BDV-Việt Nam từng bỏ lỡ cơ hội trở thành cường quốc quân sự từ đầu thế kỷ 20

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi quangnamha, 24/5/12.

  1. quangnamha

    quangnamha T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    15/2/11
    Bài viết:
    668
    Việt Nam từng bỏ lỡ cơ hội trở thành cường quốc quân sự từ đầu thế kỷ 20



    Vào nửa cuối thế kỷ 19, xã hội Việt Nam lâm vào tình trạng bế tắc, khủng hoảng mà nguyên nhân chủ yếu là do thái độ bảo thủ, trì trệ của vua quan nhà Nguyễn.


    (ĐVO) Trong khi đó nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây ngày càng hiện rõ, đe dọa nghiêm trọng nền độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia.

    Trước bối cảnh như vậy, những người yêu nước và thức thời không thể có thái độ bàng quan, không thể đứng ngoài cuộc; họ đã lên tiếng đề xuất với triều đình nhiều phương án đổi mới, những việc làm cấp bách, những phương kế để ổn định xã hội, làm cho nước giàu, dân mạnh. Tất cả đã hình thành nên trào lưu canh tân với các gương mặt tiêu biểu như: Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Bùi Viện, Nguyễn Lộ Trạch…
    Trong đó, Nguyễn Trường Tộ (1830-1871) là nhân vật đặc biệt nhất với những đề xuất táo bạo có tính khái quát cao trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thể hiện một tầm nhìn sâu rộng, tư tưởng kiệt xuất. Nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá rằng nếu những chương trình canh tân của Nguyễn Trường Tộ được thực hiện thì Việt Nam không những thoát khỏi cảnh bị thực dân đô hộ mà còn trở thành một cường quốc từ đầu thế kỷ 20. Tiếc rằng những ý tưởng, hoài bão lớn lao cũng như các đề xuất cải cách mà ông đưa ra không được thực hiện.

    Tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ bao quát trên mọi lĩnh vực, nó được chứng minh qua 58 bản điều trần mà ông gửi lên triều đình nhà Nguyễn trong vòng 8 năm, từ 1863 cho đến khi ông qua đời năm 1871. Tất cả được đúc kết từ việc tìm hiểu kinh nghiệm của nước ngoài cũng như học hỏi kiến thức hiện đại rồi vạch ra chương trình canh tân bao quát nhất, tâm huyết nhất. Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá, những chương trình canh tân của Nguyễn Trường Tộ được thực hiện thì Việt Nam không những thoát khỏi cảnh đô hộ còn trở thành cường quốc từ đầu thế kỷ 20.

    Một trong các phương án cải cách, Nguyễn Trường Tộ rất chú trọng đến vấn đề cải cách quân sự, đặc biệt là trong hoàn cảnh thực dân Pháp đã nổ súng tấn công vào Đà Nẵng năm 1858, mở đầu cuộc chiến xâm lược nước ta.

    Ngoài các kế sách nhằm tăng cường khả năng phòng thủ đất nước được trình bày rải rác trong các bản điều trần, Nguyễn Trường Tộ còn soạn thảo 7 văn bản riêng về lĩnh vực quân sự, thậm chí rất tỉ mỉ, chi tiết như kế hoạch thu hồi 6 tỉnh Nam Kỳ, kế hoạch đánh úp thành Gia Định…

    Trong Tế cấp bát điều (8 việc cần làm cấp bách) viết năm 1867, ông nêu nên việc hàng đầu là phải “gấp rút sửa đổi việc võ bị”. Về cơ bản, các đề xuất cải cách quân sự của Nguyễn Trường Tộ được thể hiện trên các mặt sau:


    1. Nhận thức đúng vai trò của quân sự

    Nói đến quân sự là nói đến việc binh, võ bị; một yếu tố quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, đây là lực lượng giữ gìn ổn định, bảo vệ đất nước, trấn áp các hoạt động chống đối, nội loạn. Theo Nguyễn Trường Tộ, “một quốc gia hữu sự, nếu không có vũ lực trấn áp thì cả quốc gia, quan quyền, dân thú, luật lệ, chính sự, pháp độ đều phải giao vào tay quân địch”. Vì thế “nếu nước ta không gấp rút sửa đổi theo mới, để cho võ bị càng suy, nhân tâm càng yếu thì lấy gì chống giặc, bảo vệ nhân dân”.


