[khoahoc] - cơ học VN đi trước thế giới?

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi rekkhan, 18/2/11.

  1. yugi332

    yugi332 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    29/10/09
    Bài viết:
    350
    Nơi ở:
    đâu ?
    thật sự mình cũng muốn hiểu lắm nhưng mà vẫn không hiểu gì hết :(
     
  2. rekkhan

    rekkhan Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    22/7/05
    Bài viết:
    1,302
    thế ra hồi bé toàn đi phong bì giáo viên dạy lý à :-w
     
  3. thelassamurai

    thelassamurai Mr & Ms Pac-Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/4/08
    Bài viết:
    179
    Đang viết. Chờ tí..............
     
  4. Holy_Master

    Holy_Master The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/8/06
    Bài viết:
    2,424
    có vay có trả, hồi nhỏ vay chữ thầy giờ lớn trả lại hết.:-"
     
  5. Tia Sáng

    Tia Sáng Zack Snyder =thất bại của Holyweed Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/11/10
    Bài viết:
    11,196
    Nơi ở:
    Viện Tâm Thần
    Học xong rồi trả lại thầy thôi,. giữ làm gì ?
     
  6. rekkhan

    rekkhan Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    22/7/05
    Bài viết:
    1,302
    trả hay làm rơi đâu mất :-?
     
  7. thelassamurai

    thelassamurai Mr & Ms Pac-Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/4/08
    Bài viết:
    179
    Ôi, vừa viết mà vừa cười với lão này. Hôm nay mang tới lớp đưa cho mấy thằng bạn thân, nó cũng cười bò ra =))
     
  8. NHA_DIEN

    NHA_DIEN Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    26/10/09
    Bài viết:
    343
    Nơi ở:
    Ha Noi, Vietnam,
    Clip thứ nhất không ý kiến vì chưa xem qua trang 5 quyển giáo trình gì đó. Nhưng đọc bài này thì thấy có lẽ ông này ngộ nhận hoặc hiểu sai ở đâu đó rồi:

    Clip thứ 2 thì chắc là minh hoạ cho đoạn này:
    Ngay đoạn đầu clip đã thấy nhảm nhí, vật lý mình chỉ học ở phổ thông, chưa bao giờ thấy sách nào dạy phân tích 1 lực thành 2 lực tạo với nhau 1 góc tù cả. Bao giờ lực thành phần cũng là hình chiếu của lực cần phân tích lên phương của lực thành phần đó, 2 lực thành phần vuông góc với nhau và nhỏ hơn lực ban đầu. Trong cái clip minh hoạ đấy nếu alpha tiến đến 0 thức 2 thanh thẳng chập thành 1, không hiểu quyển sách nào dạy trong trường hợp đó thì lực kéo và lực nén lên thanh ngang đó tiến đến vô cùng???
    Mới xem được có 2 clip, chưa nuốt nổi tiếp cái thứ 3 vì cá nhân không thích cái cách ông này nói cho lắm, rất khó chịu =.=

    ---------- Post added at 10:10 ---------- Previous post was at 10:03 ----------

    Đang xem cái thứ 3, lại cái kiểu phân tích ra lực thành phần lớn hơn lực ban đầu, sau đó xét trường hợp lực thành phần vuông góc với lực ban đầu thì ổng cho rằng lực ban đầu là hợp của 2 lực có độ lớn vô cùng, phương vuông góc với lực ban đầu nhưng ngược chiều, rồi nói vật lý cổ điển sai lầm, thật là vãi lọ =.=
     
  9. tta269

    tta269 C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/11/04
    Bài viết:
    1,660
    Bài viết có cùng ý kiến :-?
    http://tuanvannguyen.blogspot.com/2011/02/vat-li-co-hoc-chung-ta-i-truoc-thoi-ai.html

    Ông bác này phân tích trọng lực của vật ra thành 2 lực kéo/nén tạo thành 1 góc tù.

    [​IMG]

    Trong khi phân tích lực thì 2 lực thành phần bao h cũng phải vuông góc.
    [​IMG]

    Phân tích đúng nó ra 3 lực thành phần chứ ko chỉ 2 :-?
     
  10. thelassamurai

    thelassamurai Mr & Ms Pac-Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/4/08
    Bài viết:
    179
    Đây là bài phản biện của mình về video clip 5. Những bài còn lại đều dễ cả. Mình viết trước. Tí nữa rảnh sẽ viết tiếp. Nhờ bạn nào làm giúp mình cái topic phản biện để mọi người cùng đi vào thảo luận. Viết hơi nhanh và ẩu. Có ai học cơ lý thuyết ửa chữa và bổ sung nhé.

