ZING - ghê rợn, ly kì , lôi cuốn , mê tín, khó tin..(thánh vật)

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Thích Thể Hiện, 17/11/11.

  1. Thích Thể Hiện

    Thích Thể Hiện Legend of Zelda GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/12/09
    Bài viết:
    1,084
    Nơi ở:
    Nhà Chùa
    Phần I
    Làng quê náo loạn vì tin đồn ‘thánh vật’ chết mấy chục trai đinh

    [spoil][h=1]Làng quê náo loạn vì tin đồn ‘thánh vật’ chết mấy chục trai đinh[/h]Người dân ở ngôi làng Vân Gia, Sơn Tây, Hà Nội đã phải trải qua những tháng ngày kinh hoàng khi mấy chục người làng bỗng dưng chết bất đắc kỳ tử dù chẳng bệnh tật, ốm đau gì. Người chết thiệt mạng, nhưng người sống cũng run rẩy không yên…
    Câu chuyện tôi nghe từ một người bạn người Sơn Tây, hoàn toàn chỉ là tin đồn. Theo lời anh bạn, người dân ở đây đã phải sống trong những ngày tháng kinh hoàng khi đêm đêm nơm nớp không biết khi nào bị quỷ thần lấy mạng. Những cái chết dồn dập, những lời đồn thổi về việc "thánh thần" nổi giận... bắt nguồn từ câu chuyện cách đây đã 3 năm. Nhưng mỗi lần nhắc đến, người dân trong làng lại thảng thốt hoang mang...
    Vân Gia là làng cổ, nằm ngay sát đền Và nổi tiếng, thờ thánh Tản. Thật ra cái tên cổ Vân Gia bây giờ không còn được dùng trong các văn bản hành chính nữa bởi từ khi lên phố, làng Vân Gia đã được chia nhỏ ra thành 4 thôn (còn gọi là đội, gồm thôn 5, 6, 7, 8).
    Tìm hiểu chuyện đã làm mọi người hoang mang, sợ hãi trên, đến làng cổ này, người đầu tiên chúng tôi tìm gặp là ông Phùng Văn Tuấn, Trưởng thôn 8. Ông Tuấn từng là sĩ quan quân đội, khi rời quân ngũ về quê, ông tham gia công tác ở nhiều vị trí trong chính quyền địa phương. Nghỉ hưu từ năm 2007, ông được người dân tín nhiệm bầu làm trưởng thôn. Có lẽ, trước khi nhận làm cái chức “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” này, ông Tuấn cũng chẳng thể ngờ mình lại phải đối mặt với nhiều nguy nan tới vậy.
    Vồn vã pha nước mời khách nhưng khi chúng tôi hỏi đến chuyện "thánh vật thần hành" kia từng gây xôn xao dư luận kia thì bỗng dưng ông khựng lại. Ngập ngừng một hồi thì ông buông một câu cũng đầy vẻ sầu bi ảo não: “Tôi từng làm trong ngành tuyên huấn của quân đội, cùng làm tuyên truyền như anh ấy. Việc xì xào mà anh nghe được là có thật đấy. Tôi là người trong cuộc nên tôi rất biết chuyện này. Chính họ tôi cũng là nạn nhân đây. Có 3 năm mà trong họ chết đến 6 người. Trong số ấy thì 5 người chết trẻ! Kinh hãi lắm!”.
    Theo lời ông Tuấn, chuyện khởi nguồn từ năm 2007, đúng khi ông nghỉ hưu, về làm trưởng thôn 8, thôn có ngôi chùa cổ Vân Gia tọa lạc (còn gọi là Viên Quang tự). Ngôi chùa này nằm trong quần thể đền Và nổi tiếng. Chùa Vân Gia nằm trên đỉnh một quả đồi hình bát úp, thế rồng chầu voi phục, bên trái là khu dân cư, bên phải là gò đất nhỏ có đầm nước trong (thủy tụ minh đường).
    Chỉ cần phác qua vài nét bề ngoài trên cũng đủ thấy, người xưa đã chọn lựa rất kỹ về mặt phong thủy khi quyết định lấy đất trên làm nơi bái phật. Bởi truyền thống văn hóa lâu đời, bởi sống giữa chốn linh thiêng nên người dân Vân Gia sống hiền hòa, ấm cúng, yên ả từ bao đời nay.
    Thế nhưng, thời gian qua, theo ông Tuấn, không hiểu vì lý do gì, tai ương đã liên tiếp trút xuống ngôi làng thanh bình này. Theo ông Tuấn đến bây giờ, người dân Vân Gia vẫn cho rằng nguyên nhân của hàng loạt cái chết bí ẩn khiến mọi người kinh hãi thời gian qua chính là do một số hộ dân trong làng đã đào đất ở gần chùa Vân Gia, khiến long mạch vùng đất thiêng này bị ảnh hưởng.
    Và, chính bởi phạm đến “ngài” nên “ngài” trút xuống đầu dân làng cơn lôi đình khủng khiếp. Buồn thảm thay sự kiện đau lòng ấy lại rơi đúng vào thời gian ông làm trưởng thôn. Không biết có phải vì lẽ đó hay vì điều gì nữa mà gia đình, dòng họ ông phải chịu nhiều đắng cay, mất mát.
    Theo ông Tuấn thì vào đầu năm 2007, những hộ dân sống ở ven quả đồi nơi chùa Vân Gia tọa lạc đã đào đất phía ta luy dương để bán. Thực ra chuyện đào đất đồi bán đã xuất hiện từ đầu năm 2004, thế nhưng năm 2007, khi địa phương tiến hành xây dựng sân bóng ở ngay cánh đồng đối diện chùa thì việc khoét núi mới diễn ra rầm rộ. Để có đất lấp cánh đồng trũng, người ta đã đào cả vài nghìn xe đất từ đồi chùa. Khi đó, biết việc đào bới trên sẽ phá vỡ cảnh quan vốn tồn tại từ lâu đời của mảnh đồi chùa nhưng chẳng ai có thể ngăn cấm. Những hộ dân trên chỉ “khai thác tài nguyên sẵn có” trên trong phần đất của gia đình mình. Khi sân vận động hoàn thành thì cũng là lúc mảnh đất đồi chùa bị cắt vạt một góc sâu hoắm, chỉ chừa lại một bờ ta luy mỏng như người ta đắp tường rào.
    [TABLE="align: center"]
    [TR]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Ông Tuấn và bản cuốn "sổ tử" do ông ghi chép trong quãng thời gian kinh hoàng.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Ngay khi việc khai thác đất trên được tiến hành, cảnh yên ấm của làng Vân Gia, đặc biệt ở hai thôn 6 và 8 (nơi chùa Vân Gia tọa lạc) đã không còn nữa. Không hiểu vì lý do gì những chuyện tai ương, chết chóc cứ liên tiếp xảy ra. Lúc đầu, dân làng chỉ coi đó là chuyện không may, chuyện thiệt thòi của những gia đình đến thời mạt vận. Thế nhưng, một thời gian sau, số người chết tăng lên đột biến, người này nối tiếp người kia cứ bất thình lình “rủ nhau” về… bên kia thế giới thì mọi người thấy lạ, thấy sợ và cuống cuồng đi tìm lời giải cho những cái chết bí hiểm đó.
    Ông Tuấn kể, những ngày đó, dân làng ông nháo nhác như ong vỡ tổ, như kiến vỡ đàn. Trong nỗi đau đớn tột cùng bởi mất người thân còn có nỗi sợ hãi vô hình bởi những cái chết đó mang nhiều bí ẩn với những sự trùng hợp lạ kỳ. Suốt một thời gian dài, cứ đến một ngày cố định dù có giữ gìn, có cẩn trọng tới đâu thì trong làng vẫn phải có một người… “đi”. Những người được “thánh thần”… chỉ mặt gọi tên đó có thể bị tai nạn giao thông, bị tai nạn lao động, thậm chí do sợ hãi chẳng ra khỏi nhà cũng tự dưng lăn quay ra chết. Điều trùng hợp là những người xấu số đó đa phần là con trưởng, trai đinh.
