Hôm nay mình sẽ phân tích chiến thuật HVL-4-4-2 nhằm giúp cho các bạn sữ dụng tactic này đạt hiệu quả cao nhất. Còn chiến thuật HLV-4-3-3 thì tương tự Link download TATIC HVL-4-4-2 & HVL-4-3-3 + Patch 7-Ronaldo-7.V3.1, config 7-Ronaldo-7.V3.1 đã chỉnh GK theo update 3, config gốc, Lịch trianning của binhbet113 http://www.mediafire.com/?2fg0cusdq0457 Bắt đầu là đội hình ra sân với các siêu sao của mình: Vì sao ST 1 cao 1 thấp? vì chỉ có 2 tiền vệ trung tâm => thủ yếu => ST thấp về hổ trợ lấy bóng và làm bóng cho ST cao CM 1 cao 1 thấp (tương tự ST) I. Bắt đầu phân tích: 1. Playmaker The playmaker hay gọi là người nhận bóng. Cầu thủ đảm nhận vai trò này nên có passing skills cao và khả năng quan sát tốt. Nếu bạn có 1 tuyến tiền vệ đồng đều thì có thể bỏ chọn chế độ này để phân chia công việc cho nhiều hơn 1 cầu thủ. + Lời khuyên: vì chỉ có 2 tiền vệ trung tâm không có DM phòng ngự từ xa nên bạn chọn những cầu thủ công thủ toàn diện theo kiểu Lampard ( Box to box) - Box to box: các cầu thủ có phong cách thi đấu box to box thường có tầm hoạt động rộng nhất trên sân. Khi thì có mặt ở tuyến dưới để hỗ trợ phòng thủ, lúc lại xuất hiện phía trên để phối hợp tấn công. Di chuyển linh hoạt, chạy chỗ liên tục khắp sân và thường có nền thể lực khá dồi dào... họ thường chỉ đá ở các vị trí trên hàng tiền vệ. Vd: Steven Gerrard, Torsten Frings + Ưu điểm: chạy khắp mặt sân, di chuyển rất linh hoạt, hỗ trợ tích cực cho hàng hậu vệ cũng như tiền đạo. Thường tạo được nhiều khoảng trống cho đồng đội và gây ra sự đột biến về mặt lối chơi. Tốc độ và nền thể lực dồi dào cùng với việc thi đấu rất đa năng chính là những điểm mạnh của các cầu thủ này + Nhược điểm: nhiều khi thi đấu không thật sự hiệu quả khi phái đối mặt với những cầu thủ đá rắn. Di chuyển rộng nên đôi lúc cũng không đảm bảo được vị trí ở khu trung tuyến. Ít sự sáng tạo trong lối chơi và cũng không thật mạnh trong những pha tranh chấp 2. Target man The target man tham gia tấn công thường xuyên khi đội bạn có bóng. Và sẽ rất có lợi cho việc tạt cánh hoặc chuyền dài. Nếu chơi với 2 tiền đạo bạn cũng có thể để chế độ “free role” cho 1 trong 2 tiền đạo. Và cầu thủ sẽ không phải theo 1 cầu thủ đối phưong khác mà có thể "nằm vùng" đợi bóng + Lời khuyên: một tiền đạo chủ lực toàn diện với khả năng ghi bàn trong mọi thời điểm, ở mọi tư thế, là nỗi khiếp sợ thật sự đối với mọi hàng phòng ngự đối phương. Chọn cầu thủ theo kiểu Fernando Torres (Target man) - Target man: thi đấu với vai trò trung phong, vị trí tiền đạo chủ lực của đội bóng, thường là nhân vật đảm nhiệm trọng trách ghi bàn của toàn đội...họ chủ yếu đá ở vị trí tiền đạo trung tâm hoặc tiền đạo trợ công. Vd: Fernando Torres, Adriano + Ưu điểm: có lối đá khá toàn diện với khả năng cầm bóng, đột phá, dứt điểm rất tốt, di chuyển không bóng linh hoạt và những pha xử lý mạnh mẽ, quyết đoán. Cũng giống như các cầu thủ libero, target man thường là những người có ưu thế vượt trội về thể hình nên có khả năng càn lướt, tì đè và thi đấu không chiến vô cùng hiệu quả + Nhược điểm: thật khó để có thể tìm ra được một vài yếu điểm của dạng cầu thủ này, tuy nhiên khi quan sát anh ta thi đấu thì một sự thật cần phải nhận ra đó là dường như họ khá vô duyên với những pha bẫy việt vị của đội bạn (^^ hãy chú ý điểm này) 3. Passing Độ dài (short/mostly short/mixed/ mostly long/long) và kiểu chuyền (cautious/patient/normal/direct/risky). Tại sao ở đây mình chọn độ dài: short, kiểu chuyền là cautious? Vì lối đá phối hợp 1 chạm trước trung lộ theo kiểu BAR & ARS cầm bóng phối hợp 4. Crossing Vị trí tạt bóng của cầu thủ (by-line/mixed/deep) và kiểu tạt (always low/mixed/always high) mà cầu thủ phải thực hiện nhiều nhất(không phải là luôn luôn mà chỉ là nhiều nhất nhá). Tại sao ở đây mình chọn vị trí tạt bóng: deep và kiểu tạt: mixed (bình thường)? vì mình muốn cầu thủ đột phá và sút bóng. Mixed là để nếu khi cầu thủ nhận bóng sát biên (những đường chuyền vượt tuyến) không