TP - Đối thoại trực tuyến với nhân dân qua cổng thông tin điện tư Chính phủ chiều 7- 1, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, do bệnh viện quá tải, mong muốn được khám trước và được quan tâm hơn nên bệnh nhân thường chủ động đưa phong bì cho bác sỹ. [TABLE="align: center"] [TR] [TD="align: center"][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: pBody"]Quá tải ở Bệnh viện Nội tiết T.Ư. Ảnh: Hồng Vĩnh. [/TD] [/TR] [/TABLE] Không phát động “nói không với phong bì” Bà Nguyễn Thị Xuyên (Hà Nội) cho rằng, phong trào “Nói không với phong bì” mà Bộ Y tế phát động thực ra có từ nhiều năm trước nhưng thực hiện không hiệu quả. Vậy lần này có thể làm đến nơi, đến chốn không? Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, bộ chưa bao giờ có cuộc vận động “nói không với phong bì”, bởi phong bì mang nhiều nghĩa. Ví dụ đi đám cưới, đám hiếu cũng là phong bì. Người bệnh sau khi khỏi bệnh biếu quà bánh, phong bì và thậm chí tạ ơn rất lớn. Còn phong bì hiện nay, chủ yếu là sự cảm ơn của người bệnh đối với các cán bộ y tế làm việc vất vả mỗi lần thay băng, tiêm, phục vụ… Về nguyên nhân, theo bà Tiến là do quá tải bệnh viện. Bệnh nhân đông nên ai cũng muốn vào trước, được bác sĩ quan tâm hơn, người nhà bệnh nhân chủ động tiếp cận đưa tiền, quà cho bác sĩ. Còn khi vào điều trị nội trú, không có bác sĩ, điều dưỡng nào dám nhận phong bì. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến kể, khi vào thăm người thân của mình điều trị trong bệnh viện cũng thấy người nhà đưa tiền lẻ cho điều dưỡng, nhân viên y tá. Phong bì có làm thay đổi chất lượng phục vụ của bác sỹ? Bộ trưởng Tiến cho biết, Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Pháp chỉ cách nhau một bức tường. Cũng ở đất nước Việt Nam, bệnh nhân cũng người Việt Nam, nhưng sang Bệnh viện Việt Pháp chắc chắn không có chuyện “phong bì” mà chất lượng khám chữa bệnh vẫn đảm bảo. “Hiện nay, lương khởi điểm một số điều dưỡng, bác sĩ mới về thực hành chỉ 1,7- 1,8 triệu đồng/tháng. Nếu vào bệnh viện tư, lương bác sĩ cao, giá dịch vụ cao, người ta đã chi hết vào tiền dịch vụ, không cần bù đắp, không phải lo lắng chuyện thu nhập thì không còn phong bì”- Bà Tiến nói. Chưa biết bao giờ hết quá tải Trả lời độc giả về tình trạng quá tải bệnh viện, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói, đây là “nỗi trăn trở của ngành”. Nhiều cơ sở đã mở hết cỡ diện tích khám bệnh, không thể mở thêm. Khoa Ung bướu, BV Bạch Mai không có đất, phải xây dựng chồng thêm tầng để có thêm 50 giường bệnh. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận: “Chưa biết đến bao giờ hết quá tải, chúng tôi mong muốn càng sớm càng tốt”. “Một mình ngành y tế thì mãi mãi như thế này phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị”. Hà Nhân http://www.tienphong.vn/thoi-su/563...nha-toi-cung-dua-phong-bi-cho-bac-sy-tpp.html
Bà Bộ trưởng nói đúng đấy chứ, đâu cần cấm bác sỹ nhận phong bì. Tình trạng quá tải với chính sách lương quá rởm đời mới là nguyên nhân chính. Không nên trách tại sao đội ngũ y bác sỹ lại phải kiếm thêm từ nguồn khác, miễn sao đừng làm trái với đạo đức là ok rồi.
Comment để đề ra giải pháp: tăng cường công tác phòng trừ bệnh, giáo dục kiến thức y tế -> đỡ bệnh -> đỡ phải vào bệnh viện. Problem?
bệnh viện hết quá tải , bác sỹ từ chối phong bì quyết liệt thì tự dưng sẽ hết , chứ chẳng phải người dân thích làm trò đấy . tất nhiên là khỏi bệnh xong đến nhà bác sỹ để cảm ơn thì ko nói . mà làm được thế đã chẳng phải ngồi chém gió
trong hoàn cảnh bệnh viện còn quá tải thì người dân còn thích, mà thích này là thích thật chứ không phải thích được bỏ trong ngoặc kép.
Cái con mẹ bộ trưỡng, chẵng khác hề. Nhớ cái vụ đi thăm bé gái bị chém đứt lìa tay rồi cho một đống pv vào chơi đã muốn đập vào mặt. Ko hiễu cái thễ loại này sao lại leo nỗi lên bộ trưỡng.