Về BigBang và sự hình thành vũ trụ.

Thảo luận trong 'Thư giãn' bắt đầu bởi bumbui, 26/1/11.

  1. intermilanfc

    intermilanfc Liu Kang, Champion of Earthrealm

    Tham gia ngày:
    26/8/07
    Bài viết:
    5,336
    Nơi ở:
    Giuseppe Meazza
    alo ổng mà hỏi
    nhớ report KQ :D
     
  2. lovefc

    lovefc Lính mới

    Tham gia ngày:
    17/7/08
    Bài viết:
    5,219
    Nơi ở:
    Mã Pí Lèng
    Mấy vũ trụ cũng được, mấy bộ trò chơi cũng được, mấy thế giới cũng được
    Thế rốt cuộc có thế giới gái 2D không :-w
     
  3. bumbui

    bumbui Guest

    Tham gia ngày:
    11/3/05
    Bài viết:
    1,379
    Đêm qua được Chúa báo mộng là CÓ nhiều lắm. :>
     
  4. rekkhan

    rekkhan Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    22/7/05
    Bài viết:
    1,302
    chúa chứ không phải PLK mà sợ vợ.
    mà có sợ thì cũng không ác liệt bằng.
     
  5. thelassamurai

    thelassamurai Mr & Ms Pac-Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/4/08
    Bài viết:
    179
    Dành cho người mê vật lý
    [SPOIL]1. Thế giới vật lý cơ học chia ra làm 2 tầng, tầng nền, là cái móng, là cái trụ cột, là cái gốc rễ chính là cơ học cổ điển Newton. (Xin lưu ý có rất nhiều các tầng khác như Thuyết Sóng Điện Từ của Maxwell, thuyết lượng tử của Neih Bor... Nhưng ta chỉ xét về mặt cơ học) Cơ học cổ điển của newton nói như thế này:
    "Định luật 1 Newton: Vật chịu tác dụng của các lực cân bằng hoặc đứng yên mãi mãi hoặc chuyển động đều mãi mãi phụ thuộc vào hướng vector vận tốc"
    "Định luật 2 Newton: Vật có khối lượng M, tác dụng 1 lực F sẽ thu 1 gia tốc a với hệ thức thỏa: F= Ma."
    "Định luật 3 Newton: Hai vật tương tác luôn chịu một cặp vector lực có giá trùng nhau, cùng độ lớn và điểm đặt tai hai điểm tiếp xúc truyền lực. Hai lực ấy gọi là hai lực trực đối"

    Ưu điểm của định luật Newton:
    + Giải được hầu hết các bài toán có liên quan tới chuyển động tương tác, dao động, cân bằng...của các vật có khối lượng.
    + Nền tảng cho toàn bộ các lý thuyết của các ngành vật lý: Tĩnh vật lý, Lưu Lý,, từ lý., quang lý...
    + Đưa những ứng dụng cho con người sau này vào thực tiễn phục vụ cho xã hội.

    Nhược điểm:
    a. Các khái niệm liên quan:
    1. Khái niệm động lượng: Là đại lượng đặc trưng cho khả năng chuyển động của vật. (P=mv)
    Định luật bảo toàn động lượng: Trong một hệ kín động lượng luôn bảo toàn.
    2. Khái niệm động năng: Là năng lượng của vật dưới dạng chuyển động. E= 1/2mv^2 (Định lý động năng cho năng lượng đưa vào hệ dưới dạng công thế năng).

    + Cơ học Newton không thể giải thích được những bài toán khi vật M(kg) vô cùng lớn, hoặc tốc độ của vật vô cùng lớn. Để lấy dẫn chứng ta sẽ xét một ví dụ:
    "Giải thích taị sao mô hình phân tử của Rutherford không chính xác (mô hình hành tinh, hạt nhân là hành tinh, xung quanh là các electron (vệ tinh)"
    Giải: Xét một hạt nhân mang điện tích 1+ và 1 electron mang điện tích 1-. Khi quay quanh hạt nhân, electron chịu tác dụng của 2 lực là lực culumb và lực hấp dẫn, hai lực này tạo cho electron một lực hướng tâm. Tuy nhiên vì điện tích trái dấu, lực Culumb ở đây là lực có hướng vào tâm, có nghĩa là chỉ tồn tại chuyển động tròn đều với điều kiện không có bất kì một lực lạ nào tác dụng lên hai hạt. Trong thực tế, ngoài lực hấp dẫn, lực Vandewals còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng khá lớn tới sự mất cân bằng lực của các hạt mang điện tích âm, do đó đến một lúc nào đó electron xẽ luôn có xu hướng đi về phía hạt nhân. Điện tích ấy sẽ gặp nhau (trung hòa) để trở thành vật không mang điện. Có nghĩa là, mọi vật trên thế giới này đều có khả năng biến mất. Trái với thực tại khách quan.)
    Giả quyết bài toán này, Neih Bor đã đưa ra 1 thuyết mới về cấu tạo nguyên tử, trong đó nói về “bước nhảy năng lượng của electron” (chi tiết: wikipedia).