thể rê bóng đột nhập vào trung lộ thì tạt bóng. 5. Corners Vì sao ở đây mình chọn First Post. Không tạt bóng bổng cho tiền đạo bên trong mà tạt bóng phối hợp với cầu thủ gần nhất (vì lối chơi kỹ thuật thường cầu thủ bé tí ti nên bị hậu vệ đối phương phá bóng hết – phối hợp cho chắc) Closing down Cho bạn quyết định liệu cầu thủ của bạn sẽ gây sức ép lên các cầu thủ khách tới mức nào (defending third/own half/all over) đồng nghĩa với việc họ sẽ rời vị trí của họ. Vì sao ở đây mình chọn all over. Luật 6 giây : “Khi bị mất bóng, phải đoạt lại nó trước giây thứ 7. Đây là một chuyện hết sức quan trọng. Tất cả đều hiểu rằng không được phép để đối thủ chuyền bóng tới lần hơn 3 lần bởi nó có thể khiến CLB mất quyền kiểm soát trận đấu” - Sau khi mất bóng, cần bằng mọi giá đoạt lại bóng trong 6 giây. Hãy nhìn cách Barca gây sức ép lên đối thủ từ khi mất . Tất cả đều chạy tới hướng bóng, khiến một khu vực sân bỗng trở nên chật hẹp, gây khó cho đối thủ trong việc giữ và chuyền bóng. - Khi Barcelona không thể đoạt lại bóng trong 6 giây, họ sẽ khôi phục lại đội hình ban đầu và đẩy hậu vệ lùi sâu hơn 6. Playing direction Mỗi lần 1 đợt tấn công đc tổ chức thì lệnh này của bạn sẽ được kiểm tra và thực thi. Bạn có nhiều lựa chọn cho việc triển khai tấn công(all/left/center/right/left-center/right-center/wings).Chúng ta phải nhớ rằng mọi việc còn phụ thuộc và tình huống và cầu thủ mà bạn sử dụng. Không phải bất cứ pha tấn công nào cũng sẽ tuân theo chỉ dẫn chủa bạn nhưng các cầu thủ sẽ cố gắng thực hiên theo ý đồ bạn khá thường xuyên. Cài đặt này cũng liên quan tới các cài đặt khác như Playmaker do đó bạn phải cẩn thận đảm bảo chúng sẽ phù hợp nhau nếu không sẽ chỉ có sự hỗn loạn trên sân thôi. Ở đây mình chọn all (tấn công mọi hướng) 7. Defensive line Tuyến phòng ngự (very deep/deep/normal/high/very high) ảnh hưởng rất lớn tới đội bạn. Nếu bạn để very deep thì tuyến tiền vệ có xu hướng lùi về để giảm khoảng cách giữa các tuyến trên sân(e hèm lưu ý nhá cầu thủ chạy đầu sân tới cuối sân mệt kinh lắm đấy). Sai sót phổ biến của các HVL sau cái màn hình là không khớp tuyến phòng ngự với hướng chạy của đội. Và nếu ta quá chú trọng tấn công thì các cầu thủ tuyến Tiền Vệ và Tiền Đạo sẽ ở tít trên bỏ mặc hàng hậu vệ bơ vơ với các đợt phản công đặc biệt là các đối thủ chơi 3 tiền đạo. Một sai lầm không kém phổ biến khác là thủ chặt tối đa để giữ chiến thắng hoặc thủ hòa điều này tạo điều kiện cho đối thủ áp đặt lỗi chơi và sức ép liên tục lên hàng phòng ngự bạn. Điều gì không mong đợi nhất thường xảy ra vào những lúc như vậy. Tốt nhất là nên chơi bẫy việt vị hoặc dùng 1 chiến thuật mang tính tất công hơn bởi đối thủ không thể ghi bàn nếu bạn kiểm soát bóng. Vì sao ở đây mình chọn very high ? còn tactic upload cho mấy bạn là Normal. Vì mình đá nhiều mùa rồi các cầu thủ quá đẳng cấp như BAR nên mình chọn kiểu áp đặt lối chơi và sức ép liên tục lên hàng phòng ngự đối phương (lấy công bù thủ) + Lời khuyên: tùy vào đối thủ & sức mạnh của đội bạn mà chọn (very deep/deep/normal/high/very high) 8. Goal kicks Độ dài của cú phát bóng từ gôn (short/mixed/long). Tại sao mình chọn short? Vì muốn phát bóng lên để phối hợp tổ chức tấn công chứ không cần phát xa để phản công nhanh làm gì ( phát xa là dành để phòng ngự phản công) 9. Offside trap Bẫy Việt vị. Để thực hiện nó cần có team work, tactical skill của offside trap và cả vị trí từng cầu thủ. Nếu hậu vệ bạn chậm chạp gần như chắc chắn luôn thua trong các cuộc thi tốc độ thì việc đặt bẫy là việc nên làm. Tuyến phòng ngự cũng cần phải được chuẩn bị cẩn thận nếu để very deep thì bẫy việt vị sẽ khó có thể thực thi do quá gần gôn Như chúng ta đã thấy, một số tùy chọn cài đặt có thể không hiệu quả như ta nghĩ. Một chiến thuật hay là sự tổng hợp của nhiều tùy chọn và cái đặt chính xác. Hướng tấn công của đội được chọn lựa bởi playmaker. Lối chơi áp sát thành công chỉ khi bạn chọn commitment high; tạt bổng chỉ có thể hiệu quả nếu tiền