tn1: - chùm e- là đơn năng hay đa năng, nlượng 2 chùm có bằng nhau ko? làm sao biết photon tạo ra là do e- tương tác với H+ mà ko phải là e- tương tác e-? - thí nghiệm này mô tả hơi sơ sài, mình vẫn chưa hiểu làm sao chứng minh các tương tác có khả năng làm sụp đổ nguyên tử (nguyên tử theo cơ học trước Bohr) tn2: vẫn có vài câu hỏi: - ở đây ta xét thời gian bị co là thời gian của đồng hồ hay tgian của người quan sát? - và chuyện ánh sát không bắt kịp: c là không đổi với mọi hệ quy chiếu, sao lại có chuyện ánh sáng không bắt kịp để truyền thông tin?
Sau khi nghe các nhà khoa học GVN nói, mình xin phép đi theo giả thiết là chúa tạo ra Trái đất. Bạn nào đồng ý thì Quote bài mìh
Uhm, thí nghiệm 1 mô tả chính xác thì phải vẽ hình cơ.Mô tả lại kĩ 1 chút. Ống phóng Electron là ống catode, điện lượng theo chuẩn SI và tất nhiên là dc gia tốc lên vận tốc khá lớn. Electron là hạt có khối lượng động nên có 1 động năng và động lượng nhất định. Trước hết cần quay lại thuyết của Rutherford: theo đó hạt nhân là proton tập trung khối lượng nhiều nhất nguyên tử, do đó nó mang 1 năng lượng nghỉ lớn hơn nhiều so với electron (e=m*c^2) các hành tinh là các electron quay xung quanh. Giả sử electron va đập vào electron thì sẽ tương tự như cơ học cổ điển, va chạm là va chạm cứng, động năng và động lượng dc bảo toàn nên kết quả thu dc sẽ chỉ là các electron bay chệch hướng kèm theo nhiệt năng nếu có. (sau màn hơi thủy ngân có 1 huỳnh quang hứng electron) Tuy nhiên nếu electron va chạm vào proton thì mọi chuyện phức tạp hơn nhiều, theo Rutherford thì việc Electron va vào Proton là việc không khó xảy ra, nhưng trên thực tế khi phóng cùng 2 chùm hạt e vào màn hơi thủy ngân và bạc thì chỉ có bạc mới phát phôtn và thủy ngân lại ko phát, chứng tỏ electron khi bay vào vùng Orbital của electron, nó đã bị đánh bật ra, hoặc nó lại trở thành 1 electron thứ cấp của nguyên tử và có orbital xác định sau đó theo lực quán tính nó lại bật ra. giải thích hiện tượng này bởi thủy ngân có độ đậm đặc nhỏ hơn bạc. Khi phóng chùm tia vào bạc, xuất hiện 1 chùm photon kèm theo đó xuất hiện các nguyên tử lạ như Kali, Natri, Fe... Chứng tỏ hạt nhân bạc đã bị suy sụp và biến thành các nguyên tử khác. 2 thí nghiệm trên chỉ chứng tỏ tính bền vững của nguyên tử, ko nhằm chứng tỏ điều gì. Tới thời điểm này,tức là năm 2010, cơ học lượng tử vẫn còn phải giải quyết 2 vấn đề: +Thực sự quá trình tạo photon xảy ra như thế nào, phương trình chuyển hóa. + Tại sao cấu tạo của hạt nhân lại đặc biệt, có nhiều proton và Neutron với mật độ vô cùng lớn, giữa chúng lẽ ra phải có 1 lực tương tác Culoumb mới đúng, tại sao hạt nhân rất bền vững, phải gia tốc các hạt bắn phá đến tốc độ lớn và nhiều thì hạt nhân mới bị vỡ. Giữa chúng tồn tại mối liên kết nào... đó là các câu hỏi tương lai sẽ trả lời. Người quan sát, tưởng tượng là cậu, nhìn thấy hình ảnh của đồng hồ trước khi bắt đầu chạy là 9h. Ánh sáng đưa thông tin vào mắt cậu. Bắt đầu chạy, 2 vật đi ngược chiều nhau và luôn cách nhau là 1 khoảng cách = c.s, ánh sáng lền sau đó sẽ luôn cách cậu 1 khoảng cách = c.s do cậu cũng đang chạy với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng. Lúc này cậu bị cô lập thông tin, cậu chỉ vẫn tiếp tục nhìn thấy hình ảnh đồng hồ lúc bắt đầu