    2. Coi trọng quân sự

    Nguyễn Trường Tộ phê phán mạnh mẽ tư tưởng “trọng văn khinh võ” bằng việc nêu ra hình ảnh: “văn ví như cái áo đẹp, võ như cái thức ăn để tẩm bổ khí huyết cường tráng. Người mà không có khí huyết thì chết. Dẫu có áo đẹp mà không tu bổ khí huyết cũng là vô dụng”.
    Theo Nguyễn Trường Tộ phải thay đổi học thuyết quân sự, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới vì: “Thời đại nào có chế độ ấy. Con người sinh ra vào thời đại nào thì cũng chỉ đủ làm công việc của thời đại ấy mà thôi. Vậy thì người sinh ra vào thời xưa làm xong công việc của thời xưa, rồi dần dần thế đổi dời, làm sao có thể mỗi ôm giữ phép xưa mãi được”, “phép chiến đấu xưa nay khác xa nhau lắm”. Do đó “hãy đem các sách binh thư này…ra xét lại. Phàm sách nào, chỗ nào nghĩa lý không xác đáng, khí giới lỗi thời, kỹ thuật không hiệu nghiệm, địa thế không cho phép, khí hậu không hợp và tất cả những gì thi hành không kết quả phải bỏ hết, chỉ lựa chọn lấy những gì phù hợp với ngày nay, liên quan đến tình hình nước ta”.

    Từ việc tìm hiểu một cách cụ thể, Nguyễn Trường Tộ kết luận rằng: “Tôi đã đọc nhiều binh thư và sách vở linh tinh khác nói về binh sự thì thấy rằng chiến pháp của cổ nhân, ngày nay không còn thích dụng nữa”. Vì thế “hãy mời những người có tên tuổi, những người có kỹ xảo, biết quyền biến cùng nhau khảo cứu” để xây dựng học thuyết quân sự mới, “soạn thành sách binh thư mới và ban bố cho quan quân cùng học tập”.


    3. Đổi mới trang thiết bị quân sự

    Sự lạc hậu về vũ khí chính là một nguyên nhân dẫn tới thất bại khi có chiến tranh, Nguyễn Trường Tộ nhận xét rất đúng: “người xưa làm cung tên để đánh giặc, sử dụng giỏi có thể thắng. Nhưng nay đem địch với đại pháo thì cung tên chỉ là trò chơi con nít mà thôi. Cho dẫu có tài bắn hay cũng khó tránh khỏi thua bại”. Muốn tránh điều đó “phải chế tạo các loại vũ khí mới lạ, có thể đối phó được với giặc, cất vào kho vũ khí để sử dụng khi cần thiết”.


    4. Xây dựng cơ sở quân sự

    Đóng giữ các nơi hiểm yếu, quan trọng vì thế trước tiên phải “xem xét thật kỹ địa hình”, sau đó xây dựng đồn lũy, nhất là “ở các cửa sông”. “Những đồn lũy mới cất ngày đêm phải có lính canh giữ cẩn mật như là khi có giặc vậy”.

    Tại các nơi quan trọng, việc bố phòng, canh gác phải thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc. Tất cả những nơi cung vua, dinh quan, kho quân sự, cổng thành, đường sá và ở những chỗ quan yếu trong thành cũng như ngoài thành cần phải phong thủ thì không kể mưa gió, ngày đêm phải canh gác nghiêm ngặt như là đang có giặc bao vây, tấn công vậy”. Nguyễn Trường Tộ còn đề xuất: “Ở các cửa biển và tỉnh thành, kinh thành chỗ nào cần có tường hào thì đều xây hào ngay thẳng chỉnh tề”.


    5. Nâng cao trình độ học vấn của quân lính

    Theo Nguyễn Trường Tộ, muốn làm được các điều trên phải có nền giáo dục tốt, chính sách giáo dục phù hợp, nếu không “phong tục sẽ ngày một bại hoại, lòng người sẽ ngày một giả dối, phù phiếm, trống rỗng”.