    +Cơ học Newton cho rằng vật di chuyển luôn phụ thuộc 1 hệ quy chiếu xác định.Mọi vật chuyển động có cận tốc thì vận tốc phải phụ thuộc hệ quy chiếu. (Hệ quy chiếu đơn giản Decac : 1 gốc tọa độ Oxy và 1 đồng hồ bấm giờ. Vận tốc mọi vật phụ thuộc vào hệ quy chiếu (phép cộng vận tốc).
    Bài toán: Hai tia sáng chiếu đến một điểm M trên màn. Tia thứ nhất đi trong môi trường chân không, tia thứ 2 đi qua một lưỡng chất phẳng (có bản dày vô cùng mỏng). Người ta đo được cả 2 tia đều đến M vào cùng thời điểm. Chứng tỏ rằng tốc độ ánh sáng không phụ thuộc vào hệ quy chiếu.
    Nếu ánh sáng phụ thuộc hệ quy chiếu, thì có nghĩa trong cùng 1 thời gian vật đi 1 quãng đường như nhau, có nghĩa là trong môi trường chiết quang ánh sáng có vận tốc không đổi. (Mâu thuẫn).
    (Bài giải nếu dùng thuyết tương đối thì vui lòng tham khảo các tài liệu vật lý hiện hành. Cách giải thông dụng là quy đổi quãng đường ánh sang đi trong lưỡng chất phẳng về quãng đường ánh sáng đi trong chân không).

    Về Enstein: Sau khi những bài toán trên không giải đáp được bằng cơ học Newton Éntein đã đưa ra thuyết tương đối (rộng và hẹp).
    Về thuyết tương đối không bàn sâu vì sợ ít người hiểu. Có gì tham khảo wiki nó nói cũng ko sai.
    Thí nghiệm dẫn đến các tiên đề Enstein:
    Một nguồn sáng S đặt cố định và nguồn S1 đặt trên một chiếc xe đang chạy với vận tốc 120km. Chiếu đồng thời 2 chùm sáng vào màn quang điện (Cesi). Nhận thấy cùng một thời điểm màn có dòng điện chạy qua. Chứng minh ánh sáng không phụ thuộc vào hệ quy chiếu.
    Giải: Xét hệ quy chiếu có gốc tại S, vì S2 chuyển động nên theo công thức cộng vận tốc ta luôn có: Vas = c +Vxe. => Thời gian mà nguồn S1 chiếu đến màn phải khác thời gian mà nguồn S chiếu đến. Trái với thực nghiệm => Cơ học Newton đã thất bại trong việc giải thích ánh sáng có tốc độ bất biến.

