Biển người giành lộc ở chùa Phúc Khánh Hàng ngàn người đã tràn lên cầu vượt Ngã Tư Sở và tập trung dưới chân cầu để làm lễ cầu an, 21h, phật tử lại chen lấn nhau để có được một chút lộc chùa mang về. >> Nhịn ăn đến giữ chỗ làm lễ cầu an Tối 14 tháng Giêng, tại chùa Phúc Khánh, ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng bậc nhất Hà Nội về cầu an, giải hạn đã diễn ra lễ cầu an đầu năm cho các phật tử. So với năm ngoái, lượng người đến dự lễ năm nay tăng hơn rất nhiều. Nếu như cũng cùng ngày này, vào năm 2010, các phật tử chỉ đứng xung quanh cửa chùa và một đoạn nhỏ trên cầu vượt Ngã Tư Sở thì năm nay, dòng người đã kéo đến sát tận dưới chân cầu Ngã Tư Sở, đoạn giao nhau giữa phố Tây Sơn và đường Láng, che kín ngõ Thịnh Quang, phố Vĩnh Hồ và kéo dài lên tới phố Thái Thịnh. Phía trên cầu, người dân đứng lan sang cả đoạn đường ngược chiều, thậm chí, nhiều người còn chấp nhận đứng tụng kinh ở phía đường Trường Chinh. Xe cộ muốn đi qua đoạn đường này chỉ có cách vòng lên phố Thái Thịnh hoặc đi thẳng lên cầu vượt rồi lại quay xuống. Do lực lượng an ninh, cảnh sát giao thông làm việc rất cẩn trọng nên không diễn ra tình trạng tắc đường trên cầu vượt, cũng không có cảnh người dân chen lấn, xô đẩy nhau chỗ ngồi. 19h, lễ cầu an được bắt đầu, nhà chùa dùng loa phóng thanh để các phật tử dù đứng xa cũng nghe rõ và cùng tụng kinh, niệm phật. Dù thời tiết rất lạnh, trời lại lâm thâm mưa nhưng ai cũng mong một năm mới gia đình hạnh phúc, an khang, nên tất cả đều một lòng hướng đến cửa chùa. Tuy nhiên, cũng như ở bất kỳ lễ hội nào, dù lượng lộc chuẩn bị rất nhiều nhưng do mọi người sợ hết hoặc muốn về sớm nên sau khi kết thúc, cảnh chen lấn, xô đạp để giành lộc tái diễn. Đặc biệt, cũng như mọi năm, khi mọi người ra về cũng là lúc cả một con phố dài trắng xóa với rác rưởi, áo mưa... Một số hình ảnh trong lễ cầu an lớn nhất ở Hà Nội: Dòng người đứng tràn đến Ngã Tư Sở, che lấp cả ngõ Thịnh Quang. Và kéo dài đến hết phía bên này cầu vượt, đến tận đoạn giao nhau giữa phố Tây Sơn và Thái Thịnh, dài khoảng 100m. Để tránh cảnh chen chúc, nhiều người ngồi, đứng ngay khúc lươn giữa cầu Ngã Tư Sở. Hoặc "cố thủ" ở cầu thang một tòa nhà trên phố Tây Sơn, ngay gần chùa. Dù trời mưa lất phất và giá rét nhưng các phật tử vẫn tập trung hết tinh thần cho lễ cầu an. Có người còn đội cả ghế ngồi lên đầu để che mưa. Mọi giới tính, mọi tầng lớp đều mong một năm mới bình an và hạnh phúc. [spoil] [/spoil] Khoảng 21h, khi lễ cầu an kết thúc, dòng người lại ùn ùn chen nhau ở ban phát lộc, cảnh chen lấn, xô đẩy đã diễn ra bởi ai cũng muốn có chút lộc chùa mang về. Mọi cánh tay giơ lên và cố chộp lấy bằng được một trái chuối hoặc oản do nhà chùa phát. "Gì chứ lộc nhất định thì phải xin bằng được" - chị Nguyễn Hoài Anh, một phật tử đi lễ chùa, vừa cố chen chân vào đám đông vừa khẳng định chắc nịch. Chính vì thế mà nhà nào xin được lộc rồi là cười rất tươi và phải đưa lên cao để bảo vệ "thành quả". 15 phút sau khi tan lễ, cảnh chen chúc vẫn diễn ra tại hai địa điểm phát lộc. Và sau đó là thảm cảnh rác trắng xóa cả một dãy phố. Dù nhà chùa đã dùng loa phóng thanh nhắc nhắc các phật tử thu dọn giấy, túi nilon sau khi làm lễ nhưng dường như mọi người vẫn... cố tình quên. Nguồn
Ở Dơ, Xả Rác là Thất Đức, nghiệp chướng để lại sau này ko nhỏ đâu (ví dụ bị ghẻ). Thế là đi cầu xin phúc lành toi công rồi.
cầu phúc mà ko có ý thức thì cầu đến kiếp sau phúc cũng ko tới kiểu này biết đến khi nào mới có phúc đây :(
hic mấy vụ lộc liếc này chả ham =.= ! Hồi đi chùa cô mình bảo quỳ lạy mới đầu định quỳ lạy để tỏ lòng thành kính, nhưng cô vừa bảo câu "quỳ xuống cầu đậu đại học đi con" mình quyết định không có quỳ với lạy gì hết nữa đứng lên đi ra luôn.
Nhìn mấy cái hình này lại nghĩ đến 1 cái tít có khả năng xuất hiện trên mấy trang hải ngoại: "Phải chăng cơn sóng thần Trung Đông đã lan tới Việt Nam ?"
chùa không thờ phật thì thờ ai ? phật không phải thần thì sao lại được thờ , sao người ta lại cầu khấn ? cứ chăm đi chùa , cứ thích gì xin đấy mà được thì đi làm , đi học làm gì ? ý thức kém thì phật nào phù hộ cho ? những bạn nào không tin thần phật thì sao không ra mấy chỗ như trong ảnh mà thể hiện quan điểm ? tớ vô thần , nhưng cũng không ép người khác vô thần như tớ , chỉ là trong này ko giống chỗ trên ảnh nên mới dám thể hiện quan điểm tiếp tục nào anh em p/s : tớ chạy rồi , khỏi tạ mất công
Phật toàn trí chứ không toàn năng và Phật cũng đã nói rất rõ rằng ai muốn thành chính quả thì hãy tự tu tâm dưỡng tính, kinh Phật chỉ có tác dụng chỉ đường
Kiểu này mà có 1 người la lên có bom hay đại lộai cái gì khiến người khác sợ mà bo chạy thì chắc giống vụ bên Campuchia quá
Cái chỗ náy 10 năm trước cũng thế chứ đâu cứ gì năm nay... 10 năm trước nhà mình ở gần đó 1km mà còn có người vào nhà xin mượn ghế
chuyện hàng năm rồi. Cũng như đi hội chùa Hương, đền Trần, đền Sóc thôi. Đến hội là đông nghẹt thở....
Bác ở đâu thế?Mình hồi trước cũng sống ở Ngã Tư Khổ,bây giờ có cái cầu vượt,mấy ngày như này còn leo lên cầu đi được