Gửi các HP fan :) Fantastic Beasts and where to find them - Sinh vật huyền bí và nơi tìm ra chúng (tạm dịch) là một cuốn sách ngắn spin-off mà Rowling viết Mình muốn kêu gọi các bạn chia nhau dịch cuốn sách này, vì ngắn thôi nên hi vọng chia ra, mọi người chung sức thì có thể làm dc Khó khăn khi dịch là chúng ta sẽ gặp những từ ngữ tên riêng của các laọi sinh vật, khó dịch, cách đơn giản nhất ( nhưng dở nhất) là để nguyên , nhưng nếu dịch dc theo Lý lan thì rất tốt Vì thế project rất cần những người am hiểu HP, yêu HP và có khả năng Anh ngữ một chút Để mở đầu cho khí thế, mình xin mạn phép dịch phần About the author và Foreword (của cụ Dumb nhé )) Mong dc sự ủng hộ của mọi người [spoil] Fantastic Beasts and where to find them Newt Scamander Bản đặc biệt với lời tựa từ Albus Dumbledore Về tác giả Newton (‘Newt’) Artemis Fido Scamander sinh năm 1897. Mẹ ông, một nhà lai giống những con Bằng Mã xinh đẹp (rất tâm huyết), đã cổ vũ niềm say mê của con trai với những sinh vật huyền bí. Sau khi tốt nghiệp trường Phép Thuật và Ma Thuật Hogwarts, ông Scamander gia nhập Bộ Pháp Thuật và làm ở Sở Quy Định và Kiểm Soát Sinh Vật Pháp Thuật. Sau 2 năm ở phòng Tái Định Cư Gia Tinh, khoảng thời gian mà ông mô tả là “chán không đỡ nổi”, ông được chuyển sang Phòng Quái Thú (Beast Devision), tại đây nhờ vào những kiến thức phi thường về những sinh vật kì quái, sự nghiệp của ông đã có bước tiến lớn. Mặc dù gần như một tay tạo nên Phòng Đăng Ký Người Sói năm 1947, Scamander cho rằng niềm tự hào lớn nhất của ông là đạo luật Cấm Các Lai Tạo Thử Nghiệm, được thông qua năm 1965, đã ngăn chặn hiệu quả việc cho ra đời các loại quái vật mới và không-thể-thuần-hóa-nổi trong phạm vi Anh quốc. Quá trình hợp tác của ông Scamander với Phòng Nghiên Cứu và Kiềm Chế Rồng đã dẫn đến nhiều chuyến nghiên cứu nước ngoài, mà những thông tin ông thu thập được trong thời gian đó đã làm nên tác phẩm best seller toàn cầu “Sinh Vật Huyền Bí Và Nơi Tìm Ra Chúng”, hiện đã tái bản đến lần thứ 52. Vì những đóng góp của mình cho việc nghiên cứu sinh vật ma thuật, ngành Sinh Học Ma Thuật (Magizoology), Newt Scamander đã được trao tặng Huân Chương Merlin, đệ nhị đẳng, năm 1979. Hiện đã nghỉ hưu, ông sống ở Dorset cùng vợ Porpentina và những con Kneazle của mình: Hoppy, Milly và Mauler. Đề tựa Tôi vô cùng vinh dự khi Newt Scamander nhờ tôi viết lời tựa cho một phiên bản vô cùng đặc biệt của cuốn “Sinh Vật Huyền Bí Và Nơi Tìm Ra Chúng”. Kiệt tác của Newt đã trở thành sách giáo khoa được phê chuẩn ở trường Phép Thuật và Ma Thuật Hogwart ngay từ khi xuất bản, và góp phần đáng kể giúp học sinh của chúng tôi đạt kết quả cao trong các kì thi Chăm Sóc Sinh Vật Huyền Bí. Dù vậy, cuốn sách này không chỉ giới hạn trong các lớp học. Nhà ai mà không có cuốn “Sinh Vật Huyền Bí” thì thật là thiếu sót. Nhiều thế hệ đã xé những trang sách của nó để tìm cách tống khứ Horklump ra khỏi khu vườn của mình, giải nghĩa tiếng hét đau khổ của Augurey hay chữa cho con Puffskein sau khi uống cạn toa lét. Tuy nhiên, phiên bản này còn có một mục đích cao cả hơn là hướng dẫn cho cộng đồng