Bác cười đểu j em đấy, tức lên gọi du côn đến gangbang bây h Nói đến sạn thì nhiều lắm, gôgle ra cả đống nhưng mà cái kết quả cuối cùng là nó kô ảnh hưởng nhiều đến phim là đc, do bất cẩn thì có thể bỏ qua nhưng làm sai lệch lịch sử và dẫn đến người xem hiểu sai thì lại là chuyện khác. Như xem phim TQ trên ấy nói thật là dù có nhìn thấy cũng chỉ cười bỏ qua thôi, thích phim tàu xưa như Kỷ Hiểu Nam, Tể Tướng Lưu Gù, Khang Hy Vy Hành hay tuổi trẻ Bao thanh thiên hơn là mấy thể loại kiếm hiệp bây h, nhạt nhẽo. Quan trọng hơn là người ta đã cố gắng hết mình, còn ngồi mà để bắt để chê thì plot với đủ thứ linh tinh có thể lôi ra rồi. ^ Ngồi lạnh mông chết, rộng thế kia. Mà công nhận hố xí của vua cũng khác người.
Thấy các bác tranh luận hào hứng quá mình cũng có ý kiến. Mình ko biết đánh giá chất lượng gạch qua các triều đại một cách tỉ mỉ như các bác, và đương nhiên phim có thể có nhiều lỗi, nhưng sẽ ăn khách vì đầu tư vào kỹ xảo, kịch bản hay,... Nhưng muốn có điểm đẹp trên IMDB thì cái này quả thực rất... rất khó!
^ Điểm đẹp trên IMDB có nghĩa lý gì, vì nhiều khi nó có thèm ngó gì tới VN đâu :) Mấy phim rated cao trên IMDB như Casablanca, The Shawshank Redemption nước ngoài thì k biét, chứ khán giả Vn mình bao nhiêu người đã xem, đã biết ? ( cá nhân chưa xem Casablanca -___- ). Phim này, chỉ cần ra rạp, bà con đi xem nhiều, và lũ cuòng phim tàu phim hàn sau khi xem xong, phải gật gù là phim làm không khác gì mấy phim nước khác, là đã thành công lắm rồi. Chiếm đc cảm tình và niềm tin của khán giả nước nhà mới là quan trọng.
Thật ra là có quan trọng đó. Phim 8,9 điểm chưa chắc đã hay. Nhưng phim 1-2 điểm thì dứt khoát là không cần xem.
Coi trailer phim này thì đúng là rất ấn tượng. Ấn tượng đầu tiên là khung cảnh việt nam trong phim được xử lý quá là đẹp. Ấn tượng thứ 2 là dù không có đại cảnh nhưng góc quay và cách dàn dựng tạo được cảm giác rất hoành tráng, nhất là cảnh trong cung. Ấn tượng thứ 3 là các đoạn giới thiệu diễn viên được chọn và thể hiện rất khá trong phim. Ấn tượng thứ 4 là phim đẹp, hành động khá, và ... tạo cảm giác hao hao các phim điện ảnh trung quốc đã xem. Tuy nhiên, không nên xem đây là ý tiêu cực. Vì học được kỹ thuật quay, dàn dựng để tạo cảm giác hoành tráng, đẹp mê hồn cho các bối cảnh VN thay vì bối cảnh nước ngoài, mà trước đây khán giả chỉ biết xuýt xoa khi xem phim TQ đã là hay rồi. Nói chung xem xong rất thích và phim này đã nằm ở vị trí ưu tiên số 1 trong LIST PHIM TẾT của Monk (phim thứ 2 là Lời nguyền huyết ngải dù xem trailer thấy buồn cười hơn là sợ). Khi giới thiệu phim này cho mọi người, Monk nhận được 1 câu y xì nhau. "Phim gì? Việt Nam á? Không bao giờ. Phim lich sử VN á? Càng không". Nhưng sau khi mở trailer cho xem, thì mọi người đều xúm xít để xem và bàn tán, nói chung là thái độ của mọi người với cái chữ "phim lịch sử VN" đã bớt gay gắt hơn, dù vẫn nghi ngờ "Chắc mấy cảnh hay nó nằm hết trong trailer rồi". Cá nhân Monk ủng hộ phim này. Tuy nhiên, nếu đội ngũ làm phim này không chuẩn bị trước tinh thần, thì có khả năng phim này khó mà sống sót ra cửa rạp, chứ đừng nói đến việc bán vé. 1 - Nội dung, dù là dã sử nhưng "chế" không khéo sẽ bị hội đồng lịch sử lôi ra... "hội đồng" giống trường hợp Bí mật vườn lệ chi của Idecaf bị ra lệnh ngừng diễn mấy năm trước chỉ vì bị khép vô tội sai lệch lịch sử, đưa tình tiết gây tranh cãi và hiểu lầm với lịch sử. Dù đó là tác phẩm sân khấu. 2 - Cái án "đạo phim" của Victor Vũ nếu không xử lý khéo thì vẫn sẽ bị báo chí lôi ra "đập" tiếp khi nhiều người xem sẽ cho rằng phim này copy chỗ nọ chỗ kia trong phim TQ. 3 - Khi PR có lẽ không nên quá nhấn mạnh vô 2 chữ "lịch sử", do tâm lý khán giả không hào hứng với 2 từ này, vì suy nghĩ "phim lịch sử VN khô khan nhàm chán, quê mùa cải lương" đã in sâu vào tâm thức. Nếu chiếu rạp mà cứ nhấn vô 2 từ này thì khó mà cạnh tranh với những phim giải trí ra cùng thời điểm. 4 - Cẩn trọng với tranh cãi "hồn VN da TQ", nếu gây ra lùm xùm và bất mãn tương tự Đường đến thành Thăng Long vì bị nhiều người cho là phim không có hồn VN, quá giống TQ thì báo chí khó mà để yên. Nếu làm phim kinh dị VN chỉ phải lo đối phó với 1 "cửa" duy nhất là Hội đồng duyệt. Thì làm phim liên quan đến sử phải lo đến mấy "cửa": cửa duyệt, cửa các sử gia, cửa dư luận. Nên hi vọng là họ đủ sức để đương đầu với những khó khăn sắp tới, dù trailer không phải là tồi. Monk chỉ thấy buồn (cười), VN luôn than thở không có phim lịch sử, nhưng khi có người làm phim lịch sử thì các nhà sử học nhảy vào phê phán là phim làm sai lệch lịch sử, danh nhân lịch sử quá yếu đuối, không hùng hồn như lịch sử. Nhưng làm đúng lịch sử thì khán giả lại chê phim lịch sử khô khan, khó xem, như bài học trong sách giáo khoa, chẳng có gì hấp dẫn.
Không nên gọi TMAH là phim dã sử. Theo định nghĩa: thì rõ ràng TMAH còn lâu mới là dã sử, mà nó chỉ là giả sử - lấy 1 bối cảnh lịch sử cụ thể, 1 số nhân vật có thật, nhưng tuyến nhân vật chính và các sự kiện được tác giả bịa ra hoàn toàn, không có thật. Cái này có thể so sánh với tiểu thuyết võ hiệp tàu của Kim Dung... hay tiểu thuyết tình cảm Quỳnh Dao như Hoàn Châu cách cách- dĩ nhiên ko ai gọi phim hay tiểu thuyết Kim Dung, Quỳnh Dao là dã sử. Mình cho rằng nên gọi TMAH chính xác nhất là phim cổ trang - phim lấy bối cảnh trong lịch sử, hết. Kết hợp với thể loại hành động võ hiệp thì gọi là cổ trang võ hiệp. Chính vì thế ở đây cũng ko nên dùng từ "phim lịch sử", vì phim đâu có theo đúng lịch sử. Đem "lịch sử" vào đây là một sai lầm. Mình hiểu phim lịch sử là phim phải theo đúng các dữ liệu lịch sử được ghi chép lại trong các tài liệu chính thống - hay chính sử, mà không có sáng tạo hay cường điệu mang tính cá nhân của nhà sx phim gây ảnh hưởng đến nội dung của phim, khiến nó không đúng với "lịch sử" - dù chỉ 1 chi tiết nhỏ. Phim này lấy bối cảnh trong quá khứ chứ có theo lịch sử đâu mà họi là "phim lịch sử" được. Việc gọi TMAH là phim loại gì có vẻ đơn giản nhưng mình nghĩ chính nó ảnh hưởng rất lớn đến cách tiếp cận phim của cả nhà sx lẫn khán giả. Chính vì đầu tiên ta quen gọi tất cả nhưng phim lấy bối cảnh quá khứ là phim "lịch sử" hay "dã sử", mà ko hiểu rõ bản chất của nó nên mới tạo nên những cách nhìn nhận, tiếp cận không đúng về bộ phim. TMAH là phim giả lịch sử, mượn bối cảnh lịch sử thời Hậu Lê, sáng tạo thêm nhiều chi tiết không có thật, khác biệt so với lịch sử thật sự, nên cổ trang + võ hiệp theo mình là chính xác nhất. Từ đó ta mới có cách tiếp cận phù hợp, tránh gây ra những tranh cãi không cần thiết -.- Còn về trailer và hình ảnh phim, mình chả lăn tăn gì về mấy viên gạch mà lăn tăn những cái khác: - Cái áo của nhân vật chính toàn là vắt chéo kiểu Tàu, trong khi ta thì thường thấy kiểu áo cài khuy một bên hay cài khuy giữa. Lại còn đeo cái khăn quanh đầu nhìn rõ chán, dân ta dùng khăn đóng (như mấy anh lính áo đỏ) chứ ko chơi kiểu nửa với thế. Lại thêm mặt anh í béo tròn trắng bóc nữa chứ -.- Nói chung các nhân vật nhìn thì đẹp, trừ anh main char - Bà hoàng thái hậu có cái ngai vàng style quá đi mất. - Mấy bộ giáp làm màu tối đi tí nữa kiểu như trong KVTL thì đẹp :)