    [TABLE="align: center"]
    [TR]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Mặt tiền chùa Vân Gia.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Thôn 8 khi đó có hơn 200 hộ, thế nhưng từ nửa cuối năm 2007 đến giữa năm 2008 có tới hơn chục người chết và tính tới thời điểm hiện tại thì số người nhắm mắt xuôi tay đã là 25 người. Theo ông Tuấn thì từ trước đến nay chưa có khi nào làng có đông người chết đến vậy.
    Người làng vốn gắn bó, hễ nhà ai có việc lớn nhỏ thì tất thảy mọi người đều xắn tay vào giúp. Thêm nữa, là trưởng thôn, ông Tuấn có trách nhiệm đứng ra tổ chức ma chay cho người xấu số. Tuy nhiên, thời điểm đó, ông Tuấn bảo, việc ấy khiến ông vô cùng mệt mỏi. Đám này chưa xong đã phải lo tiếp đám kia. Thậm chí, có bận, chiếc xe tang chưa người này ra ngoài đồng chưa kịp đánh về đã có gia đình khác hốt hoảng, khổ đau chạy đến đăng ký. Họ nhận phần bởi sợ người khác tranh mất. Tang tóc là việc trọng, theo phong tục thì việc chôn cất phải được xem xét giờ giấc kỹ lưỡng, cẩn trọng. Thế nên, giờ “thân xác về đất, linh hồn về trời” đã định mà không có xe tang thì nguy khốn lắm.
    Họ nhà ông Tuấn cũng không thoát khỏi vòng xoáy tai ương đó. Giọng thểu não, ông Tuấn bảo: “Họ tôi cũng chết liên tiếp 6 người. Trong đó có 5 người là chết trẻ. Kinh hãi lắm các anh ạ! Người ở làng chết đã đành, người đi xa cũng không thoát khỏi bàn tay của thần chết!”. Ông Tuấn kể, khi đó, ở làng, thấy cảnh người vô cớ chết mỗi lúc một đông, nhiều người đã chọn giải pháp là… lẩn trốn. Họ đi làm ăn xa, càng xa càng tốt những mong cái chết bất ngờ bởi “không gian cách trở” mà không tìm tới mình. Thế nhưng, sự trốn chạy đó là vô ích.
    Ông Tuấn có một người cháu sinh năm 1979 công tác tận thành phố Hồ Chí Minh, làm cho ngành trắc địa. Cái chết bất thình lình của người cháu ấy đến bây giờ ông vẫn chẳng thể lý giải. Cháu ông là người khỏe mạnh, không có bất cứ bệnh tình gì trầm trọng. Thế nhưng, không hiểu vì sao, hôm đó, đang ở công ty, cháu ông bỗng dưng đột tử. Tin cháu ông mất được chuyển về giữa lúc dân làng đang hoang mang bởi những cái chết bất thường diễn ra như ngả rạ ở làng khiến ai cũng thất kinh, thảng thốt. Thân xác cháu ông được chuyển về qua đường hàng không, mọi người đón bằng nước mắt đầm đìa, bằng sự khiếp đảm, hoảng loạn.
    Người cháu ấy vừa chôn cất, mộ chưa xanh cỏ thì một tin dữ khác lại được chuyển về còn rùng rợn hơn gấp bội. Một người cháu khác của ông đi xuất khẩu lao động mãi tận Mã Lai, cũng bỗng nhiên chết bất đắc kỳ tử ngay tại nơi ở trọ. Rơm rớm nước mắt, ông Tuấn bảo, người cháu này ngoan lắm, ông rất quý, rất yêu. Vậy mà ông không được nhìn mặt cháu lần cuối trước khi nó nhắm mắt lìa đời. Người cháu này trước đây đi bộ đội. Hết quân ngũ, anh được tỉnh đoàn giới thiệu đi lao động ở nước ngoài. Trước khi đi, anh mang bao hoài bão về một tương lai rạng ngời, vậy mà…
    Đón con cháu về bằng “hòm gỗ cài hoa”, người nhà ông Tuấn chết lịm. Khi đó, không chỉ họ ông mà cả làng đều tim đập chân run bởi một ý nghĩ: “Thánh thần đã chọn, đã chỉ mặt gọi tên thì dù người làng có ở bất cứ nơi đâu trên cõi dương gian này thì “ngài” cũng “vật chết”, lôi về cho kỳ được!”.
    [TABLE="align: center"]
    [TR]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Nửa quả nơi đồi người dân đào bán đất giờ đã sâu hun hút.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Cảnh tang tóc khi đó đến giờ ông Tuấn vẫn không thể nào quên được. Đi đâu người ta cũng chỉ bàn tán những chuyện rùng rợn, thảm thương đến thối cả ruột gan. Khi đó, chẳng ai muốn làm ăn gì, cứ quẩn quanh với nỗi sợ hãi mỗi lúc một lớn thêm lên. Khu ông Tuấn ở có đường dẫn ra nghĩa địa. Những ngày ấy, cả khu cứ đóng cửa im ỉm. Ai cũng sợ mở cửa ra thì tà khí của người xấu số “bay” vào nhà mình.
    Khi những cái chết cứ chồng chất, cứ liên tiếp diễn ra, các cơ quan đoàn thể ở địa phương cũng như… ngồi trên chảo lửa. Ông Tuấn kể, đầu tiên là Hội người cao tuổi của làng vào cuộc. Chọn ngày đẹp, dân làng làm lễ rồi lũ lượt kéo nhau lên Đền Và, khẩn cầu đức Thánh Tản dang tay che chở. Buổi cúng lễ ấy có tới hơn 40 người tham gia, mặt ai cũng thảm thương, ủ dột. Tuy nhiên, việc ấy chẳng giải quyết gì, tai ương vẫn không ngừng tiếp diễn, người vẫn nối người xô nhau về cõi vĩnh hằng. Lúc đó, bởi nghĩ cứu mình trước khi… giời cứu, dân làng mạnh ai người ấy đi tìm thầy tướng, thầy cúng để cầu mong sự bình an đến với mình. Và, tất thảy những thày tướng cao tay đó đều khẳng định, đất của làng bị động, long mạch của làng đang có vấn đề. Thế nhưng, giải hạn, giải tai ương đó bằng cách nào thì chẳng ai biết. Nhiều thầy được mời về làng, nhưng ngó ngược nhìn xuôi đều lắc đầu nguầy nguậy nói là không làm được, không cứu được dù có trả bao nhiêu tiền đi nữa.
    Trong cơn hoảng loạn, mọi người bỗng chợt nhớ tới một cao tăng đã ra tay cứu dân ở làng Nghĩa Phủ (làng nằm ngay cạnh Vân Gia) chừng gần chục năm về trước. Vị cao tăng đó là hòa thượng Thích Phúc Trí, khi đó đã trên 90 tuổi, trụ trì chùa ngàn tuổi Mễ Trì Thượng (còn gọi là Thiên Trúc tự) ở Hà Nội.
    Mọi người nhớ tới vị cao tăng này là bởi thuở trước, khi trùng tu đền Nghĩa Phủ, người ta đã đắp thêm hai pho tượng hộ pháp nửa chìm nửa nổi (kiểu phù điêu) ở ngay trước cổng đền. Cũng ngay sau việc làm đó, dân Nghĩa Phủ hơn chục người bỗng dưng lăn ra chết. Toàn người trẻ, chết chẳng rõ can do. Hoảng kinh, bởi mối thâm tình, người làng Nghĩa Phủ đã xuống Hà Nội đón hòa thượng lên làm lễ trấn, yểm. Tới nơi, hòa thượng làm phép và bảo dân làng dỡ bỏ hai ông hộ pháp trước cửa đền đi thì ngay tức khác nạn khỏi tai qua. Đúng như lời hòa thượng phán, ngay sau khi dỡ bỏ hai pho tượng trên thì làng không còn cái chết bất ngờ nào nữa....
    (Còn tiếp)