phù thủy. Lần đầu tiên trong lịch sử của nhà xuất bản danh tiếng Obscurus, cuốn sách này sẽ được giới thiệu với dân Muggle Comic Relief đã rất nổi tiếng trong thế giới Muggle về việc đấu tranh chống lại một trong những nỗi đau khổ tồi tệ nhất của con người. Vì thế, các bạn phù thủy của tôi, tôi xin nhân danh mình kêu gọi các bạn: chúng ta không đơn độc trong việc nhận ra sức mạnh hàn gắn của nụ cười, điều mà dân Muggle cũng quen thuộc và họ đã khai thác món quà này theo một cách giàu trí tưởng tượng nhất, dùng nó để gây quỹ cứu giúp và mang lại những cuộc đời tốt đẹp hơn – một loại phép màu mà chúng ta đều mong mỏi. Comic Relief đã gây quỹ được 174 triệu bảng từ năm 1985 (34 triệu, 8 trăm và 72 Galleon, 14 Sickle và 7 Knut) Bây giờ là lúc thế giới phù thủy chúng ta giúp đỡ cho nỗ lực của Comic Relief. Bạn đang cầm trong tay một bản copy của “Sinh Vật Huyền Bí” thuộc về Harry Potter, cùng với những ghi chú hữu ích của cậu và bạn cậu bên lề. Dù ban đầu Harry hơi miễn cưỡng mới đồng ý cho in lại cuốn sách này nguyên trạng, những người bạn của tôi ở Comic Relief tin rằng những ghi chú của cậu sẽ tăng tính giải trí cho cuốn sách. Ông Newt Scamander, từ lâu đã đầu hàng trước những tác phẩm “graffiti” không ngừng trên cuốn sách của mình, đã đồng ý việc này. Phiên bản “Sinh Vật Huyền Bí” này sẽ được bán ở tiệm Flourish và Blotts cùng với các hiệu sách Muggle. Những phù thủy có ý muốn đóng góp thêm có thể đến Ngân Hàng Phù Thủy Gringotts (tìm gặp Griphook). Với tất cả những ai còn lại, cho phép tôi được cảnh báo với những ai đã đọc đến đoạn này mà không mua sách là cuốn sách này có cài Lời Nguyền Trộm Cắp (Thief’s Curse). Tôi cũng muốn nhân cơ hội này để bảo đảm với những Muggle đã mua là những sinh vật kì diệu được mô tả dưới đây hoàn toàn là hư cấu và không thể làm hại các bạn. Với những phù thủy, tôi chỉ nói đơn giản: Draco dormiens nunquam titilandus (Đừng bao giờ chọc một con rồng đang ngủ). Albus Dumbledore [/spoil] Đây là bản gốc, mọi người down về nghiên cứu ^^, cuốn sách này rất hài hước và thú vị http://www.mediafire.com/?44o2ws48pfytkfn
Phần tiếp theo: Quái thú là gì? - What is a beast? [spoil] (Một thứ to lớn lông lá có nhiều chân – Ghi chú của Harry) Định nghĩa về “quái thú” đã gây ra tranh cãi hàng thế kỉ. Mặc dù điều này có thể làm các học sinh lần đầu tiếp xúc với môn Sinh Học Ma Thuật ngạc nhiên, vấn đề sẽ trở nên rõ ràng hơn nếu chúng ta dành thời gian xem xét ba loại sinh vật ma thuật. Phần lớn thời gian trong cuộc đời, Người Sói là người (dù là phù thủy hay Muggle). Dù vậy, mỗi tháng một lần, họ biến thành một quái thú 4 chân hung hãn, có ham muốn giết chóc và không còn nhân tính. Nhân Mã có thói quen khác với con người; họ sống nơi hoang dã, không chịu mặc quần áo, thích sống tách biệt với phù thủy hay Muggle và có trí tuệ ngang bằng với họ. Quỷ Khổng Lồ (Troll) có hình dạng giống người, đi và đứng thẳng, có thể được dạy một vài từ đơn giản và kém thông minh hơn cả con Thú Một Sừng đần nhất, không sở hữu ma thuật nào ngoại trừ sức mạnh phi thường và quái dị của chúng. Chúng ta tự hỏi: trong