    [SPOIL]Trước tiên là xin cảm ơn ông gì đó quên tên đã có công học tập môn vật lý cơ học khá là chăm chỉ. Tuy nhiên, cái gì cũng vậy, tự học bao giờ cũng xảy ra những ngộ nhận. Mà ngộ nhận lâu dần thì sẽ xảy ra tình trạng như trên. Khoan hãy nói đến các phát triển của cơ học Newton mà chỉ cân nói về ba định luật cơ bản của Newton.
    Không bàn về tính lịch sử đã kiểm chứng 3 định luật này. Trước hết, ta hãy cùng nghe lại các phát biểu về 3 định luật :

    Định Luật 1 Nếu một vật không chịu tá dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0 nó sẽ đứng yên mãi mãi hoặc chuyển động đều mãi mãi.

    Định luật 2 : Gia tốc của vật tác dụng lên vật luôn cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỷ lệ thuận với độ lớn của lực F và tỷ lệ nghịch với khối lượng vật.

    Định luật 3 Khi lực A tác dụng lên lực B một vật thì lực B cũng tác dụng ngược trở lại lên vật A 1 lực cùng độ lớn cùng phương nhưng ngược hướng. Hai lực này gọi là hai lực trực đối.


    Bây giờ, ta hãy trở lại với bài toán sơ đẳng của vật lý cơ học
    Một sợi dây kéo căng tại hai đầu A và B, treo vào chính giữa sợi dây một con nặng có khối lượng 3Kg, tìm lực căng dây.
    Theo bài toán này, nhà vật lý ..công nhân của chúng ta lý luận : Không thể phân tích một lực nhỏ thành 1 2 lực lớn được. Sau đó nhà vật lý của chúng ta làm thí nghiệm. Và thí nghiệm cho thấy điều đó…đúng. Nhà vật lý ấy lấp liếm rằng quãng đường di chuyển của vật bị kéo dài còn vật kia ngắn (theo thực nghiệm mờ mờ ảo ảo kia) nên như vậy, trong khi theo bài toán, điểm B không di chuyển mà lại có một lực rất lớn.
    Cái lập lờ đánh lận con đen là ở chỗ này.
    Như các bạn có thể thấy trên clip của nhà vật lý đại tài ấy, khi hợp lực tác dụng vào 1 chất điểm, chất điểm ấy đã chuyển động một quãng đường xác định d= H.Cos(a/2).(thậm chí hình vẽ cũng thấy nó đã cách khá xa vị trí ban đầu rồi, thế mà lão kêu nó đứng yên 1 chỗ mới khiếp) Có nghĩa là, khi chất điểm nhận một lực, nó đã thu gia tốc và đã chuyển động hướng xuống rồi. Khi tại vị trí cân bằng, chất điểm ấy đã dời vị trí ban đầu 1 đoạn là d rồi.
    Và như vậy, cái kiểu giải thích như trong thực nghiệm chỉ càng chứng minh rằng ba định luật của Newton là hoàn toàn đúng.

