[VietNamNet] Chân dung phó Thủ tướng Đức gốc Việt đầu tiên

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi naq29, 18/7/11.

  1. rekkhan

    rekkhan Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/7/05
    Bài viết:
    1,302
    nhầm rồi, đang nói khoa học cơ bản thôi bạn ;))
     
  2. JediDarkLord

    JediDarkLord Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/4/06
    Bài viết:
    14,159
    Nơi ở:
    Chaos of The Force
    Học sinh tốt nghiệp phổ thông ở Sing có thể vào thẳng các trường ĐH của phương Tây nhé, tốt nghiệp IB còn khiếp hơn là được miễn từ nửa đến 1 năm đại học

    Sing nó như cái lỗ mũi thì tập trung vào khoa học cơ bản làm quái gì, nó tập trung toàn bộ vào khoa học ứng dụng và kết quả là 1 đất nước Sing như hiện nay đấy, thương mại phát triển, kỹ thuật tiên tiến. Cậu học hạt nhân phải ko, giả sử Sing tập trung vào hạt nhân rồi nó lấy đâu ra đất để thí nghiệm? Xây trong thành phố lỡ có gì bùm 1 cái đi mịa hết cả đất nước à

    Còn về vấn đề chương trình thì nhắc lại cậu phải đổi mới tư duy đi, chương trình nó là chết, giáo viên mới là sống. Đổi mới là đổi trong tư duy và phương pháp giảng dạy còn chương trình 10 >>> 15 năm mới đổi 1 lần và Bộ ko nên quản lý giáo dục đại học, để cho mỗi trường tự chịu trách nhiệm về giáo trình.

    Tôi nói chương trình dạy hiện nay của Đại học dân lập như HUFLIT tốt hơn Bách khoa và Nhân văn, câu tin ko?

    Khoa học cơ bản ko giúp người ta thoải mái được, ko phải coi thường khoa học cơ bản nhưng tập trung vào khoa học ứng dụng sẽ có ích hơn nhiều.

    Trong khi VN cứ giương khẩu hiệu đi tắt, đón đầu nhưng ko tập trung vào khoa học ứng dụng để phục vụ đất nước ngay lập tức. Đâm đầu vào khoa học cơ bản cuối cùng có khám phá được cái gì đột phá của nhân loại ko? Những vấn đề khoa học cơ bản được các thiên tài nêu ra mãi 20 >> 100 năm sau mới có người chứng minh được, rồi mấy chục năm nữa mới được ứng dụng.

    GS NBC chứng được cái bổ đề thì 100 năm nữa người ta vẫn ko thể bay vào ko gian như đi chợ trong khi vừa rồi 1 cty VN mất 4 năm để tạo ra thuốc chữa viêm gan B với giá rẻ gấp 4 lần hiện tại. Vậy cuối cùng ai làm lợi hơn cho cuộc sống của mọi người?

    Những bộ sách và phương pháp dạy học người ta nghiên cứu, đổi mới gần trăm năm mối tạm hoàn thiện thì ko xài, giờ tính chi 10.000 tỷ đồng viết lại sách và nghiên cứu phương pháp mới
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/7/11
  3. ZeroW

    ZeroW Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    2/1/07
    Bài viết:
    335
    Vậy là cậu cho rằng giáo dục các ngành khoa học cơ bản VN đang hơn Singapore, tự tin ghê thế ;))
     
  4. Minamoto_Shizuka

    Minamoto_Shizuka Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/10/09
    Bài viết:
    2,722
    Việt Nam tập trung vào khoa học cơ bản từ khi nào vậy ? Dạy tốt Toán Lý Hoá Sinh ở bậc phổ thông thì gọi là tập trung khoa học cơ bản bỏ bê khoa học ứng dụng à ?

    Muốn đào tạo về khoa học ứng dụng thì người học phải có một hiểu biết cơ bản, chứ không thể học nhảy cóc được. Khoa học cơ bản là thứ ít thay đổi, còn khoa học ứng dụng thì ngược lại. Nếu người ta học cái ngọn(khud) tốt nhưng cái gốc (khcb) không nắm vững thì khi bị lung lay (rất dễ) thì bị đổ là điều đương nhiên!
     
