Sơ lược lịch sử Nhật thời Sengoku Jidai

Thảo luận trong 'Total War' bắt đầu bởi Tiger-tank, 25/3/11.

  1. vietanh797

    vietanh797 †A Faithful Knight† Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/5/05
    Bài viết:
    29,139
    Nơi ở:
    Wibu Kingdom
    có topic lịch sử thông thường topic này về sử Nhật mà ...
     
  2. aragon0510

    aragon0510 SPARTAN John-117

    Tham gia ngày:
    27/1/06
    Bài viết:
    11,322
    Nơi ở:
    Kuopio, Finland,
    nó lạc từ cái bài nào ý, mỗi ông 1 tý=))

    Cho mình hỏi là tại sao cung Nhật tầm bắn thì thấp hơn cung của tụi Triều hay Tàu nhưng khả năng xuyên phá thì cao hơn vậy, và sao cung của Nhật nó kỳ kỳ :|
     
  3. Kronpas1997

    Kronpas1997 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/02
    Bài viết:
    30,801
    Cần phân biệt cung của samurai và cung của ashigaru. Cung samurai có thể so với composite bow của Mông Cổ hoặc longbow của Anh, tầm bắn rất xa và xuyên phá cực tốt. Nhưng đấy là trước Sengoku. Còn cung của Ashigaru thì khá lởm, tầm bắn thấp hơn súng hỏa mai trong khi lại thiếu khả năng xuyên giáp (cái giáp Nhật ko phải plate armor nhưng chống cung/kiếm tốt lắm) --> súng trở nên phổ biến. Đấy là lý do lính Nhật cực kì ngạc nhiên khi xâm lược Triều, do cung của quân Triều tiên .. bắn xa hơn súng.

    Xuyên phá tốt vì nó là cung của Samurai, chứ ashigaru thì như trên nói: rất lởm. Nó cũng hơi đặc biệt tí vì bất đối xứng, người cầm cung cầm phía dưới chứ ko chính giữa cung. Cũng ko hiểu vì sao cầm vậy.
     
  4. [Rest In Peace] Panzerklein

    [Rest In Peace] Panzerklein 16 July 2021

    Tham gia ngày:
    27/7/06
    Bài viết:
    8,577
    Nơi ở:
    Inferno
    Giáp Nhật có vài loại là plate đấy :|.
     
  5. RaiRenJin

    RaiRenJin Mario & Luigi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/1/06
    Bài viết:
    884
    Nơi ở:
    Thập Nhị Chi Thiên!
    Bác nào biết về Arrow Nhật cho mình hỏi cái công dụng của cái Arrow đầu hình chữ U .

    Hình như tên là Karimata thì phải. :-? Có phải loại Arrow chuyên dùng để xuyên giáp?
     
  6. Kronpas1997

    Kronpas1997 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/02
    Bài viết:
    30,801
    Chest plate hoặc nón sắt thôi, chứ làm gì có thằng nào đeo cả bộ full plate như mấy con robot bên Tây. Mà nói "ko full plate" nhưng bên trong cũng có lồng gân sắt, thực ra chả khác mẹ gì =|

    Bắn lên trời nó kêu "ríu ríu ríu ríu ríu" điếc tai lắm. Nó là tên hiệu để signal bâttle và dùng trong lễ nghi, chứ cái tên đấy vác ra bắn bao nhiêu cho đủ?
     
  7. aragon0510

    aragon0510 SPARTAN John-117

    Tham gia ngày:
    27/1/06
    Bài viết:
    11,322
    Nơi ở:
    Kuopio, Finland,
    vậy sao thời Sengoku lại dùng cung lởm hả bác :|
    Kỹ thuật thì em thấy giống nhau cả, kéo từ trên đầu kéo xuống. Xem mấy clip ng` ta tập luyện Kyudo thì có vẻ như cái cấu tạo của cung giúp ng` bắn kéo căng và dễ dàng hơn là cung kiểu thông thường
     
  8. Kronpas1997

    Kronpas1997 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/02
    Bài viết:
    30,801
    Tại vì cả vạn thằng cầm cung thì phải làm sao cho rẻ đi. Với lại ashigaru là lính quèn ko có đào tạo từ bé như Samurai, expect đám này bắn ngọt như võ sĩ là bất khả thi. Tốt nhất là cho chúng nó cầm cung lao động đường phố thôi, hoặc bắt cầm súng hết.
     
  9. RaiRenJin

    RaiRenJin Mario & Luigi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/1/06
    Bài viết:
    884
    Nơi ở:
    Thập Nhị Chi Thiên!
    =)) ra là tên hiệu.

    Search từ khóa whistling arrow ra 1 đống, hóa ra nó là cái arrow này.
     
  10. phamtuanduy212

    phamtuanduy212 Persian Prince Knight Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/10/08
    Bài viết:
    3,548
    Yamanaka Yukimori(1545-1578)-Samurai Huyền Thoại Nguyệt Thực

    [​IMG] Yukimori cầu nguyện trước trận đánh

    Ra đời với cái tên Shikanosuke vào đúng đêm nguyệt thực, Yamanaka Yukimori được cho là “con của mặt trăng” với sự dũng mãnh bẩm sinh, chém hạ đối thủ đầu tiên năm 13 tuổi. Trở thành thuộc hạ của nhà Amako, tỉnh Izumo, Yukimori đối diện với một sự suy sụp của gia chủ mình khi daimyo kiệt xuất Mori Motonari tấn công lấn chiếm dần lãnh thổ của nhà Amako. Yukimori cố sức giúp gia chủ mình khôi phục quyền lực bằng sự dũng mãnh trên chiến trường nhưng ko được nhiều thành công lắm.