    Sau đó, nhà vật lý ấy đá sang vấn đề Momen và đòn bẩy. Thậm chí không chứng minh mà chỉ nói theo kiểu dân gian… « tác dụng lực nhỏ… thu một lực lớn » và bảo toàn năng lượng. Nói như các nhà vật lý hiện đại box 50 là não phẳng. Trong bài toán trên có cái khỉ gì quay đâu mà phải dùng Momen, mặt khác nếu dùng bảo toàn năng lượng thì quá phù hợp với thực nghiệm chứ giáo trình sai ở chỗ nào ?
    Sau đó, nhà vật lý ấy tiếp tục đá sang đề tài hoàn toàn không chịu lực (khiến người không biết giật mình vì vốn đang bị tung hòa mù) và ông đó làm thực nghiệm.. Luận điểm này của ông, và cũng là của tất cả các bài toán còn lại là khi một thí nghiệm có các lực chịu phụ thuộc vào góc A, khi A tiến tới vô cực, các lực phụ thuộc sẽ tiến tới vô cùng. Nghe có vẻ bùi tai lắm, nào ta cùng bắt đầu phần lí giải.
    Thứ nhất, nếu nhà vật lý có đang đọc, thì vui lòng đọc cái này (đây là điều vô cùng hiển nhiên khi học vật lý).
    Trước hết đó là khái niệm mệnh đề :
    Mệnh đề là một câu khẳng định hoặc chỉ đúng hoặc chỉ sai.
    Với hai mệnh đề bất kì ta có các quan hệ sau :
    A= B : Mệnh đề A và B là giống nhau và có quan hệ bình đẳng.
    A=>B : Mệnh đề B là hệ quả của A,
    AB : A tương đương B, 2 mệnh đề là hệ quả của nhau, tạo thành một định lý hoàn chỉnh.
    Tuy nhiên, trong vật lý, mọi chuyện lại khác.
    Trong một phương trình vật lý, nó không tương đương với nhau, nghĩa là không phải biến số nào cũng phụ thuộc vào biến số nào. Nói đơn giản là phương trình của Enstein :
    E=m.c^2
    Với phương trình này, ý nghĩa vật lý cho ta một kết quả : Cứ mỗi một khối lượng vật chất cho ta 1 năng lượng xác định. Điều đó khiến cho các nhà khoa học có 1 niềm tin vào tương lai sẽ biến khối lượng thành năng lượng. Nhưng xin hỏi là vậy có thể biến 1 tỉ jun làm 1 lạng thịt bò không ? Có. Nhưng có ai nghĩ thế không ? Không. Vì nếu làm thế thì đề nghị các nhà vật lý đi nuôi bò đi cho lành.
    Ở đây lão này cũng khiến người đọc kinh ngạc khi thấy cái thí nghiệm đấy. Trước tiên xin thưa với mọi người là trong vật lý không ai đi xác định lực căng T của 1 sợi dây bằng cái trò ngu si ấy. Vì cơ bản khi lắp lực kế vào sợi dây, sợi dây trở thành vật truyền lực,(sợi ây không còn căng, mà đã bị trùng, không trở thành vật chịu lực. Ông này đã làm cho người đọc tin vào là lực căng dây xuất hiện khi có lực tác động, và nó chỉ phụ thuộc vào lực tác động. Nếu không có lực tác động, nó sẽ tiến tới vô cùng (theo như cách lý giải như vậy). Nói thẳng cho lão mũi trâu là sai bét. Lực căng dây là 1 lực xuất hiện khi có tương tác giữa các phân tử trong liên kết phân tử sợi dây. Nếu sợi dây kéo căng thì lúc này bài toán sẽ khác, mọi chuyện sẽ khác, còn nếu bình thường, lực căng ấy luôn có 1 trị số xác định và không hề lập luận theo kiểu ngu si kia. (Ngay cả cái thí nghiệm nhìn thấy nó củng stupid rồi)

    . Để xác định lực căng dây khi không có vật treo vào người ta làm như sau :
    Người ta cho sợi dây đấy căng chặt và bắt đầu tạo cho nó 1 dao động, sao cho dao động ấy tạo thành 1 sóng dừng( dễ dàng chứng minh là óng dừng ấy có 1 bụng sóng và 2 nút là 2 đầu cố định). Bằng phép đo bụng sóng và cũng dùng cơ học Newton (chỉ sợ giảng ra lão hói ấy không hiểu thì bỏ mẹ), người ta xác định được với 1 sợi dây có 1 độ dài và khối lượng xác định thì lực căng sẽ tính theo công thức :
    T=k.v^2
    (Với K là tỷ số giữa khối lượng và độ dài dây gọi là mật độ dài, v là vậh tốc truyền sóng phụ thuôc vào bản chất của sợi dây và là hằng số). Người ta đo dc bằng phép tính đơn giản.
    Khi treo vật nặng vào, ta có thể sử dụng lực kế để đo bởi lúc này sợi dây là vật chịu lực, lực căng dây tạo ra 1 lực đối khiến lò xo bị dãn ra mà bản thân sợi dây cũng vẫn ở trạng thái căng. Ta có thể đo và hoàn toàn phù hợp với thực nghiệm. Còn nếu muốn đo lực căng dây nhờ lực kế, ta phải thiết kế 1 ròng rọc, sau đó tác dụng lực cho đến khi sợi dây bị đứt. Lúc đấy, lực kế đo giá trị bao nhiêu chính là lực căng dây (cực đại).Nhưng chẳng ai đi đo lực căng dây để…làm lợi cho đất nước cả, bởi lực căng dây nếu dc cố định nó hoàn toàn vô hại. Những bài toán treo vật kia mới hữu ích nhé bố.

    Điếu cuối cùng, cái này thì chắc là bố ko biết. Khi một bài toán, 1 đại lượng thay đổi mà đại lượng kia tiến đến vô cùng, thì chẳng ai cảm thấy vô lý cả đâu(với dân học lý). Trong vật lý điều đó có nghĩa là, bài toán này không còn đúng khi đại lượng ấy tiến ra xa. Mà khi đại lượng ấy tiến tới vô cùng, thì các đại lượng cần tìm kia sẽ phụ thuộc vào 1 điều khác. Đối với vật lý, vô cùng hiểu theo nghĩa hẹp hơn nhiều. Một sợi dây căng khoảng 100 newton cũng đã dc gọi là vô cùng rồi. Vô cùng trong vật lý có nghĩa là lớn đủ để không phụ thuộc vào các đại lượng còn lại. Chứ không phải là lớn tới mức nhìn vào là thấy hãi.[/SPOIL]
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/2/11
  11. mauthankinh

    mauthankinh Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    23/7/06
    Bài viết:
    1,429
    trc tiên nên khen ngợi ông ý vì dám phản biện lại những thứ đã tồn tại từ rất lâu rồi, đó đã 1 thành công, còn đúng hay sai thì mình chịu =))
     
  12. Tia Sáng

    Tia Sáng Zack Snyder =thất bại của Holyweed Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/11/10
    Bài viết:
    11,196
    Nơi ở:
    Viện Tâm Thần
    Trời, nhìn chữ thôi mà đau hết cả chim, thôi, đi ra @_@. Suy nghĩ nhức lắm.
     