đạo bạn giỏi đánh đầu và lối chơi chuyền ngắn đòi hỏi các cầu thủ có kĩ năng chuyền bóng tốt. Bạn phải luôn "xét một cách toàn diện" mà không quên xem "xét một cách cục bộ" Tại sao ở đây mình không chọn ? vì lần nào mình chọn bẫy việt vị thì khi cầu thủ chạy về phòng ngự tới 16m50 lại đứng lại để bắt việt vị mà trong tactic của mình (chủ động tấn công ép sân đối phương – cặp trung vệ lên cao) thì mình không xài dễ bị mấy đội phòng ngự phản công chém lắm – ai check thử thì sẽ thấy ngay 10. Counter-Attacks Đáng lý ra là không chọn vì nó dành để phản công nhanh 11. Commitment Commitment thể hiện mức độ chạy (low/medium/high) trên sân, Tại sao mình lại chọn low vì lối chơi 1 chạm và chạy chổ nên cầu thủ di chuyển nhiều mà cầu thủ di chuyển quá nhiều nên dễ bị chấn thương nên mình chọn low 12. Time waste Cầu thủ sẽ bỏ qua mọi lệnh khác và chỉ chuyền quanh an toàn. Cài đặt này sẽ có lợi nếu bạn muốn giữ sức cho trận sau nhưng cần cẩn thận kẻo bạn sẽ trở thành con mồi ngon. II. Routes Trước tiên chúng ta biết rằng mỗi cầu thủ trên sân có 1 vị trí và từ vị trí đó anh ta sẽ thực thi các mệnh lệnh của mình. Chúng ta có thể đặt ra các hướng chạy để tạo ra vị trí công và thủ cho từng cầu thủ. Phải chắc rằng hướng chạy của cầu thủ không quá xa và khoảng cách tới vị trí gốc của anh ta cân đối giữ tấn công và phòng ngự. Nếu bạn cho tiền vệ cánh trái chạy vào trung tâm để sút và lại phải phòng ngự như 1 tiền vệ trụ thì bạn nên cân nhắc việc chuyển anh ta đá ở vị trí CM. Bằng cách đó tuyến chạy của anh ta sẽ ngắn hơn và hiệu quả hơn. Nếu bạn cho 2 hậu vệ cánh chạy lên tham gia tấn công thường xuyên đừng ngạc nhiên nếu họ tỏ ra mệt mỏi sau 1 thời gian ngắn. Trường hợp này bạn nên xếp họ LWB/RWB hoặc chỉ cho tấn công tạm thời và từng bên một. Một chọn lựa có liên quan khác là Forward runs. thông thường tuyến tấn công sẽ rất dài và tuyến phòng ngự lại ngắn. Để tránh gặp vấn đề này bạn chỉ cần chọn các vị trí mang tính tấn công nhiều hơn. Tốt nhất là nên đặt 2 tuyến tấn công và phòng ngự ngang bằng nhau điều này đảm bảo điểm tới cuối cùng của 2 phía tấn công và phòng ngự luôn trong tầm hoạt động của cầu thủ. cần lưu ý nếu bạn cho cầu thủ chạy dài hơn mặc định thì sẽ phải đặt comitment cao hơn và đi đôi với đó là sự hao tổn thể lực cầu thủ. Tại sao mình chỉnh như thế thì các bạn nhìn cầu thủ trong game chạy lên tấn công và phòng thủ như thế nào các bạn sẽ biết vì sao mình chỉnh như thế III. Individual orders Ngoài những thứ dài dằng dặc bên trên bạn còn có thể đưa thêm các lệnh đặc biệt cho từng cầu thủ để cũng cố điểm mạnh và lấp các chỗ yếu của họ. Chúng ta cần xem xét tới dạng cầu thủ và các kĩ năng của anh ta để có các cài đặt cá nhân cho phù hợp. 1. Forward runs Có thể chỉnh ở nhiều cấp khác nhau(never/sometimes and often), cài đặt này quyết định tần xuất việc chạy lên tham gia tấn công của cầu thủ. Bằng cách dùng cài đặt này bạn sẽ không phải kéo routes của hậu vệ cánh từ gôn nhà sang gôn địch @@. bằng cách sử dụng tùy chọn này cầu thủ sẽ không phải hùng hục phi lên mỗi lần đội bạn tổ chức tấn công và qua đó sẽ điều phối hợp lý thể lực của anh ta trong trận đấu. Anh ta cũng sẽ không tạo ra khoảng trống sau lưng mỗi khi chạy lên tấn công nữa(ừ thì dĩ nhiên là không lên nữa thì sao có khoảng trống). 1 điểm lợi khác của việc chọn cài đặt này là bạn có thể làm mạnh hơn cánh vốn là điểm mạnh của đội bạn. Chẳng hạn playing direction là cánh phải thì các cầu thủ cánh này nên chọn cho xông lên tham gia tấn công. 2. Hold up Nếu chơi phòng ngự và không muốn phản công nhanh bởi chỉ có 1 tiền đạo tuyến trên thì có thể dùng cài đặt này để giữ bóng đợi team lên tham gia tấn công cùng. Sẽ rất tuyệt nếu bạn có 1 vài tiền vệ giỏi sút và sút xa, khi tiền đạo giữ bóng quanh khu cấm địa và nhả ra cho tiền vệ dứt điểm có thể sẽ trở thành bàn thắng quyết định trận đấu. À dĩ nhiên cầu thủ tiền đạo phải có strength và khả năng giữ bóng tốt chứ bị đẩy phát văng thì làm ăn cái gì nữa. 3. Run channels Chạy qua hàng hậu vệ này chỉ nên dùng nếu bạn có ít cầu thủ tiền đạo hơn số trung vệ và tiền đạo bạn có lợi thế hơn hẳn về tốc độ. Tất nhiên điểm dở hơi là dễ dính bẫy việt vị hơn. 4. Tackling Cài đặt này quyết định những pha lấy bóng sẽ đc thực hiện như thế nào(careful/robust/aggressive). 