[VNE] Bệnh thành tích nằm ngay ở Bộ Giáo dục

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi alucard92, 25/10/12.

  1. alucard92

    alucard92 Red, Pokémon champion Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/9/10
    Bài viết:
    7,104
    Nơi ở:
    đâu kệ tui
    [h=1]'Bệnh thành tích nằm ngay ở Bộ Giáo dục'[/h] [h=2]Cho rằng, bệnh thành tích rất nặng nề, làm sai lệch, méo mó cái đích thực của giáo dục, PGS Văn Như Cương cho rằng, phải chống được căn bệnh này thì mới mong đổi mới giáo dục toàn diện.
    > ‘Rút ngắn bậc phổ thông sẽ tiết kiệm 10.000 tỷ đồng' / 'Giáo dục Việt Nam đến lúc phải lột xác'[/h] - Hội nghị Trung ương 6 đã thảo luận, cho ý kiến về Đề án "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục" và cho rằng cần phải tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, bàn bạc một cách thấu đáo, cẩn trọng. Ông suy nghĩ như thế nào về quyết định này?
    - Tôi rất quan tâm đến thông báo của hội nghị Trung ương 6, không chỉ vì vấn đề nhân sự mà còn vì đặc biệt quan tâm đến giáo dục. Tôi nhận thấy Trung ương đã thảo luận, đánh giá về giáo dục, những bất cập và chỗ chưa thành công, đồng thời phân tích tại sao cần phải đổi mới, đổi mới những gì.
    Tôi tán thành việc chưa vội quyết định các vấn đề trong đề án đổi mới giáo dục đã trình, bởi muốn thay đổi toàn diện phải mạnh dạn nhưng cần thận trọng. Việc đổi mới giáo dục cần cả hệ thống chính trị phải vào cuộc vì giáo dục không phải việc của riêng ai.
    Chúng ta thấy năm nào cũng thế, cứ đến mùa khai giảng là lại rộ lên vấn đề loạn thu nhưng không làm thế nào thay đổi được. Nguyên nhân đơn giản vì không ai vào cuộc một cách quyết liệt. Quy định là các khoản thu không được ép buộc mà phải do phụ huynh tự nguyện. Để có được điều này, trường in sẵn ra giấy rồi phụ huynh ký vào, như vậy là tự nguyện một cách bắt buộc. Nói như vậy để thấy rằng, làm việc gì, từ nhỏ đến lớn cũng cần thực hiện một cách đồng bộ.
    [TABLE="width: 1, align: center"]
    [TR]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="class: Image"]Thầy Văn Như Cương khẳng định, giáo dục phải hướng đến mục tiêu học để làm tốt hơn công việc của mình chứ không phải học để thi, để thăng chức, tăng lương. Ảnh: Hoàng Thùy.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    - Hội nghị Trung ương 6 cũng nói đến đổi mới tư duy và mục tiêu đào tạo. Theo ông, hai vấn đề này nên hiểu như thế nào?
    - Mục tiêu đào tạo của chúng ta từ trước đến nay chưa có gì sai, chỉ là làm không được thôi. Ví dụ, như nói "giáo dục là quốc sách hàng đầu" nhưng làm chưa đến nơi. Cái cần thay đổi lớn nhất hiện nay là phải xác định ba vấn đề: học để làm gì, học cái gì, học như thế nào?
    Về câu hỏi học để làm gì, chúng ta đang nặng vấn đề ứng thí, học chỉ để thi, để lấy bằng, thăng quan tiến chức, tăng lương... Trong khi đó, mục đích cần có của việc học phải là để làm tốt hơn công việc của mình thì lại chưa đạt được. Trong một xã hội chú trọng bằng cấp, muốn thăng chức là phải có bằng nên học sinh chỉ học những gì để thi là điều tất yếu.
    Xác định học cái gì cũng chưa tốt, rất nhiều thứ thừa thãi không cần thiết nhưng học sinh đang phải học. Ví như kỹ sư xây dựng không cần đến văn chương phức tạp, học rồi quên ngay vì không ứng dụng trong thực tế, nghĩa là kiến thức đó đang thừa, nhưng các em lại thiếu kỹ năng sống, thái độ đối với cuộc sống và môi trường xung quanh.
    Học như thế nào thì càng tệ. Các em học tủ, học lệch, học thêm, thậm chí không học mà vẫn có bằng (mua bằng, đạo văn...). Thế nên cần thay đổi tư duy học để làm gì, học cái gì và học như thế nào.
    - Cùng với thay đổi tư duy, nội dung và phương pháp giảng dạy cũng là vấn đề được hội nghị Trung ương nhắc đến. Quan điểm của ông?
    - Khi tư duy thay đổi, tất cả cơ cấu giáo dục cũng phải bàn lại, như bậc phổ thông học bao nhiêu năm, trong phổ thông có ngành học thuần túy hay trung học có dạy nghề, rồi vào đại học như thế nào?
    Cần đặt ra câu hỏi tại sao bậc THPT học chương trình giống nhau nhưng khi thi vào đại học lại thi các ngành khác nhau. Theo tôi chỉ cần 1/3 học sinh phổ thông thi vào đại học, còn 2/3 đi học nghề để làm thợ. Thế nên cần phải phân luồng, phân hóa, có phổ thông bình thường, phổ thông cấu trúc theo kiểu dạy nghề. Vì là học suốt đời nên các em học nghề đi làm rồi cũng có thể học tiếp.
    Gần đây, tôi cũng đọc nhiều ý kiến của những người có tâm huyết với giáo dục như TS Lê Trường Tùng (ĐH FPT) về giáo dục phổ thông 9 năm, hay nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ về giáo dục 11 năm. Tôi thấy nếu bỏ những phần vô bổ của kiến thức phổ thông đi chúng ta có thể rút ngắn thời gian đào tạo. Tôi từng đề nghị cắt 1/3 kiến thức phổ thông, như vậy có thể học 9 năm.
    Tuy nhiên, kỹ năng sống chúng ta đang thiếu. Thế nên phần này sẽ được đưa vào thế chỗ cho những kiến thức thừa, và học phổ thông vẫn 12 năm. Chúng ta phải có thời gian cho học sinh đi dã ngoại, rèn luyện, đi thực tế cuộc sống, tiếp xúc với thiên nhiên, cộng đồng. Điều này trước kia có làm nhưng không được duy trì.
    Tôi nghĩ rằng, dự thảo về đổi mới giáo dục cần phải đăng công khai cho mọi người góp ý. Tôi rất sợ những người ngồi trong phòng máy lạnh, không đi thực tế viết ra đề án. Ở quê tôi, học sinh nội trú ăn trưa chỉ có cơm trắng chan nước suối. Có người hỏi thì các em nói "bọn em ăn rứa quen rồi". Như vậy, xây dựng cơ sở cho giáo dục là vấn đề lớn, cần phải làm tốt. Nhà ăn, phòng học, nơi ở của học sinh nhiều nơi còn lợp phên nứa, tranh tre, trong khi ở Hà Nội trường Amsterdam xây dựng với 461 tỷ đồng, như vậy là chưa đồng bộ.
    - Trước đây, dù điều kiện vật chất khó khăn nhưng chúng ta vẫn đào tạo ra lớp học trò xuất sắc. Phải chăng tâm huyết với nghề của người giáo viên dường như ngày càng giảm sút?
    - Chúng tôi là lứa sinh viên sư phạm đầu tiên ra trường. Thời chúng tôi cũng được dạy phương pháp giảng hiện đại, không có thầy đọc trò chép, có cách gợi mở, đặt vấn đề, phát huy trí lực của học sinh. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp mới phải đồng bộ, số lượng chỉ 20 - 30 học sinh chứ không nhiều như hiện nay.
    Giáo dục đang cải tiến, đưa công nghệ thông tin, giáo án điện tử vào giảng dạy nhưng không ăn thua. Tôi quan niệm vị trí của người thầy không nên thay đổi, phải đóng vai trò chủ đạo, là người thiết kế chương trình và đạo diễn bài giảng, dù mỗi người có một cách dạy, đưa kênh thông tin đến với học sinh bằng cách khác nhau.
    Tuy nhiên, thu nhập của giáo viên hiện nay đang thấp. Nếu so sánh về lương thì không thua kém các ngành khác, song thời buổi này ít người sống được vì đồng lương. Ví như cảnh sát giao thông có phụ cấp, chứ phần thêm của giáo viên thì không có. Chưa kể những giáo viên lên miền núi, điều kiện thiếu thốn, phải đến từng nhà vận động các em đi học.
    Gần đây, dư luận nóng lên và bức xúc với ngành giáo dục vì một số "tai nạn nghề nghiệp" như học sinh nhảy từ ban công phòng học tự tử khi cô giáo mắng hay học sinh cắt gân tay khi không được cô cho nêu quan điểm... Nhiều người cho rằng giáo viên cũng giống bác sĩ, nếu bác sĩ sai sót một chút là hại chết người thì giáo viên sai sẽ làm hỏng cả một thế hệ. Tuy vậy, chúng ta nên chấp nhận những sai sót nhỏ, tai nạn nghề nghiệp không tránh khỏi của nghề giáo, bởi sự việc chỉ nguy hiểm nếu chúng ta không phát hiện ra cái sai, để nó dần ngấm sâu vào học sinh những quan niệm và cách hành xử không đúng.
    - Bệnh thành tích trong giáo dục được đánh giá là căn bệnh trầm kha và cản trở không nhỏ đến đổi mới giáo dục toàn diện. Ý kiến của ông thế nào?
    - Bệnh thành tích của giáo dục thì đã thấy rõ ngay trong kỳ thi tốt nghiệp THPT với 98% em đỗ. Như vậy ngay từ Bộ GD&ĐT - cơ quan quản lý cao nhất của ngành giáo dục đã có bệnh thành tích. Tôi cho rằng, nếu đánh giá kết quả giáo dục trên những con số thì không được. Nếu hai cô giáo dạy văn cùng cho học sinh làm bài kiểm tra, lớp này có nhiều điểm 10 hơn lớp kia sẽ đánh giá cô này dạy tốt hơn cô kia thì tội gì cô không cho trò điểm cao?
    Bệnh thành tích nặng nề trong giáo dục đã làm sai lệch, méo mó cái đích thực của giáo dục. Năm nay tốt nghiệp 98%, năm sau sẽ là bao nhiêu khi thành tích là phải "năm sau cao hơn năm trước". Thế nên, phải chống được bệnh thành tích thì mới mong đổi mới giáo dục toàn diện.
    - Ông đã nghe nhiều chuyên gia bàn về đổi mới giáo dục, vậy nếu chỉ nói một câu về giáo dục hiện nay, ông sẽ nói gì?
    - Đổi mới giáo dục là công việc cấp bách, cần phải làm khẩn trương, mạnh dạn và đồng bộ.
    Hoàng Thùy thực hiện

