Có thể nói tui không hiểu gì về nghệ thuật, nhưng tui cũng phải thốt rằng: Phim chả ra cái giống gì cả. Từ đầu đến cuối phim nó chẳng cho ta 1 bài học gì hết. Hiếu thảo ư? Ngoan hiền ư? Đảm đang ư?Tiết hạnh ư? Chung thủy sao?.... Không có gì cả. Phim trần trụi về cuộc sống thì thiếu gì chứ, nhưng phim này chả nhấn vào được chỗ nào cả. Tình tiết thì thật khôi hài. Chú đen kia dẫn cô này ra mỏm đá, chảy máu chân, thế là quất. Lãng mạng ko nhỉ? Yêu vội cũng đến nỗi Tây nó cũng vái lạy, ít ra cũng cần dạo nhạc gì chứ. Lãng xẹt.... Rồi cái cô này, chả hiểu sao theo dõi thằng học sinh kia đi đá banh dưới trời mưa xối xả, cầm cây dù không bung chạy tới chạy lui, rồi chộp ngay cảnh thẳng ku đứng đái. Vãi cả lúa. Rồi có 1 cảnh thằng ku nhảy cầu xuống hồ bơi, thế là thôi. Chẳng lẽ ngụ ý là cuộc sống trần trụi nó cứ trôi vậy à. Thằng chồng thì tới quất cô gội đầu không thành, về quất con vợ cho bỏ ghét. Thế là xong. Nhảm vãi tè.......... Phim chỉ có 1 điều để tui cho vào đầu được là tiết trời mùa hè ở miền Bắc nó nóng oi bức, khó chịu hơn trong này nhiều, tất nhiên tôi chưa bao giờ cảm nhận được cái nóng đó nên thấy có ích. Còn lại chả tồn lại bất cứ 1 điều gì về bộ phim này.
Mình không nhận xét gì, cảm nhận là tùy mỗi người, nhưng nói là ham muốn tình dục 1 cách thái quá thì... hình như bạn nhầm, ngoài bà cô giáo, có thể là ham muốn nhiều thật, nhưng gái già rồi, chả có gì là khó hiểu, bà vợ thì bị chồng hờ hững, điều này không những bình thường mà còn rất nhiều ở Việt Nam, và những ông chồng như thế lại càng phổ biến hơn thôi => chẳng có gì là bất hợp lý khi chọn 1 đề tài như thế cả. Thêm 1 điều nữa là, nếu chê là phim dở thì có nghĩa là nó không bằng mặt bằng chung của phim Việt Nam, nghĩ thử xem có được bao nhiêu phim hay hơn, ý nghĩa hơn? Nếu không chẳng nhẽ toàn bộ nền điện ảnh Việt Nam đều dở?
^ tùy cảm nhận thôi mà mặt bằng chung của từng người mỗi khác nhau thôi cậu, nhiều người thì mới quy định mặt bằng chung của phim ảnh Việt Nam được, rất nhiều phim được khen (có cả phim này) và cũng có rất nhiều phim bị chê (dĩ nhiên cũng có phim này). Đánh giá phim hay dở thế nào cũng cảm nhận thôi, nếu không thì làm 1 một bảng đánh giá cho điểm thì phim này cũng thuộc tầm giữa thôi. Phim nào hay nhất hay dở nhất thì không điều gì có thể chắc chắn được.