1 pha aggressive không có nghĩa là bạn chơi xấu chặt chém phạm lỗi. Thực ra nó quyết định việc cầu thủ có sẵn sàng thực hiện 1 pha phá(cắt) bóng mang tính quyết liệt thâm chí có phần thô bạo hay không. Ví dụ pha xoạc bóng từ 1 góc hiểm hoặc từ xa và chỉ những hậu vệ giỏi mới có thể thực hiện tốt cài đặt tackling aggressive. 5. Dribbling Động viên yêu cầu cầu thủ thực hiện nhiều qua đi bóng kĩ thuật thoát hậu vệ hơn. Mặc dù cầu thủ sẽ tự lựa chọn đi bóng nếu anh ta có kĩ thuật tốt nên việc chọn cài đặt này không cần thiết phải luôn dùng đoi khi chuyền bóng mới là lựa chọn chính xác. 6. Free role Cầu thủ có thể tự do di chuyển khi phòng ngự anh ta không cần phải ở quá gần với đối tượng là vị trí đối lập của anh ta trên sân. Tùy chọn này sẽ có lợi nếu tiền đạo bạn đc đổ bê tông hoặc bạn không muốn playmaker bạn phải tham gia phòng ngự quá nhiều. Tất nhiên cần lưu ý là việc này sẽ làm cho khâu phòng ngự bạn yếu đi bởi thiếu người. 7. Crossing Frequency Có thể chỉnh ở nhiều cấp khác nhau rarely/normal/always. Tất nhiên cầu thủ sẽ chỉ tạt khi có khoảng trống và cầu thủ nhận bóng bên trong. Một khi các điều kiện cần đã có đủ thì tần xuất cú tạt có thể được điều chỉnh bằn cài đặt này. Nếu bạn chỉ muốn kiểm soát trận đấu thì nên chọn normal ,nếu đang bám đuổi và muốn dùng 1 quả đánh đầu búa tạ kiểu Jan Koller hồi WC mấy năm trc thì chọn always để cầu thủ cánh tạt và tạt và tạt. À nếu còn thằng cánh cùi quá thì tốt hơn là bắt nó tạt còn hơn để nó rê bóng rồi mất bóng(hay không bằng hên mà). + Lời khuyên: (Forward runs, Hold up, Run channels , Dribbling, Free role, Crossing Frequency) – chiến thuật tấn công tổng lực có sự linh hoạt chạy chổ tất cả cầu thủ đều có vai trò quan trọng hết. nếu bạn để ý sẽ thấy có sự đổi chổ giữa các cầu thủ cho nhau Run channels, tất cả các cầu thủ đều phát động tất công Hold up, bạn thấy những đường chuyền từ biên và đôi khi lốp bóng qua hàng hậu vệ là đây Crossing Frequency. Riêng Tackling thì chỉ duy nhất CM bên trái là có thôi (tránh tình trang mọi người thang phiền rằng sao đội mình bị phạt quá nhiều thẻ), đồng thời mình cầm bóng có mất bóng đâu mà chặc chém để nhận thẻ => ít thẻ IV. Chú Ý: Tactic này cần chọn cầu thủ chơi theo phong cách như sau: LB, RB: - Attack Minded: cầu thủ có phong cách thi đấu kiểu này rất thương xuyên dâng cao tham gia tấn công mỗi khi đội nhà có bóng...(thiên hướng tấn công), những cầu thủ có phong cách thi đấu Attack Minded thường thi đấu ở 2 cánh của hàng hậu vệ. Vd: Ashley Cole, Gareth Bale, Glen Johnson... + Ưu điểm: do thường xuyên dâng cao nên những cầu thủ này có khả năng hỗ trợ tấn công khá tốt và thường tạo được đột biến trong những quả tấn công biên... + Nhược điểm: cũng chính vì do thường xuyên dâng cao tấn công nên họ sẽ tạo ra những sơ hở nơi hàng phòng thủ khi đội bạn phản công, lui về ko kịp. Ngoài ra việc phải di chuyển quá nhiều cũng sẽ gây ra cho họ sự hạn chế về mặt thể lực trong những phút cuối của trận đấu. + Lời khuyên: chỉ nên sử dụng những cầu thủ có thiên hướng tấn công nếu như đội bóng của bạn đang gặp bất lới về mặt điểm số, hoặc đội bóng của bạn thiên về tấn công, lấy tấn công làm phòng ngự và bạn tự tin về khả năng chiến thắng của đội bóng mình, nếu ko khả năng bị thua ngược do lỗ hổng 2 cánh nơi hàng phòng ngự mà những cầu thủ này để lại là rất lớn CB lệch trái: - Libero: cầu thủ thi đấu tự do ở hàng phòng ngự, bọc lót hoặc càn quét bóng, di chuyển linh hoạt để hỗ trợ phòng ngự, có tầm hoạt động rộng khắp hàng phòng thủ, họ thường thi đấu ở vị trí trung vệ (CD, SW) hoặc 1 số ít ở vị trí hậu vệ cánh... Vd: Metzelder, Rio Ferdinand + Ưu điểm: có khả