theo kiến thức nông cạn của mình thì 2 đạo này vốn ít liên quan về giáo lý. đạo giáo chú trọng giải thích sự vận động của thế giới (kiểu như vật lý), trong khi phật giáo chú trọng tu hành và giác ngộ. Do đó, nếu để ý thì bên đạo giáo có khá nhiều sách vở, tài liệu với nội dung khá chi tiết, trong khi Phật giáo thường chỉ có các bài giảng mang tính trừu tượng, khái quát, người nghe sẽ từ đó chiêm nghiệm mà đưa ra con đường của riêng họ. còn nếu so theo kiểu fanboy thì thần tiên bên đạo thua Phật 1 bậc vì Phật thoát khỏi lâun hồi, còn thần tiên thì chưa. à, với lại Như Lai không phải người đứng đầu trong đạo phật, ông chỉ là một người đã giác ngộ. Gọi ông là thầy thì đúng hơn. (do đó chuyện đi chùa cầu phật phù hộ vốn chỉ có ý nghĩa tinh thần nếu như phật, thần tiên có thật) *** chém theo kiến thức nông cạn, mong đc thỉnh giáo thêm ***
Đúng đúng! Nhiều người còn lầm tưởng Tam Tạng đi Tây Thiên thỉnh kinh là đến thế giới Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Cõi Tây Phương chỉ khi nào phát nguyện sanh về cõi đó, rồi tinh tấn hành trì niệm Phật dữ dằn lắm mới sanh về đó được. Tây Du Ký là truyện thần thoại nên ghép chung Phật Tổ Như Lai & các vị thiên tướng, thiên thần chung sống hòa bình với nhau (Phật & các đạo giáo) là do nền văn hóa của TQ thôi. @rekkhan: Bạn hiểu như vậy là chính xác rồi! Ko có gì là nông cạn cả :)
Đạo hạnh không liên quan đến lý tưởng của tôn giáo. Nếu cậu chịu khó đọc truyền thuyết Thích ca mâu ni thì sẽ thấy, thật ra lúc Thích ca ngộ ra lý tưởng thì đạo hạnh rất thấp (chỉ chừng 35-40 tuổi). Ác thần ác phật đều là những người lầm đường lạc lối cả thôi. Nói như Einstein: quỷ không phải là do chúa có lỗi tạo ra, mà là do thiếu đạo của chúa mà thành
Bạn chủ topic hỏi chung chung và như trẻ con nên không biết trả lời từ đâu ~_~! Muốn hiểu về triết lý của Đạo giáo thì mời các bạn đọc 2 cuốn triết lý cơ bản nhất của đạo giáo :"Đạo đức kinh" và "Nam hoa kinh".
có ai đọc TÂy du ký của tác giả Việt chưa http://www.tangthuvien.com/forum/showthread.php?t=66799"]http://www.tangthuvien.com/forum/showthread.php?t=66799
Mình chỉ đùa chứ kô phỉ báng, chừng nào mình nói xấu, chửi bới mấy cái đạo này nọ kia thì hả nói, bạn kô thích có thể next ko cần trả lời mình
.......................................................................................................................
Xã hội thời xưa chi phối bởi nhiều tín ngưỡng, tôn giáo, tư tưởng tồn tại song song và ảnh hưởng qua lại. Người dân có thể mang tư tưởng của nhiều dòng tư tưởng một lúc. Văn hóa, sản phẩm văn hóa phản ánh điều này. Còn truyện giả tưởng mà đòi logic, giải thích cái gì.
Đọc toàn cái gì đâu ko TA tuyên bố tẩy lễ topic ai muốn nghiên cứu mấy cái này làm ơn qua đây nè ~_~ http://thegioivohinh.com/diendan/index.php
^ Qua bên đó cũng ko tìm hiểu thêm đc gì đâu, câu hỏi của bạn ấy quá rõ ràng, muốn hiểu về theo tín ngưỡng TQ mà.
Cái tục vịnh gỗ ở đâu mà ra vậy, mình hay chu tréo trời đất, thiên lôi, thánh thần... bị vợ mình chửi quá trời bắt mình phải vịnh gỗ kô là bị trời phạt nên mình mua thủ sẳn móc tim bằng gỗ gắn khóa xe, mỗi lần nó chửi là mình đem ra vịnh
Nếu đã là đạo giáo chính thống thì hoàn toàn không liên quan gì với phật hết ! Mao Sơn nói chung thờ Trương Thiên Sư tổ sư gia và Bát Tiên! Hệ thống triết lý của đạo giáo tinh yếu là 2 câu: "Đạo khả đạo phi thường đạo" và "Hòa kì quang, đồng kì trần" Để cho tinh khí thần hòa nhập với càn khôn làm nhất thể. Về cấp bậc thì trong môn phái có nhiều cấp bậc khác nhau và mỗi người đều có thẻ bài cấp bậc hết ^^! Nói chung chung về đạo giáo là thế!