    Năm 1565, danh tiếng của Yukimori đã lan rộng đến nỗi khi thành Gassan-Toda, kinh đô nhà Amako, bị quân Mori bao vây thì một tướng nhà Mori là Shinagawa Daisen thách Yukimori đấu 1-chọi-1. Trận chiến diễn ra nhanh chóng, Yukimori chộp lấy đối thủ của mình, cắt lấy thủ cấp giơ lên trước ba quân “Hươu đã giết sói!” (từ “shika” trong tên “Shikanosuke” còn có nghĩa là “con hươu”, và Daisen thì cố tình đổi tên là “sói”-okami để trêu Yukimori!!)

    Dù vậy thành Gassan-Toda cũng phải đầu hàng vào năm sau, nhà Amako coi như bị tiêu diệt. Nhưng cuộc chiến của Yamanaka Yukimori cẫn chưa kết thúc khi Yukimori thuyết phục được chú (họ) của daimyo Amako là Amako Katsuhisa bỏ việc tu hành, hoàn tục để khôi phục nhà Amako. Và thế là từ năm 1568, 2 chủ tớ tổ chức các lực lượng chống đối quấy phá trong tỉnh Izumo, gây ra mối thù với đại tướng Kikkawa Motoharu tài ba (con trai của Mori Motonari).

    Năm 1577, Oda Nobunaga tổ chức chiến dịch tiêu diệt nhà Mori với 2 tướng lãnh đạo là Hashiba (hay Toyotomi) Hideyoshi và Akechi Mitsuhide. Mặc dù có vẻ như ko hoà lắm với Nobunaga, Yamanaka Yukimori và Amako Katsuhisa cũng cố để tham gia vào chiến dịch với Hideyoshi. Sau khi lấy thành Kozuki từ tay Bessho, Ukita Naoie ở tỉnh Bizen (đồng minh của nhà Mori) đem binh tiếp viện, may mà Yukimori đánh lui được, lấy lại thành Kozuki. Hideyoshi giao thành Kozuki cho Yukimori và Amako Katsuhisa giữ, rồi đem binh quay về bao vây thành Miki.

    Mori Terumoto, có vẻ như nổi giận vì sự hiện hiện của nhà Amako ở thành Kozuki (có lẽ là do Kikkawa Motoharu xúi bẩy ^_^), dẫn 30000 quân tấn công thành Kozuki. Hideyoshi dù đang bận vây thành Miki nhưng vẫn cố gửi viện binh đến Kozuki. Nobunaga bỗng gửi lệnh cho Hideyoshi tập trung vào chiến dịch của mình, mặc kệ thành Kozuki tự sinh tự diệt! Bị áp đảo về quân số, bỏ rơi bởi đồng minh, thành Kozuki đầu hàng và Amako Katsuhisa tự sát. Yamanaka Yukimori được tha và cho giữ một vùng nhỏ ở tận phía tây vùng Chugoku nhưng bị giết khi trên đường đến đó bởi tay kẻ thù cũ ở Izumo là Kikkawa Motoharu!

    Yamanaka Yukimori là một samurai nổi danh trong thế kỷ 16 ko chỉ nhờ vào võ nghệ và dũng khí trên chiến trường mà còn nhờ vào lòng trung thành và tận tụy của mình với gia chủ Amako. Việc đầu hàng ở Kozuki mặc dù có giảm chút danh tiếng cua Yukimori nhưng ko thể lu mờ hình ảnh của chàng “samurai dưới ánh trăng lưỡi liềm”!

    Akechi Mitsuhide(1526-1582)-Thi Sĩ Samurai


    [​IMG]

    Thân thế

    Là con trai của Akechi Mitsukuni ở tỉnh Mino, Akechi Mitsuhide trước theo lao động đường phố nhà Saito ở tỉnh Mino rồi sau theo nhà Asakura ở tỉnh Echizen khi nhà Saito bị Oda Nobunaga diệt. Năm 1566, vì Asakura Yoshikage cuối cùng không thể giúp Shogun-lang-thang Ashikaga Yoshiaki nên Akechi Mitsuhide theo lao động đường phố Yoshiaki, trở thành hộ vệ-người truyền tin cho Yoshiaki. Sau khi Yoshiaki được Oda Nobunaga chấp nhận hỗ trợ thì Akechi Mitsuhide hiển nhiên thành một tướng dưới trướng Nobunaga, nhanh chóng chứng tỏ tài năng lãnh đạo của mình và được Nobunaga trọng dụng.

    Theo lịch sử, gia tộc Akechi có nguồn gốc từ gia tộc Toki mà xa xưa hơn là gia tộc Minamoto. Điều thú vị là chính Minamoto Yoritomo là người mang đến sự diệt vong cho gia tộc Taira, gia tộc được coi là tổ tiên của Oda Nobunaga.

    Chiến tích

    Năm 1577, khi tuyên chiến với nhà Mori và mở chiến dịch xâm lược vùng Chugoku, Oda Nobunaga lệnh 2 đại tướng đắc lực của mình là Akechi Mitsuhide và Hashiba (hay Toyotomi) Hideyoshi lãnh đạo 2 cánh quân chủ lực. Akechi được giao cánh quân phía bắc, tiến theo bờ biển bắc của vùng Chugoku, chiếm tỉnh Tamba và Tango. Đồng thời một sự kiện được cho là nảy mối hiềm khích giữa Mitsuhide và Nobunaga diễn ra: sau khi Mitsuhide thuyết phục nhà Hatano tỉnh Tamba đầu hàng và đưa 2 thủ lĩnh của họ về kinh đô Kyoto, Nobunaga bỗng ra lệnh chém 2 người! Nhà Hatano giận dữ vì sự tráo trở này, làm cách nào đó bắt được mẹ của Akechi Mitsuhide và hành hạ bà ta đến chết! (nhưng dường như điều đó có vẻ hơi bất thường nên ta có thể coi đó như là một sử liệu để tham khảo hơn là sự thật) Có vẻ như Nobunaga không thích đại tướng đắc lực của mình vì tài làm thơ của Mitsuhide và đặc biệt còn công khai chỉ trích nhiều lần, có lẽ vì chiến dịch xâm lược khu bắc Chugoku không thành công của Mitsuhide, hoặc là Mitsuhide vốn thù Nobunaga từ khi Nobunaga tiêu diệt chủ nhân cũ của mình là nhà Asakura ở tỉnh Echizen; nhưng có thể chắc chắn một điều là 2 người không thể ưa gì nhau được.