năng dẫn dắt, thủ lĩnh ở hàng phòng ngự rất tốt. Có tầm hoạt động rộng khắp ở tuyến dưới và hỗ trợ bọc lót, kèm người hiệu quả. Những cầu thủ libero thường có thể hình cao to nên có sức đè và khả năng không chiến khá tốt + Nhược điểm: nhiều khi do thi đấu khá tự do ở hàng hậu vệ nên họ thường không đảm bảo được vị trí, và đây là điểm yếu để hàng tấn công đối phương có thể khai thác + Lời khuyên: không nhiều cầu thủ có phong cách thi đấu tự do libero, và họ thường là những cầu thủ ở đẳng cấp cao nên libero sẽ là một sự bổ sung tuyệt vời nếu bạn có được trong hàng phòng ngự của mình, tuy nhiên cũng cần phải lưu ý đến việc các cầu thủ này thường không đảm bảo lắm về vị trí... ngoài ra nếu bạn cho phép một cầu thủ libero ra sân trong tình trạng thể lực không đảm bảo thì hàng phòng ngự của bạn sẽ gặp rắc rối to CB lệch phải: - Ball Winner: cầu thủ thu hồi bóng, mạnh mẽ trong những pha đọ sức 1 đối 1, luôn tìm cách cướp bóng trong chân đối phương, những cầu thủ dạng này thường đá ở vị trí trung vệ, hậu vệ biên hoặc tiền vệ phòng ngự (DM)... Vd: John Terry, Mascherano + Ưu điểm: khả năng quan sát, đọc tình huống khá nhạy bén, thường có mặt tại tất cả những điểm nóng bên phần sân đội nhà, kèm người rất hiểu quả và cực kỳ mạnh mẽ trong những pha tranh chấp 1 đối 1. Khả năng thu hồi bóng chính là một vũ khí lợi hại của họ + Nhược điểm: ball winner thường thi đấu kém hiểu quả khi phải đối mặt với những cầu thủ tấn công thi đấu kỹ thuật, rê dắt bóng. Ngoài ra, việc khá khô cứng trong lối chơi cũng như ko linh hoạt trong những pha xử lý bóng trong chân chính là một trong những yếu điểm của họ. Lối đá rát cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc họ thường là cầu thủ nhận được nhiều thẻ vàng nhất trong mỗi trận đấu của trọng tài. + Lời khuyên: đối với những cầu thủ thu hồi bóng, bạn có thể sử dụng họ như là con át chủ bài để kèm chết tiền đạo đối phương. Ngoài ra các ball winner chơi ở hàng tiền vệ sẽ là sự bổ sung cần thiết cho khả năng phòng ngự từ xa của đội bóng. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải chú ý đến việc thường xuyên ăn thẻ của những cầu thủ dạng này khi mà nguy cơ mất người hoặc bị cấm thi đấu do họ gây ra là khá cao LM, RM: + Pulls wide left / Pulls wide right: đây là 2 mẫu cầu thủ thường có khuynh hướng đá dạt sang 2 cánh trái hoặc phải, cầm bóng nhiều và thường tạo ra đột biến bằng cách đột phá thẳng vào khu trung lộ... họ thường là những người đá ở vị trí cầu thủ hộ công hoặc tiền đạo cánh. Vd: Thierry Henry (left), Maxi (right) + Ưu điểm: có kỹ thuật cá nhân khá tốt, thường xuyên dạt sang 2 bên cánh nên dễ dàng nhận bóng từ tuyến sau. Sở trường với những pha dẫn bóng và đột phá sau vào trung lộ phối hợp bật tường hoặc dứt điểm từ xa. Thi đấu khá phóng khoáng, đẹp mắt và tinh tế trong những pha xử lý + Nhược điểm: thường tỏ ra khá cá nhân và thiếu tinh thần đồng đội, không mạnh trong những pha tranh chấp bóng tay đôi hoặc xử lý bóng trong vùng cấm địa của đối phương + Lời khuyên: mẫu cầu thủ điển hình tạo nên sự hài hòa và đa dạng trong lối chơi của đội bóng với khả năng gây đột biến cao. Nếu tỏ ra bế tắc trong khả năng công kích trực diện trước khu vực trung lộ của đối phương, thì đây có thể sẽ là chìa khóa giúp bạn giải quyết thế trận của trận đấu. Tuy nhiên, việc thi đấu quá cá nhân và thiếu đi sự mạnh mẽ cần thiết trong những pha xử lý bóng cũng là vấn đề mà bạn cần phải lưu tâm Hoặc + Dribber: đây là mẫu cầu thủ hay rê, dắt bóng, cầm bóng đột phá, có kỹ thuật cá nhân rất tốt và thi đấu khá đẹp mắt... họ thường đá ở các vị trí trên hàng công như tiền vệ hoặc tiền đạo. Vd: Joe Cole, Luque + Ưu điểm: kỹ thuật cá nhân điêu luyện, có khả năng cầm bóng, rê dắt, đột phá tốt, thường xuyên tạo ra được nhiều pha bóng đột biến và bùng nổ. Có khả năng thi đấu độc lập và gây rối loạn cho hàng phòng ngự đối phương. + Nhược điểm: đôi khi do quá ham rê dắt bóng nên thường để mất bóng một cách không đáng có hoặc làm