  5. JediDarkLord

    JediDarkLord Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/4/06
    Bài viết:
    14,159
    Nơi ở:
    Chaos of The Force
    Khoa học cơ bản người ta đã khám phá sẵn rồi đấy cứ học rồi ứng dụng lên, có ai bảo là xem nhẹ khcb đâu

    Lấy ví dụ nhỏ về khud VN: VN xác định ngành xe hơi là 1 mũi nhọn cần tập trung phát triển và đến giờ ngành xe hơi VN chế được cái gì rồi ?? Hay là nó đã chết mất xác giờ chỉ còn gia công lắp ráp

    Vậy theo cậu VN đang tập trung vào khoa học gì ??
     
  6. rekkhan

    rekkhan Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/7/05
    Bài viết:
    1,302
    - toán, hóa ko rành lắm, nhưng riêng cái vật lý thì ngày nay, ngoài cái vật lý lý thuyết và một số hướng nghiên cứu sâu về lý thuyết thì còn lại chẳng có cái nào mang tính lý thuyết cả. riêng cái hạt nhân, năng lượng chỉ là một mảng nhỏ của nó, ngày nay nó đang có 2 cái mảng đang được cả thế giới hướng vào là sinh học và y học hạt nhân. Thằng Sing y học nó rất khá nhưng mảng y học hạt nhân của nó thì lại không mạnh (cái này là mảng ung bướu). Theo mình biết (ông thầy kể, thật giả ko chắc) thì hiện giờ Sing chưa có luật về hạt nhân, trong khi VN thì đang xúc tiến đưa nghề y học hạt nhân thành một nghề chính thức (vai trò sẽ ngang với bác sĩ)
    - Những cái khác như công nghệ nano này nọ thì ở VN vật lý cũng đang nghiên cứu.
    - bảo VN ko lo nghiên cứu ứng dụng mà toàn làm cơ bản là sai rồi, khoa học cơ bản VN đang thuộc loại thoi thóp, nhà nước chỉ cắm cho một ống nước biển cho qua ngày thôi. :)) nhìn mấy cái ngành đại học hot bây giờ xem, thậm chí trường mình khoa toán nó phải thêm chữ tin, khoa lý phải thêm cụm từ vật lý kỹ thuật là hiểu. )) (cười ra nước mắt)
    - đưa 2 chương trình quá lệch nhau là có hại với người học (vdụ CIE học nặng, lên ĐH lại đi dạy lại hoặc ngược lại, CIE học quá nhẹ, lên đại học lại không dạy tạo ra lỗ hổng kiến thức)
    - mình cũng không đồng ý nhận xét chương trình không quan trọng, nó là cái chuẩn kiến thức mà học sinh cần nắm, làm qua loa thì học sinh nó lấ cơ sở gì để học? (ý kiến riêng là chương trình học ngày nay rất là ổn, chẳng phải sửa quái gì cả)

    bôi đỏ: không tin, bạn mình học HUFLIT và nó đang chê om sòm, nhưng cũng không chắc vì có thể ngành của nó dỏm.
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/7/11
  7. JediDarkLord

    JediDarkLord Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/4/06
    Bài viết:
    14,159
    Nơi ở:
    Chaos of The Force
    ^
    Vấn đề là người VN đang tự TDTT là chương trình VN là top về khối lượng kiến thức nên hs VN mới quá tải.

    Thật chất vấn đề nằm ở giáo viên dạy quá kém (do Bộ đào tạo ra) còn chương trình VN thì vẫn chưa = ai. Phương Tây học nặng hơn về khối lượng kiến thức và cũng mang tính giới thiệu nhưng cách dạy của ng ta thế nào thì biết rồi đấy
    ------------

    Chốt lại 1 câu là nền giáo dục VN sau 20 năm đổi mới thì vẫn dậm chân tại chỗ và đang ở mức rất tệ. Vừa rồi bộ sách chào lớp 1 của 1 nhóm những giáo sư và tiến sĩ có trình độ và tâm huyết được các nhà giáo dục và giáo viên đánh giá rất cao, vừa đưa ra mắt thì Bộ dỗi lên xuống

    Đến khi nào bỏ được cái tư duy đổi mới chương trình thì chừng ấy mới có hy vọng nhưng các chính ủy chưa thông được tư tưởng thì ko mong gì các bác ở Bộ thông
     
