Một công dân Mỹ vừa bị chính phủ Iran kết án chung thân vì cho là người này làm việc cho một công ty sản xuất game chiến tranh có nội dung không đúng sự thật, được định hướng bởi CIA. Công ty Kuma Games có trụ sở ở New York tạo ra hàng loạt game chiến tranh (Kuma War) với những bối cảnh giống như phim tài liệu, bằng cách tái tạo càng chính xác càng tốt các tình huống từng xảy ra trong quá khứ. Người chơi có thể tham gia vào các sự kiện như chiến dịch hạ sát chùm khủng bố Osama Bin Laden, các cuộc không kích trên không hay cái chết của tổng thống Lybia Moammar Gadhafi, hay “cuộc tấn công vào Iran” nói về tham vọng hạt nhân của Iran. Game “Assault on Iran” (Cuộc tấn công vào Iran) tạo bối cảnh thuận lợi nhất cho người chơi được cản trở hoặc phá hoại năng lực chế tạo vũ khí hạt nhân của Iran, trang web của công ty cho biết. Game được phát hành năm 2005. Sau 2 năm, tổng giám đốc điều hành Keith Halper của Kuma nói rằng game này đã được tải về “hàng trăm nghìn lần” ở Iran. [TABLE="align: left"] [TR] [TD="class: cms_img"][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: cms_imgCaption"]Một cảnh trong game Kumar War. (Nguồn: AP)[/TD] [/TR] [/TABLE] Chính quyền Iran cáo buộc Hekmati tội gián điệp, nhưng gia đình Hekmati cho rằng, cáo buộc này sai sự thật. Hekmati trở thành người Mỹ đầu tiên bị kết án chung thân ở Iran kể từ cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979. Video quay cảnh Hekmati nhận tội đã được truyền hình khắp Iran, trong đó Hekmati thừa nhận liên quan tới công ty game Kuma. Trong video, Hekmati nói rằng anh ta làm việc cho Kuma Games có trụ sở ở New York, “một công ty game nhận tiền từ CIA để thiết kế và dựng những bộ phim và game đặc biệt nhằm thay đổi nhận thức của công chúng ở Trung Đông bằng cách phát miễn phí những phim và game này. Mục đích của Kuma Games là để thuyết phục mọi người trên thế giới và Iraq rằng, những gì Mỹ làm ở Iraq và các quốc gia khác là tốt và chấp nhận được”, Hekmati nói trên video. Theo trang web của một chương trình nghiên cứu sáng chế của doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ thì Kuma làm việc cho Kuma LLC và anh ta được trả gần 96.000 USD để phát triển một chương trình đào tạo ngôn ngữ thứ hai. Nhưng CIA không có tên trong danh sách những cơ quan tham gia chương trình và không rõ CIA có mối liên hệ nào với Kuma hay không. CIA từ chối bình luận về vấn đề này. Đây không phải lần đầu tiên video game khiến một số quốc gia giận dữ. Năm 2010, Cuba lên án một phiên bản của game “Call of Duty”, trong đó những lính biệt kích nỗ lực giết hại Fidel Castro khi còn trẻ. Báo chí Cuba nói rằng game này sẽ khiến trẻ em Mỹ suy nghĩ lệch lạc. Cảnh mở màn của trò “Homefront” do công ty game THQ tạo ra đề cập tới nhà lãnh đạo Kim Jong-il của Bắc Triều Tiên khi bán ở Nhật Bản đã buộc phải thay đổi. Ngay cả ở Mỹ, nhân vật này cũng chỉ được gọi là “nhà lãnh đạo phương bắc” và Triều Tiên là “nước ở phía bắc”. http://khoahoc.baodatviet.vn/Home/KHCN/kh24/CIA-dung-sau-cac-game-chien-tranh/20121/187509.datviet
Ta nhớ hồi 2007 cũng có chơi qua 1 game gì cùi cùi như trên bài báo nhưng nội dung là lính Mỹ chiến đấu ở miền Nam VN.
VietCong series ko phải game cùi game khá hay , có 2 mảng Single cho cả 2 phe game làm lâu rồi nên đồ họa ko đc tân thời như bây giờ thôi chứ vào thơi đó cũng là khá đc
hâu hết các game về VN war mà nổi tiếng đều là những game khá chất lượng Men of Valor ko phải ngoại lệ 2015 là tiền thân của IW sau này làm COD
game ra năm 2007 hay năm 2007 bác mới chơi chứ 2007 mà đồ họa cùi cùi như cái ảnh trên thì khá khó Men of valor thì từ thời COD 1 rồi thì phải