    Năm 1582, Hashiba Hideyoshi cầu viện binh khi phải đối diện với toàn quân nhà Mori. Oda Nobunaga lập tức lệnh cho tất cả các tướng lĩnh của vùng cận kinh đô Kyoto cất bản bộ binh đi viện trợ Hideyoshi, trong đó có 10000 quân của Akechi Mitsuhide. Cuộc chuyển binh làm cho 2000 quân hộ vệ thường trực của Nobunaga chỉ còn 100 người. Và ngày 20 tháng 6 năm 1582, khi Nobunaga đang ở chùa Honno-ji, Akechi Mitsuhide đem binh bao vây và giết chết Nobunaga! Sau đó, Mitsuhide lập tức giết hết tất cả họ hàng của Nobunaga trong phạm vi cho phép, thậm chí đốt hạ thành Azuchi, rồi tự lập làm Shogun! Điều đó có lẽ không đem lại tiếng tốt gì nên không có gia tộc nào ở kinh đô ủng hộ Mitsuhide cả. Ko may cho Mitsuhide, trông mong cuối cùng của Mitsuhide, là nhà Mori sẽ giữ chân được Hashiba Hideyoshi đủ lâu cho mình củng cố thế lực, tan thành may khói khi người mang tin cái chết của Nobunaga đến tỉnh Bitchu và bị Hideyoshi bắt được. Hideyoshi hành quân mau chóng về Kyoto sau khi hòa đàm với Mori Terumoto và 2 bên gặp nhau tại Yamazaki ngày 2 tháng 7 năm 1582. Akechi Mitsuhide đại bại và bỏ chạy, kết thúc triều đại trị vì 14 ngày của mình. Theo lời đồn, Akechi bị giặc cướp bắt được, đánh đến chết, nhưng cũng có thuyết rằng Akechi đã không bị giết mà bắt đầu một cuộc sống mới với tư cách là một nhà sư tên Tenkai.

    Đánh giá sự nghiệp


    [​IMG]Miếu thờ Akechi Mitsuhide

    Có lẽ Akechi Mitsuhide sẽ trở thành 1 trong những người nổi tiếng nhất của lịch sử Nhật Bản nếu không phản phúc vào cuối cùng. Với tài năng cả trong quân sự và chính trị, Mitsuhide hoàn toàn có thể đối chọi với Toyotomi Hideyoshi và thậm chí cả với Tokugawa Ieyasu, lập nên một trang sử riêng vẻ vang cho mình. Nhưng cuối cùng, Mitsuhide qua đời trong cảnh trốn chạy, với tư thế một phản thần, để lại một bí mật lớn về nguyên nhân chính xác tại sao lại tấn công Nobunaga cũng như Mitsuhide đã định làm gì sau đó.

    Shibata Katsuie(1530-1583)-Đại Tướng Trung Thành Của Nobunaga


    [​IMG]

    Ngay từ lúc còn trẻ, Shibata Katsuie đã là một tướng lĩnh của nhà Oda, thậm chí từng hợp mưu tạo phản với em trai của Oda Nobunaga là Nobuyuki và tướng Hayashi, nhưng có lẽ vì sợ suy yếu nhà Oda nên Nobunaga đã tha cho Shibata Katsuie. Và có lẽ cũng chính từ điều này mà Shibata Katsuie dường như là một trung thần nhất mực của nhà Oda, đặc biệt là của Nobunaga, đến ngày cuối đời!

    Bắt đầu từ những ngày Oda Nobunaga chỉ mới là một daimyo của tỉnh Owari, Shibata Katsuie luôn là một đại tướng quan trọng của Nobunaga, tham gia nhiều trận chiến như trận Okehazama (với Imagawa Yoshimoto) và các trận chiến với nhà Saito tỉnh Mino. Đến năm 1567, Katsuie được giao trách nhiệm quan trọng là lãnh quân đi tiên phong dẹp 2 gia tộc Miyoshi và Matsunaga để mở đường cho Nobunaga đưa shogun-bù-nhìn Ashikaga Yoshiaki về kinh đô Kyoto. Năm 1570, Katsuie lại thể hiện mình trong trận chiến giữ thành Chokoji: với chỉ 400 quân, Katsuie quyết tử tấn công hơn 4000 quân của Rokkaku, ác liệt đến nỗi Rokkaku phải kui binh!

    Sau khi nhà Asai và Asakura đều bị tiêu diệt vào năm 1573, Katsuie được giao cho giữ tỉnh Echizen của nhà Asakura, rồi còn được ban thưởng công nương Oichi, em gái của Nobunaga, làm vợ. Chính xác mà nói thì phải là Nobunaga “trả lại vợ” cho Katsuie vì 2 người vốn đã kết hôn, nhưng vì lí do ngoại giao, năm 1563 Nobunaga đã “đòi” Oichi lại để gả cho Azai Nagamasa, chủ nhân tỉnh Mino, mà sau này bị chính Nobunaga giết chết năm 1573! (Có lẽ vì điều “thiệt thòi” này mà Nobunaga đặc biệt ưu đãi Katsuie chăng?)