    Ông viết: “Đại phàm bản tính người ta, nếu chỉ bằng vào tư chất thông minh của mình mà không chịu học tập thì so với người tầm thường nhưng có học vấn cứ phải thua họ rất xa”.
    6. Nâng cao chất lượng quân lính

    Nguyễn Trường Tộ cho rằng cần thường xuyên chọn lọc quân sĩ để có đội quân mạnh khỏe. Ông đề xuất: chọn lấy tráng binh tuổi từ 20 trở lên, chưa có gia đình. Ngoài ra phải thải bớt lính già yếu, bớt đi một nửa lính, lấy số lương cấp gấp đôi cho tráng binh còn lại.

    Phải thường xuyên rèn luyện quân sự bởi “việc võ thực là rất khó. Học khó, hành khó” nên “học được cái gì, đem ra tập luyện cái ấy”. Phàm là lính hãy để cho họ chuyên luyện tập mà không sai làm việc tạp dịch khác”. Việc thường xuyên diễn tập quân sự không chỉ nâng cao kỹ năng chiến đấu mà thông qua việc “diễn tập công khai, dân chúng có thể học tập để tuyển dụng sau này”.


    7. Đào tạo đội ngũ tướng lĩnh giỏi

    Nhận thức, “tướng như tai mắt, lính như chân tay. Mắt mù, tai điếc mà điều khiển được chân tay là chuyện chưa hề có”, Nguyễn Trường Tộ cho rằng: Việc xây dựng đội ngũ tướng lĩnh tập chung vào chất lượng chứ không thiên về số lượng, bởi “quan võ có tài, dù nhiều việc cũng thừa thì giờ giải quyết, còn bất tài thì chính bản thân cũng không sắp xếp được, nói gì đến quản lý, điều khiển người khác. Cho nên phải thận trọng lựa chọn quan giỏi và thải bớt quan dở”, đồng thời “ thường kỳ phải khảo hạch kiến thức võ quan”.


    8. Coi trọng kỷ luật quân đội

    Nhằm tạo tính nghiêm minh, thống nhất, do đó khi “có ra lệnh cho cấp dưới thì đó cũng là bổn phận cấp dưới phải làm, mà làm cũng dễ” và “bởi vì điều cần yếu là binh lính phải một lòng tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh, chứ không cần nhiều sĩ quan kiềm chế họ”

    9. Có chính sách đãi ngộ quân đội xứng đáng

    Nếu “cho ăn không đủ no mà mong người ta không nề hà nguy hiểm, đãi lính như nô tù mà mong lính xả thân, coi nhẹ cái chết thì sao được”.

    Nguyễn Trường Tộ chỉ ra kinh nghiệm của nước ngoài khi cho biết “các tráng binh bên Tây được ăn uống ngon lành, suốt đời hưởng lộc. Khi tại ngũ có lương dư thừa chu cấp cho cha mẹ, vợ con, anh em”, “nếu vì nước hi sinh, vợ sẽ được lãnh lương suốt đời”. Còn các tướng lĩnh, “quan võ nếu lập công với quốc gia thì được thăng cấp, hưởng mãi số lương theo cấp đó…”.


    10. Tạo quan hệ tốt giữa binh và tướng


    Nguyễn Trường Tộ phản đối thái độ coi thường người lính, “không nên bắt lính hầu hạ quan”, “cai đội được sỉ nhục, ngược đãi binh lính”. Cần phải có sự đoàn kết, gắn bó vì “lính với cai đội, cai đội với tướng cũng như ngón tay với bàn tay, bàn tay với cánh tay, cánh tay với thân thể, có hòa hợp với nhau thì mới vận động được”. Do đó “binh lính có vui vẻ, hăng hái hay không là do lúc bình thường ta có tạo được tình cảm gắn bó ân nghĩa với nhau hay không”, “khi ra trận, khi gặp khó khăn thì quan và lính mới cùng chia sẻ vui buồn, dựa vào nhau”.

    Nếu không có sự đoàn kết, gắn bó thì “binh sĩ không có tinh thần chiến đấu, dù có phương pháp hay cũng trở thành bánh vẽ”, vì thế “không sợ giặc ngang tàng mà sợ lòng người rời rạc, lòng người rời rạc thì dù có thành trì bằng kim loại, có ao nước sôi cũng phải bỏ chạy. Ai ở đó mà chịu chết cho”.