    [/spoil]

    Phần 2
    Rùng rợn những cái chết vào ngày 22 làm cả làng náo loạn

    [spoil]
    Những cái chết liên tiếp trùng vào ngày 22 hàng tháng vẫn tiếp diễn đã khiến cho cả làng Vân Gia thực sự bấn loạn. Vào cận cái "ngày đen tối" ấy, cả làng trở nên tĩnh lặng hơn bao giờ hết...
    >> Làng quê náo loạn vì tin đồn ‘thánh vật’ chết mấy chục trai đinh
    Trong khi chưa tìm gặp được sư cụ Thích Phúc Trí ở chùa Mễ Trì Thượng, làng Vân Gia lại “nổi sóng” với những cái chết liên tiếp và đầy lạ lùng của những “trai đinh” trong làng.
    [TABLE="align: center"]
    [TR]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Từ ngày xảy ra những chuyện tai ương trong làng, bà Hòa luôn phải đeo bùa cầu an.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Nhắc tới chuyện kinh hoàng trên, nét mặt bà Chu Thị Hòa, Bí thư chi bộ thôn 6, không giấu được vẻ thảng thốt, bà bảo, đời bà chưa bao giờ được thấy, thậm chí được nghe chuyện nào khiếp đảm đến vậy.
    Theo bà Hòa thì chẳng biết chuyện thánh thần nổi giận thực hư thế nào nhưng dân trong thôn chết bất thường là hoàn toàn có thật. Không những thế, những cái chết đó còn mang đầy những tình tiết kỳ bí mà nếu không được chứng kiến thì chẳng ai có thể tin.
    “Ban đầu, khi trong làng lác đác có người chết thì chẳng ai bận tâm, bởi nghĩ sinh, lão, bệnh, tử cũng là lẽ thường. Thế nhưng, chừng vài tháng sau, khi số người chết mỗi lúc một nhiều thêm, đặc biệt kinh hãi là cứ ngày 22, 23 âm lịch hằng tháng thì lại có một người hiến mạng cho thần cầm lưỡi hái thì ai cũng thấy hoảng. Sự trùng lặp một cách khó tin trên kéo dài từ đầu năm 2008 đến đầu năm 2009 mới “đứt mạch”. Kinh dị hơn, những người không may thiệt mạng phần lớn là trai trưởng, trai đinh”, bà Hòa run rẩy kể.
    [TABLE="align: center"]
    [TR]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Anh Phùng Văn Q. người thôn 6, làng Vân Gia, cũng bị "thần chết bắt đi" vào ngày 22 định mệnh khi chưa đầy 25 tuổi.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Theo lời bà Hòa thì anh Phùng Văn Chí (năm đó anh Chí chừng 45 tuổi) là người đầu tiên trong làng khởi nguồn bởi những cái chết kỳ bí. Theo lịch âm thì anh Chí mất vào ngày 22/3/2008. Cái chết của anh Chí thực sự khiến dân làng bất ngờ. Anh Chí vốn khỏe mạnh, chăm làm. Cần cù nên cứ khi xong việc nhà anh lại đi làm thuê kiếm thêm thu nhập.
    Hôm ấy, một gia đình ở xã Trung Sơn Trầm gần đó xây nhà. Để việc xây cất được thuận lợi, gia chủ đã thuê anh Chí đốn ngang thân cây dừa chỗ lá vướng víu bên cạnh. Nhưng vừa vọt lên thân cây một đoạn, chẳng hiểu thế nào anh lại tuột tay, ngã xuống đất đánh huỵch. Ai nấy đều nghĩ chỉ bị thương nhẹ, vì độ cao khá thấp, tuy nhiên, khi mọi người chạy lại thì anh Chí đã bất tỉnh nhân sự, đưa đến viện đã tắt thở.
    Tin anh Chí chết chuyển về làng chẳng khác nào sét đánh ngang tai khiến ai cùng rùng mình sợ hãi. Chẳng ai nghĩ nhà anh Chí lại đen đủi tới vậy bởi mới hôm qua, hai đứa cháu ruột của anh đi xe máy, chẳng va quệt với ai mà ngã bị thương nặng, đang nằm cấp cứu ở bệnh viện còn chưa biết sống chết thế nào. Sáng ấy, trước khi đi trèo dừa, anh Chí đã dặn mọi người phải cắt cử nhau ra bệnh viện chăm nom cháu, khi xong việc anh cũng ra ngay, vậy mà…
    Sau cái chết của anh Chí, đến ngày 22/4, anh Phùng Văn H, khi đó mới 23 tuổi “bỗng nhiên” thắt cổ tự tử. Anh H. vốn là người khỏe mạnh bình thường, cũng không cãi vã va chạm với ai, nên chuyện đang yên lành lại tìm đến cái chết khiến dân làng càng hoang mang.
    Tháng 5, cũng ngày 22, lại thêm một người nữa "ra đi". Theo bà Hòa thì người mệnh mỏng ấy là ông Phùng Văn Huy. Ông Huy lìa trần khi tuổi mới tứ tuần. Ông Huy mang trọng bệnh đã lâu, thế nhưng, việc ông về bên kia thế giới cũng là chủ đề khiến dân làng bàn tán xôn xao. Nếu làng chẳng xảy ra chuyện gì thì việc ông Huy có “đi” cũng chẳng ai ngạc nhiên. Thêm nữa, bao nhiêu ngày chẳng mất, lại chọn đúng cái ngày dân làng kinh hãi nhất thì ai cũng cho là điềm lạ, là có vấn đề.
    [TABLE="align: center"]
    [TR]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Trong những tháng ngày "đen tối", đường làng Vân Gia tĩnh mịch đến rợn người.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Khó tin và thảm thương nhất là cái chết của ông Phùng Văn B, cũng đúng vào ngày 22/6 âm lịch. Ông B có nghề sửa chữa máy xúc, máy kéo nên thỉnh thoảng vẫn đi các huyện, tỉnh lân cận để sửa chữa thuê nếu có người gọi. Sáng hôm đó, con gái ông vừa thi xong tốt nghiệp cấp III, gọi điện để nhờ bố đưa xuống Hà Nội ôn thi đại học. Đang định về đưa con đi thì máy điện thoại của ông lại réo, một khách hàng quen ở Hà Nam gọi đến nhờ ông xuống sửa máy gấp. Không thể từ chối bởi là chỗ thân quen, thêm nữa, họ đã đánh xe con lên đón, đã đi quá nửa đường. Ông đành khất hẹn với con mình vào hôm sau để theo xe xuống giúp khách hàng lúc công trình đang ở giai đoạn nước sôi lửa bỏng.
    Xe con lên đón ông có 4 người kể cả anh tài xế. Khi xe đến ông mới giật mình nhớ ra hôm nay cũng ngày 22, ngày tối kị của làng. Phân vân định không đi nữa nhưng chủ máy cứ hết lời thuyết phục nên ông đành miễn cưỡng lên xe. Lên ghế sau, ông tranh ngồi ở giữa. Xe vừa chuyển bánh, ông còn nói vui: “Làng tớ trai đinh đi gần hết rồi, tớ cứ ngồi giữa cho chắc!”.
    Cẩn thận đến thế nhưng ông cũng không tránh được mệnh trời. Xe tới cao tốc Pháp Vân thì tai nạn kinh hoàng đã xảy ra. Chiếc xe con ông đi đã bị một chiếc xe tải cỡ lớn đâm bẹp rúm. Trớ trêu, tất cả người ngồi trên xe đều chỉ bị thương, trừ ông. Chẳng hiểu cú va chạm thảm khốc ấy diễn ra như thế nào mà ông ngồi giữa bị nặng nhất. Dù đã được mọi người kịp thời đưa đi cấp cứu thế nhưng bởi thương tích quá nặng, ông đã không qua khỏi. Ông mất ngay trong ngày hôm đó, ngày 22 âm lịch.
    Tuy nhiên, sau ông B, cảnh tang tóc ở làng Vân Gia vẫn chưa dừng lại khi liên tiếp xảy ra những cái chết "bất đắc kỳ tử" khác vào "chuỗi ngày 22 đen tối"
    Bà Hòa kể, những cái chết liên tiếp diễn ra vào ngày 22 âm lịch hằng tháng đã thực sự đẩy dân làng vào nỗi bấn loạn, khốn cùng. Trước đây, khi đêm xuống, đám trai làng thường tụ tập ngoài đường làng, tán hươu tán vượn. Thế nhưng, “những ngày định mệnh” đó thì đường làng vắng hoe, mọi vật như ngưng thở, tĩnh lặng đến rợn người...
    [/spoil]

    Phần 3
    Ám ảnh những phận người ở 'làng thánh vật ngày 22'