xuất phát, nói tóm lại cậu hoàn toàn không biết gì các sự kiện xảy ra sau đó, cũng như chiếc đồng hồ, nó hoàn toàn ko biết gì về sự có mặt của cậu, và như thế việc chậm lại hoặc nhanh lên hoặc thời gian dừng lại hoàn toàn bị cô lập. Thời gian chỉ dc dự đoán là chậm lại, nhưng đó là chậm lại khi có người quan sát ở bên, nếu bỏ qua người quan sát và cô lập nó, thời gian sẽ giữ nguyên trạng thái tức là dừng lại. Nói tóm lại, thí nghiệm nhằm chứng minh không có sự lùi thời gian, thực ra mục đích chính của thí nghiệm nhằm bác bỏ lập luận bất biến của thời gian, nhưng nó cũng giúp ta chứng minh luôn tính thuận nghịch của thời gian. Thời gian chỉ tiến, ko lùi - theo tiên đề thuyết tương đối tất nhiên- vấn đề là nó chỉ có chậm lại hoặc dừng lại. Những thí nghiệm này, nếu vẽ hình dc ra thì tốt hơn là tưởng tượng. Enstein cũng tin thế đấy. Câu nói nổi tiếng: "Tôi không tin chúa chơi trò gieo xúc sắc"
Chúa tạo ra trái đất vũ trụ mà che đậy nó bằng những lý thuyết vật lý, yeah Hôm trc có xem cái Mr.Nobody thấy nó nói về cái giới hạn giãn nở của vũ trụ, đến giới hạn của nó, mọi thứ xẽ quay lại điểm bắt đầu, tức là thời giãn sẽ quay ngược lại. Ảo quá!
@thelassamurai: - TN1 hơi lạ, đáng lẻ phải có tia x hay cái gì đại loại phát ra từ Hg chứ nhỉ. Thật ra mình thấy lạ ở cái nguyên nhân nguyên tử sụp đổ (theo lý thuyết cổ điển) vì trước giờ người ta giải thích mô hình cũ không ổn vì khả năng phát bức xạ cyclotron của eletron -> mất năng lượng và sụp đổ, chứ không phải cách giải thích về tương tác của bạn. - TN2 thì mình thấy có vẻ như giải thích hiện tượng dừng thời gian đối với người quan sát là do thông tin không được cập nhật chứ không phải thời gian dừng thực sự. nhưng như vậy cũng vô lý vì ánh sáng vẫn tới mắt người quan sát vì vận tốc của tia sáng với anh ta vẫn là C (chỉ khác bước sóng), chẳng lẻ khi di chuyển nhanh bằng ánh sáng thì tiên đề của thuyết tương đối hẹp lại sai? rồi điều gì xảy ra khi A và B di chuyển ngược chiều nhưng hướng vào nhau (lúc đó tăng khoảng cách giữa A và B lên khoảng 3600s để không xảy ra tai nạn thương tâm), rõ ràng là thông tin vẫn đc cập nhật đủ, vậy điều gì xảy ra, thời gian sẽ như thế nào? thiệt đau đầu
Tia X hay tia nào cũng là photon có bước sóng khác nhau thôi mà. Thật ra cách của mình là cách theo lý thuyết (có 1 bài toán đặt ra như vậy), còn giải thích của cậu là theo thực nghiệm. Thậm chí có thể chứng minh bán kính quỹ đạo dừng và mức năng lượng của Electron quay quanh nguyên tử nhờ các định luật cơ học cổ điển (tất nhiên là theo hướng của mình). Về mặt thực tiễn thì giữa 2 cách lý giải có sự thống nhất, bởi bức xạ do electron phát ra vốn không phải là năng lượng cơ bản mà nó đã bị kích thích. Nếu sử dụng mô hình Rutherford thì mâu thuẫn vì mô hình ấy các electron mang 1 năng lượng duy nhất xác định, quay 1 bán kính xác định và chịu 1 lực tác động nhất định. Giải thích theo lượng tử và cơ học đều có sự thống nhất. 2. Bài toán Enstein đưa ra là để trả thù Bohr vì cái tội dám tuyên bố ánh sáng là lưỡng tính sóng hạt. Nhưng nhờ thí nghiệm đó mà đã mở ra vô vàn các câu hỏi về bản chất của thời gian, ko gian.... Nói đơn giản thì là thế này: Thế giới vật lý chia ra làm 2 đại lượng, đại lượng thứ nhất là đại lượng xác định, tức là nó không