    Enstein đã đưa ra tiên đề sau: Tốc độ ánh sáng không phụ thuộc vào hệ quy chiếu.
    Sau khi đưa ra tiên đề, 5 năm sau lý thuyết tương đối hẹp dc hình thành. Sau đó 1 thời gian lý thuyết tương đối rộng cũng đã hoàn tất. Để chứng minh không tồn tại vật chất nào nhanh hơn ánh sáng, ta cùng giải quyết bài toán sau:
    Thực nghiệm cho thấy electron tự do không hấp thụ các bó lượng tử, bằng định luật bảo toàn năng lượng và động lượng, hãy chứng minh rằng vận tốc electron tự do không thể vượt quá c (c= 3.10^8 m.s^-1). Nêu ứng dụng
    Đó là một bài chứng minh tương đối dài (bằng toán học và cả thực nghiệm) và kết quả cho ta luôn là vận tốc electron và các hạt cơ bản luôn nhỏ hơn photon. Ứng dụng: Vì ánh sáng không bị làm lệch bởi từ trường, bởi các chất nhiễu từ nên có thể nói nó là một công cụ đưa thông tin tuyệt vời, thông tin của ánh sáng không bị mất dạng, biến dạng, thay đổi… thông tin luôn dc bảo toàn cho tới khi đến dc máy thu.Tóm lại sau khi chứng minh xong ta luôn có vận tốc trung bình của electron luôn nhỏ hơn c.
    Bây giờ bàn về khởi thủy của vũ trụ, nói đơn giản là ta coi thời điểm vụ nổ bigbang bắt đầu vào khoảng 10^-34s (mọi kết quả khi về 0 ngày càng sai lệch thực nghiệm (?)). Lúc này toàn bộ vũ trụ là thứ gì thì không một phương trình nào có thể cho ta biết rõ, lúc này ánh sáng chưa tồn tại, thông tin chưa tồn tại, vũ trụ và các khái niệm vật lý chưa tồn tại. Ta biết chắc một điều là thứ đó là một thực thể siêu việt mà tri thức loài người đến thời điểm này vẫn chưa thể hình dung. Để có thể mô tả dc chính xác thì người ta gọi điểm “0” đó là “Điểm kì dị”. Ngay tại tâm điểm kì dị nhiệt độ lên tới hàng chục đến trăm triệu, các phân tử nguyên tử co hẹp lại với nhau đến mức khối lượng riêng là hàng ngàn tấn. Vì khối lượng vật chất không ổn định nên lúc này bắt đầu xảy ra quá trình nhiệt hạch dây chuyền, hãy tưởng tưởng một vụ nổ lớn diễn ra ngay tâm của “Điểm kì dị”, vụ nổ ấy khơi mào cho một loạt các vụ nổ và cuối cùng là một “big bang”. Ngay sau thời điểm đó vài giây thì mọi chuyện đã dễ dàng hơn nhiều, ánh sáng hình thành, các phân tử hình thành, lực đầu tiên xuất hiện, thời gian cũng bắt đầu chuyển động chậm lại, hay nói cách khác các đại lượng vật lý đã ổn định.[/SPOIL]

    Bây giờ , bàn bạc một vài câu hỏi mà người ta hay hỏi:
    Dành cho người thích thư giãn nhưng vẫn có kiến thức
    [SPOIL]Q: Có thể có vật nào bay nhanh hơn tốc độ ánh sáng không?
    A: Không biết, trí tuệ loài người tới thời điểm này khẳng định không có vật nào nhanh hơn ánh sáng. Con cháu chúng ta 50 năm nữa sẽ chửi chúng ta là một lũ đầu bò đấy.

    Q: Tớ nghe bảo ánh sáng là hạt là sóng có mâu thuẫn, đúng vậy không?
    A: Đây là câu chuyện dài và thú vị, bây giờ cứ nghĩ là thế giới đang lừa nhau đi ok?
    Q: Tại sao phải biết vũ trụ bắt đầu làm gì? Cứ sống hết đời là đẹp giời rồi.
    A: Cậu muốn làm intel Core 1000i thì cậu phải trả lời dc vũ trụ bắt đầu từ đâu.
    Q: Có thể trở về quá khứ nhờ đi nhanh hơn ánh sáng không?
    A: Ờm…đi nhanh hơn ánh sáng thì thời gian trôi chậm lại, không có nghĩa là thời gian trôi lùi lại ok?
    Q: Tôi có đẹp trai không?
    A: WTF???
    Q: srr, uhm…Nếu có một du thuyền bay nhanh hơn tốc độ ánh sáng, bay mãi bay mãi có thoát khỏi vũ trụ không?
    A: Tiên đề vũ trụ: Là khỏang không gian rộng vô cùng, không có điểm đầu cũng như kết thúc. Nhưng hiểu theo nghĩa “vô cùng” trong toán học thì mơ đi cưng, còn “vô cùng” vật lý thì rộng bằng cái bếp cũng là vô cùng.
    Q: Điện có nhanh như ánh sáng không?
    A: Không.
    Q: Theo cơ học Newton thì nhỡ sau này trái đất bị hút vào mặt trời thì sao.
    A: Bây giờ nó vẫn đang bị hút vào mà. Nhưng 1 đời người chắc chưa nhìn ra đâu.
    Q: Có thể tồn tại nhiều vũ trụ không?
    A: Đã bảo là ta chỉ biết dc thời điểm 10^-34s sau khi vụ nổ bắt đầu, trước đó ta điếc. Nhưng chắc chắn 1 điều là có nhiều thiên hà trong vũ trụ.
    Q: Lỗ đen là gì?
    A: Khái niệm lỗ đen theo thuyết tương đối của Enstein là một khôn gian bị lõm lại bởi một vật chất “vô cùng tối”, khối lượng của nó lớn đến nỗi làm lõm không gian, nó tạo mọt lực hút mạnh đến nỗi kéo ánh sáng vào. Mà ánh sáng là vật mang thông tin trung thành nhất thế giới, nó đã bị hút vào thì bạn không thể chụp ảnh dc, không thể đến gần, không thể rờ, không thể hôn. Người xưa đồn là đi qua đó sẽ đến 1 thiên đường toàn Jav idols, “rất gần và rất xa”…
    Q: Có người ngoài hành tinh không?
    A: Có khoảng 40 chủng tộc đang chờ bạn tương lai.
    [/SPOIL]
    Các bác nào thích thì ủng hộ em còn có hứng viết. Tài liệu em tự mò đấy ạ :">
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/1/11
    takeda31 and bumbui like this.
  6. bumbui