giảm mất đi nhịp độ tấn công của đội nhà. Họ thường gặp nhiều khó khăn khi gặp phải những hàng phòng ngự có khẳ năng tổ chức bọc lót tốt. Ngoài ra, các cầu thủ có phong cách thi đấu này thường là những người có thể hình khá hạn chế nên họ thường không mạnh trong những pha không chiến + Lời khuyên: đây là mẫu cầu thủ bạn có thể sử dụng khi phải đối đầu với những hàng phòng ngự cao to nhưng có khả năng phối hợp bọc lót không tốt của đối phương. Ngoài ra, hãy lưu tâm tới khả năng gây đột biến cao và bùng nổ mạnh mẽ của cầu thủ này khi mà đội bóng của bạn đang gặp bế tắc trong tấn công. Khi ấy, hãy cho họ có cơ hội vào sân, rất có thể đây sẽ là người hùng ghi bàn thắng quyết định giải quyết thế bế tắc của trận đấu. Tuy nhiên, việc quá ham rê dắt bóng của cầu thủ này đôi khi lại là nguy cơ khiến đội bóng bị phản công và rơi vào tình trạng bị động. Không những thế, nếu phải thi đấu trong tình trạng trời mưa, tôt nhất là hãy để anh ta ngồi ngoài vì với tình trạng sân trơn bóng ướt, rõ ràng lối đá kỹ thuật khó có thể mà phát huy hiệu quả CM lệch trái: anh này thường phải cao to hôi nách thể lực dồi giàu = CB (nhìn vào Routes thì các bạn biết vì sao mình cần anh này như thế rồi đấy)- Holding hoặc Box to box cũng được: một mẫu cầu thủ phân phối bóng và điều tiết nhịp độ trận đấu đúng nghĩa, có khả năng quan sát và đọc trận đấu tốt...họ thường thi đấu tại vị trí tiền vệ trung tâm hoặc tiền vệ phòng ngự... Vd: Gilberto Silva, Makelele... + Ưu điểm: khả năng đọc trận đấu rất tốt, quan sát tình huống trên sân và đưa ra những quyết định hợp lý nhằm điều tiết nhịp độ trận đấu trên sân. Đóng vai trò thủ lĩnh nơi hàng tiền vệ với vai trò là một cầu thủ phân phối bóng. Tinh thần thi đấu đồng đội và những quả chuyền xa là một trong những vũ khí lợi hại nhất của dạng cầu thủ thi đấu theo phong cách này + Nhược điểm: tầm hoạt động khá hạn chế trên sân, ít di chuyển và cũng không mạnh trong những pha tranh chấp tay đôi. Họ thường chỉ quanh quẩn trong một phạm vi hẹp và thiếu tích cực trong việc tranh cướp bóng cũng như theo người + Lời khuyên: nếu đội bóng của bạn chỉ chơi ngang ngửa hoặc tỏ ra lép vế hơn đối phương về mặt thế trận thì những cầu thủ holding sẽ phát huy rất tốt vai trò của mình với khả năng cầm chịch và điều tiết nhịp độ trận đấu. Tuy nhiên, nếu trong một ngày không đẹp trời, họ thi đấu dưới sức mình thì khả năng đội bóng của bạn bị mất thế trận vào tay đối thủ là rất lớn. Cầu thủ dạng này sẽ là một thủ lĩnh, một linh hồn thật sự nơi tuyến giữa nếu như bạn có những tính toán sử dụng hợp lý, phát huy hết vai trò và khả năng của họ trên sân CM lệch phải: - Box to box: các cầu thủ có phong cách thi đấu box to box thường có tầm hoạt động rộng nhất trên sân. Khi thì có mặt ở tuyến dưới để hỗ trợ phòng thủ, lúc lại xuất hiện phía trên để phối hợp tấn công. Di chuyển linh hoạt, chạy chỗ liên tục khắp sân và thường có nền thể lực khá dồi dào... họ thường chỉ đá ở các vị trí trên hàng tiền vệ. Vd: Steven Gerrard, Torsten Frings + Ưu điểm: chạy khắp mặt sân, di chuyển rất linh hoạt, hỗ trợ tích cực cho hàng hậu vệ cũng như tiền đạo. Thường tạo được nhiều khoảng trống cho đồng đội và gây ra sự đột biến về mặt lối chơi. Tốc độ và nền thể lực dồi dào cùng với việc thi đấu rất đa năng chính là những điểm mạnh của các cầu thủ này + Nhược điểm: nhiều khi thi đấu không thật sự hiệu quả khi phái đối mặt với những cầu thủ đá rắn. Di chuyển rộng nên đôi lúc cũng không đảm bảo được vị trí ở khu trung tuyến. Ít sự sáng tạo trong lối chơi và cũng không thật mạnh trong những pha tranh chấp + Lời khuyên: việc sử dụng những cầu thủ dạng này sẽ giúp cho đội bóng của bạn tạo được nhiều khoảng trống trước khung thành đối phương. Ngoài ra đội hình và cự li các tuyến cũng có được sự linh hoạt và gắn kết cần thiết. Tuy nhiên nếu đối thủ sử dụng một đội hình chặt chẽ và đá pressing toàn sân thì tốt nhất bạn nên để cho box to box ngồi ngoài vì họ không thật sự phát huy được