    Ở tỉnh Echizen, Katsuie chỉ có chút nghỉ ngơi sau khi đóng bản doanh ở thành Kita-no-sho rồi phải đánh dẹp cái chiến binh Ikko-Ikki từ Hongan-ji, và còn phải đem binh trợ giúp Nobunaga (hay chính xác hơn là trợ giúp Tokugawa Ieyasu) trong trận chiến Nagashino (1575) nổi tiếng. Năm 1577, cùng với Maeda Toshiie và Sassa Narimasa, Katsuie lãnh quân tiến lên phía bắc, thâm nhập vào tỉnh Kaga, đánh bại lực lượng “dân quân tự vệ sùng tín” Ikko-Ikki ở đây, nhưng rồi bị chặn lại bởi “con rồng Echigo”, Uesugi Kenshin và các samurai thiện chiến của tỉnh Echigo! Shibata Katsuie được “vinh hạnh có mặt” trong trận đại bại Tedorigawa trước Kenshin và bắt đầu chuỗi giao tranh giữa Katsuie với nhà Uesugi, may mắn là Uesugi Kenshin đã qua đời năm 1578 sau trận Tedorigawa! Đáng chú ý là từ khi nhận lãnh thổ riêng là tỉnh Echizen năm 1573, Shibata Katsuie chưa bao giờ bị thuyên chuyển đi vòng vòng các tỉnh khác như hầu hết các tướn lĩnh của Nobunaga được đất phong! Có lẽ cũng vì Nobunaga tin tưởng tài năng của Katsuie để giữ yên mặt bắc chống lại nhà Uesugi hoặc là Nobunaga đặc biệt ưu ái “em rể” mình. Nhà Uesugi rơi vào nội chiến giành quyền kế vị đến khi Uesugi Kagekatsu lập lại được ổn định thì Shibata Katsuie, Maeda Toshiie và Sassa Narimasa đã chiếm trọn tỉnh Etchu tiến sát biên giới tỉnh Echigo năm 1581.

    Ngày 18/6/1582, Shibata Katsuie chiếm được thành Uzu từ tay nhà Uesugi, làm dấy động quân Uesugi, thế là Katsuie bị kẹt với cuộc chiến này và chỉ có thể giương mắt nhìn Oda Nobunaga bị Akechi Mitsuhide giết chết (20/61582) rồi Hashiba (Toyottomi) Hideyoshi đánh bại Akechi ở Yamazaki (2/7/1582)! “Thành tích trả thù” này đã đưa Hideyoshi lên thành nhân vật số một của nhà Oda. Và trong “hội nghị Kiyosu”, Shibata Katsuie thất bại trong cuộc tranh giành với Hideyoshi về nhân vật thừa kế Nobunaga vì Katsuie ủng hộ Oda Nobutaka, con thứ 3 của Nobunaga, còn Hideyoshi ủng hộ Oda Samboshi, cháu đích tôn của Nobunaga mới sinh (có lẽ để dễ thao túng)! Katsuie ko còn cách nào hơn là trở về tỉnh Echizen mưu tính, sau khi nhận lấy phần bắc tỉnh Omi vào lãnh thổ theo kết quả chia chác , vì 3 nhiếp chính Kyoto còn lại đều ủng hộ Hideyoshi. Ko nói thì cũng biết quan hệ giữa Shibata Katsuie và Hashiba Hideyoshi càng lúc càng xấu, chiến tranh là ko thể tránh khỏi vì vậy 2 bên lo tìm kiếm đồng minh. Katsuie trước tiên đã có sự ủng hộ của Oda Nobutaka ở lâu đài Gifu, bản doanh nhà Oda, rồi Takigawa ở tỉnh Ise cũng bắt tay hợp tác. Tương đối thì Katsuie có lợi thế hơn Hideyoshi khi bộ ba đồng minh của Katsuie giữ 3 khu vực trọng yếu trên con đường cắt ngang vùng trung Nhật, nhưng đồng thời, Katsuie cũng thất vọng khi Tokugawa Ieyasu, tỉnh Mikawa, tuyên bố giữ vị trí trung lập cùng với Maeda Toshiie ở tỉnh Noto.

    Nhưng Shibata Katsuie ko có những đồng minh đáng trông cậy. Tháng 12/1582, Oda Nobutaka ở lâu đài Gifu, rơi vào bẫy khiêu khích của Hideyoshi, tuyên chiến trong khi tỉnh Echizen đang ngập đầy tuyết và Katsuie ko thể nào xuất binh hỗ trợ. Takigawa ở tỉnh Ise đành phải đem quân trợ chiến Nobutaka và cả 2 bị hạ nhanh chóng vừa khi tuyết tan. Katsuie vẫn chưa chịu thua, lệnh cho đại tướng Sakuma Morimasa tấn công vào hàng rào phòng thủ phía bắc của Hideyoshi ở tỉnh Omi, mọi chuyện thuận lợi cho đến khi Sakuma gặp sự kháng cự quyết liệt ở thành Shizugatake, giằng co đủ thời gian cho Hideyoshi tiến quân đến phía bắc, đánh bại quân của Sakuma nhanh chóng trong trận chiến Shizugatake, bắt sống cả Sakuma và 2 con nuôi của Katsuie. Quân thua trận chạy về đến Kita-no-sho báo tin và Shibata Katsuie thấy sự thất bại trước mắt, nhận lời giao trả công nương Oichi và 3 con gái (của Oichi và Azai Nagamasa) cho Hideyoshi. Mặc dù vậy, công nương Oichi đã quyết định ở lại bên Shibata Katsuie và cùng nhau tự sát trong lâu đài Kita-no-sho rực lửa. Sau đó, Oda Nobutaka cũng tự sát theo.