    bumbui Guest

    Tham gia ngày:
    11/3/05
    Bài viết:
    1,379
    Tớ rep cho cái này. :))
    .
     
  7. rekkhan

    rekkhan Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    22/7/05
    Bài viết:
    1,302
    chỗ này mình thấy có vấn đề, lấy gì đảm bảo các tương tác làm cho nguyên tử sụp đổ.

    đi nhanh hơn ánh sáng (nếu được) thì người ta đâu có biết thời gian nó trôi như thế nào mà nói là chậm chứ ko lùi?
     
  8. Clair3's

    Clair3's Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    2/9/09
    Bài viết:
    1,070
    Nơi ở:
    Melbourne
    "Lỗ đen" =))

    Good job, tiếp đi bác \m/
     
  9. thelassamurai

    thelassamurai Mr & Ms Pac-Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/4/08
    Bài viết:
    179
    Thí nghiệm 1:
    Bắn 1 chùm hạt electron qua hơi bạc, người ta thu dc 1 chùm tia có khả năng tạo hiện tượng quang điện.
    Bắn 1 chùm hạt electron qua hơi thủy ngân, nhận thấy không có phản ứng gì
    Kết luận: electron đâm xuyên vào các proton, tại các mức năng lượng nhất định, electron tạo thành 1 chùm tia mang năng lượng, như vậy, khi tiến electron về càng gần hạt nhân, kết quả là giải phóng năng lượng dưới dạng photon.(kèm theo đó là các phản ứng hạt nhân)

    Thí nghiệm 2: (Thí nghiệm tưởng tượng của Enstein):
    Một vật A và B được đặt cách nhau bằng khoảng cách ánh sáng đi trong 1 s. Phóng 2 vật A và B với tốc độ bằng tốc độ ánh sáng đi ngược chiều nhau, giả sử ở vật B có người quan sát, ở vật A chứa chủ thể quan sát (thời gian, đồng hồ bấm giờ). Sau khi phóng đi, do tốc độ 2 người là ngang nhau và ánh sáng không thể phát kịp theo người quan sát, nghĩa là người quan sát luôn "không thể quan sát dc chủ thể". Ánh sáng luôn không thể bắt kịp người quan sát, nghĩa là lúc này thông tin của B độc lập với A, (Cô lập thời gian). Lúc này thời gian sẽ như thế nào?
    Giả thiết của Enstein là đồng hồ ở trạng thái chồng chất trạng thái, theo tiên đề 1 của thuyết tương đối thì thời gian sẽ co lại, nhưng người quan sát lại không thể bắt kịp dc sự co lại đó, nên người quan sát sẽ có cảm giác thời gian đang dừng lại (thông tin cuối cùng người đó nhận dc là đồng hồ úc đang xuất phát). Nói tóm lại, hoặc thời gian chậm lại, hoặc dừng lại, với điều kiện thí nghiệm trên, còn muốn quay lại, thì cần phải có 1 thời gian dài cho ngành vật lý phát triển (thí nghiệm hơi triết học 1 tí, các bạn nào ko muốn hiểu thì khuyên thật đừng cố mà hiểu loạn não như chơi).
     