    [spoil]
    Cho đến tận bây giờ, ở những gia đình có người thọ nạn ấy, chuyện khủng khiếp trên vẫn còn là nỗi ám ảnh kinh hoàng…
    >> Rùng rợn những cái chết vào ngày 22 làm cả làng náo loạn
    >> Làng quê náo loạn vì tin đồn ‘thánh vật’ chết mấy chục trai đinh
    Trong những tháng ngày kinh hoàng tại làng Vân Gia, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội, rất nhiều người đã bỏ mạng. Điều kinh hãi là những cái chết thường trùng lặp vào ngày 22, 23 âm lịch. Người chết thì đã chết, câu chuyện rùng rợn cũng đã dần qua, tuy nhiên, đối với những người còn sống, "đại nạn" ấy vẫn là nỗi ám ảnh khôn nguôi.
    Ông Phùng Văn Tuấn, Trưởng thôn 8 bảo, ở làng Vân Gia có rất nhiều những gia đình đang sống rất vất vả bởi mất đi lao động chính trong nhà. Tang thương nhất là gia đình cụ Phùng Thị Mười, ở thôn 6. Chỉ trong 4 năm, gia đình cụ Mười đã phải chịu 3 cái tang. Con gái, con rể, rồi cháu trai cụ lần lượt kéo nhau về nơi chín suối với những cái chết rất đỗi lạ lùng.
    [TABLE="align: center"]
    [TR]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4 năm, 3 cái chết khiến gia đình bà Mười lao đao.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Bà Mười năm nay đã bước sang tuổi 90. Bà bảo, trời cho sống mà chẳng được sung sướng. Nhà neo người, bà phải gửi tuổi già vào cô con gái. Ấy thế mà cũng chẳng yên thân, mấy năm cuối đời chờ gió đưa về trời, thì lại gặp cảnh lá vàng chưa rụng lá xanh đã vội lìa cành. “Đau đớn lắm, đau đớn chẳng cất thành lời được!”. Đôi mắt toét nhèm của bà đã nhạt nhòa dòng lệ.
    Theo câu chuyện bập bõm của bà thì con gái bà Mười là bà Phùng Thị Thịnh lấy chồng đất khách. Bởi cảnh quê chồng khó làm ăn, nên vợ chồng bà Thịnh về làng Vân Gia lập nghiệp. Trước đây, gia đình bà ở dưới làng, chung với nhà vợ nhưng bởi ở đó chật chội sau nhiều năm lặn lội làm ăn, vợ chồng bà Thịnh đã mua được miếng đất trên sườn đồi chùa này và chuyển hẳn nhà lên đây từ năm 1982.
    Người làng chẳng ai thích ở thế chênh vênh ấy, lại thêm việc kiêng kỵ khi “xâm lấn” vào đất nhà chùa nên việc gia đình chuyển lên đây, ai cũng ngăn, cũng cản. Thế nhưng, bởi không thể chịu được cảnh chật chội nên con bà vẫn nhất quyết di dời. Ông Thắng, con rể bà là người vô thần vô thánh. Ông bảo, dân làng cứ sợ hão, ông đi khắp nơi mà nào đã thấy thánh thần, ma quỷ bao giờ. Thế nhưng, bà thì nghĩ khác. Không cản được con nhưng bà đã linh cảm thấy có điều gì không ổn. Và, linh cảm đó đã đúng khi ngay lập tức nhà bà có chuyện.
    Bà có 3 người con, thế nhưng hai người con đầu đều lần lượt bỏ bà đi trước. Cách đây gần chục năm, hôm anh con trai chết, bởi muốn giấu nên họ hàng đã đưa bà ra đồi chùa ở nhà con gái. Bà Thịnh, con gái bà có 4 người con, 2 trai hai gái. Chị Quế Anh là con cả, trời không thương sinh ra chẳng vẹn người, chân tay khòng khèo, đi lại khó khăn. Những đứa em sau may mắn không giống chị.
    Làng vướng vào kiếp nạn, nhà chị cũng chẳng thoát. Người đầu tiên trong gia đình chị phải hứng chịu sự trừng phạt của “thánh thần” (theo như lời của dân làng) chính là mẹ chị. Bà mất đầu năm 2007 khi mới 63 tuổi. Hôm ấy, khi đi làm về, tự nhiên bà thấy đau đầu nên lên giường nghỉ. Nghĩ là mẹ mệt nhẹ nên mấy anh chị chỉ hỏi thăm qua loa, nào ngờ khi mời bà ra ăn cơm thì bà đã lịm đi không dậy nữa. Năm sau, lại đến em kế chị, anh Đỗ Xuân Quang từ giã cõi đời. Cái chết của anh Quang đã làm gia đình chết điếng.
    [TABLE="align: center"]
    [TR]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Cụ Mười và cô cháu gái không nén được nỗi buồn khi kể về gia cảnh thương tâm của mình.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Năm 2008, vào tháng 5 âm, đúng ngày định mệnh 22 âm lịch, ngày mà ở làng thể nào cũng có người chết, dù cũng đứng ngồi không yên như bao gia đình khác ở đây, thế nhưng việc ấy chẳng có ích gì. Nói như lời chị Quế Anh thì sống chết trời đã sắp đặt, không cản được. Chỉ một cơn cảm lạnh ngắn ngủi, em trai chị đã trút hơi thở cuối cùng mà chẳng có lấy một lời trăn trối. Anh Quang đi một cách nhẹ nhàng giống hệt như người mẹ của mình.
    Mẹ chết, em chết liền trong 2 năm, choáng váng, trống trải, suốt một thời gian dài sau đó những thành viên trong gia đình chị chẳng thiết làm ăn gì. Mọi người cứ lặng lẽ gặm nhấm nỗi đau chất ngất. Thế nhưng, tai ương vẫn chưa chịu buông tha cho gia đình đã có quá nhiều mất mát của chị. Đầu năm nay, khi mới hơn 70 tuổi, bố chị lại đột ngột ra đi.