những sinh vật trên, loài nào là “vật sống” (being) – nghĩa là một sinh vật có quyền hợp pháp và có tiếng nói của mình trong cộng đồng phép thuật - và loài nào là “quái thú” (beast)? Những nỗ lực đầu tiên trong việc xác định sinh vật ma thuật nào là “quái thú” thật vô cùng thô thiển. Burdock Muldoon, thủ lĩnh Hội Đồng Phù Thủy ở thế kỉ 14, ra sắc lệnh tuyên bố bất cứ thành viên nào của cộng đồng pháp thuật đi bằng hai chân sẽ được coi là “vật sống”, còn lại là “quái thú”. Để thể hiện tình hữu nghị, ông triệu tập tất cả “vật sống” đến găp gỡ các phù thủy để thảo luận về bộ luật pháp thuật mới và kinh hoàng nhận ra mình đã sai lầm khủng khiếp. Buổi họp tràn ngập bọn Goblin và mọi sinh vật đi bằng hai chân mà chúng có thể tìm thấy, như Bathilda Bagshot đã viết trong cuốn Một Lịch Sử Pháp Thuật. Chẳng ai nghe được gì trong tiếng quàng quạc của bọn Diricawl, tiếng rên rỉ của lũ Augurey và những bài hát chói tai không dứt của đám Fwooper. Khi những phù thủy và pháp sư đang thương thảo giấy tờ, Pixie và Fairy lượn vòng trên đầu họ cười khúc khích và nói lắp bắp. Một tá (hay cỡ đó) Quỷ Khổng Lồ bắt đầu đập phá phòng họp bằng những cây chùy, trong khi Mẹ Mìn (Hag) bay vòng quanh tìm trẻ em để ăn thịt. Khi ngài Thủ Lĩnh Hội Đồng đứng lên để bắt đầu buổi họp, ngài đạp phải một đống phân Porlock và nguyền rủa chạy ra ngoài sảnh. Như ta đã thấy, việc đơn thuần sở hữu hai chân không đảm bảo một sinh vật ma thuật có thể hay muốn tham gia vào việc điều hành thế giới phép thuật. Nếm trái đắng, Burdock Muldoon đã từ bỏ mọi nỗ lực đưa thành viên không-phải-phù thủy vào Hội Đồng Phù Thủy. Người kế vị Muldoon, Madame Elfrida Clagg, tìm cách định nghĩa lại “vật sống” với hi vọng tạo dựng mối quan hệ gần gũi hơn với các sinh vật ma thuật. Bà tuyên bố: “vật sống” là những sinh vật có thể nói tiếng người. Những ai có thể làm cho Hội Đồng hiểu được mình được mời gia nhập trong lần họp mặt tiếp theo. Tuy vậy, một lần nữa vấn đề lại nảy sinh. Những con Quỷ Khổng Lồ được bọn Goblin dạy cho vài từ đơn giản, lại tiến hành đập phá hội nghị như trước. Bọn Jarvey thì chạy quanh chân ghế Hội Đồng, cắn xé bất cứ cái mắt cá chân nào chúng tìm thấy. Trong khi đó, một phái đoàn Ma (Ghost) lớn (bị cấm dưới thời Muldoon với lí do họ lướt chứ không bước đi bằng hai chân) đã tham dự nhưng kinh tởm bỏ đi với lí do sau đó được tiết lộ là “Hội Đồng chỉ chú trọng đến nhu cầu của người sống mà không đếm xỉa gì đến ước nguyện của người chết”. Nhân Mã, dưới thời Muldoon bị xem là “quái thú” và đến thời Madame Clagg lại được xem là “vật sống”, từ chối tham gia Hội Đồng để phản đối việc loại bỏ Nhân Ngư, những người không thể nói được gì khác ngoài tiếng Nhân Ngư khi ở trên cạn. Chỉ đến năm 1811, một định nghĩa được hầu hết cộng đồng pháp thuật chấp nhận mới được đề xuất. Grogan Stump, tân Bộ Trưởng Bộ Pháp Thuật, tuyên bố “vật sống” là “bất kì sinh vật nào có đủ trí thông minh để hiểu những điều luật pháp thuật và chịu một phần trách nhiệm trong việc tạo nên những điều luật đó.” Những con Quỷ Khổng Lồ đã được chất vấn mà không có bọn Goblin bên cạnh và