả về con T-Rex), đôi ba đoạn trích trong truyện (mô mềm) rồi bắt cậu viết lại y chang bản gốc của Nguyễn Du ấy (T-Rex DNA).

    Mà kể cả lập được bản đồ gen của T-Rex thì DNA có phải như Lego, cứ lấy từng miếng một mà ghép vào là ra hình đâu.
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/1/11
  10. valkryst

    valkryst Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    29/5/06
    Bài viết:
    797
    Nơi ở:
    The Tree of Life
    1. Ok, mình thừa nhận cái sai của mình ở chỗ quên đi cơ chế tự làm mới của sinh vật sống. Tuy nhiên việc đó chẳng hề ảnh hưởng đến là việc người ta có thể phát hiện ra sai sót trong bản đồ gene.

    Trong vòng đời của một tế bào có 2 khả năng chết của tế bào đó. 1 là chết do tác nhân bên ngoài như vi khuẩn hay phóng xạ. Biểu hiện cơ bản là nhiễm trùng. Thứ 2 đó là cái chết lập trình. Trong trường hợp thứ 1, nếu tế bào chết như vậy thì người ta sẽ biết ngay bởi vì DNA bị hủy hoại trên bình diện lớn và tế bào cơ bản cũng không thể nguyên vẹn. Ở trường hợp thứ 2, tế bào mới tự động sản sinh và thay thế tế bào cũ, cơ chế tự làm mới của sinh vật cũng là từ trường hợp này. Khi tế bào gặp hư hại ở trường hợp 1, nó sẽ tự động cố gắng sửa chữa. Nếu hư hại quá mức có thể sửa chữa cơ thể sẽ tự động phát tín hiệu đưa tế bào này vào giai đoạn chết lập trình để bảo vệ cơ thể. Nếu tế bào không phản ứng với các tín hiệu này thì sẽ hoặc là chết hàng loạt (hoại tử) hoặc là sẽ tiếp tục phân chia tạo tế bào mới mà không bị kiểm soát, gây ra ung thư.

    Việc phát hiện mô có bị hủy hoại nặng hay không dựa vào 2 khả năng trên.

    Nói về DNA, mỗi tế bào của một cá thể sống có một bộ DNA độc nhất và hoàn chỉnh. Thông qua việc đối chiếu với các cá thể khác trong cùng loại hay cận loài, có thể biết được NST nào là độc nhất của loài đó và sai sót có thể nằm ở đâu. Không tự nhiên mà người ta nói chim có họ hàng gần với khủng long. Đó là bởi vì DNA của chúng rất giống nhau. Cũng như bản đồ gene người và Gorilla giống nhau đến 97%. Và bạn có biết người ta phát hiện bệnh Down như thế nào không? Đó là dựa nhìn vào sự bất thường trong 1 NST.


    2. Về khám phá của nhóm Schweitzer. Phát kiến này là rất mới, cần thời gian kiểm chứng, không thể nói rằng nó "không được phát triển thành học thuyết" mà phải nói là nó đang được chứng minh. Thông qua thí nghiệm có thể biết được nó đúng hay sai và cuối cùng là có được phát triển thành học thuyết hay không. Bài viết của Schweitzer đăng lần đầu trên tạp chí Science. Đây là tạp chí chính thống chuyên về khoa học và dành cho giới chuyên môn khoa học. Có bao nhiêu người đọc và hiểu nổi những thuật ngữ của quá trình chứng minh? Đám đông bình dân quan tâm đến kết quả hơn là quá trình.

    Việc chứng minh vẫn còn đang tiếp diễn. Dựa vào 5 cái link ở bài #76 có thể thấy được. Nhóm thí nghiệm của Kaye đối đầu với nhóm Schweitzer không hề chứng minh được là chất liệu mềm đó không phải là mô. Họ thậm chí còn không thực hành kiểm định phân tử DNA nữa. Và thí nghiệm mới nhất, năm 2009, cho thấy sự tương đồng với những kết quả trước đó của nhóm Schweitzer.
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/1/11
  11. Kronpas1997

    Kronpas1997 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/02
    Bài viết:
    30,832
    1, Mô bị huỷ hoại nặng hay DNA bị huỷ hoại nặng 0_o? Định nghĩa này chế ra ở đâu thế, hay mới ngồi type ra? Thật sự tôi đọc không hiểu cậu đang nhập nhèm cái gì. Cái mô (nếu) là thật nằm trong đất từng đó triệu năm chắc chắn đã hỏng DNA, vì tia tử ngoại tác động lên nhiễm sắc thể là một trong những nhân tố gây hỏng hóc chính.

