Cụ Lê Thị Dư, một cao niên 60 tuổi sống trong căn nhà giản dị cuối hẻm vào Thủy Vân, khoe con gái ở quê "sướng như tiên” khi con nhà nông mà không phải làm ruộng. Rời thành phố chừng 5 km về phía bờ biển Thuận An, chúng tôi tìm hiểu câu chuyện khá kỳ lạ về “làng thương vợ” ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Mọi người vẫn gọi “làng thương vợ” vì phần lớn việc nặng nhọc đều do người đàn ông đảm nhận chu tất, từ khâu làm đất, cày bừa, ủ giống, làm đồng… Và ít ai biết rằng đồng lúa xanh ở Thủy Vân lại chủ yếu do bàn tay những người đàn ông tạo nên. Với phụ nữ vùng này, bước chân đến bùn đất dù ruộng chỉ cách nhà mình vài trăm mét là chuyện ít thấy từ bao đời nay. Chị Hồ Thị Bé tâm sự, đã 44 tuổi nhưng chị chưa bao giờ đụng tay đến đồng áng. Chị Bé cho biết, thời thiếu nữ, khi đám con gái trong làng thi nhau học nghề may vá, chị cũng xin đi theo học nghề chạm nón. Rồi qua cái tuổi trăng tròn, chị cũng không làm ruộng mà chỉ ở nhà giữ mấy đứa trẻ của cậu em trai. Tám mẫu ruộng, nguồn sống của gia đình chị do ông Hồ Tuyền (70 tuổi, cha chị Bé) gánh vác lo cho mấy miệng ăn trong nhà. Ở thôn 2, xã Thủy Vân, mỗi năm nông dân làm 2 vụ. Theo ước tính, mỗi gia đình bình quân khoảng 5- 8 mẫu ruộng. Với gia đình chị Bé, mỗi vụ thu hoạch được 4 tấn lúa. Sau buổi làm đồng, hàng chục trai tráng lại về Thành phố Huế làm ăn. Công việc trái vụ của đám trai nơi đây chủ yếu là thợ nề, xe thồ, bốc vác... Và phụ nữ cũng lên phố bán bánh dạo kiếm thêm thu nhập. Gặp cụ Lê Thị Dư, một cao niên 60 tuổi sống trong căn nhà giản dị cuối hẻm vào Thủy Vân, chúng tôi được bà khoe con gái ở quê bà "sướng như tiên” khi con nhà nông mà không phải làm ruộng. Cụ Dư nói rằng bản thân cụ cũng không biết từ khi nào đàn bà quê cụ lại không làm ruộng. Tuy nhiên, dù ở cái tuổi xế chiều nhưng cụ Dư vẫn phải tự mình gói bánh mang đi bán dạo khắp nơi kiếm thêm thu nhập vì cụ nhẩm tính, với 2 vụ mỗi năm trừ chi phí thì việc làm ruộng hầu như không có lãi. Với cụ, chạy chợ cho cả gia đình từ việc bán rong bánh bao là đã ổn rồi, việc làm đồng là của đàn ông. Con gái cụ Dư là chị Trương Thị Lực lớn lên đến cái tuổi 37 nhưng cũng chưa bước xuống rộng dù chỉ cách nhà vài chục bước đi. Chị Lực bảo rằng con gái Thủy Vân có truyền thống không làm ruộng vì "không có sức". Trong gia đình chị Nguyễn Thị Sáu (42 tuổi, trú tại xã Thủy Vân) có 4 đứa con, mọi việc đồng áng từ gieo sạ, cấy gặt không bao giờ chị và cô con gái làm cả. Để lo kiếm cơm, hai mẹ con đi bán dạo ở các trường học. Ông Nguyễn Hữu Sơn (44 tuổi, trú tại thôn 2 xã Thủy Vân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, bản thân ông đã gắn với cơ nghiệp ruộng đồng hơn 20 năm qua, chuyện con gái làng này ít làm đồng là tục lệ từ lâu để lại. LINK Em thề đây là đầu đề do bọn bê đê việt đặt em ko dám chỉnh sửa tí nào
chả hiểu sướng gì đồng ý là ko làm ruộng nhưng ăn ko ngồi rồi trông mấy đưa con nít thì bao giờ gia đính mới khá đc
làm ruộng cực lắm, mà lãi thì không nhiều nữa, bây giờ ở quê đang là mùa cấy, các cháu sinh viên nghỉ hè có dám về quê đâu, ở riết ngoài hà nội cho sướng, về quê chân lấm tay bùn chịu ko nổi cày bừa nắng nôi khổ sở mệt nhọc nhưng đồng tiền kiếm ra thì không được là bao, đã vậy còn lo lắng thời tiết hạn hán, người nông dân làm cả năm cũng chẳng tích cóp gì được nhiều, trong khi lên thành phố ăn xin thì kiếm được gấp mấy lần, hèn gì người ta đổ về đây hết âu cũng phải, thằng bố làm quần quật cả tháng ko bằng đứa con dạng háng 1 đêm
Cực gì , đến ngày mùa thì gặt , đến vụ rồi cấy . Xong đâu đấy thì ngồi chơi cả năm , làm mấy việc lặt vặt ... Cuộc sống rất bình ổn nếu ko có con cái học đại học , hay có người bệnh thì cứ như thế mà sống thôi .