    11. Tiếp thu ưu điểm nghệ thuật quân sự nước ngoài

    Bằng cách “rước những người phương Tây giỏi về quân sự... phối hợp với võ quan ta để luyện tập cho quân sĩ mỗi ngày…”, hoặc “nên mời quan Tây giỏi võ bị để dạy cho quan ta”. “Ngoài ra cũng phải mua các sách binh pháp thủy bộ của phương Tây dịch ra để mà tham khảo học tập”.


    12. Coi trọng hoạt động tình báo


    Vì “ta không thấu hiểu được tình thiên hạ, không hiểu rõ thời cơ của ta, của địch hư thực như thế nào, thành kiến thật kiên cố, không thể phá được”. Hoạt động tình báo rất quan trọng, “cài người của mình vào hàng ngũ địch để tìm hiểu tình hình của địch”, phải “lập mưu khéo léo ngăn chặn họ”, “tự mình phải hiểu rõ thế mạnh của ta, của người, nắm cho được cơ hội giao thiệp qua lại, từ đó để quyết định cho phù hợp…Đó là việc khó nhất trong các việc khó”. Tại những vùng địch kiểm soát ta phải “ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng ngay trong địa bàn của địch, bí mật kết hợp với người sở tại để đánh úp địch”.

    Có thể nói đề xuất cải cách quân sự là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của chương trình canh tân đất nước mà Nguyễn Trường Tộ gửi lên triều đình nhà Nguyễn. Với bổn phận và trách nhiệm của một người dân đối với đất nước, Nguyễn Trường Tộ mong muốn đóng góp một phần trí lực vào sự giàu mạnh, cường thịnh của dân tộc, của đất nước. Ông bộc bạch rằng: “Tôi mặc dầu tài có kém nhưng quả tim có thừa, không có phận nhưng có chí cho nên tai nghe, mắt thấy được gì, nó thúc giục như làm được việc lớn lao vậy. Tôi quyết không vì thế mà nản chí, thay lòng”.

    Tiếc rằng những đề xuất cải cách của ông cũng như của các nhân vật thức thời, tiến bộ khác đã không được triều Nguyễn chấp nhận; kết cục dẫn tới bi kịch “nước mất, nhà tan”, dân tộc ta phải chịu xích xiềng nô lệ gần 100 năm. Ngày nay, khi mở lại trang sử cũ, “ôn cố tri tân”, chúng ta không chỉ kinh ngạc và khâm phục tài năng của Nguyễn Trường Tộ mà còn thấy được rằng dù thời gian đã trôi qua nhưng những bài học, tầm nhìn sâu rộng của ông thể hiện trong từng kế sách còn nguyên giá trị cho cả hiện tại và tương lai.
    Thái Dũng (sưu tầm)
    http://quocphong.baodatviet.vn/Home...quan-su-tu-dau-the-ky-20/20125/212318.datviet
     
  2. Quả đấm thép

    Quả đấm thép Hồng nhan bạc mệnh

    Tham gia ngày:
    4/1/11
    Bài viết:
    598
    Nước nào cũng nói "giá mà" thì TG bá chủ vũ trụ luôn rồi .
     
  3. dung.lonely

    dung.lonely Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    5/8/09
    Bài viết:
    886
    có cải cách bằng giời, công nghệ, khoa học trang thiết bị quân sự ko có thì 1000 lính cũng có lên cũng chỉ bán mạng cho vài chục thằng cầm M16 thôi.
     
  4. Silent Knight

    Silent Knight The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    22/2/07
    Bài viết:
    9,410
    Nơi ở:
    Dark Space
    Hồi đó mà thành cường quốc quân sự dễ lại đi theo con đường của bạn Nhật Bổn lắm :-"
     