    http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/giao-duc/2012/10/benh-thanh-tich-nam-ngay-o-bo-giao-duc/
     
  2. Crazy Angel

    Crazy Angel Space Marine Doomguy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/8/08
    Bài viết:
    5,680
    Nơi ở:
    City of Chaos
    Chống lại căn bệnh này khác nào chống lại Đảng và nhà nước , thương bác này lắm nhưng mà đợi tới đời cháu cố bác bằng bác thì may ra :9cool_pudency:
     
  3. Sunoflife

    Sunoflife Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    25/7/05
    Bài viết:
    4,466
    Cái tên thớt rất huề vốn. [​IMG]
     
  4. KQHA0051

    KQHA0051 The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/11/10
    Bài viết:
    2,490
    Nơi ở:
    СССР.США
    Thế à, giờ mới biết [​IMG]
     
  5. Long đội mồ

    Long đội mồ Mr & Ms Pac-Man GameOver

    Tham gia ngày:
    21/9/08
    Bài viết:
    273
    bệnh thành tích nằm ở khắp mọi nơi trên đất nước hạnh phúc này :4cool_hungry:
     
  6. 934944

    934944 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/8/06
    Bài viết:
    32,870
    Nơi ở:
    đà nẵng
    thế trước giờ quí người ta nghĩ quí nó nằm đâu :4cool_cold:
     
  7. Âu xít

    Âu xít Mega Man

    Tham gia ngày:
    19/4/09
    Bài viết:
    3,324
    vãi các bạn.. Các bạn có nghĩ là 1 giáo sư dám nói câu đấy tức là độ can đảm của ông ấy gần max lv rồi ko?????
     
  8. what_the

    what_the Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/12/08
    Bài viết:
    1,310
    :6cool_sure:
    Cái bộ giáo dục ấy như nào thì ai cũng rõ rồi. Chỉ thiếu người đứng lên nói như ông ấy thôi.
     