    Trong tiếng nấc ứ nghẹn, chị Quế Anh kể lại nỗi đau tột cùng mà gia đình mình lần thứ ba gánh chịu. Bố chị mất chỉ sau 2 ngày ốm. Đang lao động bình thường, tự dưng ông kêu mệt rồi nằm bẹp một chỗ. Đưa đi viện thì biết ông bị suy thận nặng. Từ bệnh viện Sơn Tây, các bác sĩ chuyển ông về Hà Nội. Thế nhưng, ở thủ đô được một ngày thì gia đình phải đưa ông về khi ông đã lìa trần. “Có lẽ bố tôi thấy khó ở lâu rồi nhưng bởi sợ các con lo lắng nên ông không dám nói!”. Lau nước mắt, chị Quế Anh nghẹn ngào.
    Theo lời bà Chu Thị Hòa, Bí thư chi bộ thôn 6 thì thời gian đó, những gia đình “dính” “thảm họa kép” ở làng nhiều lắm. Ngay đối diện nhà bà là nhà ông Phùng Văn Tùng, 61 tuổi. Chỉ trong 2 ngày, gia đình ông Tùng phải đón nhận 2 tin dữ. Hôm trước thì con trai ông, anh Phùng Văn Tiến bỗng dưng bị tai nạn xe máy, chấn thương sọ não, giờ sống thực vật, nằm một chỗ. Ngày hôm sau thì em ruột ông, ông Phùng Văn Chí trèo dừa, ngã chết bất đắc kỳ tử.
    Nhìn thân hình gần như bất động của Tiến trên chiếc giường sộc lên mùi khăm khẳm, dù rất đau lòng nhưng chúng tôi cũng không giấu nổi sự sợ hãi. Gương mặt méo mó biến dạng, hàm thụt hẳn vào trong, chân tay còng queo, miệng ú ớ chảy đầy rãi rớt. “Nó cứ thế, chẳng biết lúc nào là tỉnh là mê”, ông Tùng thở dài.
    Ông Tùng có 2 người con, Tiến là con cả, sinh năm 1989. Học xong phổ thông, Tiến đi bốc hàng thuê cho một gia đình có xe tải chuyên chở hàng tạp hóa. Tiến theo xe đi suốt chẳng mấy khi về nhà. Hôm ấy, xe hỏng, Tiến được chủ xe cho nghỉ. Hôm đó ở nhà, trưa đó, theo lịch thì Tiến mời đám bạn cùng xóm về nhà tụ tập ăn cơm, uống rượu. Đang ngồi nhà đợi bạn thì đứa em họ sang rủ Tiến sang xã bên mua gà chọi. Vơ cái áo, Tiến gọi với xuống bếp dặn bố là chỉ đi nửa tiếng rồi về.
    Con đi được chừng 20 phút thì ông ở nhà đứng ngồi không yên. Chẳng ốm đau gì mà khi ấy ông cứ hắt hơi liên tục. Càng sốt ruột hơn khi cứ vài phút, người em chú của ông, người đã cho anh em Tiến mượn xe máy ở cạnh đó cứ chạy sang hỏi Tiến đã về chưa, sao đi lâu thế!? Linh tính có việc chẳng lành đã xảy ra với con mình, bỏ việc cơm nước, ông ra cổng ngóng con. Khi ấy, làng đã rộ lên tin đồn thần thành nổi giận bắt người, nghĩ tới chuyện đó, ông rùng mình sợ hãi. Càng hoảng hốt hơn khi mấy đêm trước, chiêm bao, ông thấy con mình bị tai nạn. Một tai nạn thảm khốc, con ông chết rất thương tâm.
    Đang hoang mang với những ý nghĩ khiếp đảm đó thì có tiếng người gọi thất thanh khiến ông choàng tỉnh. Người gọi ông là bà Hòa, bí thư chi bộ, nhà ngay đối diện. “Ông Tùng ơi! Ông Tùng ơi! Ông ra viện ngay, thằng Tiến bị ngã xe nặng lắm!”. Thì ra khi Tiến bị tai nạn, biết cậu ở thôn 6, người ta đã gọi điện về nhà bà Hòa để thông báo. Vớ vội chiếc áo, ông ú ớ lao ra cửa.
    [TABLE="align: center"]
    [TR]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Lên viện thì con mình và đứa cháu đã bất tỉnh. Thân thể hai đứa chỉ bị xây xát nhẹ nhưng phần đầu, mặt thì thương tích nặng. Sau một thời gian cứu chữa, các bác sĩ kết luận rằng Tiến chẳng thể hồi phục như trước. Giữ được mạng sống nhưng đời cậu mãi mãi phải gắn liền với chiếc giường theo kiểu thực vật. Không chấp nhận sự thật đau đớn ấy, ông đã đưa con đi khắp các bệnh viện ở trung ương để lo thuốc thang chạy chữa. Thế nhưng, bồng bế nhau đi cả đến cả chục lần mà con ông vẫn vậy. Vẫn nằm bẹp trên giường, mọi sinh hoạt cá nhân đều phải cạy nhờ người giúp. “Nhiều lúc mớm cơm cho con mà ứa nước mắt các anh ạ! Nuôi nó đến tuổi này rồi mà giờ nó lại chẳng khác gì đứa trẻ lên ba!”. Ông Tiến sụt sùi than thở.
    Cả chục lần đi viện, giờ lại lo thuốc thang thường xuyên để duy trì cơ thể “sống chỉ là tồn tại” của con mình, vợ chồng ông Tiến nợ nần chồng chất. Vợ ông, bà Luận, bán hương hoa ở cổng đền Và thu nhập cũng chẳng được là bao lại thất thường nay chăng mai chớ. Nhiều lúc ông cũng muốn đi làm thuê để “giảm tải” gánh nặng nợ nần, giúp vợ thêm thắt nuôi con nhưng không thể. Tiến cần có người ở bên chăm sóc.
    “Bây giờ còn sức còn chăm nó được chứ sau này mình già, nói dại nhỡ mình chết trước nó thì chẳng biết ra sao!”. Nghĩ đến tương lai, ông Tiến thở dài ngao ngán.
    [/spoil]