  5. 10-10-2010

    10-10-2010 Donkey Kong GameOver

    Tham gia ngày:
    10/10/10
    Bài viết:
    391
    từ thời gia long đời nguyễn việc công nghệ trang bị quân sự của lính đại việt bị suy yếu vì các vấn đề ......... chứ ko phải là ko có
    thời trịnh nguyễn phân tranh và thời tây sơn trang bị quân sự và công nghệ đúc súng làm thuyền của VN ko thua gì tây

    tỷ lệ lính trang bị súng , kỹ thuật chiến hào (lũy) , pháo , chiến thuyền ....đc học tập và mua từ nước ngoài nên khá là hiện đại so với thời đó
     
    almughavar thích bài này.
  6. yatweii

    yatweii Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    10/1/08
    Bài viết:
    256
    Quân sự của nhà Nguyễn tới thời Thiệu Trị hùng bá cả 1 vùng biển đông chả sợ bố con thằng nào, lãnh thổ thì ăn sâu vào cả 1 góc thằng Campuchia lúc bấy giờ http://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_tin:ChanLapProtectorate.png . Mỗi tội ham hố "mở mang bờ cõi quá", thêm vào lão Trứ bất tài mà háo danh cứ xin quân đi đánh Chân Lạp hao tổn hết tài lực vật lực của quốc gia thành ra sau này tới thời Tự Đức thì bốc kít mà ăn. Lúc đó thì Pháp đánh Đà Nẵng kết quả ra sao thì ai cũng biết :7cool_feel_good:

    Do xui mà sa lầy nên nó thế thôi chứ không phải bỏ lỡ cơ hội gì. Thời thế :7cool_feel_good:
     
  7. 934944

    934944 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/8/06
    Bài viết:
    31,009
    Nơi ở:
    đà nẵng
    trước báo thanh niên còn đăng loạt bài sức mạnh của hải quân việt lúc trước mà :-? tàu hà lan bá đạo phuơng tây còn bị đánh chạy như vịt :-?
     
  8. yatweii

    yatweii Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    10/1/08
    Bài viết:
    256
    Đây http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/475502/Thuy-quan-trieu-Nguyen.html.

    Nhưng vụ đánh bay mấy thằng Hà Lan là thời Trịnh - Nguyễn.

    Nói chung bao nhiêu tội cứ đổ hết lên đầu Phương với Trứ là hợp lý :2cool_misdoubt:
     
  9. RavenOmega

    RavenOmega Baldur's Gate GVN CHAMPION ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/9/07
    Bài viết:
    40,956
    Cải cách của NTT thì công nhận là có nhiều tiến bộ, nhưng cũng có nhiều hạn chế, phi lý, cô sử mình có lần nói là ông có lần đã đề xuất đào 1 con đường thủy trong đất liền từ nam ra bắc ở VN để dân ko phải đi bên ngoài biển, tránh cướp biển. (1 việc đến bây giờ cũng ko thể làm).

    Ngoài ra còn có nhiều lời dèm pha từ quan viên, hay tự đức thật sự ko phải là nhà lãnh đạo tốt (văn thơ thì ổng tốt).

    Còn bế quan tỏa cảng thì bảo thủ là 1 chuyện, nhưng mặt khác triều nguyễn cũng ko muốn những vấn đề như văn hóa hay tôn giáo phương tây xâm thực vào nước, để sau này có thể là bàn đạp thôn tính nước ta. (những vấn đề như tôn giáo đến bây giờ vẫn còn có thể là thứ để gây mâu thuẫn)

    Nhìn chung thì việc cải cách cũng có nhiều điều khó khăn, nếu ko thì hẳn châu á thời đó đã nhiều nước thành hùng cường chứ ko phải cá biệt có nhật bản.
     
  10. TommyVC

    TommyVC T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    17/11/10
    Bài viết:
    545
    cùng thời này, Nhật nó nắm bắt cơ hội và sau đó thế nào thì ai cũng biết rồi
     
  11. die-link

    die-link The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    27/9/07
    Bài viết:
    2,465
    Nơi ở:
    kandiko
    Nhật nó khác chứ X_X Nhật nó có áp lực chính trị từ phía dưới nên nếu Minh Trị không cải cách theo kiểu tư bản thì kiểu gì cũng bị đá đít, còn VN thì có thằng nào áp lực đâu mà thay đổi.
     