Ôi zời lần đầu mới thấy 1 phim VN mà quay đẹp thế này, xoắn làm gì mấy cái viên gạch, có ko phải gạch thời đấy đi nữa thì cũng... kệ m nó chứ VN hình như cái khâu sản xuất đạo cụ chưa phát triển lắm hay sao á Tết này chắc phải đi xem phát. Lần đầu ra rạp xem phim Việt (ko phải do kỳ thị đâu nhá )
Trong cái mớ hổ lớn gay, sex, chân dài, vú vê .... thì nổi lên điểm sáng này, hy vọng ngoài hình ảnh đẹp còn có 1 kịch bản hay, diễn xuất tốt, ko có 2 yếu tố này thì hình đẹp cũng ăn thua. Hy vọng đây sẽ là bước ngoặt của điện ảnh VN :)
trước giờ chưa xem phim VN ngoài rạp bao giờ, có cái Khát vọng Thăng Long cũng định đi nhưng chả rủ được ai nên lại thôi Phim này chắc phải ra rạp xem sao
Dỡ hơi , chắc mới xem phim lần đầu hả? Bloopers trong phim ảnh là rất đỗi bình thường, chưa kể ngoài cái ảnh Anh Hùng ra còn lại đều là phim truyền hình, mà phim truyền hình thì bloopers càng bình thường hơn vì phim truyền hình thường ko hậu kỳ chỉnh sửa, hiểu chưa đồ con gà - -
^ Bác ở trên không coi từ đầu topic à Bạn ấy đang cố chứng minh cho cái điều bác nói bằng cách dẫn ra bao nhiêu phim mắc lỗi tương tự -> nó không phải là điều to tát Chém nhầm người rồi Còn bạn gì soi gạch ý, mình thấy tư tưởng của bạn không khác gì mấy bác ngồi ở ghế kiểm duyệt của bộ văn hóa là bao, mà cái tư tưởng của các bác ấy ảnh hưởng tới phim ảnh nước nhà thế nào thì cả làng cũng biết. Mình từng đọc bài của ông Bùi Thạc Chuyên, không nhớ kỹ nhưng mà tóm tắt là: ở Việt Nam phim nào muốn xuất xưởng thì phải cân nhắc giữa "lành" vừa "hay". Phim "hay" thì thường không "lành" và phim "lành" thì thường không "hay", nếu được cả 2 thì chắc đến biên kịch hàng đầu của Hollywood cũng pó tay quá. Cân lên đặt xuống cuối cùng các bác ở trên quyết định "lành" vẫn quan trọng nhất, nên kb nào hay mà không lành, thì phải cố sửa cho lành, cái nào lành mà không hay thì cố sửa cho bớt "không hay". -> ra kết quả một loạt phim cho các bác ném tạ Nếu chúng ta cứ bị kẹt giữa cái mớ bòng bong của phim "chuẩn", "chính quy" thì không thể có sự sáng tạo và hay được. Bản thân mình là người xem phim cũng chỉ quan tâm nó có hay, hấp dẫn, hình ảnh nhìn được, diễn xuất tốt, không mắc quá nhiều lỗi ngớ ngẩn, thế là ok. Đây vì một bức ảnh mà cãi nhau tới mấy trang. Tới khi lên phim hóa ra cảnh đó có 2', lại còn quay được mỗi nửa người phía trên thì thành trò hề à
Bàn thêm chút về việc yếu tố hiện đại trong phim cổ trang. Mọi người xem phim Tàu, chắc thấy là thời cổ của nó từ tít mù xưa mà lúc nào cũng có thuốc nổ, nổ loạn xà ngầu hết. Phim châu Âu với Hollywood còn bá đạo hơn, chẳng những có thuốc nổ mà còn có khinh khí cầu nữa.
kệ mẹ nó đi, cãi chán rồi tự nhiên có thằng dở hơi nhảy vào bới, mà mình đọc bài chả hiều bới cái j nữa. Đúng là sửa hậu kỳ với phim truyền hình là không nhiều vì số lượng cảnh quay lớn, dài nhưng người ta đang bàn phim điện ảnh ông ạ, mà phim này là phim điện ảnh 1 tập theo cách gọi của người dân bình thường, thì các chi tiết sẽ bị người ta mổ sẻ rất kỹ. BTW, stop đi, nhạt rồi. @Tuyết Kiếm: thì tiêu đề cũng ghi là kiếm hiệp cổ trang đó thôi, đa phần tình tiết trong phim là phịa hết mờ. @Lin: bác này, niềm tự hào của người ta. Mới lại phim cổ trang mà chỉ cầm kiếm chém nhau kô cũng buồn, phải có cháy nổ công thành chiến v.v.. tạo độ hoành chứ.
Cảnh em Midu bay dưới nước bắn cung chắc là dụng nội công phát khí từ hậu môn tạo lực phản lực cực lớn đẩy người lên mặt nước
Không biết có quan trọng không nhưng nếu có điểm của IMDB phim sẽ có giá trị hơn. Ví dụ như Dạ Yến được 6.5, còn Ngọa Hổ Tàng Long đến 8.0 , với phim này nếu đưa lên IMDB chỉ cần 5.0 là xem như đạt rồi