  8. rekkhan

    rekkhan Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/7/05
    Bài viết:
    1,302
    có thể thử phân tích xem cách dạy của giáo viên VN hiện nay dở như thế nào không. giới hạn trong 5 môn Toán, Lý, Hóa, Văn, Ngoại ngữ thôi.
    mình cũng không hiểu bạn nói 20 năm dặm chân là sao, mình không biết giáo dục hồi mới đổi mới nó như thế nào mà bạn bảo là nó giống bây giờ, mốc 20 năm đó cũng không biết so với ai, ai trong 20 năm có thể làm cho giáo dục đi lên một cách thấy rõ, trừ thằng sing vì nó dồn GDP cho giáo dục cả nước đồng nghĩa với dồn GDP cho giáo dục của một thành phố.
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/7/11
  9. scheherazade

    scheherazade Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    13/3/07
    Bài viết:
    255
    Nơi ở:
    Nghĩa trang
    trước tiên nói môn ngoại ngữ nhé, cụ thể là anh văn đấy. hiện tại xét về mặt bằng chung thì trình độ anh văn của học sinh vn hơn dc nước nào? giỏi có ko? xin thưa có, nhưng mà 1 đại đa số là đi học nhưng thực ra chả biết gì, trong đó tôi đã từng như vậy. cái trước tiên là chương trình học quá ư là bất cập, dạy tứ lung tung. giáo viên thì phát âm sai, có học sinh phát âm đúng góp ý kiến thì ng` đó hỏi ngược lại bây giờ ai là giáo viên và ai là học sinh. cái văn phạm anh văn mà hiện tại vn đang dạy thực ra quá ư là phức tạp và rối rắm, chính vì vậy cũng góp phần làm cho học sinh khó mà nắm bắt dc. thử xem đem so sánh cái cách dạy anh văn của vn mình với cách dạy của tụi mỹ xem. tôi còn nhớ cái ngày mới sang mỹ phải trải qua 1 semester học ESOL, bộ giáo trình của nó dạy rất cơ bản, đơn giản và dễ hiểu. ng` ta dạy là để lấy cái mặt bằng chung chứ ko phải là để lấy ra 1 cá nhân nổi trội rồi còn lại là ko biết gì.
    môn văn thì trong giờ văn, dc bao nhiêu % những gì ông thầy dạy trên lớp sẽ vào đầu học sinh? hồi cấp 3 học nguyễn thượng hiền, ai ở hcm thì sẽ biết, thế những giờ làm văn thì sao. viết văn là để phát triển sự sáng tạo, nhưng suốt 3 năm trời học 3 ng` dạy văn khác nhau, tôi chỉ cần chép lại y xì cái bài giảng trên lớp vào bài viết thế là điểm tốt rồi và ko cần phải ngồi nghĩ ngợi gì nhiều hơn nữa. hồi học lớp xã hội, vào lớp bà cô chia ra 5 team rồi kêu làm cái utopia project, tạo dựng thế giới ko tưởng. bả chỉ nói có hạn phải trình bày trc' lớp về cái project đó thoi còn hoàn toàn ko nói gì thêm nữa. với tụi mỹ, tụi nó cảm thấy rất easy, làm sao mà chả dc, còn tôi cảm nhận đây thực sự rất khó khăn, bởi vì sao. vì ở vn khi đi học là có ng` dọn sẵn đường hết rồi, cứ đi theo họ là dc. văn thì có văn mẫu, có bài giảng chép lại là điểm tốt rồi. thế bây h làm làm cái utopia project thì ý tưởng đâu ra, văn mẫu đâu ra để mà làm. chính vì cái cách dạy như thế thu hẹp đi khả năng sáng tạo, và cái riêng của mỗi học sinh.

