B M - Nhiều đường phố Sài Gòn ghi sai tên danh nhân

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Thích Thể Hiện, 23/7/11.

  1. Guardian Wisp

    Guardian Wisp T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    3/12/10
    Bài viết:
    540
    Nơi ở:
    TP HCM
    Mình thấy nên đổi tên thành Kh4 V4.n C4n, như vậy sẽ hợp với thời đại
     
  2. ^Spam^

    ^Spam^ T.E.T.Я.I.S Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/4/09
    Bài viết:
    505
    Dốt vãi. Chữ phải đi với nghĩa. Người ta gọi là chữ nghĩa. Nghĩa mới là cái gốc. Đọc sai, mà sai hẳn nghĩa thì gọi là đọc ngọng. Thế thôi.
     
  3. Platina Monk

    Platina Monk Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    18/2/05
    Bài viết:
    463
    Nhâng dzịp khai trưưng tuụyng phộ văng họaa Gơ Vơ Nơ, chụng ta đọn mưng bạng têng đương mang têng dyanh nhâng văng họa bọc-xơ năm mưi, đương mang tên Quại Dyâc Tôộc Bung a. Xiing pa kon cho mộc chang phạo tay a :">.

    Ai có nhu cầu dịch lại thì tính sau, còn trong khuôn khổ ký âm thì tớ cứ chính xác cho nó dễ hình dung :P.
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/7/11
  4. meomeoZell

    meomeoZell The Warrior of Light GameOver

    Tham gia ngày:
    9/10/02
    Bài viết:
    2,247
    Giọng miền nào vậy? 8-}
     
  5. Kho Như Chính

    Kho Như Chính Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    15/3/11
    Bài viết:
    137
    Nơi ở:
    K nộp thuế
    Tên để xưng hô, chữ nghĩa để viết. So sánh ngu vãi. Khi 1 cái tên vốn đã không chuẩn so với tên gốc thì dù cho có mấy cách đọc đi nữa nhưng chỉ để nói về 1 người thì cái tên được dùng nhiều nhất đó là tên chính. Nếu sai thì anh có quyền sửa trên các văn bản pháp lý, nhưng anh đíu có thể cấm được người ta gọi như vậy.
     
  6. ^Spam^

    ^Spam^ T.E.T.Я.I.S Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/4/09
    Bài viết:
    505
    Thế cậu muốn nói cái gì? Tên thường do bố mẹ đặt cho, mang 1 ý nghĩa nào đó. Dựa vào đó có thể biết đúng hay sai. Trong bài báo nó đã nói rõ rồi, đọc lại đê
    Đặt tên đường cho danh nhân thì ko cần chính xác à? Thằng nào gọi sai thì kệ thằng đó, đông thằng gọi sai thì nhất định phải theo à?
    Người khác gọi thế nào đúng là ko cấm được thật, nhưng có thể chửi, có thể ghét, có thể khinh như khinh chó ấy
     
  7. Kho Như Chính

    Kho Như Chính Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    15/3/11
    Bài viết:
    137
    Nơi ở:
    K nộp thuế
    ^ Ý tôi là những người đó sống vào cái thời mà không lòi ra mấy chữ này, tên họ là tiếng Hán dịch ra, có chệch cũng chỉ là do cách đọc, thế nên đách việc gì phải xoắn. Chẳng việc gì phải ngứa mắt hay bất bình như vị giáo sư trong bài vì cái tên chuẩn mà vị giáo sư đó đề ra cũng chả phải là tên thật.
     
  8. ^Spam^

    ^Spam^ T.E.T.Я.I.S Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/4/09
    Bài viết:
    505
    Tiếng Hán có quy ước hẳn hoi, chả phải ông nào thích nhảy vào đọc thế nào thì đọc cả. Người không biết có thể sai, lúc đó người biết mới đứng ra chỉnh. Ngay như quốc ngữ bây h, cùng 1 đoạn văn bản, người các vùng khác nhau đọc sẽ ra nhiều cái khác nhau, đặc biệt là có sự thay đổi về dấu, tuy người nơi khác có thể miễn cưỡng hiểu được, nhưng đó ko phải chuẩn.
     
  9. Sniper_12192

    Sniper_12192 Persian Prince ➹ Marksman ➹ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/6/07
    Bài viết:
    3,923
    Nơi ở:
    HCM City
    bây h mình mới biết s:(
     
  10. Kho Như Chính

    Kho Như Chính Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    15/3/11
    Bài viết:
    137
    Nơi ở:
    K nộp thuế
    Mình có học sơ qua tiếng Hán nên biết nó thế nào.
    Như bạn nói, chữ phải đi đôi với nghĩa, viết 1 cái tên Hán ra mà không nói nghĩa thì đố người ta đọc sao cho chuẩn. 1 cái tên trải qua cả trăm, ngàn năm. Ai mà biết được cái nghĩa ấy có đúng là thật hay không. Người thì nói là thế này, người thì nói thế kia. Đọc trật đi cũng là bình thường. Còn những người không biết thì đọc càng trật hơn nữa. Vậy nên khi đã phiên âm ra chữ Quốc Ngữ của những cái tên từ thời xưa thì chả có cái nào thực sự là chính xác. Thời đại bây giờ ai biết tên người xưa ngữ nghĩa ra làm sao, nghe tên thế nào thì viết thế đó thôi. Tự dưng ông giáo sư Hán học kia lại ra vẻ ta đây, bất bình, phẫn nộ làm gì. Người dân phải có nghĩa vụ học tường tận tiếng Hán như ổng à?
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/7/11
  11. wiwi

    wiwi The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    31/1/04
    Bài viết:
    9,401
    Nơi ở:
    *ADULT CONTENT*
    Có lẽ vì cậu chỉ học sơ chữ Hán thật (hình như mới vào sơ cấp tiếng Hoa không dạy Hán Việt mà dạy ngay Bính Âm để giao tiếp thì phải?)

    Mặc dù chữ Hán là chữ ghi ý chứ không phải ghi âm, tuy nhiên hệ thống âm Hán Việt (tức là cách đọc chữ Hán của người Việt) đã hình thành và tương đối ổn định từ thời Lý - Trần trở đi rồi.

    Thế nên những cách đọc như "trung", "chung", "học", "hộc" đối với chữ Hán thì rất rõ ràng và tách biệt, thậm chí còn hơn cả so với âm thuần Việt nữa kìa (bởi mỗi âm Hán Việt thường gắn liền với một chữ Hán chỉ ý nên ít chạy đi đâu được).
    Vấn đề là chúng ta ngày nay dựa vào đâu mà đọc ra tên các ông ấy?

    Chính là dựa vào thư tịch cổ.

    Thư tịch cổ viết bằng cái gì? Bằng chữ Hán.

    Làm sao đọc chữ Hán đó? Bằng hệ thống âm Hán Việt đã có.

    Hệ thống âm Hán Việt đó ở đâu ra? Không phải tôi hay cậu tự chế ra, mà dựa vào chuẩn đã hình thành, nói nôm na là dựa vào... từ điển.

    Vậy nên tác giả bài viết phê bình những người đặt tên đường (tức phải là dân trí thức) lại đọc sai tên của các vị danh nhân (theo cách đọc chuẩn mực) thì tác giả nói có lý và nên nghe theo.

    Lưu ý: tôi thấy cậu bàn về Hán học mà hình như lại lạc ra đến chuyện kỵ húy nữa thì phải. Những trường hợp như "Huê - Hoa", "Chánh - Chính", v.v. thì là do kỵ húy, nó nằm ngoài vấn đề bàn luận ở chủ đề này.
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/7/11

Chia sẻ trang này