  10. thanhtungtnt

    thanhtungtnt You Must Construct Additional Pylons Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/8/06
    Bài viết:
    8,957
    Nơi ở:
    Balamb City
    Tại sao lại là con số 40 thế :-?
     
  11. valkryst

    valkryst Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    29/5/06
    Bài viết:
    797
    Nơi ở:
    The Tree of Life
    Ở thí nghiệm 1, mình muốn hỏi rõ 1 chút, ý bạn nói "đâm xuyên vào các proton" có phải là đâm xuyên vào các lớp electron lõi không?
     
  12. thelassamurai

    thelassamurai Mr & Ms Pac-Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/4/08
    Bài viết:
    179
    Electron Đâm vào proton có 1 phần năng lượng chuyển thành photon, 1 phần chuyển thành nhiệt, 1 phần tạo các phản ứng hạt nhân. Cái này bạn phải chấp nhận vì hội nghị copenhaghen cho rằng ánh sáng là lưỡng tính sóng-hạt, do đó các tiên đề của Bor dc cho là đúng.

    Cái này có công thức, nhưng dài dằng dặc mình cũng chẳng nhớ,(nó gồm các phép đo thống kê về số hành tinh, khoảng cách giữa hành tinh và mặt trời, bán kính khí quyển, thần phần khí quyển, định lượng khí, khả năng có nước, chu kì quay....) chỉ nhớ đáp số = 40.
     
    Chỉnh sửa cuối: 31/1/11
  13. @lily

    @lily Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/6/09
    Bài viết:
    1,339
    Nơi ở:
    SàiGone
    đê mờ
    nếu đi ngược được thời gian thì còn *** gì quy luật nhận quả nữa mà chạy nhank quá thì phải bôc cháy chứ nhĩ
     
  14. number

    number Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/2/06
    Bài viết:
    2,604
    Nơi ở:
    Black Superman
    ^^ Cái đó chẳng phải là số hành tinh có sinh vật cần những điều kiện sống tương tự với con người sao? Còn những sinh vật sống ko cần Oxi, nước, ánh sáng,...thì sao? :-?
     
  15. ongKing

    ongKing Công Công Thủ Tiết Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/9/08
    Bài viết:
    1,688
    Nơi ở:
    Hải Phòng
    em chỉ cố sống khoảng ~100 năm sao cho ngon lành rồi té mấy cái vũ trụ vs bigbang hàng triệu triệu tỉ tỉ năm sau nó ra làm sao em biết thì tốt ko biết thì thôi mất thời gian nghiên cứu làm cái gì cho mêt
    mất hàng mấy chục năm nghiên cứu để đưa ra 1 cái giả thiết mà cuối cùng cũng chả ai kiểm chứng đc zzz
     
  16. Lilly Satou

    Lilly Satou Class Representative Moderator

    Tham gia ngày:
    30/6/08
    Bài viết:
    1,037
    Nơi ở:
    Class 3-2
    Giờ mới để ý là vụ Lông Trym của mình có nhiều người comment :">.
     
  17. namkaka12

    namkaka12 C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/3/10
    Bài viết:
    1,542
    Mấy bác chờ tầm hơn 1 năm nữa là có 1 nhóm mô phỏng vụ bigbang đó. Nghe nói tốn triệu $
     
  18. thelassamurai

    thelassamurai Mr & Ms Pac-Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/4/08
    Bài viết:
    179
    Không đó là dữ kiện tối thiểu để tồn tại tế bào, cho dù ko sống như người nhưng ở cấp độ phân tử vẫn phải tồn tại tế bào.

    Viện nghiên cứu nguyên tử châu Âu CERN cho rằng phải 50 năm nữa mới tạo dc 1 lượng phản hạt đủ để tạo 1 vụ BigBang.
     
  19. anhquansei

    anhquansei Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/10/06
    Bài viết:
    3,119
    Khủng long tồn tại 100tr năm vậy thì ai chứng minh được là không có nền văn minh khủng long :-?.
     
  20. namkaka12

    namkaka12 C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/3/10
    Bài viết:
    1,542
    mÔ phỏng mà anh....
    Đang trong quá trình dựng cơ chế với tỉ ệ rất nhỏ (ko nhớ)
     

Chia sẻ trang này