  13. thelassamurai

    thelassamurai Mr & Ms Pac-Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/4/08
    Bài viết:
    179
    [video]txlc2W_QgLo[/video]
    Để tiện theo dõi, các bạn nên vừa xem vừa đọc.
     
  14. tuankl

    tuankl Mr & Ms Pac-Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/10/05
    Bài viết:
    203
    Cái đó cũng chưa chắc được. Nhiều ông GS-TS thâm lắm, kiểu ngại va chạm, cứ nói nước đôi theo dạng "Ý tưởng mới lạ đấy, cứ về nghiên cứu thêm nhé, tôi ủng hộ":D
     
  15. rekkhan

    rekkhan Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    22/7/05
    Bài viết:
    1,302
    @thelassamurai: bài phân tích có vài chỗ cần lưu ý:
    - việc đo lực căng như trên là đúng vì ở đây người ta có thể xem cái hệ dây xích và lực kế là "dây" không đều.
    - không chỉ ra được cái sai quan trọng trong việc cm "nguyên lý độc lập" là dùng 2 cái lực kế phụ để giữ dây ở trạng thái tạm-xem-là-thẳng.

    còn 9 clip, ráng lên :))

    hình này cũng chẳng khác gì cái hình ổng của ổng cả, cơ bản vì nó vẫn còn cái lực thành phần cùng hướng với P, nếu muốn phân tích hoàn toàn P thành lực tác động thì vẽ như ông ấy là đúng rồi :|
    với lại ko có ai bắt 2 lực thành phần vuông góc nhau cả.
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/2/11
  16. thelassamurai

    thelassamurai Mr & Ms Pac-Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/4/08
    Bài viết:
    179
    Bây giờ cậu Rekkhan làm cho mình 2 thí nghiệm nhỏ:
    1. Cậu lấy 1 ơi dây và kéo thật căng.
    2. Cậu buộc 2 đầu sợi dây ấy vào 2 sợi dây thun rồi kéo ra.
    Thấy ngay kết quả.
    Chẳng qua tất cả chúng ta cứ nghĩ vật lý A phụ thuộc B thì tất B sẽ phụ thuộc A nên mới nhầm vậy ko phải vậy đâu
     
  17. rekkhan

    rekkhan Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    22/7/05
    Bài viết:
    1,302
    ta đã bảo là xem cái hệ dây xích + lực kế là "dây không đồng nhất mà", cứ xoắn là thế nào.
    mà giờ định lập thớt ngoài TG hay lập ngay trong này?
     
  18. solomonking

    solomonking Legend of Zelda Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/9/02
    Bài viết:
    1,096
    Nơi ở:
    L2F.Gaming
    Làm bên TG đi cho đỡ bị chìm ...
     
  19. thelassamurai

    thelassamurai Mr & Ms Pac-Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/4/08
    Bài viết:
    179
    ^
    Nghe chừng lão hiểu sai vấn đề lớn quá, lập bên ngoài cho thiên hạ quăng tạ thôi.
    Từ trước h chưa có ai đo lực căng tuyệt đối của dây bằng lực kế hết. Tại lực kế cấu tạo là 1 lò xo, khi lắp vào kéo căng ra, ta có thể kéo 1 lực rất lớn mà dây ko bị đứt (dùng 2 lò xo) do hệ đó tạo 1 cặp lực trực đối và triệt tiêu nhau, dây trở thành 1 giá mang lực.
    Thứ 2 nữa là cái thí nghiệm trên, chả nhìn thấy khỉ gì đâu, hình như là cái dây đấy ban đầu chưa kéo nó đã = 0 rồi.
    Tại cái lực căng nó ko phải là cố định. 1N là nó cũng căng. Thường thì người ta tính lực căng hiệu dụng khi lực căng ấy phụ thuộc vào lực F khác, khi nó bị kéo căng, thì phải áp dụng công thức 2. Vấn đề căng thì phải hỏi mấy anh học sức bền vật liệu là tốt nhất. Vì nó liên quan tới biến dạng vật thể.
     
  20. rekkhan

    rekkhan Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    22/7/05
    Bài viết:
    1,302
    hãy đợi đấy :>
     

Chia sẻ trang này