    Là một đại tướng tài ba dưới trướng của Oda Nobunaga, Katsuie cũng là người ủng hộ trung thành nhất của Nobunaga đến tận sau khi Nobunaga qua đời. Mặc dù Katsuie có lẽ là một samurai danh dự hoặc là một người nghĩa khí, nhưng lại được biết đến nhiều hơn ở quan hệ với công nương Oichi và được coi như một người em rể trung thành và thân cận của Nobunaga.

    Akokuji Ekei(mất năm 1600)-Quân Sư nhà Mori

    [​IMG] Ekei theo minh họa của Koei

    Là một thầy tu tẻ của vùng Chugoku, Ekei (pháp danh) được daimyo kiệt xuất của nhà Mori là Motonari để mắt đến. Ekei trở thành quân sư thân cận của Motonari mà theo sử gia, chính là một phần ko nhỏ về thiên tài trong quân sự của Motonari với các chiến thắng liên tục, cuối cùng làm chủ 9 trong 11 tỉnh của vùng Chugoku.

    Năm 1572, Mori Motonari qua đời. Ekei ra đi chu du thiên hạ một thời gian, đánh bạn với Kinoshita (Toyotomi) Hideyoshi một thời gian ở tỉnh Mino rồi quay trở về với nhà Mori, trở thành quân sư cho Mori Terumoto. Terumoto cho Ekei làm trụ trì ở chùa Anoku-ji và thường triệu đến để hỏi về các vấn đề quan trọng, có lẽ chính Ekei là người đã khuyên bảo Terumoto giữ đúng lời hứa với ông nội quá cố (Motonari) là ko mở rộng lãnh thổ nữa để tránh sinh linh đồ thán. Đến khi cuộc chiến nổ ra giữa nhà Oda với nhà Mori, hay chính xác hơn là giữa Hashiba (Toyotomi) Hideyoshi với nhà Mori, thì Ekei trở thành trung gian hòa giải cùng với Kobayakawa Takakage để cho Hashiba Hideyoshi rút quân năm 1582 (về để báo thù cho Nobunaga).

    Sau khi Hideyoshi làm chủ nhà Oda năm 1584, bắt đầu thống nhất nước Nhật thì chính Ekei là người đại diện hòa giải để nhà Mori trở thành chư hầu cho Hideyoshi, mặc dù được coi như là một đồng minh thân cận ở vùng Chugoku. Ekei được Hideyoshi thưởng cho tỉnh Iyo trị giá 60000 koku sau chiến dịch xâm lược đảo Shikoku, từ đó trở thành một trong những quân sư thân cận nhất của Hideyoshi (cùng với học giả nổi tiếng Hosokawa Fujitaka). Trong chiến dịch Odawara (1590), Ekei xuất hiện với tư cách quân sư của liên quân trong đại trại, rồi đến 2 chiến dịch Triều Tiên (1592-93; 1597-98) thì là quân sư của quân Mori tham chiến. Các bức thư của Ekei cho Terumoto chứng tỏ rõ rằng Ekei ko chỉ đơn thuần là một quân sư của nhà Mori, mà thực tế, Terumoto xem ý kiến của Ekei như của ông nội mình Motonari!

    Nhưng cũng chính điều đó đã dẫn đến sự thất bại của nhà Mori. Năm 1600, Đông-Tây quân bắt đầu tìm kiếm đồng minh cho chiến dịch Sekigahara. Và Ekei khuyên Mori Terumoto ngả về phía Ishida Mitsunari-Tây quân, cũng khá rõ ràng cho quan điểm của Ekei: nếu ngả về Tokugawa Ieyasu thì bất quá nhà Mori cũng chỉ là một chư hầu mạnh ở phương Tây, còn nếu cùng với Ishida đánh bại Ieyasu thì nhà Mori gần như có trong tay ngôi vị Shogun! Nhưng tiếc cho sự trông cậy của Ekei: Ishida Mitsunari ko phải là người sáng suốt lắm hay ko muốn nói là hơi ngu si! Quan hệ tệ hại của Ishida làm cho Kikkawa Hiroie, thống lĩnh 25000 quân Mori, lực lượng chủ lực của Tây Quân, quyết định thỏa thuận ngầm với Tokugawa Ieyasu. Sự bất đông của đại quân Mori mở đầu cho thất bại của Tây Quân trong trận Sekigahara và kết thúc bằng sự phản bội của Kobayakawa Hideaki! Ekei nhận ra thất bại và nhanh chóng bỏ chạy nhưng bị bắt lại trên thuyền.

    Tokugawa Ieyasu ko đối xử tốt với Ekei lắm, vì dù sao, Ieyasu cũng cần ai đó để chém đầu thị chúng chứ! Vài ngày sau trận chiến, Ankokuji Ekei bị xử trảm ở Kyoto cùng với Ishida Mitsunari và Konishi Yukinaga.

    Là một “tiểu tăng” ưa thích của Mori Motonari, Ekei đã gây nên sự sùng Phật của nhà Mori, và có lẽ đã bắt đầu sự ủng hộ của nhà Mori với các Ikko-Ikki ở Hongan-ji. Ekei đã đóng góp trí tuệ sáng suốt của mình trong suốt cuộc chiến của nhà Mori và điều đó giúp ko ít cho thành công của họ. Tuy nhiên, cuối cùng thì về theo phe bại trận ko bao giờ là một ý kiến sáng suốt cả, chính sự “ngu đột xuất” này đã giết chết quân sư nổi tiếng Ankokuji Ekei!

    Kikkawa Motoharu(1530-1586) và Kobayakawa Takakage(1532-1596): Lưỡng Giang nhà Mori


    [​IMG] Kikkawa Motoharu...

    [​IMG] ...và người anh em Kobayakawa Takakage

    Vốn là 2 con trai thứ của Mori Motonari, ở tuổi trưởng thành năm 1550, Motonari sắp xếp cho 2 người thành con nuôi của 2 gia tộc mạnh ở tỉnh Aki là nhà Kikkawa và nhà Kobayakawa. Thế là 2 người danh chính ngôn thuận thành thủ lĩnh 2 gia tộc mạnh của tỉnh Aki, hỗ trợ nhà Mori trên con đường thống nhất vùng Chugoku.