    2, Giống 97% vì người cũng là động vật linh trưởng, nhưng 3% là quá nhiều để người tiến hoá rất xa so với tinh tinh (não bộ cực lớn, khả năng ngôn ngữ, dùng công cụ etc. - lại còn đếm số gene theo kiểu lấy mẫu đại diện chứ không phải tổng số nhé). Tay ngang cũng tự thấy được có thể dựa vào bản đồ gene tinh tinh để rebuild lại gene người hay không, hay build ra cái giống nửa người nửa khỉ. Chim (avia) là hậu duệ 09283509283095825098325092385 đời của khủng long, mà lại là của giống khủng long bé tí xíu còn sống sót sau đợt diệt chủng hàng chục triệu năm trước, dựa vào bộ gene của chim để rebuild lại vài cái mô rách được cho là của khủng long t.rex đã nát bét, khoa học hay giả kim thuật?

    3, paper của đ/c Schweitzer được đăng trên Science, nhưng bị chỉ trích khá nhiều, được báo chí chính thống tường thuật lại cũng tương đối đầy đủ theo layman's term. Cậu có thể google ra khá nhanh. Nhưng đáng chú ý nhất 1 - không có nhóm nào chứng minh được mô được tìm thấy là mô T.rex thật ngoài chính Schweitzer, 2 - kết luận của các nhóm kiểm chứng finding của Scheweitzer đều phủ nhận hoặc chỉ ra sai sót của chính bà này chứ không đồng thuận.

    http://animals.howstuffworks.com/dinosaurs/soft-tissue-dinosaur-fossil.htm/printable
     
  12. tta269

    tta269 C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/11/04
    Bài viết:
    1,660
    Quan hệ giữa khủng long và chim thì người ta cũng mới chỉ xác nhận là có một số loài khủng long có lông vũ thôi, chưa có so sánh DNA giữa khủng long và chim vì đã làm gì lấy được mẫu DNA của khủng long?

    Hơn nữa, chim hiện đại đã tiến hóa quá xa khủng long rồi, và còn phân hóa ra hàng trăm nghìn loài khác nhau nữa. Chỉ có thể nói là các loài chim hiện đại và các loài khủng long có lông vũ là chung tổ tiên thôi. Tớ cho rằng DNA của chim chưa chắc đã giúp ích nhiều trong việc sửa chữa DNA T-Rex.

    Thậm chí việc clone khủng long bằng trứng chim cũng không khả thi, vì thực ra DNA ko phải là bản đồ di truyền duy nhất của sinh vật sống. Có lần tôi đọc một bài báo về một con mèo nhân bản nhưng lại có màu lông giống con mèo mang thai chứ ko phải con mèo cho DNA (theo lý thuyết thì DNA 2 con giống nhau thì phải giống cả màu lông), bởi vì trong tế bào ngoài DNA ra vẫn có những phần khác có vật liệu di truyền nên con clone bị lẫn gene của con mang thai.

    Cái mô mềm ấy có ý nghĩa rất lớn, nhưng tớ nghĩ chỉ có ích ở mức độ tế bào thôi chứ chưa đến DNA.

    EDIT: Đoạn con mèo ấy hồi xưa trình tiếng Anh còi nên nhầm. Màu lông nó khác so với mèo gốc là vì lý do khác. http://en.wikipedia.org/wiki/CC_(cat)
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/1/11
  13. valkryst

    valkryst Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    29/5/06
    Bài viết:
    797
    Nơi ở:
    The Tree of Life
    2. Dựa vào đâu mà nói thế? Có ai nói là dựa vào DNA của chim để rebuild DNA của T-Rex à?

    3. Chỉ trích là chuyện bình thường. Darwin khi mới đề xuất thuyết tiến hóa còn không dám công bố đại chúng nữa mà. Researchers không thực hành thí nghiệm mà chỉ dựa vào kiến thức đã biết để phủ định hypothesis của Schweitzer, điều đó là nực cười.

    Người viết bài tổng hợp này có bằng BA về language và literature. Người này không chỉ trích mà chỉ tường thuật lại tình hình. Các nhóm kiểm chứng là nhóm nào khác ngoài nhóm của Kaye với việc từ chối làm DNA sequencing? Đừng dùng một bài tường thuật để tạo tiền đề mang tính phủ định.