    Phần 4
    ‘Cả làng thánh vật ngày 22’ đeo bùa chú để tránh đại họa
    [spoil]
    Đàn ông con trai đeo bùa hình vuông, đàn bà đeo bùa hình bát giác. Những lá bùa ấy đều được hòa thượng Thích Phúc Trí làm phép rồi phân phát cho dân làng. Trong những tháng ngày "đen tối" ấy, lá bùa đã giúp cho người dân vững tâm hơn nhiều.
    >> Làng quê náo loạn vì tin đồn ‘thánh vật’ chết mấy chục trai đinh
    >> Rùng rợn những cái chết vào ngày 22 làm cả làng náo loạn
    >> Ám ảnh những phận người ở 'làng thánh vật ngày 22'
    Chuyện “yểm bùa” kỳ lạ
    Chân tơ kẽ tóc chuyện “thánh thần nổi giận” ở làng Vân Gia thì ai cũng tỏ tường, tuy nhiên, ít người dám nói. Bởi thế, mọi người đã giới thiệu chúng tôi đến gặp ông Sơn. Ông Sơn đang làm chủ lễ ở đền Và cũng là người theo câu chuyện này từ đầu chí cuối.
    Theo lời ông Sơn, khi thảm họa xảy ra, (theo con số mà ông Sơn cung cấp thì chỉ trong vòng mấy tháng cuối năm 2007, đầu năm 2008, cả làng đã có cả thảy gần 50 người chết) nên dân làng đã mạnh ai người ấy đi “xem bói” để tìm cách cứu mình, cứu gia đình mình. Điều lạ kỳ là tất cả các thầy đều phán đất làng bị động. Thế nhưng động ở đâu, vì sao động thì chẳng ai biết. Hoảng hốt, mọi người mới viện cầu đến người cao tuổi, những tiên chỉ của làng.
    Ông Sơn kể, khi ấy, là trưởng ban người cao tuổi của làng, ông cũng hết sức bối rối. Chuyện tâm linh người tin người không, chẳng biết thế nào mà chiều cho kín nhẽ. Thế nhưng, trước những cái chết bí hiểm trên, như người mang trọng bệnh, phải tìm thuốc tìm thày, bất kể đó là thuốc gì. Dân làng thì bởi quá sợ hãi nên bất cứ ai đưa giải pháp gì cũng đều đồng thuận nghe theo.
    Tuy nhiên, tìm đủ mọi cách cũng không làm “ngày 22 đen tối” chấm dứt. Đúng lúc ấy, người trong làng truyền tai nhau về sư cụ Thích Phúc Trí, chủ trì chùa Mễ Trì Thượng, Hà Nội là người tài giỏi, “cao tay”, đã từng giúp nhiều nơi giảm trừ hậu họa.
    Như người chết đuối vớ được cọc, chẳng phải bàn tính nhiều, ngay lập tức ông và mấy cụ chức sắc trong làng vội vàng kinh lý về Hà Nội. Chờ đợi mãi thì cũng được diện kiến cao tăng. Có một chuyện lạ lùng mà đến giờ ông Sơn vẫn chẳng biết lý giải thế nào. Khi mở cửa mời ông và mọi người vào thư phòng của hòa thượng, dù chưa một lần gặp nhưng chú tiểu dẫn đường đã buột miệng hỏi: “Các bác từ Sơn Tây xuống?”. Câu hỏi bất ngờ ấy khiến ông và mọi người giật mình. “Vâng, sao thầy biết? Sao thầy biết rõ vậy?”. Trước câu hỏi đầy sự kinh ngạc của ông, chú tiểu chỉ đáp: “Trụ trì bảo tôi ra đón khách Sơn Tây thì tôi biết vậy thôi!”.
    Tuy nhiên, cầu viện thế nào sư cụ Thích Phúc Trí khi ấy đã 91, 92 tuổi, cũng không đồng ý về làng. Cụ chỉ phán “Hậu họa còn tái diễn, còn nhiều người chết nữa”.
    Chỉ ít ngày sau đó, lại thêm một cái chết bi thương nữa xảy ra. Lúc này, gặp bất cứ trắc trở gì mọi người đều cho là thần thánh trả thù. Có người bị bệnh quặt quẹo suốt mấy năm nhắm mắt xuôi tay mọi người cũng cho rằng người đó đã bị thần linh rước đón. Họ lý sự rằng, sao suốt mấy năm qua, đã mấy bận người ấy tưởng đi mà vẫn qua được, giờ mới chết thì phải có một nguyên do mơ hồ nào đó. Thậm chí, khi bị cảm cúm, ốm vặt, bởi quá sợ hãi, nhiều người đã quên cả việc dùng thuốc thông thường. Họ cứ cuống cuồng thắp hương, cuống cuồng lễ khấn để mong mình không bị thần thánh gọi tên.
    Đúng như những gì cao tăng Thích Phúc Trí đã nói, chỉ sau hai tháng được sống trong yên lành thì chuyện khủng khiếp trên lại xảy ra. Chuyện khổ đau mất mát ấy lại được chính cao tăng thông báo. Ông Sơn kể, đầu tháng giêng, chính ông nhận được lời cảnh báo từ vị hòa thượng đáng kính ấy. Gọi điện cho ông, cao tăng bảo, dân làng chuẩn bị tinh thần, lại sắp có chuyện chẳng lành xảy ra. Nghe điện, ông đã cố gặng hỏi xem tai họa cụ thể thế nào, có cách nào tránh được không, thế nhưng, cao tăng đã vội cúp máy.
    [TABLE="align: center"]