    Kikkawa Motoharu chứng tỏ tài năng trên chiến trường của mình ko thua kém gì người cha tài ba Mori Mononari và nhanh chóng trở thành đại tướng nhà Mori cùng với 2 anh em của mình: anh cả Mori Takamoto và em trai Kobayakawa Takakage. Sau khi Takamoto qua đời bất ngờ, 2 người trở thành trụ cột chính của nhà Mori, đánh thắng hàng trăm trận chiến trong đó các trận như Miyajima (1555) đoạt lấy quyền lực trong tay nhà Ouchi, chiến dịch Gassan-Toda (1563-66) tiêu diệt nhà Amako, các trận chiến giành quyền kiểm soát thành Moji trên tỉnh Bizen trong tay nhà Otomo trên đảo Kyushu(1557-63), rồi trận chiến Torisaka trên tỉnh Iyo ở đảo Shikoku,…Các trận chiến này diễn ra với cặp bài trùng 2 anh em Kikkawa Motoharu-Kobayakawa Takakage chiến đấu bên nhau với “Motoharu là tay chân, Takakage là cái đầu”.

    Sau khi làm chủ Chugoku, Motoharu được giao 2 tỉnh Izumo và Hoki, còn Takakage trở thành quân sư cho cháu ruột Mori Terumoto ở tỉnh Aki. 2 người trở thành “Lưỡng giang của nhà Mori”(“kawa” trong tên 2 người có nghĩa là “sông”). Đến khi nhà Mori quy thuận Toyotomi Hideyoshi thì 2 người tiếp tục chiến đấu cho nhà Mori dưới danh nghĩa chư hầu của Hideyoshi với các chiến dịch xâm lược đảo Shikoku (1585), đảo Kyushu (1587). Kikkawa Motoharu mất năm 1586 sau chiến dịch Shikoku, để lại lãnh thổ cho cháu trai Kikkawa Hiroie vì con trai Motonaga mất ngay vào năm 1587. Kikkawa Hiroie trở thành trụ cột duy nhất của nhà Mori vì sau chiến dịch Kyushu thì ông chú Kobayakawa Takakage được Hideyoshi ban cho 2 tỉnh Echizen và Hizen trên Kyushu. Takakage mất vào năm 1596, trước khi chiến dịch Triều Tiên lần 2 (1597-98) bắt đầu.

    Kikkawa Motoharu và Kobayakawa Takakage là 2 đại tướng tài ba của thời Sengoku, trải qua hàng trăm trận chiến ghi dấu ấn chiến thắng. Đặc biệt hơn nữa, họ luôn cống hiến trung thành và tận tụy với nhà Mori, với gia tộc “gốc” của mình. Câu chuyện về 3 chiếc đũa của 3 anh em nhà Mori chính là nguồn gốc của biểu tượng Daimyo nhà Mori: “Nhất cội Tam tú” (là 1 đường gạch ngang và 3 chấm phía dưới) ( cái này mình ko chắc à?)

    Sanada Yukimura(1567-1615)-Người trăm năm có một

    [​IMG] Sanada Yukimura theo minh họa của Koei

    Sanada Yukimura (1567-3/6/1615), tên đầy đủ là Sanada Saemon-no-suke Yukimura (真田 左衛門佐 幸村, Chân Điền Tả Vệ Môn Tá Hạnh Thôn), còn được gọi là Sanada Nobushige. Cha là daimyo Sanada Masayuki, em của Sanada Nobuyuki. Ông lấy Akihime con gái của Otani Yoshitsugu. Ông có 2 con trai là Daisuke (Yukimura) và Daihachi (Morinobu)cùng nhiều con gái. Ông được Shimazu Tadatsune mệnh danh là "anh hùng số 1 của Nhật Bản".

    Yukimura là con trai thứ của Sanada Masayuki-một trong “Shingen Nhị Thập Tứ Tướng”. Sinh ra trong thành Ueda tỉnh Shinano, Yukimura đáng lẽ là một tướng lĩnh của nhà Takeda đến khi Masayuki quyết định rời bỏ nhà Takeda, do Katsuyori lãnh đạo, giống như đa phần các tướng lĩnh khác trong thời kỳ suy tàn của nhà Takeda. Nhà Sanada mở rộng lãnh thổ sang phía đông, chiếm lấy Numata, ở tỉnh Kozuke năm 1580 từ tay nhà Hojo. Nhà Sanada yên phận trung lập cho đến khi Takeda Katsuyori tự sát năm 1582, lãnh thổ nhà Takeda rơi vào tay Tokugawa Ieyasu năm 1583 (nhân cuộc nội chiến giữa Toyotomi Hideyoshi và Shibata Katsuie).

    Tokugawa Ieyasu e ngại một xung đột với láng giềng Hojo Ujimasa ở vùng Kanto nên ký hòa ước nhường một phần lãnh thổ của nhà Takeda cho nhà Hojo, trong đó có lãnh thổ của Sanada Masayuki. Masayuki chỉ trích Ieyasu là hèn nhát, làm Ieyasu nổi giận gửi quân đến đánh nhưng bại trận tại thành Ueda. Sanada Masayuki e ngại vị trí trung lập của mình sẽ bị đe dọa bởi các láng giềng hùng mạnh nên gửi con trưởng là Sanada Nobuyuki cho Ieyasu làm con tin, rồi gửi con thứ là Sanada Yukimura cho nhà Uesugi ở tỉnh Echigo làm con tin. Yukimura ở với Uesugi Kagekatsu suốt thời gian cho đến khi nhà Sanada tuyên bố về phe Tây Quân trong chiến dịch Sekigahara-tức là đồng minh với nhà Uesugi, nên Yukimura được tha về thành Ueda chuẩn bị chiến tranh với Đông Quân.