Vấn đề là ai chả phải sinh con, sinh con xong ai chả phải cho nó đi học, đã đi học ai chả mong cho nó học đại học, mà phàm làm người ai chả có bệnh. Nếu đúng như bạn nói thì làm nông dân sướng hơn tiên rồi =.=
Ko phải dễ ăn đâu, trồng xong phải chăm sóc xịt thuốc đều đều, ở MN thì lúa thường bị rầy nâu phá, cỏ dại, các loại bệnh về thân, giờ cái gì cũng cạnh tranh, chất lượng mà ko tốt thì thương lái nó ko mua, cắm đại cây lúa xuồng rồi mà ngồi đợi thu hoạch thì có mà đem về ăn ấy
Sướng như tiên thì ko biết nhưng quan điểm mình là sướng hơn ở TP , ở TP thì có điều kiện thật , nhưng phải vắt óc lên mà nghĩ cách kiếm , rồi quan hệ , bon chen từng tí một , rồi nhà đất , v.v... Còn ở quê mình thì họ sống đơn giản lắm , chả phải lo nghĩ gì , cả làng quen biết nhau cứ có vụ gì lại góp cỗ đánh chén :P . Bệnh tật thì ở quê không khí tốt , lao động hàng ngày , ăn rau nhiều nên cũng ít bệnh . Còn nếu gặp tai nạn hay bệnh hiểm nghèo thì hết cứu ... Còn khi con cái học đại học thì bố mẹ lại phải ra TP làm thuê kiếm tiền nuôi con , con học xong nó tự buơn trải được thì lại về quê ở tiếp . Mình biết vài người như thế , còn cũng có nhiều người sau khi lên TP lại thích ở trển luôn ... btw , quê mình thái bình ...
làm ruộng ko có lãi thì cần gì bán lúa, cứ để đấy cả nhà cùng ăn cơm + bắt cá dưới ao, chuột, chim các kỉu nửa là đc, tự sản tự sinh lun
Quê mình thuần nông, dậy từ sáng sớm rồi làm việc đến chiều, khoảng 5h chiều là kéo nhau ra sân đình đánh bóng chuyền,cầu lông. Tối về ăn cơm xem thời sự, sau đấy là chơi tổ tôm - ngồi bàn chuyện làng chuyện nước. Chả phải bon chen gì, kể cũng sướng.
Làm ruộng thì vào mùa mới vất vả chứ có phải dân sống nhờ vào cái ruộng đâu ??? cày đất thì thuê máy , trồng mạ , cấy -> thi thoảng full tý thuốc trừ sâu đến mùa thì gặt -> cho vào máy xay xát -> ra gạo ngoài mùa cấy và mua gặt ra thì dân nó còn làm nhiều việc khác chứ ko thì mốc mồm SV chỗ mình vẫn về nhà đi cấy , đi gặt ầm ầm chứ làm gì có đứa nào ở HN suốt ??? tin ở đâu thế
đàn ông ở làng này vậy là ngon rồi, 1 mình cày nuôi vơ nuôi con còn hơn khối thằng đàn ông ở thành phố mà suốt ngày chui váy đàn bà