  12. panda23

    panda23 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    28/7/06
    Bài viết:
    475
    tưởng thời đó việc Nhật có ý định mở cửa cũng bị 1 số thành phần phản đối và muốn đánh đuổi ngoại bang chứ nhỉ
     
  13. DarkWingAngel

    DarkWingAngel Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/9/05
    Bài viết:
    3,514
    Nơi ở:
    HLand
    có mạnh chứ,hình như cũng có nổi loạn thì phải
    VN khoảng tk 18-19 gì đó chả có quân đội có hỏa lực mạnh nhất Đông Nam Á còn gì,có đợt nguyên 1 hạm đội của Hà Lan còn bị thổi bay,chỉ tiếc là con cháu vua chúa sau này an tàn phá hại,rồi lại còn cắm đầu cung phụng tụi khựa:4cool_confuse:
     
  14. metalkid274

    metalkid274 Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/11/05
    Bài viết:
    3,882
    Nơi ở:
    HN
    Theo tớ nhớ thì Nhật cũng có kha khá các cuộc nổi dậy của thế lực cũ chống lại cải cách, như trong phim The Last Samurai ấy là cuộc chiến Boshin, cơ mà chính quyền trung ương dập tắt hoàn toàn đc.
    Với lại, có vẻ người Nhật cũng khéo léo trong việc mượn tay của người nước ngoài để phát triển đất nước nữa :-?
     
  15. kylanbac91

    kylanbac91 Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN Sorcerer

    Tham gia ngày:
    13/1/06
    Bài viết:
    4,986
    Nơi ở:
    Omega Dungeon
    Đọc mấy cái này lại liên tưởng đến mấy cái truyện xuyên việt :))
     
  16. Nihil

    Nihil Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    25/2/08
    Bài viết:
    1,445
    Nói chung cứ nước nào có hoàng thái hậu nhiếp chính thay ấu chúa thì nước đó sớm muộn gì cũng vong :-< .
    VN cũng vậy , TQ cũng thế , không khác là bao cả .
     
  17. metalkid274

    metalkid274 Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/11/05
    Bài viết:
    3,882
    Nơi ở:
    HN
    Kiểu trên Tàng thư viện với Tu chân giới thì thể loại này cứ gọi là siêu lắm =))
     
  18. LuXun'sWu

    LuXun'sWu Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    16/12/06
    Bài viết:
    1,120
    Nơi ở:
    Persepolis,the Persia
    nước Anh còn có cả Nữ Hoàng nhiếp chính :-"

    mình ngày xưa mà Vua Quang Trung ko chết sớm , rồi được bố vợ cho lưỡng Quảng , cộng thêm cải cách của Vua Quang Trung hồi đấy thì cũng dễ thành cường quốc lắm :-?
    j chứ , đông nam á thì ko chắc , nhưng dạng như anh Vạn Tượng với Chăm Pa và Xiêm hay Miến Điện là nuốt ngon >:)

    chưa kể có bố vợ hổ báo như thế thì cũng ko lo ngân khố hết :))
     
  19. Utopia

    Utopia The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    17/4/05
    Bài viết:
    2,131
    Hồi trước có đọc hồi ký 1 sỹ quan phương Tây hình như là Hà Lan sang giúp Việt Nam.
    Ông ta ghi lại là súng ống được giao cho quân VN nhưng họ bỏ ko lau chùi gì cả khiến súng hỏng hết, còn thuyền chiến chỉ để đi dạo trên sông cho đẹp đội hình.
    Hồi Trịnh Nguyễn phân tranh thì cả 2 phía đều dựa vào người nước ngoài để củng cố sức mạnh quân đội của mình, chúa Trịnh hình như dựa vào Hà Lan, còn chúa Nguyễn là Bồ gì đó ko nhớ lắm. Nhưng tụi kia cũng lợi dụng để truyền đạo lung tung nên sau khi thống nhất là bắt giết hết.
     
  20. die-link

    die-link The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    27/9/07
    Bài viết:
    2,465
    Nơi ở:
    kandiko
    Và lúc đó Hoàng Sa Trường Sa cũng chẳng còn tranh chấp gì cả, dân ta cứ bơi thuyền thúng thoải mái, chả ai bắt... chỉ có 1 vấn đề duy nhất là mình lúc này sẽ chat bằng QQ và xem video trên youku bởi vì toàn bộ nước mình đều có quốc tịch trung hoa anh hùng
     

Chia sẻ trang này