    còn khoa học, bây giờ nếu ai có con học các lớp chuyên ở trường cấp 2 như nguyễn gia thiều, trường cấp 2 nổi tiếng nhất nhì thành phố ở hcm đi thì sẽ biết. nói cụ thể ra là môn hóa luôn đấy. học một cách nhồi nhét quá đáng, nửa năm lớp 8 đã xong chương trình hóa cấp 2. từ nửa năm còn lại của lớp 8 tới nửa năm đầu lớp 9 là muốn xong luôn chương trình hóa cấp 3, để làm gì? để đi thi học sinh giỏi quận với thành phố. rồi nhìn vào cái đề thi xem, test học sinh giỏi = cách test đứa nào học biết trc' chương trình nhiều hơn. rõ ràng ở trên đề ra các cuộc thi như thế, đậm chất thành tích thì trường cũng sẽ điều chỉnh cách dạy để chạy theo thành tích thế thoi. ở mỹ ng` ta dạy với cái trình độ với cái lớp đó thôi, còn học sinh nào có kiến thức vượt trội hơn, cao hơn thì dc nhảy lên lớp trên học. còn vn thì cứ đua nhau dạy trước chương trình thế có cho học sinh học nhảy lớp ko?
     
  10. Tia Sáng

    Tia Sáng Zack Snyder =thất bại của Holyweed Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/11/10
    Bài viết:
    11,232
    Nơi ở:
    Viện Tâm Thần
    wall of text, quá đã.
     
  11. rekkhan

    rekkhan Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/7/05
    Bài viết:
    1,302
    ngoại ngữ không nói là vì giáo viên dạy dở hay gì gì mà vì học sinh không có điều kiện/thời gian/không thích rèn kỹ năng, giờ thử xem bao nhiêu nước mà trình độ tiếng Anh nó cao hơn VN và bao nhiêu nước thấp hơn (chỉ học ở nhà trường và ko tính các nước xài tiếng Anh)
    Văn là nó dạy văn hóa nữa, VN tính ra có 2000 năm văn hóa chứ có phải như Mẽo mấy trăm năm + văn hóa hỗn tạp đâu mà đòi sáng tạo?
    rồi chuyện trường chuyên: bao nhiêu trường chuyên trong TP thế hả? nói gì không nói xách trường chuyên ra. thứ hai là mình nhớ phân tích cái dở trong phương pháp dạy mà, giả sử bạn không rành thì bạn cũng kể ra xem thầy cô bạn hồi xưa dạy bạn làm bạn không hiểu cái gì?
     
  12. achilles_n.1

    achilles_n.1 C O N T R A

    Tham gia ngày:
    18/8/06
    Bài viết:
    1,523
    Nơi ở:
    Ở đằng kia
    văn học và văn hóa là 2 thứ khác nhau, đừng cố trộn nó lại
     
  13. rekkhan

    rekkhan Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/7/05
    Bài viết:
    1,302
    VN có không có môn văn hóa, văn là dạy văn hóa lồng tong tác phẩm văn học đấy.
     
  14. zero 7090

    zero 7090 Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    20/5/05
    Bài viết:
    4,281
    thế thì tách ra môn văn hóa với môn văn học. Chứ "literature" không phải là "culture"
     
  15. rekkhan

    rekkhan Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/7/05
    Bài viết:
    1,302
    trước giờ văn học VN vẫn dạy văn hóa trong đó, tách làm gì cho mệt. Thêm nữa lấy tác phẩm văn học để dạy văn hóa nó tiện hơn nhiều là nói văn hóa khơi khơi mà không có cái gì dẫn chứng.
     
  16. hhhooo

    hhhooo Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    9/2/08
    Bài viết:
    1,464
    Nơi ở:
    hn
    GDCD cắt triết học dạy văn hóa vào cho bớt nhàm chán mà thực tiễn hơn
     
  17. Platina Monk

    Platina Monk Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    18/2/05
    Bài viết:
    463
    Khục, đúng là cái thứ ngồi nhà online tưởng ai trên mạng cũng như mình :)). Được, hơi bị lười nhưng để dành tí thời gian mở mắt cho đồng chí biết thế nào là cocc của lính chiến trường, coi như nể cái khâu có vẻ chàng là đứa học được ;).