    [TR]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Ông Sơn, Trưởng ban người cao tuổi làng Vân Gia.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Nhận được lời cảnh báo ấy, ông đã định không nói với ai bởi sợ mọi người hoang mang, hoảng loạn. Thế nhưng, nghĩ kỹ thì nên nói với mọi người vì biết đâu, khi đã cẩn trọng trong đi lại, sinh hoạt thì sẽ qua được mệnh trời. Đúng như ông nghĩ, sau khi biết tin đó, mọi người đã vô cùng sợ hãi. Chẳng ai bảo ai nhưng tất cả những việc làm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng đều tạm thời dừng lại. Ra đường, ai cũng trông trước ngó sau và tránh xa những phương tiện có thể gây thương vong tới mình. Nín thở chờ đợi, nín thở lo sợ.
    Nhưng rồi, tất cả sự cẩn trọng, cảnh giác của mọi người cũng chẳng thể xua đuổi được chuyện kinh hãi chẳng ai muốn ấy. Như đã nói, ngày 22 âm lịch, một thanh niên ở thôn 8 bất ngờ bị tai nạn xe máy, một phần sống chín phần chết. Ngày 23, ông Phùng Văn H, bỗng dưng lăn ra chết sau khi đi tập thể dục buổi sáng về. Ngày 24 tháng sau, cậu thanh niên bị tai nạn xe máy cũng không qua khỏi.
    "Sau những cái chết kinh dị đó, không còn chỗ bấu víu, tôi lại được giao nhiệm vụ xuống Hà Nội cậy nhờ cao tăng Thích Phúc Trí. Chuyến đi ấy, tôi và mọi người trong đoàn đã phủ phục ở chùa như người… ăn vạ. Và may mắn, cao tăng đã nhận lời về làng trừ họa", ông Sơn kể.
    "Về tới đầu làng thì mọi người ra đón đông nghịt. Trước lúc đi, cao tăng có nói chỉ làm trong nửa giờ là phải trở về Hà Nội ngay nên khi tới nơi, ngài bắt tay ngay vào việc. Theo lời cao tăng thì ngài sẽ ấn long mạch chìm sâu thêm xuống 7 tầng đất nữa.
    Dân làng quây kín xung quanh dõi theo từng biến động trên nét mặt của ngài. Khi ngài vừa trừng mắt thì kỳ lạ thay, gió bỗng nổi lên, mây đen không biết từ đâu ùn ùn kéo tới. Gió thổi mạnh tới nỗi người đứng trên đồi như xiêu như vẹo. Thế nhưng, kinh ngạc thay, khi cao tăng vừa thu mình ngồi xuống chiếu thì gió lại ngưng, mây cũng tan đâu hết. Ngồi chắp bắt khuyết một lát thì cao tăng quay về mặt về phía tôi khẽ gật đầu, ý là việc đã xong. Khi mọi người xúm vào đỡ cao tăng dậy thì nét mặt ngài đã thư thái, khoan nhẹ như lúc bình thường. Mọi người nhanh chóng đưa ngài trở về nhà thờ tổ của chùa Vân Gia ở ngay gần đó".
    Theo ông Sơn, từ khi mời được cao tăng Thích Phúc Trí lên ra tay trừ họa, (khoảng đầu tháng 5/2009) thì mọi việc có vẻ tạm yên. Không còn những cái chết bất ngờ, và đặc biệt tai họa cũng không tìm đến vào “ngày đen đủi” 22 âm lịch hằng tháng nữa.
    Cả làng đeo bùa chú
    Chỉ cho chúng tôi xem những lá bùa chú được dán khắp các góc nhà, vẫn giọng thểu não, rầu rầu, ông Phùng Văn Tuấn, trưởng thôn 8 bảo, ở làng, hầu như nhà nào cũng phải dán bùa để trừ tà, đặc biệt là những gia đình từng có người bị thần chết bắt đi.
    [TABLE="align: center"]
    [TR]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bùa cầu an luôn theo ông Tuấn mỗi dịp đi xa.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Các cháu bé cũng mang trên mình bùa cầu an.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Theo bà Chu Thị Hòa, lá bùa này giúp bà vững tâm hơn nhiều sau "đại họa" của làng.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Ông Tuấn từng phục vụ trong quân ngũ, đặc biệt lại là ngành tuyên huấn nên trước đây, ông chẳng tin chuyện ma mãnh, quỷ thần hại người. Thế nhưng, với những chuyện rùng rợn đã diễn ra, tận mắt chứng kiến, tận thấy nỗi đau mất người khía vào gan ruột thì dường như ông đã thay đổi quan điểm. Bằng chứng là lúc nào trên túi áo ngực của ông cũng có bùa hộ thân. Lá bùa ấy ông gói ghém cẩn thận và để trong túi ni lông cho vững tâm.
    Theo ông Tuấn, dân làng Vân Gia sau kiếp nạn kinh hãi đó, dù đã xảy ra cách 2 năm trời nhưng giờ hầu như ai cũng đeo bùa cầu an. Người cầu kỳ thì dùng lễ xin bùa giấy, người không có điều kiện thì đeo bùa bằng bạc ở cổ với hình thù khác nhau tùy theo giới tính. Theo đó thì đàn ông con trai đeo bùa hình vuông, đàn bà đeo bùa hình bát giác. Trên những lá bùa bé bằng đầu ngón tay đó đều có dập chìm chữ Tàu và hầu như dân làng chẳng ai rõ những chữ ấy ý nghĩa thế nào, tuy nhiên, khi đeo nó ai cũng cảm thấy an lòng hơn.
    [/spoil]