nói tóm lại, phim hay là người xem phải cảm nhận được điều gì đó. Thế nên các bác hãy tự hỏi mình đã cảm nhận được điều hay ho gì từ bộ phim này, đừng bị những lời quảng cáo lung lạc. Thế thôi. Phim VN ko phải ko có phim hay, nhưng ko phải phim này. Phong cách của phim này có thể nói mượn từ 1 số phim của nói về cuộc sống trần trụi của Trung Quốc, đôi khi phim chỉ gói gọn trong 1 bối cảnh, nhưng phim của người ta xem thì mình suy nghĩ ra nhiều thứ, ngẫm lại cũng thấy hay. Phim Việt mới học theo phải nói thật là quá tệ
Sau khi chiếu giới thiệu Bi. Đừng Sợ tại liên hoan phim HongKong, đạo diễn Phan Đăng Di đã nhận được khoản tài trợ tương đượng 5000 Euro từ Quỹ Liên Hoan Phim Quốc Tế Paris 2011 cho dự án mới Cha Và Con. The Paris Project Award went to Big Father, Small Father and Other Stories by PHAN Dang Di. The winner had received a prize in-kind worth €5,000 (approx. HK$54,600) nguồn http://www.haf.org.hk/haf/pdf/9th_HAF_Award_Press_Release_Eng_20110323a.pdf
Đề nghị bạn md07 đọc mấy bài phân tích trước đó. Tự dưng lâu lâu có người quất đại mấy câu là coi phim k hiểu. K cảm thì đọc mấy page từ 10 về sau để mà hiểu.\ Và mình nhắc lại: Phim này đã giành đc nhiều giải thưởng và những người giám khảo không phải là ngu. Bạn nào chê phim là k cảm đc thôi. Phim này mà k hiểu chắc mấy phim hàn lâm như American Beauty, No Country for Old Men....chắc tắt ngay từ 15' quá.
Mình thì ko hoàn toàn nghĩ là phim này xuất sắc nhưng khá là mức chấp nhận được, còn không nhận thấy nội dung phần lớn có lẽ mình nghĩ là do cách truyền tải của đạo diễn chưa khéo với các đoạn chuyển cảnh nhanh chưa làm bật lên được ý đồ của mình, và nếu như đúng ý tưởng của tác giả như trong blog phanxine viết thì có lẽ cũng do 1 phần là hơi nhiều ý tưởng quá. Chứ công bằng mà nói không thể bảo phim này không ra gì được, vì chưa cần xét đến nội dung, nó cũng đã hơn đại đa số phim Việt Nam ở: - thoại không bị kịch và sến - diễn xuất của diễn viên gượng ép - quay phim khá chuyên nghiệp (mình nói cái này vì hầu hết phim Việt Nam quay mình có cảm giác như máy quay kts vậy..) Tổng quan thì nếu lấy thang điểm 10 như imdb thì phim hay nhất của VN hiện giờ (theo mình) có thể đc 7.5 và phim này mình nghĩ khoảng 6.2..
Cậu trên nói tui không đồng ý, ví dụ cùng 1 chuyện là mần, chả lẽ lại nói phim TQ mần nhau giống tư thế phim Mẽo, chúng ta cần đặt nó vào cái khung riêng biệt thì mới oánh cái giá được, không tự nhiên cả đống cái giải nước ngoài nó về đâu, mấy thầy chuyên phê phán phim nội mà có dám nhích răng nói phim ngoại đâu, cái bản lĩnh mấy thầy phê bình trong nước toàn núp sau con mộc thì nói có giá trị gì.
Mình chỉ không hiểu là bạn rep mình hay rep bạn trên mình thôi vì mình không hiểu bạn định nói gì T_T
Tờ giới thiệu tại 1 cuộc liên hoan (?) ở nước ngoài (toronto-reel-asian-international-film) Mình chưa xem nhưng đọc giới thiệu (told through the innocent eyes of 6 years old) thì thấy cách diễn đạt có vẻ giống phim Malena (có em Monica Belluci huyền thoại). Malena cũng được mô tả qua con mắt của 1 thằng cu 12 tuổi, cũng nóng, cũng xếch, thậm chí còn có đoạn cu tí 12 tuổi bang DV chính. Đọc thấy đám báo mạng chê dữ quá, chắc họ không được xem bản uncut cũng nên. Để tối "nay" xem. Đang kéo.