    [1] Cái này xin trả lời đầu tiên. Đồng chí biết các khoản tiền tư nhân đóng góp xây dựng điện đường trường trạm, để được thực hiện thì ở VN đi qua đường nào là chủ yếu k? Một là dân văn nghệ sĩ, thôi cụ thể hóa bên thông tin tuyên truyền có một phần Hội nhà văn, cánh báo chí, bao gồm cả nhà văn và báo chí quân đội, hai là tư nhân tự làm thường phải gắn với bên du lịch (*). Nói thế cho khúc chiết, còn thực chất là cùng một dàn bầu bí cả. Từ Hội nhà văn, cánh nhà báo thường xuyên đi thực tế song song với bên quân đội cho đến đơn vị không trực tiếp tham gia nhưng sở hữu mạng lưới thông tin đi toàn quốc là viễn thông VNPT, tôi gọi đấy là nhà; trừ Tổng Cục Du Lịch thì tôi gọi là "đã từng". Ngần này đơn vị và những con người của nó, có cái tỉnh cái xã nào trên đất nước này mà có ai bảo chưa đi chưa cày về tận nơi thì phải nói là đùa hơi bị quá. Nói như thế cho dễ hiểu là nắm thông tin chi tiết với tình hình chung toàn quốc thì đồng chí đừng có cố mà so với tôi :). Khẳng định đoạn đầu tiên theo lối quy nạp: Cậu ngồi phòng thí nghiệm hay online thì cậu cũng đi không bằng, nắm không bằng và đừng hòng cự với tôi về khoản hiện trạng thực tế, ok? (*)


    (*) Đọc xuống phần 2, người tôi nhắc là cây đại thụ mà tất cả những ai đi làm thực tế đều nhắc đến với lòng kính trọng. Và chuyện của bác chỉ là tiêu biểu thôi. Cho cái câu hỏi của cậu, hỏi xóc nhầm người rồi anh bạn ạ :).


    [2] Tôi gần như biết chắc chắn đồng chí sẽ ăn cái trap tôi nhắc đến ông cụ (=))). Cụ không chửi giáo dục VN đâu, bác chỉ cười một cách hiền lành thôi, có lũ con cháu chúng tôi là lên máu thôi vì chuyện cụ bị mấy chú choai "hành là chính" nó quấy khi thay con đi xin học cho cháu nội - mà cậu dám bảo con cháu cụ học dốt nên phải chạy thì tôi vừa nhắc con cụ ở trên rồi đấy, đừng đùa :)). Tôi nhắc ông cụ vì đây là ví dụ tiêu biểu vẫn là chuyện hài cười ra nước mắt của dân báo chí dù cũng đã dăm năm rồi. Cậu muốn ngồi cafe nghe chuyện cho con đi học với hiện trạng dạy và học "thường như cơm bữa" thu thập được k?​


    Nếu cậu lại loạn không hiểu chúng ta đang nói về cái gì thì để tôi nhắc lại. Khi nói đến hiện trạng một tổng thể có cả tốt và xấu, người ta nói về phần đông và đánh giá chung. Không ai phủ nhận phần tốt đẹp nhiều trên con số, nhưng xét theo % của tổng thể không phải đa số. Cậu nhảy vào đây bảo rằng cái mọi người nói là thiểu số, hiểu cách khác những gì cậu thấy mới là đa số? Để tôi nói lại, cậu chê cái nước Việt Nam với 80 triệu dân này nó bé quá rồi. Những gì cậu được hưởng và được biết nhiều đấy, nhưng còn lâu mới đủ to để gọi là hiện trạng trên toàn quốc nói chung.


    P.S. cho đoạn này: Không ai điên mà gửi cho Bộ Xây Dựng, TNMT hay Nông nghiệp và phát triển nông thôn (nói trắng ra, tớ đang chấp đồng chí vụ tự tra thông tin vấn đề triển khai cơ sở hạ tầng ở VN) =)).


    ----------------------------------------------------------------------------------

    Xong chuyện thắc mắc ngớ ngẩn của cậu xem tôi là ai mà đòi biết thông tin nhiều và chính xác hơn. Giờ tôi sẽ chơi với chính cái ví dụ của cậu đưa ra, nhìn 1 chỉ thấy 1 thôi hửm?

    mượn thêm cái này
    mượn lại luôn cái này
    Cái quote thứ 3 bôi đen nó đúng cho chính cái đầu tiên cậu đưa ra đấy anh bạn ạ. Tôi không viết "dài dòng" đâu, tôi chỉ viết chi tiết cho các anh khỏi "xoắn", khổ cái các anh quá thể mù thông tin không liên hệ được thôi :)).