    Phần 5 : .
     
  2. mauthankinh

    mauthankinh Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    23/7/06
    Bài viết:
    1,429
    cái này đọc rồi, trong 3 năm chết 12 người ở cùng 1 dòng họ, mà lại kiểu chết ko lý do :-<
     
  3. shuri711

    shuri711 Vác Cứng ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    31/8/08
    Bài viết:
    7,048
    chuyện đã qua đc 2 năm mà bây giờ báo chí mới nói nhỉ :-?
     
  4. Tia Sáng

    Tia Sáng Zack Snyder =thất bại của Holyweed Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/11/10
    Bài viết:
    11,364
    Nơi ở:
    Viện Tâm Thần
    Thánh thần gì mà ác thế, toàn đi vật người khác :">.
     
  5. MatelGamer

    MatelGamer Liu Kang, Champion of Earthrealm Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/8/07
    Bài viết:
    5,024
    Nơi ở:
    MapleStory world
    cả làng bị thôi miên tiềm thức rồi X_X
    cứ nghe nhiều người nói về một việc , lâu lâu trí lão bị thôi miên dẫn đến những hành động không kiểm soát , hướng theo nội dung lời đồn , chứ chẳng phải thần thánh nào cả :-"

    :'>
     
  6. Hoang_2209

    Hoang_2209 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    26/8/07
    Bài viết:
    411
    Nơi ở:
    Phố nhỏ sau
    Thánh "vật" trai đinh \m/\m/\m/\m/\m/\m/\m/\m/\m/\m/\m/\m/\m/

    Chắc là thánh nữ à :-?
     
  7. gvndarkangel

    gvndarkangel T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    5/6/10
    Bài viết:
    679
    tin chết chóc, vote ban :))
     
  8. alucard92

    alucard92 Chrono Trigger/Cross Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/9/10
    Bài viết:
    6,866
    Nơi ở:
    đâu kệ tui
    thánh gay cũng có thể lắm :-?
     
  9. Sunoflife

    Sunoflife Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    25/7/05
    Bài viết:
    4,466
    Thánh gay thì bắt cóc đi chứ vật chết cũng uổng. =.=
     
  10. Hoang_2209

    Hoang_2209 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    26/8/07
    Bài viết:
    411
    Nơi ở:
    Phố nhỏ sau
    Vật chết mới đi hầu thánh được chứ, bác này chả hiểu gì về điện.
     
  11. KOJIMA

    KOJIMA ! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/8/05
    Bài viết:
    4,652
    ZING lấy hình Minh họa chuẩn phết

    [​IMG]
     
  12. Hoang_2209

    Hoang_2209 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    26/8/07
    Bài viết:
    411
    Nơi ở:
    Phố nhỏ sau
    KO cần chèn SFX vào đâu bác ạ, phóng to mấy con vịt là em hiểu rồi :-?
     
  13. Mr.Samurai

    Mr.Samurai T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    25/8/06
    Bài viết:
    551
    Nơi ở:
    100%..100%...
    Lại còn cạp cạp nữa chứ :)),,.
     
  14. Haotakua

    Haotakua You Must Construct Additional Pylons Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/10/08
    Bài viết:
    8,697
    Nơi ở:
    陳妍希's Home
    Rãnh detected \m/
     
  15. Sunoflife

    Sunoflife Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    25/7/05
    Bài viết:
    4,466
    Vịt đông thế, vậy mà kêu tĩnh mịch. =.=
     
  16. brain10master

    brain10master Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    6/2/04
    Bài viết:
    2,615
    Nhìn kỹ đằng sau cũng có người đấy thôi :)) chả thấy có vẻ gì tĩnh mịch .
     
  17. keycellzothr

    keycellzothr Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    27/1/04
    Bài viết:
    303
    Chết chóc j kêu đội pháp y của CA quận tới khám (hoặc banh xác) 1 phát là ra nguyên nhân. Các bác ở làng ko khám mà cứ liệm và đem chôn lỡ ngta còn sống thật thì có chuyện. Nghi ngờ là bị bệnh tim bẩm sinh di truyền gien lặn.
     
  18. Tia Sáng

    Tia Sáng Zack Snyder =thất bại của Holyweed Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/11/10
    Bài viết:
    11,364
    Nơi ở:
    Viện Tâm Thần
    Imba detected, vãi vịt =)).
     
  19. Mèo_Bµn

    Mèo_Bµn Liu Kang, Champion of Earthrealm Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/12/08
    Bài viết:
    5,351
    Nơi ở:
    ( ͡° ͜ʖ ͡°)
    vậy cả làng ai cũng bị bệnh tim ?
     
  20. Hoang_2209

    Hoang_2209 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    26/8/07
    Bài viết:
    411
    Nơi ở:
    Phố nhỏ sau
    Chứ còn gì nữa, mà lại vào cùng trong một khoảng 1 năm thôi. Rõ ràng là di truyền chứ còn gì [-x
     

Chia sẻ trang này