    Tháng 10/1600, khi bắt đầu chiến dịch, Tokugawa Ieyasu đích thân dẫn quân tiến về phía Tây, giao một cánh quân 38000 người cho thế tử Tokugawa Hidetada (sau này là Shogun thứ 2 của nhà Mạc). Ban đầu Hidetada được giao nhiệm vụ tấn công nhà Uesugi để Ieyasu rảnh tay tiến về phương Tây nhưng sau vì liên quân Date-Mogami làm việc đó quá tốt nên Hidetada được gọi về cùng tiến đến tỉnh Mino hội quân (ở Sekigahara). Trên đường đi, Hidetada bỗng nổi giận về sự bất phục của nhà Sanada ở thành Ueda, liền tấn công định lấy thành trước rồi đến Sekigahara sau. Sanada Yukimura cùng cha là Masayuki chống cự vô cùng quyết liệt, giữ vững thành Ueda, từ đó làm chậm trễ cuộc tiến quân của Hidetada và khi trận chiến Sekigahara diễn ra thì Tokugawa Ieyasu chỉ có nửa quân lực của mình, may là vẫn thắng nhờ sự bất đồng nội bộ của Tây Quân. Thế là đại quyền vẫn về tay Ieyasu và nhà Sanada bị tước hết lãnh thổ vì về phe địch quân chống lại “Shogun tương lai”, đày đến Kudoyama, tỉnh Kii.

    Yukimura sống cuộc sống ẩn dật nhưng ko chịu đầu hàng quyền lực của nhà Mạc (Tokugawa), cùng với đội ninja phái Koga thân cận đến trú ngụ ở chùa Kunoichi-ryu. Cơ hội khôi phục danh tiếng cho gia tộc Sanada trở lại khi Toyotomi Hideyori tuyên chiến nhà Mạc ở thành Osaka năm 1614, làm cho Tokugawa Ieyasu bắt đầu chiến dịch “mùa đông Osaka”. Làn sóng các Ronin và samurai vẫn trung thành với nhà Toyotomi đổ về thành Osaka, trong đó có Sanada Yukimura cùng 10 cận vệ dũng mãnh, các Jyuyuushi. Yukimura cho xây dựng thành Sanada làm vệ tinh cho thành Osaka, ngăn cản các đợt tấn công trực diện của quân Tokugawa, được gọi là “Hàng Rào Sanada” của thành Osaka. Chiến dịch mùa đông tạm ngưng khi 2 bên đàm phán nhưng Ieyasu lật lọng vào phút cuối, lợi dụng lấp hào quanh thành, dẫn đến trận ác chiến Tennoji (chùa Tenno). Dù cho quân Toyotomi thất bại tơi tả nhưng Sanada Yukimura vẫn dùng sự dũng mãnh của mình xông thẳng đến trước mặt Ieyasu 3 lần đến khi bị đẩy lui, bao vây và kiệt sức, Yukimura rút gươm tự sát.

    Một samurai dũng mãnh nhưng lại luôn đứng về phe thất bại trong 2 cuộc tranh hoành sau thời Sengoku. Yukimura thể hiện phong cách của một samurai chân chính bằng sự dũng cảm, tài năng trên chiến trận và lòng trung thành một cách danh dự.

    [​IMG] Một bức tượng của ông

    Các trận đánh

    Năm 1575,ông tham gia trận Nagashino về phe của Takeda Katsuyori chống lại liên minh Oda-Tokugawa. Quân Takeda Katsuyori bao vây thành Nagashino, nhưng cuối cùng trận công thành thất bại.

    Năm 1582, khi liên minh Oda-Tokugawa đập tan dòng họ Takeda, Yukimura ban đầu đi theo Oda Nobunaga nhưng sau sự kiện chùa Honnō, ông đi theo Toyotomi Hideyoshi và rất được ông này trọng dụng. Hideyoshi luôn coi Yukimura như một người thuộc dòng họ Toyotomi (Toyotomi Saemon-no-suke Nobushige).

    Năm 1600, khi quân Tokugawa Ieyasu tấn công Uesugi Kagekatsu, dòng họ Sanada cũng tham gia vào trận chiến. Lí do cho đến nay vẫn còn là ẩn số, nhưng có nhiều khả năng Masayuki muốn phô trương uy danh của dòng họ Sanada hoặc là trong thời gian đó Tokugawa Ieyasu đã nghi ngờ sự trung thành của dòng họ Sanada. Nhưng sau này khi Ishida Mitsunari chống lại Ieyasu, Masayuki và Yukimura đã đi theo quân đội phía tây của Mitsunari, còn Nobuyuki thì lại tham gia quân đội phía đông của Tokugawa.

    Khi Tokugawa Hidetada đem quân từ Nakasendo tấn công thành Ueda, Yukimura cùng với cha mình đã tử thủ ở thành Ueda. Chỉ với 2000 quân, Yukimura đã đẩy lùi 40.000 quân của Hidetada. Thành Ueda phòng thủ thành công, điều này đã khiến cho Hidetada mất tập trung và sau này không kịp tới tiếp viện được ở trận Sekigahara. Chính điều này đã khiến cho dòng họ Tokugawa rơi vào sự nguy hiểm.

    Trong trận Sekigahara, Masayuki và Yukimura bị quân Tokugawa bắt được, nhưng chỉ bị lưu đầy ra Kudoyama thuộc vùng Kii. Masayuki mất tại đây. Mười hai năm sau, quan hệ giữa hai gia tộc Toyotomi và Tokugawa trở nên căng thẳng. Khi trốn thoát khỏi Kudoyama, Yukimura đã tham gia quân của Toyotomi Hideyori ở Osaka theo lời kêu gọi đề chuẩn bị cho chiến tranh với dòng họ Tokugawa.