lối đá của mình khi gặp những đội bóng kiểu này ST lệch trái: - Holds up: mẫu cầu thủ phát động tấn công, thường không trực tiếp xâm nhập hàng phòng ngự đối phương mà chỉ đóng vai trò làm tường hoặc thu hút sự chú ý của hàng phòng ngự đội bạn.. những cầu thủ có phong cách thi đấu holds up thường đá ở vị trí hộ công (CF) hoặc tiền đạo. Vd: Teddy Sheringham, Nwankno Kanu + Ưu điểm: thi đấu rất hiệu quả trong vai trò hộ công, có khả năng kiến thiết và hỗ trợ rất tốt cho những cầu thủ đá cặp cùng mình. Không nhiều cầu thủ có phong cách thi đấu là holds up và thường thì họ là những người khá già dặn, có nhiều kinh nghiệm trận mạc, tâm lý thi đấu ổn định, những cầu thủ trẻ của bạn sẽ học hỏi được nhiều điều khi chơi bên cạnh anh ấy. Khả năng càn lướt, làm tường, thu hút hậu vệ đối phương chính là những thế mạnh vượt trội của họ. Một khi đã có bóng trong sân thì thật khó để có thể giành bóng của họ + Nhược điểm: lớn tuổi nên thể lực chính là một hạn chế rất lớn của dạng cầu thủ này. Rất ít khi di chuyển không bóng trên sân mà hầu như chủ yếu chỉ chờ bóng từ tuyến sau. Ít khi có mặt tại những điểm nóng trên sân và rất dễ gặp chấn thương + Lời khuyên: hãy tận dụng tối đa kinh nghiệm của những cầu thủ dạng này, đôi khi trong những trận cầu lớn, mang tính chất căng thẳng, quyết định thì chính họ sẽ là những người thể hiện rất tốt khả năng thủ lĩnh, là chỗ dựa tinh thần cho toàn đội bóng. Các cầu thủ trẻ của bạn chắc chắn sẽ trưởng thành hơn rất nhiều nếu có thể thường xuyên học tập được kinh nghiệm từ họ. Vai trò tiền vệ hộ công hoặc làm tường tạo cơ hội cho đồng đội chính là những khả năng sở trường đặc biệt của họ. Tuy nhiên, vẫn phải chú ý đến vấn đề thể lực của những cầu thủ này và tốt nhất là bạn nên sử dụng họ như là một con bài chiến lược quan trọng với vai trò "siêu dự bị" ST lệch phải: - Target man: thi đấu với vai trò trung phong, vị trí tiền đạo chủ lực của đội bóng, thường là nhân vật đảm nhiệm trọng trách ghi bàn của toàn đội...họ chủ yếu đá ở vị trí tiền đạo trung tâm hoặc tiền đạo trợ công. Vd: Fernando Torres, Adriano + Ưu điểm: có lối đá khá toàn diện với khả năng cầm bóng, đột phá, dứt điểm rất tốt, di chuyển không bóng linh hoạt và những pha xử lý mạnh mẽ, quyết đoán. Cũng giống như các cầu thủ libero, target man thường là những người có ưu thế vượt trội về thể hình nên có khả năng càn lướt, tì đè và thi đấu không chiến vô cùng hiệu quả + Nhược điểm: thật khó để có thể tìm ra được một vài yếu điểm của dạng cầu thủ này, tuy nhiên khi quan sát anh ta thi đấu thì một sự thật cần phải nhận ra đó là dường như họ khá vô duyên với những pha bẫy việt vị của đội bạn (^^ hãy chú ý điểm này) + Lời khuyên: một tiền đạo chủ lực toàn diện với khả năng ghi bàn trong mọi thời điểm, ở mọi tư thế, là nỗi khiếp sợ thật sự đối với mọi hàng phòng ngự đối phương. Thi đấu vô cùng mạnh mẽ và quyết đoán, cây săn bàn thực thụ này hoàn toàn là một sự bổ sung cần thiết mà bạn nên có trong đội hình của mình. Đừng ngại ngần khi phải bỏ ra những khoản tiền lớn để có thể sở hữu những chân sút đẳng cấp trong đội hình nếu như bạn là một huấn luyện viên có nhiều tham vọng. Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên đặt quá nhiều gánh nặng ghi bàn và lệ thuộc hoàn toàn vào target man, bởi vì cũng giống như play maker, một khi phải chịu sự chăm sóc kỹ lưỡng của hàng phòng ngự đội bạn thì họ khó mà có thể phát huy được năng lực thật sự của mình cũng như tính hiệu quả trong những đợt tấn công của đội bóng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều V. Nhược điểm và cách khắc phục 1. Nhược điểm: + Nếu hàng tiền vệ không cầm được bóng hoặc tiền đạo sút hoài không vào thì dễ bị đòn hồi mã thương của đối phương vì đội ta mãi dồn lên tấn công + Đối với các đội phòng ngự rất chặc hấu như chỉ phòng ngự hoặc lối chơi chuyền bóng dài cho tiền đạo hoặc 2 tiền vệ cánh (tactic đánh biên, phòng ngự rất rất chặc phản công nhanh bằng những đường chuyền dài) thường