đêm qua vừa xem, h thì mới nhảy vào comment. Trước tiên là mấy cái theo như em cảm nhận nhé - em rất thích đoạn hội thoại của bi và ông. Có gì đó rất gần gũi và làm em mỉm cười được, vì sự ngây thơ của bị và tình yêu cu cháu đằng sau vẻ lạnh lùng, cách trả lời nhát gừng. Nhất là khi thằng bé thì thầm "ông cho cháu quả táo nhé", rồi ông gật. Em cũng từng có những lần như thế với ông ngoại hồi nhỏ Hay cả khi đoạn thằng bé hỏi ông về cái lá phong, y hệt ngày xưa bà nội trả lời luôn. Nên những khúc đó, cảm thấy phim rất rất là hay, vì mình từng ở hoàn cảnh hiện tại. - Ông chồng sống... khá bẩn Tức là có đoạn vừa đi nhậu về, người còn nguyên mồ hôi, cởi áo ra 1 phát là chèo lên giường luôn, bẩn kinh Mà mặc đi mặc lại cái áo sơ mi xanh đó, phải đến 95% bộ phim, 5% là áo hồng hay đỏ gì đó ko nhớ. - Gội đầu gì mà 45K? Quá là kinh khủng? Xin lỗi chứ gội đầu dầu gội xịn ở các salon spa hiện nay cũng chỉ 50k, mà ở ngóc ngách thế 40 45 thì ... ma nó gội à? Mà gội đầu có cả... suất lavie là sao? Đang nằm dốc ngược chai lavie vào mồm à - Như mọi ng có nói, đoạn sex quá nhạt và vô duyên, chả an nhập gì lắm với bộ phim, đặc biệt là bà cô với anh Trung xây dựng >.< . Khá mỗi là đoạn thằng Bi nó đi tìm chú An của nó để cho quả táo và hỏi hoa gì. Nhưng mà nhìn thằng béo bệnh hoạn không tưởng được - chị vợ rất xinh :X Rất thích hình tượng này mặc dù ko ủng hộ các cô quyết tâm cắn răng chịu đựng 1 thằng chồng như thế. Sơ sơ thế nhé Còn có thể đồng ý rằng phim rất giàu ngôn ngữ hình ảnh, tuy nhiên có lẽ vì tuổi đời chưa được nhiều nên thực sự là em KHÔNG có hiểu hết bộ phim, hay đúng hơn là những gì bộ phim truyền tải, thành ra không thấy ấn tượng lắm. Ngoài ra thì được cái nhân vật trong phim tạo hình rõ nét, không mờ nhạt. Nhân vật A là A, B là B, xem phim có thể điểm mặt chỉ tên từng tính cách một, k bị lẫn lộn vào nhau. Sơ sơ vậy đã, nhớ gì tiếp sẽ thêm sau
Đã xem xong và mình thiên về phía chê phim nhiều hơn. Tất nhiên là chê theo kiểu cái đám 'rình rình xem cảnh nóng' hoặc 'ko hiểu thì bảo chán' thì mình ko thèm nói rồi. Nhưng mình thấy phim này chẳng hay, đặc biệt là ko hay đến cái độ như phanxine và mấy blogger bạn bè ổng ra sức khen. Phim này mình đọc rất nhiều review từ blog, báo chí, forum rồi mới bắt đầu xem, mục đích là để chuẩn bị tinh thần trước, tìm xem trong phim có những cái hay cái đẹp mà họ chỉ ra không. Và kết quả là ko tới cái mức đó. Nhiều cái thấy chỉ như kiểu ráng phân tích cầu kỳ cho có vẻ sâu sắc. Tin mình đi, nếu thích chơi kiểu đấy thì Transformers Revenge of the Fallen cũng có thể moi ra mà phân tích như 1 phim giàu tính nhân văn được. Phim được giới thiệu là "Told through the innocent eyes of 6-year-old Bi, this family drama takes a frank look at sexual desire and repression in modern-day Vietnam" (như poster mà bạn ở trên post). Nhưng phần