bị đánh giá là không hiểu bất cứ điều gì người ta nói với chúng; vì thế chúng bị xếp loại là “quái thú” mặc dù đi bằng hai chân. Lần đầu tiên, Nhân Ngư đã trở thành “vật sống” nhờ người phiên dịch. Fairy, Pixie và Gnome (Quỷ lùn trong vườn), mặc dù có hình dạng giống người, vẫn bị xếp vào loại “thú” một cách chắc chắn. (Ghi chú: Một ngoại lệ đối với các hồn ma (Ghost). Họ cho rằng gọi họ là “vật sống” (being) là “vô cảm” khi rõ ràng là bây giờ họ chỉ còn “đã từng sống” (has-been) mà thôi. Vì thế, Stump đã tạo ra 3 phòng ban của Sở Quy Định và Kiểm Soát Sinh Vật Pháp Thuật là Phòng Quái Thú (Beast Division), Phòng Vật Sống (Being Division) và Phòng Linh Hồn (Spirit Division).) Tự nhiên là vấn đề chưa dừng lại ở đó. Chúng ta đều quen thuộc với những người theo chủ nghĩa cực đoan đã vận động để xếp loại Muggle là “quái thú”; chúng ta cũng đều biết là Nhân Mã đã từ chối danh hiệu “vật sống” và đề nghị được là “quái thú” ; Người Sói thì nằm giữa “vật sống” và “quái thú” trong nhiều năm liền; ở thời điểm viết quyển sách này, có một văn phòng dành cho Dịch Vụ Hỗ Trợ Người Sói ở Phòng Vật Sống vì Phòng Đăng Kí Người Sói và Đơn Vị Bắt Người Sói lại thuộc về Phòng Quái Thú. Một vài sinh vật có trí tuệ cao vẫn bị xem là “quái thú” vì chúng không chế ngự được bản năng hung dữ tự nhiên. Nhện Khổng Lồ (Acromantula) và Manticore (quái vật đầu người, mình sư tử đuôi bò cạp) có thể nói chuyện nhưng sẽ ăn thịt bất cứ người nào tới gần. Nhân Sư thì chỉ nói chuyện khi ra những câu đố, và sẽ trở nên hung hãn nếu bạn trả lời sai. Trong những trang tiếp theo, nếu vẫn còn những trường hợp không rõ ràng về việc phân loại quái thú, tôi đã ghi chú ở mục dành cho sinh vật đó. Bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang câu hỏi mà những phù thủy và pháp sư hỏi nhiều nhất khi nói về ngành Sinh Học Ma Thuật: tại sao dân Muggle không nhận ra những sinh vật này? Nhân Mã phản đối một số sinh vật mà họ phải chia sẻ danh hiệu “vật sống”, như Mẹ Mìn (Hag) và Ma Cà Rồng (Vampire), và tuyên bố họ sẽ “tự lo chuyện của mình” không cần đến phù thủy. Một năm sau Nhân Ngư cũng yêu cầu như vậy. Bộ Pháp Thuật đành miễn cưỡng chấp nhận yêu cầu của họ. Mặc dù có một Văn Phòng Liên Lạc Nhân Mã ở Phòng Quái Thú của Sở Quy Định và Kiểm Soát Sinh Vật Pháp Thuật, không có Nhân Mã nào thèm sử dụng. Thực tế, “bị gửi đến Phòng Nhân Mã” đã trở thành một câu đùa trong nội bộ Sở và có nghĩa là người đó có nguy cơ bị sa thải sớm.[/spoil]
Tôi không thích truyện dạng Phù Thủy sử dụng quá phụ thuộc vào cây đủa phép. NẾu không có cây đủa phép thì cây đủa phép ở đâu ra ? Tất nhiên sẽ có người không dùng đủa phép để buff phép cho đủa phép. Vậy chỉ có "lông đuôi phượng hoàng" hay loài vật mới biết dẫn magic. Truyện HP tôi thích kiểu miêu tả quảng đời học sinh của XH phuơng Tây. Nhiều ý nghĩa... Do thích thì nói thôi ... ăn tạ chắc chắn. :)
Nhớ không nhầm thì ngày xưa báo Hoa học trò có dịch cái này ra rồi (còn dịch cả các câu viết linh tinh của Harry Potter lên cuốn sách nữa, có đoạn HP đá đểu Snape khi lão nói Kappa sống ở Mông Cổ =) ) Bạn spam ít thôi.