    Thêm nữa là bài cậu vừa đưa là năm nào? Dựa vào reference, tôi cho là 2008 trễ nhất là năm 2009 nhưng phải trước khi kết quả thí nghiệm mới của năm 2009 được công bố:

    http://news.nationalgeographic.com/news/2009/05/090501-oldest-dinosaur-proteins.html

    1. Có hiểu mô là cái gì và DNA là cái gì không? Đoạn đầu giải thích tại sao mô chết thì DNA bị hủy hoại và để trả lời cho câu hỏi "dựa vào đâu để biết mức độ hư hỏng của mô". Đoạn về DNA của phần 1 để giải thích tại sao có thể phát hiện sai sót trong bản đồ gene.

    Cậu không hiểu thì có thể nói đơn giản là bởi vì câu không học Hóa và Sinh đủ để hiểu. Tôi nói nữa thì cậu cũng chẳng hiểu được. Bởi vì 2 trường hợp chết tế bào đó được cô đọng đơn giản hết mức có thể rồi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/1/11
  14. Kronpas1997

    Kronpas1997 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/02
    Bài viết:
    30,832
    Nope. Cậu càng post càng cho thấy không chịu đọc đã phát biểu. Thích nói ngang phè kiểu đấy thì tôi quote link ra ra làm cái mẹ gì. Người ta chỉ trích băng scientific paper chứ không ngồi cãi suông đâu :\

    Phần mô và DNA dành cho cậu. Tôi đang nói từng đấy thời gian DNA chắc chắn đã hỏng và nát hết, cậu lôi chuyện mô hỏng ra giải quyết gì ở đây? Đọc lại xem cái đoạn nói vòng vo đấy liên quan gì đến việc DNA hỏng?

    Câu về Sinh và Hoá thì đúng, heh. Hoá cấp 3 mình ko học, sinh không thi, mà dù có thi thi 10 năm rồi cũng nhớ bằng niềm tin. Đại học mà học chuyên ngành hoá sinh thì đã không dư hơi đi quote sites về giết thời gian với cậu mà đập thẳng kiến thức chuyên môn vào cho chạy cong đuôi rồi =))

    PS: mình chẳng thích stealth edit tí nào. Quote lại bài xong nhìn lại thấy bài mình reply đã bị edit mất rồi :(

    Thôi đi ăn trưa cái đã =)
     
  15. 934944

    934944 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/8/06
    Bài viết:
    31,592
    Nơi ở:
    đà nẵng
    các bạn giải quyết xong vấn đề sinh lí chưa :-?
     
  16. Tia Sáng

    Tia Sáng Zack Snyder =thất bại của Holyweed Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/11/10
    Bài viết:
    11,188
    Nơi ở:
    Viện Tâm Thần
    Forum sắp bốc cháy vì một loạt những comment quá sức cân não.
     
  17. valkryst

    valkryst Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    29/5/06
    Bài viết:
    797
    Nơi ở:
    The Tree of Life
    Hề, sai thì phải sửa. Nếu không sửa thì bị chọc ngoáy thì mệt lắm. Mà cơ bản là không bớt mà chỉ thêm.

    Tốt nhất cậu nên đọc cái bài báo National Geographic năm 2009 đi rồi hãy đòi "đập vào mặt cho chạy cong đuôi". ;;)

    Chính bởi vì kiến thức chuyên không có nên cậu phải bó gối ngồi chửi chay đấy thôi. Chứ lúc đầu tôi cũng mong cậu có kiến thức chuyên môn để đập vào mặt tôi lắm chứ. ;;)

    Nếu cậu đọc hết 5 bài báo của National Geographic rồi mà không hiểu tại sao DNA (không, phải nói protein, vì chưa biết được là DNA có được toàn vẹn không) tại sao protein được bảo vệ tốt như thế thì tôi giải thích còn không đọc hết mà hổ báo thì nên đi ăn cơm cho xong đi. Đừng có cố troll nữa. ;;)

    Kiến thức chuyên môn không có, đọc bài không kỹ, chỉ chăm chăm google tìm nguồn coi được rồi ném lên mà đòi tranh luận à? Những cái cậu hỏi tôi đều trả lời, còn cái tôi nói cậu chẳng trả lời được. Thậm chí còn không hiểu, rồi cứ quote đi quote lại những thứ đã được trả lời rồi.