    Rồi, cậu bảo người nhà nhiều người làm trong ngành giáo dục. Tôi không nhầm thì hàng năm đều có thi kiểm tra chất lượng giáo viên, cậu vui lòng về nhà hỏi rồi lấy số liệu toàn quốc đem lên đây đăng bà con xem chơi? /:) Online khó kiếm quá hả? =)) Cậu tưởng đọc "số liệu thống kê" thì có nghĩa thực tế nó ở mức tương đối được như trong báo cáo sao? Nói thẳng nhé, cậu tự tìm lấy hay tôi có bỏ thời gian ra mà vứt cho cậu, tôi thách cậu dám đăng. Ban tuyên huấn với chỉ thị từ trên đưa thẳng xuống hàng ngày để kiểm duyệt thông tin nó không phải trò trẻ con đâu ạ, để tí tôi làm cái ví dụ tự đọc tự hiểu.

    Đây là tôi chấp cậu tập 2 chưa bắt cậu xem thống kê dân số, số các trường học, tổng chỉ tiêu tuyển sinh. Nếu cậu nhìn vào đấy cậu sẽ thấy có một quãng chênh lệch, cậu dám đăng cái số chênh lệch đấy cho toàn dân xem tôi gọi cậu là siêu người hùng (hay khùng), và nhìn cái số đấy thì tự đi mà hiểu tại sao có chạy học, lại nhìn đấy tiếp thì tự đi mà hỏi tại sao người dân "chạy" mà chỉ mong cho con vào trường "bình thường". Combo cái kết quả kiểm tra chất lượng giáo viên ở trên kìa, xem tiếp cái kết quả đầu ra kìa, rồi tự hỏi xem cả nước có bao nhiêu cơ sở dạy học và đào tạo, cái chỗ chạy vào "gọi là được" nó bao nhiêu %, và cái bọn còn lại nó như thế nào và chiếm bao nhiêu %.


    -----------Này thì đọc hiểu với chả thông tin, truyền thông, tuyên truyền -------------

    Muốn lên bảng k? Anh em đọc rồi phán xét thử, tớ chả thừa hơi phân tích cho đồng chí này về câu khẳng định, bổ ngữ và... định nghĩa từng từ.

    P.S Bảo ko troll hơi phí.


    Số liệu "báo cáo", tình hình "thực tế", vấn đề "làm thông tin" và cách "đọc thông tin".

    Tớ đã làm ví dụ cho đồng chí về cái thị trường vàng bát nháo của VN rồi. Giờ tớ làm cho đồng chí một ví dụ khác về công tác "tuyên truyền thông tin" và cách thức hiện "minh bạch thông tin":

    Trần lãi suất huy động của các ngân hàng tại Việt Nam là bao nhiêu %? Tỉ lệ lạm phát của VN là bao nhiêu %? Nhiều nguồn quá hả? Xem nào, trên báo mạng là một, báo cáo chính thức của chính cơ quan Nhà nước, và... đến chính VTV còn bảo "thực tế, tại các ngân hàng..." - này, có xem tivi ko đấy? :-p. Xin lỗi nhé, tớ có đưa ra một con số chính xác 100% cho đồng chí được thì tớ cũng thách đồng chí lập nổi một đơn vị truyền thông tuyên truyền mà đăng nó lên. Vì sao? Nhìn lên cái vụ thị trường vàng. Đây là Việt Nam, ok?

    Khi đọc một thông tin được đăng chính thức, người ta phải hiểu cái giá trị "tương đối" của con số. Để đảm bảo nguyên tắc minh bạch thông tin, mời nghe lại 100 lần cách làm của VTV. Người biết thì người ta phải dựa vào thực tế chung, thông tin muốn có thì phải đi làm và tất nhiên phải có quan hệ để có nhiều nguồn từ nhiều nơi, và phải để ý thật kỹ những chữ kiểu "ở mức cao"; "còn tồn tại"; "thực trạng tại Việt Nam" và từ đấy mà hình dung ra bức tranh toàn cảnh. Chứ còn cái kiểu ngồi phòng mát như đồng chí thích hỏi oang oang "số liệu thực tế ở đâu" hả? Cứ ngồi đấy mà tin chúng ta đã chính xác hoàn thành mục tiêu phổ cập... (tự điền đi), hay... nạn tham nhũng ấy mà... Vinashin, Vinashin, này, cần lấy máy tính ra tự bấm ko?