ồ hay quá, cám ơn bạn nhé tiếc là mình rất dở tiếng anh nên ko giúp dc ji T^T rất muốn đươc xe hết cuốn sách này, ai dịch dc thi share mình vs nhé
Bản dịch của mình, vài thứ linh tinh ở trang lót của cuốn sách. Dịch từ file PDF chụp từ cuốn sách. Không có gì nhiều. Vì ko biết cái code Strike Through có dùng được trên diễn đàn ko thên mình dùng màu trắng để thay cho phần gạch xóa của Harry, Ron) [spoil] Trang Lót 1: Cuốn sách này là tài sản của: Harry Potter. Xài chung với Ron Weasly bởi vì cuốn sách của trò ấy đã rớt ra từng mảnh. Sao bồ không đi mua một cuốn sách mới đi? Đi mà viết lên sách của bồ ấy Hermione. Bồ nên mua cuốn sách mới thay vì mua cả đống Bom Phân hôm thứ Bảy vừa rồi. Bom Phân là trên hết. Trang Lót 2: Sinh vật huyền bí và nơi tìm ra chúng NEWT SCAMANDER Ấn bản đặc biệt với lời đề tựa bởi ALBUS DUMBLEDOR BLOOMSBURY với sự hợp tác của Obscurus Books Số 18a Hẻm Xéo, Luân Đôn Trang Lót 3: Mi tiêu rồi Weasley. a _ _ _ _ a n _ _ l a g a s y-l-d-e-n-f-j-z-k-b Harry yêu Myrtle Khóc Nhè Trang Lót 4: Mục Lục:Về tác giả Lời đề tựa của Albus Dumbledore Lời giới thiệu của Newt Scamander • Về cuốn sách này. • Quái thú là gì? • Sơ lược ngắn gọn lịch sử về sự nhận thức của Muggle với Sinh Vật Huyền Bí. • Những Sinh Vật Huyền Bí đang lẩn trốn. • Sinh Học Ma Thuật là cả một vấn đề • Phân loại của Bộ Pháp Thuật (BPL) • Sinh Vật Huyền Bí từ A đến Z. =CHUDLEY CANNONS= Bồ có thể viết tên đội bóng của bồ vào sách của mình lại. Weasley. [/spoil] LỜI MỞ ĐẦU[spoil] Về Cuốn Sách Này Sinh Vật Huyền Bí và Nơi tìm ra chúng đại diện cho thành quả nhiều năm du hành và tìm kiếm. Nhìn lại nhiều năm từ khi còn là một chú nhóc phù thủy bảy tuổi dành hàng giờ đồng hồ trong phòng ngủ của cậu mà phân hủy đống Horklumps (một loại nấm phù thủy) và rồi ghen tỵ với những cuộc hành trình của cậu: từ những khu rừng rậm tăm tối nhất đến những sa mạc chói chang, từ đỉnh núi cheo leo đến những đầm lầy sâu, dõi theo cái cậu bé hay phá nấm đó, từ từ trưởng thành hơn, cũng như số lượng Sinh Vật được mô tả trong những trang tiếp theo. Từng tham quan rất nhiều hang sâu tổ quỷ trên cả năm lục địa, quan sát những tập quán bí ẩn của những Sinh Vật Ma Thuật (Magical Beasts) ở hàng trăm nước, chứng kiến sức mạnh của chúng, gây dựng sự tin tưởng và, thỉnh thoảng, đánh đuổi chúng bằng cái ấm đun nước du lịch của mình Ấn bản đầu tiên của cuốn Sinh Vật Huyền Bí và Nơi tìm ra chúng được đặt hàng vào năm 1918 bởi ngài Augustus Worme của nhà xuất bản Obscurus Books, người đã tốt bụng hỏi tôi rằng, có bao giờ tôi nghĩ đến việc viết một bảng trích yếu mô tả tường tận những Sinh Vật Ma Thuật cho nhà xuất