lớn phim được kể qua con mắt của người thứ 3 chứ đâu phải Bi? Bi nhòm bố mẹ nằm ngủ với nhau qua khe cửa à? Bi nấp sau 1 bụi cây khác nhìn thằng kia vạch quần ra à? Bi rình sau bờ kè xem tay chủ thầu quất bà cô à? Bi trốn trong tủ quần áo chị gội đầu à?... và rất nhiều chi tiết quan trọng khác. Kỳ thực nếu xét theo thời lượng xuất hiện thì của Bi hơi bị ít. Có những thời điểm mà mình cũng quên mất Bi mới là nhân vật chính trong phim, vì ko hiểu em lạc đi chốn nào rồi (Để rõ hơn thế nào là kể chuyện qua cái nhìn của nhân vật, hãy xem Mother của Hàn Quốc, The Diving Bell and the Butterfly của Pháp, thậm chí Usual Suspects của Mỹ,....) Nếu cách kể chuyện ko nhất quán như thế, thì tại sao tựa đề phim lại là "Bi, đừng sợ!" và lời giới thiệu phim lại là "Kể qua đôi mắt ngây thơ của cậu bé Bi 6 tuổi". Bi có thấy cái gì đâu mà phải sợ? (mà đúng trong phim ta đâu có thấy Bi sợ lúc nào). Lẽ ra tựa đề phim nên là "Đừng sợ" hoặc "Khán giả, đừng sợ" thì hơn. Lật lại 1 trong những theme của phim đó là 'Sự ngây thơ trong sáng của cậu bé trước những abcxyz của người lớn'. Mình thấy ko phải vậy. Ko phải ngây thơ mà là ngây ngô, vì có biết gì đâu mà chả ngơ ngơ ngác ngác như ko có gì xảy ra. Nói là tương phản, nhưng tương phản này ko có liên kết chặt chẽ, giống như ta định so sánh 2 bố con nhưng lại đi lấy ông bố nhà mình và thằng con nhà hàng xóm vậy. Viết 1 ý vậy đã, dài quá kẻo lại chả ai đọc. P.S: - Ở trên có mấy bạn đặt phim này trong tương quan với những American Beauty, No Country for Old Men, City of God, Requiem for a Dream, Black Swan,... Mình thấy đừng nhầm lẫn. Ko một phim nào trong những phim kể trên có cách kể chuyện rời rạc (có chủ đích) như Bi, đừng sợ. (thậm chí những phim như City of God có lối kể chuyện khiến khán giả nín thở dán mắt vào màn hình). Cũng những phim trên, đều có những chi tiết, hình ảnh gợi cảm xúc cực kỳ mạnh, ko giống như Bi, đừng sợ!, quăng 1 hình ảnh ko có gì đặc biệt vào và để đấy cho người xem tự cảm nhận. - Trước khi xem phim mình đã ngờ ngợ là Bi, đừng sợ! có phong cách hao hao phim của Kim Ki-duk, và sau khi xem xong thì nghĩ là đúng thế thật. Mời xem Spring Summer Fall Winter and Spring, một phim thậm chí cũng có theme '3 giai đoạn trong 1 đời người', những ham muốn trần tục, hầu như ko có thoại, nhiều hình ảnh biểu tượng, và thậm chí cảnh xxx cũng hao hao giống. Có điều khác biệt là phim ấy ta vẫn có một câu chuyện liền mạch, cắt cảnh cũng đột ngột nhưng cảm xúc ko bị đứt quãng. Có thể đấy là lý do khiến phim ấy thì rất touching nhưng Bi, đừng sợ! thì không. - Có lẽ vấn đề của Bi, đừng sợ! là ko tạo được kết nối giữa nhân vật và khán giả. Khán giả được chứng kiến 1 gia đình có cấu trúc bình thường nhưng biểu hiện thì lệch lạc, và trong khi chưa kịp 'cảm' được nhân vật nào thì cảnh phim đã nhảy phóc sang chuyện khác, bao