    Thôi đi ăn trưa đi cho lành. ;;)
     
  18. LordTNT2410

    LordTNT2410 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    30/6/09
    Bài viết:
    274
    Nơi ở:
    trển
    science troll đây :'>
     
  19. valkryst

    valkryst Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    29/5/06
    Bài viết:
    797
    Nơi ở:
    The Tree of Life
    Xin lỗi, bây giờ mới trả lời cho bạn.

    DNA là bản thiết kế của sinh vật sống. Cũng giống bản thiết kế của một chiếc xe, một cỗ máy thôi. Người ta có thay đổi và chỉnh sửa, cải tiến trên bản thiết kế đó để tạo ra chiếc xe, cỗ máy khác hơn (và có thể là hoàn chỉnh hơn).

    Việc con mèo nhân bản có lông của con mèo mang thai đó là do sự xâm nhập của NST mèo mang thai vào phôi mèo clone lúc phôi đang hình thành. Bạn nói đúng rồi. Điều này là chuyện bình thường bởi vì không có thí nghiệm nào có thể kiểm soát được 100%.


    Vấn đề ở đây là không ai dùng bản đồ gene của chim để tạo ra T-Rex. Mà người ta chỉ dùng nó để so sánh và rút ra kết luận. Sau đó nếu có mẫu tế bào gốc của T-Rex thì sẽ đưa vào phôi của con chim có DNA tương đồng nhất để clone (đó là nếu trong điều kiện lý tưởng). Có thể người ta sẽ thay đổi kết cấu của môi trường tử cung con chim để làm cho nó giống với môi trường tử cung T-Rex hơn. Cái này thì dựa vào các phương pháp hóa sinh phức tạp, nhưng lý thuyết thì có thể thực hiện được. Bằng chứng là người Nhật tuyên bố sẽ clone Mammoth bằng cách đưa phôi vào tử cung voi đó thôi.

    Nói về mô mềm, dựa theo giải thích của bà khảo học gia Schweitzer, có phản ứng hóa học xảy ra làm thay đổi kết cấu của tế bào làm cho nó bảo quản được kết cấu tế bào bên trong. Vì người ta tin kết cấu bên trong còn nguyên vẹn, khả năng cao là hạt nhân (chứa DNA) còn nguyên vẹn) nên mới tuyên bố rằng mẫu vật có khả năng chứa DNA của T-Rex. Người ta nghĩ nó là đột phá vì lý do này.

    EDIT: Oh không coi kỹ vụ con mèo. Nếu không phải là bị lẫn NST ngoại lai thì là do đột biến.
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/1/11
  20. tta269

    tta269 C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/11/04
    Bài viết:
    1,660
    Những cái valkryst nói đang dần tiến đến khoa học viễn tưởng rồi.

    Như đã phân tích ở trên: Lấy được DNA của T-Rex là không thể vì qua 70 triệu năm DNA nát bét rồi, kể cả mô của nó còn nguyên thì DNA cũng tiêu tùng. Tế bào sống còn không bảo vệ nổi DNA thì tế bào chết bó tay là cái chắc.

    Giả sử từ mẫu mô kia lấy được 1 phần DNA đã hư hỏng thì cũng không dùng DNA chim để suy luận ra phần thiếu được, vì chim đã tiến hóa quá xa T-Rex rồi. Hơn nữa, chúng ta không biết cơ chế mã hóa của DNA T-Rex nó như thế nào. VD 1 đoạn DNA chim giống DNA T-Rex nhưng có thể nó lại mã hóa 2 protein khác nhau thì sao?

    Kể cả người ta có xây dựng được bản đồ gene của T-Rex đi chăng nữa thì cũng không có cách gì để tái tạo lại DNA của nó cả. Vật chất di truyền đâu có phải như trò chơi xếp hình đâu hả cậu? Làm sao tổng hợp ra 1 DNA mới được? Nếu làm được điều ấy tức là con người có khả năng tạo ra sự sống nhân tạo => GOD?

    Rồi cứ cho rằng ta có trong tay DNA T-Rex đi, thì chim và khủng long cũng không tương thích được.

    Làm sao người ta biết tử cung T-Rex nó ra làm sao để mà mô phỏng? Voi hiện đại và mammoth cách nhau có vài chục nghìn năm, chim đã có thời gian tiến hóa 70 triệu năm. Đến 2 loài gần nhau như hổ và sư tử mà lai tạp với nhau còn dễ sảy thai, chết non, con lai thì mắc các hội chứng về gene.

    Mà chim với T-Rex đẻ trứng thì làm gì có tử cung :))
     

Chia sẻ trang này