bản của ngài ấy. Lúc đó tôi chỉ là một nhân viên quèn của Bộ Pháp Thuật với đồng lương còm 2 sickles một tuần, và tôi nhảy sang quyết định dành toàn bộ những kỳ nghỉ lễ để du lịch khắp quả đất trong công cuộc tìm kiếm những giống Sinh Vật Ma Thuật mới. Và kết quả từ lần xuất bản lịch sử đó: Sinh Vật Huyền Bí được tái xuất bản lần thứ năm mươi hai. Lời mở đầu này được viết để trả lời những câu hỏi thường gặp nhất, mà tôi nhận được hằng tuần từ những túi thư do độc giả viết kể từ khi cuốn sách này được xuất bản vào năm 1927. Và câu hỏi cơ bản thường gặp nhất – “Quái Thú” là gì? [/spoil] More is coming!
Sơ lược [ngắn gọn] (<-Dóc tổ) lịch sử về sự nhận thức của Muggle với Sinh Vật Huyền Bí [spoil] Điều này có thể gây nhiều ngạc nhiên đối với một vài phủ thủy, nhưng những Muggle không hẳn lúc nào cũng hoàn toàn không hay biết về những sinh vật đầy ma thuật và hung ác mà chúng ta bỏ nhiều công sức và thời gian để dấu nhẹm chúng. Chỉ cần liếc sơ qua những bức tranh và tác phẩm văn học ở thời Trung Cổ, cũng đã cho thấy rất nhiều quái vật mà đến tận bây giờ họ vẫn tưởng tượng, đều có thật. Rồng (Dragon), Bằng Sư (Griffin) , Bạch Kỳ Mã (Unicorn), Phượng Hoàng Lửa (Phoenix), Nhân Mã (Centaur) – và nhiều nhiều chủng loài khác nữa cũng đang hiện diện trong những tác phẩm của Muggle trong thời kỳ đó, mặc dù thường được mô tả một cách không chính xác một cách tức cười. Tuy nhiên, với việc nghiên cứu về sâu hơn những Sinh Vật Huyền Thoại được tạo ra bởi Muggle vào thời kỳ, đó đã cho thấy rằng những sinh vật mầu nhiệm đó đã thoát khỏi sự chú ý của dân Muggle hay đúng hơn là được cho rằng bị nhầm với một loài khác. Với việc kiểm tra bản viết tay của một nhân chứng sống, viết bởi Cha Benedict, một tu sỹ dòng Francis ở Worcestershire: Hôm nay trong khi dạo quanh Vườn Dược Thảo, khi vén một nhánh cây húng quế (basil) tôi phát hiện một con Chồn Sương (Ferret) khổng lồ. Nói không chạy hay trốn như những con Chồn sương khác, mà nhảy bổ vào người tôi, ném tôi ngã ngửa ra đất và quát vào mặt tôi một cách tức giận: “Tránh ra chỗ khác, thằng trọc!” Nó cắn vào mũi tôi một phát đau điến và khiến mũi tôi chảy máu nhiều giờ liền. Thầy Dòng không tin rằng tôi đã gặp một con Chồn Sương biết nói và còn hỏi tôi, có khi nào tôi uống quá nhiêu rượu củ cải của Anh Em Nhà Boniface. Nhờ cái mũi vẫn còn sưng phồng và chảy máu, tôi được miễn khỏi buổi cầu kinh chiều. Bằng chứng trên cho thấy anh bạn Muggle của chúng ta đã vô tình tìm ra không phải một con chồn sương, nhưng anh ta nghĩ, mà là một con Jarvey, thường hay săn đuổi bọn Ma Lùm (Gnomes), con mồi chúng thích nhất. Hiểu biết thiếu hoàn chỉnh