Việt Nam có sáng kiến Vật lý đi trước thế giới?

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi zikzackchocolate, 3/4/11.

  1. hanglomwa

    hanglomwa Persian Prince

    Tham gia ngày:
    22/10/05
    Bài viết:
    3,791
    vào đây thấy nhức não kinh...... thôi giờ để mấy ông khoa học làm ăn với nhau. Box thư giãn mà nát hết cả óc
     
  2. Rekka

    Rekka Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/3/03
    Bài viết:
    3,928
    Nơi ở:
    .....
    Tưởng trọng lực P tại A sinh ra 2 lực nén N lên chân của thanh sắt rồi, tại sao ở hình thứ 2 lại có thể đặt 2 trong lực P khác trên 2 chân?

    2 lực P này đáng nhẽ phải hướng lên và là tổng hợp lực của lực nén N và cái lực xéo xéo cạnh bên? Chả hiểu gì cả.
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/4/11
  3. Nhất Chi Tùng 03

    Nhất Chi Tùng 03 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    4/7/09
    Bài viết:
    895
    Nơi ở:
    Viện Tâm Th
    Box TG bàn vật lý, đại họa sắp đến rồi!.
     
  4. rekkhan

    rekkhan Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    22/7/05
    Bài viết:
    1,302
    vậy tình hình sẽ nhu vầy, theo Mèo và NHADIEN thì 1 lực sẽ ko thể phân tích thành 2 lực lớn hơn nó.
    tớ lại lấy ví dụ thay vì là thanh sắt hình ^, ta thay bằng 1 lưỡi rìu, cái rãnh là vết chặt của rìu trên củi, có phải là với một lực chặt nhỏ, khi lưỡi rìu càng dẹp (góc mở của hình ^ càng lớn, góc mở của khe V càng nhỏ) thì thanh củi càng dễ bị tách làm đôi? hoặc ví dụ cái nêm (wedge) dùng để tách gỗ...
    vậy có cái gì đó không ổn trong phép phân tích lực của tên Mèo (hoặc là ko ổn trong logic của mình :">)

    à còn hình 2, N + N = -P, sao mèo lại tính moment của lực như vậy, ở đây những lực vuông góc với thanh đã cân bằng (sigma = 0), phản lực N phải là như nhau ở 2 trường hợp chứ :|
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/4/11
  5. Doãn Thiên Sầu..

    Doãn Thiên Sầu.. Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    22/10/10
    Bài viết:
    146
    Nơi ở:
    Trên giường
    Tôi kịch liệt lên án các bạn đang làm phức tạp thêm tình hình thư giãn ở box 50...Đề nghị những người có trách nhiệm vào ban nick những bạn lạm bàn vật lý :-w...
    P/S: Cũng định vào la liếm tí nhưng mà Vật lí dốt quá nên thôi không dám sa lầy :">
     
  6. nnqpnn

    nnqpnn Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    3/12/05
    Bài viết:
    152
    Khe mở thanh củi nhỏ thì khoảng cách từ điểm chạm đến tâm quay lớn -> tay đòn lớn -> momen xé lớn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/4/11
  7. Kinh Hoàng

    Kinh Hoàng Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    8/1/10
    Bài viết:
    423
    Lực F1 và F2 không hề lớn hơn lực F về độ lớn đâu , mặc dù như phân tích thì nhìn hình vẽ nó dài hơn .
     
  8. Catnarok

    Catnarok Cat of high place

    Tham gia ngày:
    27/10/08
    Bài viết:
    5,701
    Đang chấm bài hơi bận chờ mấy tiếng nữa tớ làm 1 bài giải thích cho :|
     
  9. thelassamurai

    thelassamurai Mr & Ms Pac-Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/4/08
    Bài viết:
    179
    ^Ê ai chuyên lý lập hội đi.
    Tui có cách giải khác cho bài của ông rekkhan này
    [​IMG]
    Gọi góc hợp bởi khe là 2A, góc hợp bởi thanh sắt và vách là B. Dễ dàng chứng minh góc hợp bởi trọng lực và phần còn lại của thanh sắt là pi - (A+B).
    Khi tác dụng lực vào thanh sắt, phân tích ra làm 1 lực có phương trùng với phương của thanh sắt. Có 1 lực phản tác dụng của tường vào thanh sắt là trục đối (mũi tên vàng).
    Phân tích vector vàng này làm 2 vector, 1 vector đi theo phương bức tường, vector còn lại vuông góc với vách.
    Tác dụng của 2 vector:
    Vector thứ nhất là lực ma sát, lực này khiến thanh sắt khó đi xuống, vector thứ 2 là lực khiến thanh sắt có xu hướng bị "cong" lại.
    Như vậy thanh sắt tác đã có 2 tác dụng lên tường, 1 phần tạo lực ma sát và 1 phần tạo lực nén.
    H ta sẽ thiết lập hệ thức giữa lực nén và lực tác dụng.
    Bằng định thức hàm sin và cosin ta sẽ suy ra dc lực vàng sẽ là P/2*Cos(pi-A+B) (rất đẹp)