phụ thuộc vào người quan sát, không phụ thuộc vào cảm tính. Ví dụ: Khối lượng, năng lượng... Đại lượng thứ 2 là đại lượng cảm tính, nó phụ thuộc vào người quan sát, vị trí người quan sát... có thể kể đến là : Vận tốc, độ dài (quãng đường), độ cong..v..v.. Thời gian là đại lượng khiến người ta đau đầu nhất, nó là đại lượng gì. Từ thời Enstein thì nó là đại lượng xác định chứ cách đây khoảng 200 năm thì nó là đại lượng cảm tính 100%, thí nghiệm đó Enstein không trả lời, Enstein chỉ bảo nếu ta làm dc thí nghiệm đó ta sẽ biết dc cuối cùng thời gian là như thế nào, Enstein chỉ dự đoán là nó sẽ phụ thuộc vào thuyết tương đối. Vật lý hiện đại như vậy đấy, nhiều cái nó vẫn còn đang cãi nhau, các bạn thông cảm... Còn nếu mà 2 vật A,B di chuyển ngược nhau thì chẳng để làm gì cả. Mục đích của Enstein là: Vật A: người quan sát. Vật B: Một thiết bị đặc trưng cho đại lượng nào đó. Thí nghiệm trên muốn chỉ ra là đại lượng đó là đại lượng nào, bản chất là gì... Từ đó đưa ra những tiên đề chính xác hơn. Đây là thí nghiệm tưởng tượng mà, tất nhiên là anh chàng quan sát sẽ chỉ thấy,cậu cứ vẽ hình ra, mình ngẫm gần 2 tháng mới hiểu dc cái thí nghiệm này đấy. Vậy mà Enstein nghĩ có...1 tuần.
Thời gian sẽ đếm lại từ đầu nhưng trong 1 vũ trụ với những lý thuyết mới vd ng lý "quả-nhân" chẳng hạn
Ko tớ học chuyên lý, năm nay thi đại học Ngoài ra tớ cũng rất thích đọc các loại sách về khoa học toán hóa, mơ ước sau này dc nổi tiếng
Những luận điểm về vũ trụ : Trên thế giới này : ai cũng luôn từng và đã từng suy nghĩ một lần về trời về đất , và ở thế kỷ này , suy nghĩ về vũ trụ là một suy nghĩ vẫn đang thịnh hành , nan giải , nhưng vẫn có sự thú vị riêng . Trái đất của chúng ta nằm trong vũ trụ , trong trái đất có con người và vô vàn sinh vật . Qua từng giai đoạn tiến hóa , biến đổi , con người đã giành được quyền làm bá chủ trái đất . Tuy nhiên , con người vẫn luôn tò mò , càng tò mò , con người càng ham muốn sống lâu . Vì sống càng lâu con người càng có thể biết được những biến đổi , có thể hiểu được những gì chưa hiểu . Thật sự mà nói , cuộc sống đã làm cho con người luôn luôn phải suy nghĩ cho vấn đề ăn mặc , mà quên đi mất rằng . Dù thế nào , con người chỉ cần sống và tồn tại là đủ . Vậy sống và tồn tại là để làm gì , là để tò mò những gì bí ẩn , để biết những gì mới . Để luôn luôn suy nghĩ , càng suy nghĩ sẽ càng hứng thú . Con người có vô vàn những điều chưa giải đáp , trong số đó có khởi điểm của vũ trụ . Con người từ đông sang tây đã lý giải vũ trụ dựa trên các nguyên tắc đơn giản sau . Phương đông luôn ngiên cứu các vận động xã hội , tự nhiên để tạo lên thuyết âm dương ngũ hành . Lấy 2 thành tố âm dương , để lý giải vạn vật . Từ âm dương sản sinh ra ngũ hành và bát quái . ngũ hành - gồm 2 loại tương khắc và tương sinh . gồm có 5 thuộc tính . là những thuộc tính tác động đến con người và thiên nhiên . bát quái cũng vậy . Ngoài ra còn sự kiến giải của các đạo , đạo phật , đạo giáo , đạo thiên chúa . Tuy nhiên mọi người hãy suy nghĩ . Vật vô tri cũng từ vật chất , vật chất có hợp và tan biến đổi không ngừng , dựa trên các tác động của tự nhiên - khách quan . Vật có tri giác , thì tri giác cũng là sự phản hồi của các tác động , để từ đó biến đổi . Vậy đơn giản , vô tri là những vật bị