Dwarf vốn có nghĩa là người lùn rồi, dwarf là có thật. Còn hobbit là do Tokelk sáng tạo ra, từ đó trong tiếng Anh cũng vô nghĩa như trong tiếng Việt vậy. Mà có ai biết từ Witcher trong tiếng Anh có nghĩa là gì không ^Dịch tác phẩm văn học khác với dịch tên món ăn trong thực đơn nhà hàng.
đồng ý, cái gì có nghĩa thì dịch luôn nghe thấy hay hơn, ví dụ đọc truyện kim dung tiếng anh mấy cái chiêu thúc chưởng pháp nội công.... nó dịch hết, đọc cũng vui - - - Updated - - - thực ra Dragon mà dịch là Rồng cũng không đúng, 2 con này ở tây và đông khác hẳn. quen miệng rồi thì dùng thôi.
Hobbit nếu dịch cho dễ hiểu để ko bị nhầm sang người lùn thì nên dịch là tí hon, ko thì giữ nguyên cho lành Elf dịch là tiên thì cũng ko vấn đề gì vì giống elf cao quý ở chốn thiên đường Valinor thì gọi là tiên cũng chấp nhận đc.
elf, dwarf, hobbit là danh từ chung, cho nên cách dịch sẽ tương tự như tên các món ăn, cũng là danh từ chung. Cái nào có rồi thì dịch, chưa có thì giữ nguyên. Các danh từ riêng, tên riêng lại là một câu chuyện khác. Chúng ta biết rằng Tolkien là một giáo sư ngôn ngữ học. Ông có cách đặt tên rất khéo léo. Tất cả tên các địa danh đều có một ý nghĩa nào đó, ví dụ Minas Tirith nghĩa là "Tòa tháp canh gác" trong tiếng Elf, Lothlorien là "Đóa hoa của giấc mơ". Tuy vậy, có sự phân biệt rất rõ ràng các địa danh viết bằng tiếng Anh và các địa danh viết bằng tiếng Elf. Các tên riêng tiếng Elf mang nghĩa trang trọng ( giống như chữ Hán Việt ở ta), trong khi các tên riêng tiếng Anh như Iron Hills hay Misty Mountains mang nghĩa gợi tả, nghe qua là hiểu nơi đó như thế nào. Thế nên các tên riêng mà tác giả đã viết bằng tiếng Anh thì phải dịch ra, các tên tiếng Elf thì giữ nguyên. Đối với người biết tiếng Anh thì dịch hay không dịch không thấy khác, nhưng đối với người không biết, nếu không dịch ra sẽ không phân biệt được sự khác nhau giữa cách đặt tên của Lothlorien với Iron Hills. Tương tự là tên người, nên dịch Gandalf Áo Xám, Thorin Khiên Sồi. Khó nhất là các tên đặt theo kiểu chơi chữ. Strider ( một tên khác của Aragorn), Weathertop là các trường hợp khó. Cái này thì tùy biến, thường không thể dịch sát nghĩa được mà phải tìm chữ tiếng Việt thể hiện đúng ý nghĩa. Bản dịch của Hội nhà văn dịch Strider là Chân dài, Weathertop giữ nguyên thì phải. Một lựa chọn khác là giữ tên tiếng Anh rồi chú thích.
Elf Tàu gọi là Tinh linh, VN thích thì theo Hobbit là Cáp bỉ nhân, tuy hiểu nghĩa từng chữ nhưng cũng dek hiểu "Cáp bỉ" nghĩa là gì
Thấy mọi ng bàn luận h mình chả dám mua quyển của Nhã Nam dịch nữa Hồi bản dịch của NXB Hội Nhà văn có lúc đó mới học lớp 1 lớp 2, chưa có cơ hội đọc, nghe mọi ng nói mà muốn tìm mua ghê
Quay lại 2,3 trang trước, mình có giữ bản fellowhsip ko trọn vẹn, thiếu cuối đầu. nếu ở quận 3 hay nội thành thì pm riêng cho mượn đọc :) Phần Hobbit thì thất lạc đâu mất để tìm lại Nghe huynh đài nói xong nghĩ đến ngay mấy bản convert trên mấy trang tangthuvien hay tuchangioi của mấy truyện võng du, xuyên việt
Bác cũng nên thử bản 2, cài thêm cái mod vào thì mới thấy hay vì nó pha trộn 2 bản BFME làm 1. Chứ chơi bản 2 ko có mod thì đúng là dở lắm chẳng bằng BFME 1
Đã hiểu Thế có nghĩa là Hobbit trong tiếng Tàu cũng vô nghĩa (nên nó mới phiên âm) Thế nên các bạn còn đòi gì nữa, VN cũng gọi là Hobbit thôi, dịch ra làm gì
sai rồi,cáp là cóc (cáp mô công), bỉ lấy từ bỉ vỏ (ăn cắp), nhân là người --> cáp bỉ nhân là thằng ăn cắp lùn như cóc, ám chỉ chuyên môn của Bilbo trong đoàn
Lấy ví dụ món ăn cho vấn đề dịch các từ không có nghĩa tương đương. Và giả sử dịch một tác phẩm văn học Việt sang tiếng Anh trong đó có tên các món ăn kia thì càng không thể dịch ra vì khó hiểu hoặc giải nghĩa quá dài. Ví dụ khác thì có các áo truyền thống: áo dài, áo tứ thân, khăn đóng, áo the... các nghi lễ: ăn hỏi, chạm ngõ, xông đất... Một điểm dễ thấy là các từ không có tương đương thường thuộc lĩnh vực văn hóa, vì phong tục của nước này nước khác không có. Thế giới của Tolkien cũng có thể coi là một đất nước, có ngôn ngữ riêng (tiếng Elf), có nhiều phong tục, tên gọi khác và không thể nhất nhất dịch ra được. Dù là dịch trong thực đơn, dịch báo chí, dịch văn học, mục đích quan trọng nhất vẫn là dễ hiểu. Dịch văn học thì cần thêm tính văn chương nhưng nếu cố dịch kiểu "ta thích thế" để rồi không ai hiểu thì cũng chả khác gì các bác làm phim Việt Nam đi làm phim mang tiếng "nghệ thuật" để cúng cụ với cất kho Ngay như LOTR được khen là chuyển thể tốt cũng vì PJ vừa tôn trọng nguyên tác, vừa đơn giản hóa một số tình tiết, vừa gia tăng một số chỗ khác để người không đọc LOTR vẫn hiểu được. Nếu PJ mà bê y nguyên chi tiết lên thì đảm bảo là LOTR không rớ được tới giải Oscar đâu.
Hiện trong link cách đây 2,3 trang có 1link dịch bên truongton, mình tính nối tiếp link bên đóa ở tập 10, chương cây cầu Khazard Dum Hiện không có ở nơi có sách, hởi anh vChervolet xem, mới giao cho ảnh 1 bộ Mà chỉ cần đánh 1 đoạn thui, post chi hết cho gãy tay :P
Vừa đi xem hôm nay. Sao ngay từ đầu không nhờ team chim chở đi cho nhanh nhỉ . Tuy vì kịch bản bắt buộc nên ko hoành tráng được như phần 3 nhưng vẫn rất đỉnh. Tạo hình nhân vật ok, hiệu ứng 3d ok, nội dung ok và action cũng ok...