    Nhưng bài toán này chỉ đúng khi có lực tác dụng lên thanh, nếu chỉ xét trọng lực thì phải đặt lực lên khối tâm của thanh. Đây chính là điều cực kì quan trọng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/4/11
  10. Catnarok

    Catnarok Cat of high place

    Tham gia ngày:
    27/10/08
    Bài viết:
    5,701
    ^ Bài giải của cậu khác bài giải của tớ. Theo cách của tớ thì cái lực vàng ko phải lực tổng mà là lực thành phần, và mũi tên xanh là lực tổng, bẻ ra ngoài chứ ko hướng vào trong
    Hic đang bận ko lôi word với paint ra hí hoáy dc =,=
     
  11. rekkhan

    rekkhan Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    22/7/05
    Bài viết:
    1,302
    à, hình của thelassamurai khác với cái ví dụ, trong ví dụ thì chân của thanh sắt vuông góc với mặt của khe V.

    để mình đưa ra bài giải của mình vụ cái thanh:
    [spoil][​IMG][/spoil]

    xem như ma sát không tồn tại.

    và cái nêm:
    [spoil][​IMG][/spoil]
    chú thích:
    - màu xanh lá là lực khối vàng tác dụng lên khối trắng,
    - màu xanh lam là lực người ta tác dụng vào khối vàng
    - màu đỏ là trọng lực tác dụng lên khối trắng.
    - màu cam là lực khối trắng tác dụng lên khối vàng
    - màu xám nhạt là sàn, 2 cục màu vàng là giá đỡ cục màu trắng, trượt không ma sát trên sàn, cục trắng có khối lượng m = P/g, không có ma sát với 2 cục vàng.

    + bài toán theo chiều thứ nhất: tính lực F cần tác dụng vào 2 giá đỡ để khối trắng không rơi xuống --> giải như mình phân tích lực.
    + bài toán theo chiều thứ hai: giả sử 2 khối vàng được giữ không trượt nhờ buộc với nhau bằng 1 sợi dây, sợi dây sẽ đứt nếu chịu lực căng là 2F (F tính từ bài trên), tính lực P' cần tác dụng lên cái nêm để làm đứt dây. Bài toán theo chiều thứ 2 nếu phân tích lực như bài thanh sắt (mình làm) thì sẽ ra được kết quả là P' = P. Và theo cách ptích này thì từ 1 lực, ta có thể phân tích thành 2 lực lớn hơn 1/2 lực ban đầu hay thậm chí lớn hơn lực ban đầu khi góc giữa lực thành phần và lực ban đầu >60 độ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/4/11
  12. nnqpnn

    nnqpnn Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    3/12/05
    Bài viết:
    152
    Mình tính ra lực để giữ không trượt là (P*sinA*cosA)/2 với A là góc của mặt nghiêng với mặt đất. Mình phân tích lực như Catnarok, không xảy ra lực thành phần lớn hơn lực ban đầu.
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/4/11
  13. rekkhan

    rekkhan Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    22/7/05
    Bài viết:
    1,302
    hmm... vậy là có 1 bên sai, bên nào sai thì ko biết. :))
    chờ mấy tên kia xem có ý kiến gì ko :-?
     
  14. lovelybear

    lovelybear The Lone Traveler from Vault 101 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/1/05
    Bài viết:
    17,708
    Nói thế này đúng ko các bạn? (copy ý tưởng của người khác trên gamevn nha. hí hí)
    - Khi phân tích lực thành 2 lực thành phần có góc A<90 ta được 2 lực nhỏ hơn vì 2 lực này không triệt tiêu lẫn nhau (nếu chiếu lên x và y)
    - Đối với A>90, thì bản thân 2 lực thành phần nó triệt tiêu lẫn nhau theo 1 phương rồi, nên bản thân nó thì lớn hơn lực ban đầu, nhưng khi cộng lại thì nhỏ hơn là chuyện dĩ nhiên (tự triệt tiêu nhau còn gì). Giống như cho phân số a/b, x2 lên ở tử và mẫu, 2a to gấp đôi a, 2b to gấp đôi b, nhưng do tử và mẫu tự bóp khoái lạc song châu nhau nên giá trị a/b vẫn chả thay đổi gì.