    Trong thời gian thành Osaka bị vây hãm, Yukimura với 6.000 tay súng hỏa mai đã lập chiến tuyến phòng thủ ở phía nam thành Osaka. Có một câu chuyện kể rằng, khi quân của Yukimura đang giáp chiến với quân đội của Tokugawa, ông đã một mình một ngựa tiến tới trước trướng của Tokugawa.

    Nhưng với quân số lớn hơn, quân Tokugawa đã đập tan chiến tuyến phòng thủ nảy và bắt được Yukimura. Cuốn "Cuộc sống của Shogun Tokugawa Ieyasu" có kể lại rằng, khi bị bắt, Yukimura đã la lớn: ta là Sanada Yukimura, và ai cũng biết chỉ có ta mới có thể chiến đấu với ngươi đến hơi thở cuối cùng, rối ông chấp nhận bị giết, có người nói ông đã chiến đấu tới chết. Sanada Yukimura được chôn cất tại Osaka.

    Truyền thuyết

    Theo truyền thuyết, trong thời gian thành Osaka bị bao vây, đã có 10 vị anh hùng tham chiến được gọi là "Sanada Thập Dũng Sĩ" (tiếng Nhật: 真田十勇士, Jyuyuushi, Jūyūshi), đó là những tốp ninja gồm:

    * Sarutobi Sasuke
    * Kirigakure Saizo
    * Miyoshi Seika
    * Miyoshi Isa
    * Anayama Kosuke
    * Unno Rokuro
    * Kakei Juno
    * Nezu Jinpachi
    * Machizuki Rokuro
    * Yuri Kamanosuke

    Nguồn: vi.wikipedia.com và vnsharing.net (đã chỉnh sửa một chút)
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/4/11
  11. thangbem

    thangbem Mr & Ms Pac-Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/9/08
    Bài viết:
    121
    Bro nào tìm bài viết về Naginata cho mọi người cùng đọc.
     
  12. vietanh797

    vietanh797 †A Faithful Knight† Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/5/05
    Bài viết:
    29,139
    Nơi ở:
    Wibu Kingdom
    báo hưởng tiễn
    tên này đc bắn trước khi bắt đầu trận đánh kiểu như hiệu tuyên chiến
    người bắn thường nhắm vào bộ phận che tên nào nằm gần tướng tiền quân bên kia nhất để báo hiệu
     
  13. [Rest In Peace] Panzerklein

    [Rest In Peace] Panzerklein 16 July 2021

    Tham gia ngày:
    27/7/06
    Bài viết:
    8,577
    Nơi ở:
    Inferno
    Nhà Sanada cũng thuộc dạng điểu cán không kém. Khi nước Nhật chia làm 2 phe Tây-Đông, nhà Sanada cho Sanada Nobuyuki tham gia quân phía Đông, dù bên nào thua thì nhà Sanada vẫn tồn tại và lãnh địa vẫn do người Sanada còn lại cai quản.
     
  14. vietanh797

    vietanh797 †A Faithful Knight† Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/5/05
    Bài viết:
    29,139
    Nơi ở:
    Wibu Kingdom
    thực sự ông bố Yukimura là người hiểu chuyện và thức thời
    cái này phải nhớ lại ngày trước có câu chuyện trong cái 3 chàng lính ngự lâm về 1 ông bố theo đạo lưỡng giáo và 2 ông con mỗi người 1 đạo
    ông bố xưng là người Ki tô giáo để đe dọa lấy tiền người tin lành và xưng là người tin lành để làm điều ngược lại với hội Ki tô
    cuối cùng bị 2 thằng ngày trc bị trấn nó bắt gặp cùng lúc tóm đc lão nó treo cổ lão lên
    và 2 thằng đó lần lượt bị 2 ông con treo cổ trả thù dĩ nhiên cũng theo kiểu Ki tô giết tin lành và ngược lại
     
  15. phamtuanduy212

    phamtuanduy212 Persian Prince Knight Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/10/08
    Bài viết:
    3,548
    Còn kha khá nhân vật nữa nhưng nguồn tiếng Anh là chủ yếu với lại cũng ko nhiều thông tin, ngại làm quá :P
     
  16. phamtuanduy212

    phamtuanduy212 Persian Prince Knight Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/10/08
    Bài viết:
    3,548
    Ngồi cả chiều dịch bài về Tachibana Muneshige, gần xong thì lỡ tay tắt phát>ngu người luôn =)) Lần sau rút kinh nghiệm làm trên Word.
     
  17. StBenny

    StBenny Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    1/2/10
    Bài viết:
    149
    Data matamune độc nhãn long vs takeda nè :))

    [video]lf7co3GRz-I&feature=BF&list=PL2F3D4D4C14E8C255&index=55[/video]
     
  18. DNK90

    DNK90 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    14/11/08
    Bài viết:
    1,060
    Takeda đâu mà Takeda, Yukimura đó, nhìn vũ khí thì bít. Takeda thừong xài cây quạt sắt hok ah
    p/s: Date Masamune, my idol :">
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/4/11
  19. [Rest In Peace] Panzerklein

    [Rest In Peace] Panzerklein 16 July 2021

    Tham gia ngày:
    27/7/06
    Bài viết:
    8,577
    Nơi ở:
    Inferno
    Trong Sengoku Basara, Yukimura là retainer của Takeda Shingen.
     
  20. vietanh797

    vietanh797 †A Faithful Knight† Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/5/05
    Bài viết:
    29,139
    Nơi ở:
    Wibu Kingdom
    ta chưa đc chơi sengoku basara
    nhưng thích dòng samurai warrior hơn
     

Chia sẻ trang này