  9. Lâm-9p

    Lâm-9p Chình Tái Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/5/05
    Bài viết:
    4,915
    Nơi ở:
    Hà Nội
    liệu có phải gần đất xa trời nên coi nồi bằng vung không ta :5cool_beat_plaster:
     
  10. ColdRain

    ColdRain Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    27/1/10
    Bài viết:
    1,377
    Nơi ở:
    Sài gòn
    Phát biểu thế này năm nào mà báo chẳng nêu. Có gì lạ hay động chạm nghiêm trọng mà cần can đảm -))
     
  11. Akira Phân

    Akira Phân C O N T R A

    Tham gia ngày:
    3/10/11
    Bài viết:
    1,851
    Nơi ở:
    Cầu Sài Gòn
    Bộ giáo dục thì "trình độ" thế nào thì dân ai cũng rõ quá rồi, nói rằm trời mà hễ "hứng" lên thì lâu lâu đưa ra mấy cái ngu kiễn chẳng ai hiễu nổi, cải cách giáo dục mấy lần thì đâu lại vào đó (cứ như làm cho có), nhớ mấy năm trước có nói câu "phải làm cho giáo viên sống bằng lương" bla bla bla , có mà cạp đất mà ăn
    Đi nhật bản, úc tham khảo cuối cùng làm được chó gì đâu =))
    Thằng GD là thằng mình ghét thứ 2 sau thằng văn hóa thông tin =))
     
  12. ColdRain

    ColdRain Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    27/1/10
    Bài viết:
    1,377
    Nơi ở:
    Sài gòn
    Thiếu trình độ thì làm sao mà làm được ? -)) Đi nước ngoài đúng kiểu cưỡi ngựa xem hoa chứ làm sao tiếp thu được -))
     
  13. Orpheus

    Orpheus ♥ ♡ ToMaTo TasTe Kiss ♡ ♥ Moderator

    Tham gia ngày:
    30/3/09
    Bài viết:
    4,066
    Nơi ở:
    Kingdom Hearts
    [​IMG] không đi nước ngoài thì ngân quỹ của cơ quan giải ngân thế nào được ~
     
  14. kaizvn

    kaizvn Liu Kang, Champion of Earthrealm Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/11/08
    Bài viết:
    5,064
    bệnh thành tích.
    thành tích EVERYWHERE!
     
  15. Pocollo84

    Pocollo84 Super Namek

    Tham gia ngày:
    28/11/04
    Bài viết:
    9,228
    Nơi ở:
    Namek
    Bác ơi phải thương con cháu chứ, hay con cháu bác ra nc ngoài hết rồi nên bác hem sợ :2cool_confident:

    Ngày xưa thấy nhảm c nhât và thành tích nhất là phong trào viết thư UPU , cô giáo bắc loa ngồi đọc cả trường chép =))
     
  16. 934944

    934944 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/8/06
    Bài viết:
    32,870
    Nơi ở:
    đà nẵng
    khổ thế lớp mình nó chép kiểu đạo văn mỗi đoạn 1 nửa :">
     
  17. ChronoMelory

    ChronoMelory Mario & Luigi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    9/4/04
    Bài viết:
    885
    Nói nhiều vãi. Chưa thấy gì thay đổi.
     
  18. lovemt13

    lovemt13 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    19/5/10
    Bài viết:
    263
    Nơi ở:
    Việt Nôm
    Tốt nhất các bác đừng thay đổi là tốt nhất :6cool_ah:
    Càng đổi càng hỏng .
    Đổi qua chương trình giáo dục mới cái điểm đại học tụt xuống thê thảm.
    Ngày xưa người ta đếm xem có trường nào nhiều thủ khoa 30 chẵn hơn bây h thì ngồi xem năm nay cả nước có ai được thủ khoa ko :8cool_tire:
     
  19. calabolg_tidus

    calabolg_tidus Space Marine Doomguy

    Tham gia ngày:
    14/6/05
    Bài viết:
    5,771
    Nơi ở:
    On your six
    Đến giờ vẫn chả hiểu viết cái của khỉ này để làm gì =))
     
  20. thitavipho

    thitavipho Liu Kang, Champion of Earthrealm GameOver Lão Làng GVN Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    19/2/11
    Bài viết:
    5,230
    Trường em hồi xưa thì viết cô chấm lấy điểm một tiết. Thành ra khá thích trò này, vì thỏa sức sáng tạo, ko bị gò bó bởi mấy tác phẩm hàn lâm trong sgk :))
     

Chia sẻ trang này