    Viết cho đơn giản, ở VN:

    + Số liệu tiêu cực: Cao quá = dân lo; Tây lo = Tây làm; Ta lo = ta nghi, mà dân ta nghi thì... nhìn thị trường vàng >:). Thấp quá = dân không mù, dân bảo xạo, và dân sẽ nghi luôn.
    + Số liệu tích cực: Cao quá = dân hỏi: thiệt hông? - mà với cái mức sống hiện nay ở VN thì... ~> nhìn lên trên; thấp quá = dân lo ~> nhìn lên trên tiếp.

    Xử lý: một là viết toàn từ ngữ chuyên môn chỉ dân trong ngành mới hiểu, dân không cần hiểu >:). Hai là, con số chỉ mang tính khoanh vùng, còn lại cái phải gạch chân chính là những cái "ở mức cao/thấp"; "còn tồn tại"; "các vấn đề nổi cộm", abcxyz. Đọc tin ở VN là phải gạch chân những cái dòng đấy chứ không phải gạch con số. Đám chuyên gia chứng khoán Tây ở mấy cái công ty sàn giao dịch nó chả ngu đâu, nhưng nó lắc đầu bó tay ở VN chính là vì cái này đấy, hiểu hủm? >:)


    Xong rồi nhé, thế này là nể mấy ông thầy viện năng lượng nguyên tử với cái mác trường KHTN của cậu. Còn xét mấy cái câu hỏi ngớ ngẩn đòi bà con phải phí thời gian phân tích hộ cho cậu đọc, tôi lại phải nói rằng cậu vô tình hay cố ý thì đang y như troll.


    P.S. Nói hơi buồn, nói thì bảo khoe, không nói thì... nhiều anh hùng thích vỗ vai bảo mình cũng chỉ đồng hàng phải lứa ngồi một chỗ phán ngoài ngàn dặm. Viết cái này ra chả biết được tích sự gì k chứ tự phán thấy không khéo mình vừa mang tiếng kiêu vừa mang tiếng nói nhiều, mệt mỏi thay. :-<
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/7/11
  18. Vivo Per Lui

    Vivo Per Lui Trùm Xí Xọn

    Tham gia ngày:
    7/3/08
    Bài viết:
    353
    Nơi ở:
    Sân Ga
    Cho Vi nhiều chuyện ý kiến cái luôn há! Đường xá cơ sở hạ tầng liên quan với nền giáo dục của nước đó chứ sao không! Nhìn đường xá người ta có thể biết nước đó văn minh và phát triển cở nào. Đầu tư vào giáo dục là 1 trong những yếu tố quan trọng để 1 nước tiên tiến và văn minh hơn. Thử đi ra nước ngoài xem, việc đầu tiên bạn đánh giá nước người ta là gì? Dĩ nhiên là đường xá ! Còn đường xá ở VN bây giờ ra sao thì Vi ko comment vì ko biết. :))
     