dễ bị nock out do 2 hậu vệ biên của ta dâng quá cao để hổ trợ tấn công 2. Khắc phục + Đối với Tactic đánh biên của đối phương thì cần phải chỉnh Forward runs và Run channels lại cho 2 hậu vệ biên. Đặc biệt không set Go forward at set pieces cho cặp trung vệ, vì trong tactic này tấn công toàn diện mà 2 anh này lên nữa thì dễ bị đâm ngược do phản công nhanh của đối phương + Nói chung tùy tình huống trên sân mà chúng ta chỉnh Tactic lại chút xíu cho phù hợp với đối thủ với từng trận đấu (vai trò của HVL là chổ này) + ở đây mình đặc biệt chú ý Defensive line Tuyến phòng ngự (very deep/deep/normal/high/very high). very high thì hổ trợ rất tốt cho tuyến trên nhưng đôi khi bị đối phương phá bẩy việt vị dễ dàng
Bài viết được hoàn thành lúc 1:34Thanks hoaitam đã chia sẻ tactic. Theo mình thấy thì CM bên phải nên đẩy lên cao 1 chút hoặc CM bên trái đẩy thấp xuống 1 chút để 2 CM này có tầm hoạt động không bị dẫm vào nhau. Trước giờ mình toàn xây dựng tactic theo lối đá của MU, đá phập phù giống như MU hiện tại, trận hay trận dở. Rồi chuyển sang tactic 3-3-4 vẫn đá không ổn định, có trận đá rất hay ghi trên 5 bàn, nhưng cũng có trận thua muối mặt luôn. Bây giờ chuyển sang thử tactic của hoaitam, nói thật mình rất là ngạc nhiên vì mình đá 3D 1 lèo từ nPower League 2 lên đến Premier League mà chưa thua 1 trận nào ( chỉ thua mấy trận cup vì gặp đội quá mạnh mà đội thì còn yếu ở nPower League 2 và 1), đặc biệt là mùa đầu tiên được đá ở Premier League, toàn thắng 38 trận, ghi 169 bàn, thủng lưới 50 bàn, đoạt League Cup, FA Cup, Europa League Cup, 2 thằng tiền đạo 1 thằng ghi 58 bàn, 1 thằng ghi 46 bàn. Đây là lần đầu tiên mình có 2 thằng tiền đạo cùng ghi bàn khủng như vậy. Trước đây thường chỉ có 1 thằng tiền đạo ghi khoảng trên 40 bàn, còn các tiền đạo còn lại ghi chưa đến 30 bàn. Mình mới đổi anh Luc Castaignos (Hold up) với anh Lukaku (Target Man), rồi mua thêm anh Ryo Miyaichi (Hold up) về cho đá cặp với nhau, nhưng hiệu quả ghi bàn không bằng Morata và Manager. Chắc 2 anh này mới đá với nhau nên chưa ăn ý, phải cho đá 1 mùa mới được. Giới thiệu mọi người thêm 2 em CM Box to Box khá tốt
mình chỉnh 2 tiền vệ trung tâm kỹ lắm rồi bạn ơi. 2 anh này không dẫm chân nhau đâu. hầu như trước khi mình đưa 2 anh này vào vị trí đó thì mình đã cho 2 anh này( chơi ngang nhau, xa nhau, gần nhau) nhưng đều không hiệu quả. ở vị trí đó là thích hợp nhất( có thể lên chút xíu hoặc giảm chút xíu nhưng khoảng cách 2 bên thì không nên kéo giản ra nữa hoặc gần lại nữa) vì gần dễ bị dẫm chân nhau như bạn nói, xa nhau hơn thì sẽ không hổ trợ được cho nhau.
sẳn mình upload 3 tactic của Manchester United, Chelsea, Đội tuyển Anh cho các bạn tham khảo. Tactic HLV-4-4-2 mình dựa vào Tactic của Manchester United 1. Manchester United 4-4-2 và của mình 2. Chelsea 4-3-3 3. Đội tuyển Anh 4-2-3-1
hơi bị kỳ à nha pressing toàn sân , Defensive line đã very high thì nên đễ offside trap chứ sao lại đễ counter-attack. Nếu pressing toàn sân mà để counter-attack, thật sự ko hiệu quả đâu, cho dù bạn ghi bàn nhiều thì mình tin chắc 1 trận bạn để thũng lưới cũng ko ít
ở trên mình có nói đó. 10. Counter-Attacks Đáng lý ra là không chọn vì nó dành để phản công nhanh cái này tùy thuộc vào mỗi người mà mỗi trường hợp thôi. Bạn nói chính xác
Bác cho mình hỏi tí, cái FM.pla làm sao để mình có thể set long term full cho cả năm luôn vậy. Bác có thể chỉ mình cách làm nha. Có phải chỉ cần copy vào thư mục C:\Users\Administrator.PC\Documents\FIFA MANAGER 12\Data\Training là mình set long term nó sẽ áp dụng cho cả năm luôn phải ko? cái nữa là trong các mục tranning, nó có full hết tất cả các ô trong ngày hay vẫn chừa trống? Nếu còn trống làm sao để nó đầy hết cho tất cả các tuần trong cả mùa giải!
ban vao trong chọn lich trian cho nó. và k de cho staff trian ma ban la ng xep lich trian.cac ngày trong tuan deu full het. cái phần trian này bạn hỏi binhbet113 ông ấy rành vì ông ấy là người làm lich trian mà