    Không lầm thì các bạn đang bàn về clip 2 trong bộ 10 clip của bác này à? Lần trước có bác nào phản bác sạch số clip này rùi mà???
    (Mình giải được cái clip 1, hí hí, clip 1 sai do bác này đọc 6 trang đầu xong phán toàn bộ bộ sách người ta sai, thay vì đọc tiếp thì phải)
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/4/11
  15. bokem130

    bokem130 Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/7/08
    Bài viết:
    3,704
    đang học kĩ thuật mà ngó thấy cái thớt này cũng đau đầu, thôi đi ra :">
     
  16. ^Spam^

    ^Spam^ T.E.T.Я.I.S Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/4/09
    Bài viết:
    505
    :@) bài cái nêm thì điểm đặt lực ở đâu?
     
  17. rekkhan

    rekkhan Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    22/7/05
    Bài viết:
    1,302
    lực nào ?
     
  18. sefer1988

    sefer1988 snake, snake, snaaaake

    Tham gia ngày:
    10/1/07
    Bài viết:
    8,180
    Nơi ở:
    oOo-Ivalice-oOo
    cứ tưởng bước vào box Vật lý chứ,lý cơ mình hok học bao năm gòi h dòm kg nhớ dc bao nhiu@_@
     
  19. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
    thú giải trí của box50 tao nhã thật, hết toán tới vật lý :))
    bải phản biện trên blog của GS Nguyễn Văn Tuấn: “Vật lý cơ học của Việt Nam có đi trước thế giới”: Khoa học dỏm và khoa học thật "
    http://nguyenvantuan.net/science/4-...-truoc-the-gioi-khoa-hoc-dom-va-khoa-hoc-that

     
  20. thelassamurai

    thelassamurai Mr & Ms Pac-Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/4/08
    Bài viết:
    179
    E hèm, tớ chuyên ngành hẹp vê vấn đề động lực học vật rắn và động lực họp điểm đây. Để giải thích cho.
    Nếu bài toán của rekkhan là thanh sắt có khối lượng không đáng kể (coi như ko có khối lượng), hoặc trọng lực không đáng kể so với ngoại lực, thì đây là bài toán động lực học chất điểm, nghĩa là thanh sắt chỉ đóng vai trò là vật mang lực, không đóng vai trò là vật chịu lực.
    Có nghĩa là khi 1 lực đặt vào đỉnh tam giác đó, thì nó sẽ chịu 1 lực mà có thể phân ra làm 2 lực thành phần sao cho có phương nằm trên 2 thanh và hợp theo quy tắc hình bình hành. Giải bài toán này bằng phương pháp hình học, ta có dc công thức tính lực kéo lại của thanh sắt (1 bên) là (F*Cos(A+B))/(2*Cos(B)) (đẹp :)) )
    Nếu bài toán cho vật có khối lượng là m, có hoặc không có ngoại lực tác dụng nằm cân bằng thì lúc này bài toán sẽ khác, ta phải tính khối tâm của thanh sắt này (chính xác là nó là trọng tâm của tam giác tạo bởi thah sắt và mặt phẳng song song) Thông thườn những bài toán kiểu thế này sẽ quy về bài toán momen. Đáp số của nó khá là rườm rà, ko tiện viết ra.
    Bài toán này có trong sách GTVL đấy, ai thích thì có thể tham khảo để xem.
    Nói về ông Thường, nghe đâu có vài giáo sư bác bỏ ý kiến này của ông ấy rồi.
    Như mình đã nói, lực hướng nào thì vật sẽ chuyển động theo hướng đó, ông thường ko thèm quan tâm điều đó, phân tích lực theo kiểu miễn nó ra hình bình hành là dc là quá sai lầm, đáng lên án là các giáo sư của ta biết sai nhưng cứ ngậm im để ăn tiền hội họp.

    Bài toán của rekkhan khi thanh vuông góc với mặt phẳng, lực nén của thanh sẽ vuông góc với phản áp lực mà tường dội lại, nên là 2 lực trục đối, chúng cân bằng nhau nên thanh sẽ ko di chuyển.
    Bài toán có nêm khi trượt xuống, thì phân tích lực nén ra làm 2 phần, phần 1 song song với phương ngang, phần thứ 2 vuông góc, như thế nêm sẽ chuyển động ngang, phản áp lực sẽ yếu dần do góc pi-(A+B) ngày càng lớn. Tóm lại, trong cả 2 trường hợp, ta vẫn phải phân tích lực dựa trên chuyển động của vật hoặc dựa trên các tính chất lực (phản áp lực luôn vuông góc và đi qua điểm chịu lực)...
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/4/11

Chia sẻ trang này