thường mang đến nhiều nguy hiểm hơn là hoàn toàn không biết gì cả, và nỗi sợ hãi về ma thuật của dân Muggle thì dỹ nhiên ngày một ngày một tăng thêm bởi nỗi sợ hãi về những thứ đang rình rập tròng vườn dược thảo của họ. Việc dân Muggle khủng bố những phù thủy trong thời kỳ này lên đến đỉnh điểm và việc cho rằng nhìn thấy những quái vật như Rồng (Dragon) hay Bằng Mã (Hippogriff) thì được cho là dấu hiệu của bệnh Rối Loạn Tâm Thần. Tuy nhiên, mục tiêu của cuốn sách này không bàn về những ngày đen tối khiến cho những Phù Thủy như chúng ta phải lẩn trốn đó [*]. Đều chúng tôi muốn nói ở đây đó là số phận của những Sinh Vật Thần Thoại, cũng giống như chúng ta, nên được che đậy khỏi họ, cũng như dân Muggle có thể tự nhủ rằng chả có thứ gọi là ma thuật. ( * Những ai muốn có một cái nhìn trọn vẹn hơn về thời kỳ đẫm máu đặc biệt này của giới pháp sư, nên tra cứu cuốn “Một lịch sự pháp thuật” của Bathilda Bagshot (nhà xuất bản Little Red, 1947) Trong cuộc họp thượng đỉnh nổi tiếng năm 1692 của Hội Đồng Liên Bang Phù Thủy Quốc Tế chỉ ra rằng. Cần gần bảy tuần chỉ để tranh cãi gay gắt giữa các Pháp Sư của những quốc gia và chỉ tập trung vào vấn đề Sinh Vật Ma Thuật. Bao nhiêu và chủng loài nào nên được che giấu khỏi sự chú ý của dân Muggle? Giấu chúng ở đâu và bằng cách nào? Sự gay gắt của cuộc tranh cãi cứ thế tiếp tục, một số loài số loài dỹ nhiên đã được định đoạt số phận, một số khác thì vẫn còn được tranh luận. (Các đoàn đại biểu của Nhân Mã, Nhân Ngư và Yêu Tinh đã được thuyết phục đến tham dự cuộc họp thượng đỉnh.) Cuối cùng thì bản hiệp dịnh cũng được hoàn thành (ngoại trừ nhóm Yêu Tinh). Hai mươi bảy chủng loài, đủ loại kích cỡ: từ Rồng đến Bundimuns, được che giấu khỏi Muggle và đánh lừa họ rằng chúng chưa bao giờ tồn tại ngoài trí tưởng tượng của họ. Con số này tiếp tục được tăng lên theo từng thập kỷ, khi các pháp sư ngày một tự tin vào khả năng che giấu của mình. Vào năm 1950, Điều khoản 73 được thêm vào Đạo Luật Quốc Tế về Bí Mật Phù Thủy, và là chuẩn mực mới cho những Bộ Pháp Thuật ngày này: Mỗi chính phủ phù thủy của từng vùng sẽ phải chịu trách nhiệm che giấu, chăm sóc và kiểm soát tất cả các quái thú (Beasts), Vật Sống (Being) và Linh Hồn (Spirit) tồn tại trong chính biên giới lãnh thổ của khu vực đó. Nếu bất cứ một sinh vật huyền bí nào gây ra thiệt hại, hay tạo sự chú ý của dân Muggle, thì chính phủ của nước đó sẽ nhận kỷ luật từ Liên Minh Phù Thủy Quốc Tế. [/spoil] Ghi chú: cụm từ "Dóc tổ" (You Liar) được để trong ngoặc và in chéo là phần chữ của Hary. Mọi người xem cho biết ý kiến nhé. Gần đây đang rảnh nên làm project này cho vui. Thấy hay xin + rep.