động , còn có tri giác là những vật thụ động . Nguồn gốc của cả 2 đều từ các chất , chất vô cơ thì chỉ duy 1 chất , chất hữu cơ thì gồm hợp chất . Đến con người nếu đốt cháy , thì cacbon , ô xi , hidro tứ bề phân rã . chất này đi một nơi , chất kia đi một nẻo . sinh vật được coi là sống nếu như vẫn duy trì quá trình trao đổi chất . nguồn gốc sinh vật và các vật vô tri cũng khá giống nhau , nhưng sinh vật là một tổ chức phức hợp , đa dạng . Hãy suy nghĩ . Thế giới là đơn thể , vật trong thế giới đó là đơn thể . Đậm đặc không có khe lỗ hổng . Nó vừa là lớn nhất vừa là nhỏ nhất . Thế giới không lặp không lồng . Liệu nó sẽ có thể có ý thức? Vậy nó sẽ là vô thức vĩnh viễn . Hãy suy nghĩ . nếu như bạn chỉ là 1 con tinh trùng , bạn bắt đầu quá trình phân đôi tách ra để tạo nên 1 cá thể là bạn bây giờ . Câu hỏi : bạn có còn có suy nghĩ và cảm giác của thưở sơ khai đầu tiên của bản thân không? câu trả lời của tôi : tôi không bao giờ nhớ được khi nào tôi có ý thức , tôi chỉ biết , tôi đang sống hiện giờ và bây giờ tôi có ý thức . Hãy suy nghĩ . Nếu như con người có linh hồn . Và linh hồn đó nhập vào đứa trẻ Vậy linh hồn đó quyết định đứa trẻ tốt hay xấu ? Câu trả lời của tôi : đứa trẻ tốt hay xấu , còn tùy thuộc bản thân nó cảm nhận tốt và xấu , nó có quyền lựa chọn tốt hay xấu , nếu như xấu nhiều hơn tốt , nó sẽ xấu . Hãy suy nghĩ : Nếu như con người vô hồn khi là một đứa trẻ . vậy linh hồn được biết là có khi nào ? Câu trả lời của tôi : linh hồn là một tập hợp các suy nghĩ , các lưu trữ , đã từng , và vẫn đang cần thiết cho cuộc sống . Là các phản hồi của con người . Các phản hồi đó dựa trên thể trạng , lợi ích , suy nghĩ và các ký ức trước đây được lưu trữ . Con người luôn luôn so sánh , luôn luôn lưu giữ những vấn đề cần thiết . Linh hồn là một tập hợp phức tạp . Mất linh hồn , tất nhiên vẫn có thể tiếp tục sống , nhưng sẽ sống với một trường hợp khác và linh hồn đó sẽ không còn như linh hồn cũ . Ký ức , đối với con người chính là linh hồn . Hãy suy nghĩ : Vũ trụ có linh hồn , có cảm giác , có nhân cách , có suy nghĩ . Và chúng ta là một trong những phần tử có suy nghĩ , cảm giác , nhân cách khác vũ trụ . Theo các bạn vũ trụ muốn cái gì ? . Giả sử vũ trụ có thể tạo ra một đại diện và nói chuyện với con người . Vậy con người , và nhất là thằng Mỹ , nó sẽ làm gì .
Giả sử bạn đi nhanh hơn ánh sáng rồi trở về quá khứ gặp bạn ở thời điểm trước khi bạn bắt đầu hành trình về quá khứ, rồi bạn cầm khẩu súng bắn chết chính bạn thì điều gì sẽ xảy ra? Đấy có phải nghịch lí không?
Tại sao bạn đi nhanh hơn á/s thì bạn sẽ trở về quá khứ Lúc đó có thể hiểu thời gian của bạn sẽ chậm hơn thời gian của sự vật xung quanh, thì lúc đó bạn sẽ đi về tương lai chứ.
có khả năng mấy bạn sẽ thi rớt môn vật lý đấy , vì cô giáo mình nói , vật chất không thể đi nhanh bằng tốc độ ánh sáng , chỉ có thể nhanh gần bằng tốc độ ánh sáng thôi , lúc đó thời gian trên con tàu vũ trụ sẽ trôi chậm lại đối với quan sát viên ở trên mặt đất , nếu con tàu đó du hành ~ 0.8C sau 10 năm và quay lại trái đất thì có lẽ người yêu của bạn đã già đi 20 tuổi rồi chứ không phải già đi mười tuổi đâu , không có khái niệm đi đến quá khứ hay tương lai , mà chỉ có khái niệm thời gian tương đối trong các hệ quy chiếu khác nhau :)