  19. scheherazade

    scheherazade Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    13/3/07
    Bài viết:
    255
    Nơi ở:
    Nghĩa trang
    tôi thừa nhận tôi dốt anh văn, tôi kém, đọc sách giáo khoa môn anh văn thì cũng thiệt là trên trời. như cái thời tôi học 11, tôi học dở lý, nhưng bà cô dạy lý thì tuyệt vời, cái cách bả soạn lại chương trình, cách bả dạy với giải thích thì ko chê vào đâu dc, nhờ vậy cái độ dở môn lý của tôi nó dc cải thiện hơn từ dở cũng lên dc trung bình. chính cái cách bả dạy, tôi từ nản môn lý chuyển sang chịu khó hơn và thế là tình hình môn lý nó ổn hơn dc tí. còn môn anh văn tôi dốt, cái này chiếm 70% đi thì cũng còn lại 30% là do chương trình và cách dạy của giáo viên. cái việc ko thích rèn kỹ năng phần lớn vẫn do học sinh, nhưng đừng quên rằng cái cách truyền đạt nó cũng tác động tới việc đó.
    văn hóa vn đã hơn 2000 năm và thuần nhất nên đâu cần sự sáng tạo, chính vì những vị thủ cựu như thế nên giáo dục ở vn mới như bây giờ. còn thằng mỹ này nó là hỗn tạp,nói thẳng ra nó chẳng có văn hóa gì nên nó đã tạo ra dc nhiều thứ mà chúng ta đang dùng để war đấy.
    cái dở trong phương pháp dạy tôi đã nói rồi đấy, dạy học với một cách thức gò bó, cũng có những giáo viên dạy rất hay như bà cô lý tôi nói nhưng đây là số rất rất ít. đi học thì chắc cũng có ng` nghe mấy ông thầy bà cô nói là mấy ông chỉ viết sách thoi chứ đâu có dạy. bà cô giáo dạy anh văn của con nhỏ cháu tôi mới thật là đáng nể. con nhỏ cháu của tôi nó thích học anh văn lắm, lúc trước tôi về có mua cho nó 1 số sách bên này cho nó mày mò thêm, kiểm tra con bé nó làm bài, bị bà cô đấy trừ điểm bảo nó làm sai, nó cầm bài thắc mắc với tôi, rồi nó lấy sách tôi mua cho nó ra thì nó làm như sách dạy thôi. tôi gặp bà cô để hỏi thì nhận dc 1 câu trả lời rất ư là lạnh lùng. anh hãy nhìn lại quyển sách giáo khoa xem tên nó ghi là tiếng anh hay tiếng mỹ.
     
  20. JediDarkLord

    JediDarkLord Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/4/06
    Bài viết:
    14,159
    Nơi ở:
    Chaos of The Force
    ^
    Ko có học sinh dốt tiếng Anh (và các môn học nói chung) bạn ạ, chỉ có giáo viên kém, ko biết cách dạy.

    Tôi đang học về làm Qualitative research và ông tiến sĩ tôi đang học bảo rằng: Sau khóa học này mà các bạn không biết cách làm nghiên cứu thế nào thì lỗi là do tôi chưa truyền đạt thấu đáo


    Văn học VN dạy gì về văn hóa VN từ vua Hùng đết hết triều Nguyễn?


    Cậu không biết dạy học ở VN đang như thế nào mà dám bảo là nó tốt à. Vẫn cái kiểu vặn vẹo quả trứng và con gà.

    Nói về anh văn nhé, tôi đang làm cái Master về TESOL đây.

    Để tôi đưa 1 số tiêu chí cơ bản của dạy tiếng Anh cho cậu tự so nhé
    1/ Sỉ số lớp học. Tiểu học chỉ tối đa 10 hs. Trung học và phổ thông chỉ từ 15 >> 20hs.

    Tôi hỏi 1 tiến sĩ người Úc về việc nên dạy như thế nào với hiện trạng lớp học VN quá đông như hiện nay. Ông chỉ đơn giản lắc đầu: Forget it!

    2/ Bằng cấp người dạy: dạy các lớp càng nhỏ thì trình độ càng phải cao. Ít nhất là phải post graduate diploma.
    3/ Thời gian dạy: Giáo viên dạy 1 ngày 3 tiếng. 5 tiếng còn lại phục vụ cho soạn bài và chấm bài.
    4/ Dụng cụ phục vụ dạy: máy chiếu, flash card, CD player, etc ....
    5/ Giáo viên được họp chuyên môn để chia sẻ cách dạy với đồng nghiệp và head teacher. Khi có khó khăn gì thì mọi người cùng nhau đưa ra các phương án để giải quyết.
    6/ Dạy tiếng Anh hướng đến việc sử dụng ngôn ngữ chứ ko hướng đến pass bài thi.
    ------------

    Muốn đánh giá 1 nền giáo dục, chỉ cần hỏi con nít 1 câu đơn giản "Con đi học có vui ko?"

    Nếu câu trả lời là có thì tiếp tục xem xét các khía cạnh khác.
    Nếu câu trả lời là không thì ko cần phải xem xét gì nữa, nó quá tệ rồi.

    Tôi có điều kiện đi vòng vòng các trường tiểu học lớn của Q.1 ở SG (quận giàu nhất thì trường cũng VIP nhất), và câu trả lời là ko nhé. Ko ai nói thật bằng con nít 6 7 tuổi, đừng bao giờ bảo con nít nói láo.
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/7/11

Chia sẻ trang này