gồm một số cảnh nhạy cảm, trong đó có cả những cảnh phản cảm thừa thãi: cảnh vạch quần khoe trym của anh chàng hotboy được quay ở góc trực diện, hoàn toàn ko có chức năng đưa đẩy chuyện phim. Nhiều khi người ta cứ lấy tấm bình phong 'nghệ thuật' để gán cho những cái đó, nhưng cũng có lúc ranh giới giữa art và pornography cũng chả cách nhau mấy. (Mình ko phải đang đề cập chuyện đạo đức đâu nhé, mà là muốn nói đến tính hợp lý và cần thiết của cảnh phim). Nó giống như khi chưa thấy mặt tốt của 1 người thì đã thấy 1 đống điểm xấu rồi, khiến cho người ta ko còn muốn nghĩ tốt về người đó nữa. (mk dài quá -.-" gần bằng review rồi)
Đọc các ý kiến của các bạn xong mình chỉ thấy: Film nên cắt bớt những cảnh nóng phản cảm đi, film phong cách Á Đông mà cứ như film Mỹ, phịch vô tội vạ và... nhanh ko thể tả (bờ kè). Cuộc sống vô trần trụi và "ko như là mơ" nhưng đâu cần phải lên film theo kiểu đó, cảnh quay có thể giảm bớt sự thô tục đó thì cũng có sao đâu, người xem vẫn hiểu là ông đạo diễn đang nói về cái gì cơ mà. PS: Ngoài lề tý, dạo này đề tài sex ở VN chuộng quá nhỉ, thảo nào mấy cái truyện rẻ tiền như của con Grào cũng được in bán ngoài tiệm sách.
Theo như ý hiểu của KVTL thì bộ phim được tác giả nhìn dưới góc độ của một thằng bé 6 tuỏi chứ không phải là chính Bi nhìn thấy những việc đó. Vì vậy mà những câu chuyện xảy ra trong phim diễn ra lẻ tẻ, thoại ít dùng hình ảnh nhiều như chính nhận thức của một đứa bé, trong con mắt một đứa con nít thì nó là như vậy. Còn việc cảnh Huỳnh Anh vạch trym ra tè và góc máy quay trực diện và bà cô đứng nhòm là chuẩn bị cho cảnh bà cô hứng và khát trai quá mà chưa được thỏa mãn nên về nhà đếch chịu được phải dùng đá để giải nhiệt. Bạn thử ví dụ vài hình ảnh được quăng vào không có gì đặc biệt xem nào, KVTL cho rằng đạo diễn đều gửi một thông điệp nào đó cho môi cảnh phim. Có cảnh cô của Bi ra ghềnh đá với Kim Long rồi xxx đấy, nó không thừa vì nó là hậu quả của việc thiếu trai dài ngày của người cô. ---------- Post added at 09:12 ---------- Previous post was at 09:09 ---------- @proA.June91: Các đoạn sex đều không thừa, sao lại nói là vô duyên nhỉ? Đoạn sex giữa cô Bi và Kim Long (Trung) đã được giải thích ở trên. Còn đoạn sex giữa bố và mẹ Bi là result của việc bô Bi đang hứng với em gội đầu mà nó đếch cho, thế nên mới về nhà hùng hục với vợ để giải tỏa, cảnh đó ông bố đóng cọc nhanh vì mục tiêu chỉ là giải tỏa chứ không phải là việc have sex bình thường, mơn trớn lẫn nhau của vợ chồng. ---------- Post added at 09:14 ---------- Previous post was at 09:12 ---------- VN bây giờ đang trong giai đoạn tìm hiểu về sex nên những thứ gì liên qua tới sex đều đắt hàng hết. Bao giờ ở VN mà bọn trẻ đã quần nhau từ hồi mưới mấy tuổi như ở Tây thì sẽ không còn tò mò nữa. Chả thế mà số lượng thành viên ở các trang web sex đều rất lớn.
^ Cái cảnh ở bờ kè thì cần thiết, tớ có nói gì đâu (cảnh bố mẹ nó cũng thế). Còn cái cảnh vạch trym ra kia vấn đề nằm ở cách quay chứ ko phải có hay ko có. Mình cũng biết là nó dùng để đẩy tiếp đến chuyện bà cô dùng nước đá giải nhiệt. Nhưng chắc chắn có cách khéo léo hơn đúng ko? Còn tác giả tại sao lại có kiểu nhìn bộ phim dưới góc độ 1 thằng bé 6 tuổi? Khi mà chính thằng bé đấy lại ko hề nhìn. Thủ pháp gì vậy? Hơn nữa chính trong giới thiệu phim đã tuyên bố bộ phim được nhìn dưới con mắt của Bi mà, nếu họ ko tuyên bố vậy thì mình đâu có móc làm gì P.S: bồ nào quote lại bài mình thì xóa bớt những ý ko đụng đến cho khỏi dài topic (-.-!)
ờ, đúng thật. Nếu như thay cảnh của HA bằng một em gái nào đó thì không ai hỏi 'tại sao lại quay trực tiếp' như vậy. Có lẽ cảnh này anh Di làm hơi quá.
^ Mỉa hả bạn Mình thấy cảnh đó có thể quay từ sau, hoặc dùng cách đặt máy mà che chỗ cần che, nói chung là làm thế nào thì làm chỉ cần ngụ ý được rằng bà cô đang thấy cái đó của thằng kia là được. Những cảnh xxx có thể quay rõ để cho thấy mức độ bạo liệt của hành động, qua đó thể hiện sự bùng nổ của nhân vật (mình đang nói 2 cảnh còn lại đó). Nhưng cảnh này mình thấy nó ko có những yếu tố để mà phải trần trụi như thế, chỉ cần ngụ ý là đủ. Thấy hay ko thấy cái chỗ đó của thằng kia thì khán giả cũng biết là chuyện gì đang xảy ra cơ mà (ko lẽ muốn xem kích cỡ cái đó, càng to thì tức là bà cô càng nóng mặt ) Anw, bàn về cái cảnh này chỉ thế là đủ. Đấy cũng ko phải vấn đề quan trọng nhất của phim
Có một cảnh mình thấy rất hay là mẹ Bi có vẻ thích ông của Bi, có lẽ do trong thời gian dài đã không được chồng 'chiều' nên khi thấy bố chồng úp mặt vào ngực mình mà ngủ thì mẹ Bi cứ để như vậy, chắc vì thế nên khi tiêm thuốc cho bố chồng thì con dâu vẫn mặc quần áo lót. Xem phim này xong thì không phải 'Bi đừng sợ' mà 'Cả nhà Bi đều đáng sợ' ---------- Post added at 10:07 ---------- Previous post was at 09:56 ---------- Bạn nào tốt tiếng Anh thì đọc cái review này đi, khá hay đó. Mình dich ra tiếng Việt không tốt (chủ yếu là lười). Nguồn: http://filmbalaya.com/2011/03/09/as...be-afraid-by-phan-dang-di-review-and-trailer/ ---------- Post added at 10:10 ---------- Previous post was at 10:07 ---------- Không biết có ai thích nhạc trong trailer Bi, đừng sợ không. Mình rất thích kiểu nhạc này, nó khác lạ so với các phim khác, nói chung không thể tả được. [video]http://www.youtube.com/watch?v=sro70kC-JFg[/video] http://www.youtube.com/watch?v=sro70kC-JFg
ừ đấy mình nói rồi, cách xử lý ý đồ chưa được khéo nên nhiều đoạn có cảm giác hơi thô ráp và giật cục chứ không trơn tru như các phim nước ngoài khác, có nhiều đoạn đạo diễn bị rơi vào ranh giới giữa trần trụi và thô. Cũng giống như 1 viên đá thô chưa qua tay người thợ vậy, nếu được "gia công" hết các lỗi đi thì không tệ 1 chút nào.